Latest Post

Mỗi câu chuyện ngoại tình lại có một lý lẽ riêng, hãy cùng tìm hiểu một số lý do “kinh điển” giải thích vì sao đàn ông ngoại tình nhé.

Vì sao đàn ông ngoại tình?

Không tìm được sự chia sẻ từ vợ
Đây là lý do dẫn đến ngoại tình nhiều nhất. Khi người đàn ông không thể tìm thấy sự chia sẻ từ phía người vợ của mình. Trong gia đình, đàn ông thường là người phải chịu rất nhiều áo lực, nhất là về mặt kinh tế. Sau một ngày làm việc mỏi mệt, họ trở về nhà, muốn được tận hưởng cảm giác ấm êm, họ tìm kiếm ở người bạn đời của mình sự nhẹ nhàng, thông cảm, đồng cảm, sẻ chia. Nhưng ngược lại, thứ họ nhận được lại là những cái cau mày khó chịu hay những lời cằn nhằn đầy mệt mỏi của các bà vợ. Điều này khiến người đàn ông cảm thấy rất khó chịu và chán nản.
Chính vì thế, khi họ dính vào một mối quan hệ mới, với một người phụ nữ nhẹ nhàng, sẵn sàng ở bên họ, lắng nghe, an ủi họ thì khó để kiểm soát hành vi cũng như khả năng làm chủ bản thân. Họ thường sa vào mối quan hệ ngoài luồng như thế. Bởi khi người bạn đời được coi là thân quen tuyệt đối với mà không thể nói chuyện được thì ắt ta sẽ tìm một người hiểu chuyện để tâm sự.
Do hôn nhân không xuất phát từ tình yêu
Đây cũng là lý do khiến nam giới ngoại tình. Trong một số trường hợp, người phụ nữ cũng có mối quan hệ ngoài luồn khi kết hôn không có tình yêu. Nhưng ở nữ giới thường ít hơn. Bởi là phụ nữ, thường thì khi đã kết hôn rồi, họ sẽ nhanh chóng quên đi chuyện quá khứ và một lòng một dạ với người chồng của mình. Nhưng đàn ông thì khác, khi họ yêu một người sâu đậm nhưng không thể lấy được người đó, thì mối tình cũ sẽ trở thành ám ảnh sâu sắc suốt đời của họ. Họ sẽ tìm cách liên lạc và không bao giờ muốn vứt bỏ hay quên lãng mối tình này.
Hoặc đối với những người chưa yêu ai, thì khi họ tìm thấy một người khiến họ rung động thực sự, họ cũng rất dễ có mối quan hệ ngoài chồng ngoài vợ.
Thiếu cảm hứng chăn gối với vợ
Chuyện chăn gối của vợ chồng không hòa hợp là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới việc ngoại tình và những vụ ly hôn.
Đời sống vợ chồng muốn bền vững và hạnh phúc thì cần rất nhiều yếu tố, trong đó chuyện chăn gối đóng vai trò quan trọng. Người phụ nữ cần biết cách giữ lửa hôn nhân, đừng vì quá mải mê con cái, nhà cửa mà làm để chuyện đó nguội lạnh. Là phụ nữ, cũng nên biết cách chăm chút bản thân mình để luôn hấp dẫn trong mắt chồng.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa
Muốn trả thù vợ
Nếu người vợ đã từng lừa dối họ, người đàn ông đau khổ có thể dẫn tới suy nghĩ muốn trả thù bằng cách đi ngoại tình để người vợ tức giận, nhưng kết cục là người đàn ông cũng không thấy thoải mái được mà lại có cảm giác tuyệt vọng dâng lên.
Do người vợ quá bận rộn không để ý tới chồng
Đó là khi những người phụ nữ của họ luôn quá bận rộn với công việc, với con cái hay cả việc chăm về nhà bố mẹ đẻ nữa. Đàn ông vốn bị mặc định là phái mạnh nên dường như đối với họ, việc được ghi nhận hay chú ý đến đôi khi bị coi là không cần thiết. Đó chính là khi đàn ông biết tới sĩ diện và cảm thấy mình không được coi trọng. Và tất nhiên, họ sẽ đi tìm kiếm điều đó từ người khác, cho dù có là trong một khoảng thời gian ngắn ngủi đi chăng nữa.
Cảm giác được chinh phục
Có thể, khi một người đàn ông ngoại tình, lý do chỉ đơn giản là anh ta đang muốn tận hưởng cảm giác chiến thắng khi chinh phục được một người phụ nữ.
Đàn ông là những người tham lam, ưa phiêu lưu và thích sự mới lạ. Chính vì thế khi gặp một người phụ nữ hấp dẫn, anh ta sẽ muốn được chinh phục, chỉ để thỏa mãn lòng hiếu kỳ của anh ta mà thôi.
Theo Phunutoday

Khi bị thiếu máu bạn nên tránh xa những thực phẩm dưới đây, hãy lưu ý ngay để tránh bị bệnh nặng hơn.
thực phẩm không ăn khi bị thiếu máu
Nếu bị thiếu máu bạn hãy biết cách lựa chọn thực phẩm.
Có nhiều nguyên nhân gây ra thiếu máu, trong đó thiếu máu do thiếu chất sắt chiếm tỷ lệ 25 – 35%. Bệnh xảy ra do bệnh nhân bị mất máu lâu ngày, như trường hợp phụ nữ mất máu nhiều khi hành kinh, bệnh nhân bị ung thưđại tràng mất máu do chảy rỉ rả trong thời gian dài, bệnh nhân bị bệnh giun móc… Do bệnh mạn tính cũng chiếm tỷ lệ 25 – 35% các trường hợp thiếu máu. 

Thực phẩm không ăn khi bị thiếu máu

Thực phẩm chứa canxi
Một trong những ngyên nhân chính của thiếu máu là thiếu sắt. Do vậy, những người bị thiếu máu do thiếu sắt được khuyên là nên tránh những thực phẩm giàu canxi vì canxi cản trở hấp thu sắt trong cơ thể, làm cho bệnh trở nên nặng hơn. Những thực phẩm chứa nhiều canxi gồm: sữa, các sản phẩm từ sữa như phomai, sữa chua, các loại hạt và chuối.
Thực phẩm chứa gluten
Những loại thực phẩm giàu gluten nên tránh dùng cho những người bị thiếu máu. Ở một số người, gluten gây tổn thương cho thành ruột, ngăn cản hấp thu sắt và axit folic, cả hai chất này đều cần thiết để sản sinh tế bào hồng cầu. Gluten được tìm thấy chủ yếu trong mì ống, lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và yến mạch.
Thực phẩm giàu phytat
Phytat thường gắn với sắt trong đường tiêu hóa, do đó ngăn cản hấp thu sắt. Vì vậy, những người bị thiếu máu do thiếu sắt nên tránh những thực phẩm chứa phytat hoặc axít phytic như: các loại đậu, gạo nâu, lúa mì, ngũ cốc nguyên cám và các loại hạt.
Thực phẩm chứa axit oxalic
Trong một số trường hợp, những thực phẩm chứa axít oxalic được cho là cản trở hấp thu sắt. Do vậy, những người bị thiếu máu do thiếu sắt được khuyên là nên hạn chế những thực phẩm này; nếu có thể, hãy tránh xa chúng khi đang dùng thuốc. Thực phẩm chứa axit oxalic là đậu phộng, rau bina, rau mùi tây và chocolate.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị thiếu máu

Với người bị thiếu máu, bổ sung dinh dưỡng hợp lý là biện pháp an toàn và hiệu quả để nhanh chóng giảm các triệu chứng.
Khuyến nghị dinh dưỡng đối với những người thiếu máu: 
– Ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm giàu sắt và acid folic, chẳng hạn như thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm và các loại rau lá xanh.
– Cung cấp vitamin C cho cơ thể: Ăn các loại quả giàu vitamin C như cam, chanh… giúp hấp thụ chất sắt tốt hơn.
– Dùng đồ nấu bằng gang khi nấu ăn sẽ tốt hơn cho những người bị thiếu máu.
– Không hút thuốc: Hút thuốc làm tăng nhu cầu vitamin của cơ thể vì thế nên tránh hút thuốc.
Theo Phunutoday

Mối liên kết đặc biệt giữa trẻ thơ và động vật trong từng bức ảnh khiến nhiều người thích thú.

Tình bạn giữa động vật và trẻ em luôn là nguồn cảm hứng bất tận dành cho các nhiếp ảnh gia trên khắp thế giới. Mới đây, những bức ảnh nằm trong cuộc thi chủ đề "Trẻ em và động vật" do Hội nhiếp ảnh và nghệ thuật quốc tế châu Âu tổ chức, thu hút rất nhiều tay máy cũng như sự hưởng ứng của người xem khắp mọi nơi.
Cùng ngắm chùm ảnh tuyệt đẹp về tình bạn giữa trẻ em và động vật:
Mô tả ảnh.
Giải nhất thuộc về bức ảnh đen trắng của nhiếp ảnh gia Justyna Garczyk-kleszcz, Ba Lan.
Mô tả ảnh.
Đứng thứ hai là bức ảnh của nhiếp ảnh gia Amy Pisco, Mỹ.
Mô tả ảnh.
Giữa trẻ em và động vật luôn có một mối liên kết vô cùng đặc biệt mà người lớn khó có thể hiểu được. (Ảnh: Marta Obiegla, Ba Lan).
Mô tả ảnh.
Những nụ cười hồn nhiên (Ảnh: Jennifer Kapala, Canada).
Mô tả ảnh.
Sự giống nhau tới kỳ lạ (Ảnh: Uliana Kharinova, Nga).
Mô tả ảnh.
Niềm vui giản đơn khi tớ có bạn (Ảnh: Sara Hadenfeldt, Mỹ).
Mô tả ảnh.
Giấc ngủ bình yên của đôi bạn nhỏ (Ảnh: Jessica Pugliese, Mỹ).
Mô tả ảnh.
Ngắm mưa bên khung cửa sổ (Ảnh: Lidia Madura, Ba Lan).
Mô tả ảnh.
Một đứa trẻ biết yêu thương những con vật sống cũng sẽ biết cách yêu thương những người quanh mình (Ảnh: Elena Paraskeva, Cyprus).
Mô tả ảnh.
Việc làm thân của động vật với trẻ em dễ dàng hơn rất nhiều so với người lớn (Ảnh: Lisa Holloway, Mỹ).
Mô tả ảnh.
Bữa trà chiều (Ảnh: Jody D’angelo, Canada).
Mô tả ảnh.
Hạnh phúc chính là khi ở bên người bạn ấm áp của mình (Ảnh: Eva Stawarczyková, CH Czech).
Mô tả ảnh.
Cùng nhau chia sẻ những khoảnh khắc bình yên tuyệt đẹp trong cuộc sống (Ảnh: Svetoslava Madarova, Bulgaria).
Mô tả ảnh.
Tình bạn đẹp giữa thiên nhiên bao la (Ảnh: Stephanie Piscitelli, Mỹ).
Mô tả ảnh.
"Đừng lo, tớ sẽ ở sau hai cậu mọi lúc, mọi nơi" (Julie Whelan, Anh).
Mô tả ảnh.
Công chúa nhỏ và Bạch Mã (Ảnh: Sarah Jane Van Heerden, Nam Phi).
Mô tả ảnh.
Bạn thân (Ảnh: Kerli Sosi, Estonia).
Mô tả ảnh.
Luôn có nhau trên mỗi chặng đường (Ảnh: Egle Ruth, Mỹ)
Mô tả ảnh.
“Mình sẽ ở bên và bảo vệ cậu mãi mãi” (Ảnh: Katrina Parry, Wales)
Mô tả ảnh.
Mình và cậu mãi là bạn.( Ảnh: Helen Whittle, Australia)
Theo Phunutoday

Sau quá trình triển khai hơn 20 chiến dịch marketing trên Facebook cũng như tham khảo tài liệu về Facebook Ranking Factors từ nhiều nguồn uy tín của chuyên gia social Tuấn Hà, có 56 yếu tố về ranking được tổng hợp lại nhằm giúp các marketer thực hiện chiến dịch thuận lợi hơn. Bạn đọc có thể tham khảo danh sách phía dưới.

Những ai cần tăng Reach?
- Profile của chúng ta
- Fanpage của nhãn hàng
- Group mà chúng ta làm admin
Viết tắt là: PGF
40 yếu tố thăng hạng
Tăng Reach tới người dùng , Nuôi dưỡng tỷ lệ reach tốt cho những post trên Fanpage/ Group/ Profile.
1. LIKE Post: có nhiều Like sẽ tăng reach cho post và PGF
2. SHARE Post: có nhiều shares sẽ gia tăng reach cho post và PGF
3. COMMENTS Post: có nhiều comments sẽ tăng reach cho post và PGF
4. Nhiều Tag trên Comments: Nhiều Tag của user trên comments của post sẽ tăng Reach cho post và PGF
5. Trao đổi giữa admin và Fan trên comments: Admin trao đổi nhanh và kịp thời tất cả các comments của user sẽ làm tăng reach, ngay cả các user trao đổi với nhau cũng tương tự.
6. Post có nhiều click vào ảnh, xem thêm, link… đều được tăng reach thêm: User click vào comments để xem diễn biến.
7. Reach sẽ bung mạnh nếu user tương tác ngay vào post khi ta vừa post xong.
8. Nhiều Fan hâm mộ: PGF mà có nhiều user có chỉ số Affinity (hâm mộ) cao sẽ dễ được ưu tiên tăng Reach tới nhóm này.
9. Những Post có chủ đề nội dung Trending xã hội sẽ được ưu tiên tăng Reach hơn các Post content thường.
10. Newfeed Filter: User lọc đón nhận thông tin và ưu tiên nhận được thông tin trên Newfeed – những PGF có nhiều ưu tiên của user sẽ được tăng Reach.
11. Loại hình content được post: Loại content mà User thích tương tác sẽ ưu tiên reach, hãy nuôi PGF theo hướng này để tăng reach.
12. Thời gian lưu lại/mân mê đọc Topic: User lưu lại post càng lâu, quay lại post liên tục để xem diễn biến thì sẽ tăng reach.
13. Facebook Video Posts: Năm nay facebook ưu tiên các Content có video play trên 10’s sẽ tăng reach.
14. Link Posts mới, chưa từng share: Các liên kết post mới có CTR cao và Bounce rate thấp sẽ được ưu tiên reach.
15. Tag các Page liên quan khi post: Tag những Page liên quan vào post, sẽ có thể reach tới những user chung Page tốt hơn là không tag.
16. Video độc và mới: Video chưa từng có trên Facebook Open Graph sẽ được ưu tiên reach.
17. Ảnh mới chụp/ thiết kế: Ảnh chưa từng xuất hiện trên Graph Open Facebook cũng sẽ ưu tiên.
18. Page chung Cate Page có chung Cate với các Page lớn khác sẽ có cơ hội được gợi ý các post của mình tương đương nội dung khi Page lớn post bài.
19. Hãy viết Notes nhiều hơn hàng ngày Người nào hay post Notes nhiều và có tương tác sẽ được ưu tiên
20. Điền đủ thông tin Page/Profile.
21. Tỷ lệ tăng dần đều tương tác sẽ được ưu tiên tăng reach
22. Nội dung ảnh được thiết kế phù hợp mọi kích cỡ thiết bị sẽ tăng reach.
23. Các Page / trang cá nhân được dấu xanh xác nhận sẽ tăng reach.
24. Content của page sẽ ưu tiên hiển thị nếu tương tự như content mà user đăng.
25. Nội dung dài và công phu nếu được tương tác tốt thì sẽ được tăng thêm reach.
26. Trang có Review cao sẽ tăng reach.
27. Tỷ lệ phản hồi review cao sẽ tăng reach.
28. Trang có lượng Inbox cao sẽ tăng reach.
29. Trang có tỷ lệ phản hồi Inbox của admin sẽ tăng reach.
30. Thói quen chọn giờ chuẩn và post đúng giờ fan chờ.
31. Hiện tượng “đào mộ” Post đã hết reach có thể tăng nếu có tương tác trở lại.
32. Các fan trong Page có relation với nhau sẽ dễ tăng reach.
33. Page có nhiều visit cũng dễ tăng reach.
34. Số lượt người khác nhắc đến.
35. Page được đặt làm Favorite hay user đặt nhận Notification dễ tăng reach.
36. Page có nhiều post được set cờ nhận thông báo dễ tăng reach.
37. Page có nhiều checkin sẽ tăng reach.
38. Các post có dùng Hastag#: Các post có dùng Hastag# sẽ được tăng reach nếu hastag# đó đang là trending.
39. Ref visits: Trang có lượng visit từ các Ref/ Search Engine/ Page ngoài… nhiều sẽ được ưu tiên.
40. ExternalBag: Page /Profile có nhiều Bag nhúng từ bên ngoài và có lượng follow /Like nhiều từ đó là một lợi thế.
16 yếu tố giảm hạng
1. Nội dung bạn bè tương tác nay giảm reach hơn, để dành đất cho quảng cáo.
2. Bị user ẩn. Report, bật cờ nhiều sẽ giảm reach.
3. Dùng các dấu hiệu Baiting đột biến so với bình thường sẽ bị dò xét và phát hiện lỗi baiting câu kéo.
4. Các post nhiều, liên tục nhàm chán sẽ làm ít tương tác từng post, lâu dài làm chết reach.
5. Post nhiều, liên tục, thời gian ngắn giữa hai lần post khi reach chưa bung hết sẽ làm giảm reach.
6. Nội dung giật gân câu click.
7. Nội dung copy, ăn sẵn. Copy concept, content từ page lớn.
8. Nội dung chứa link spam bị facebook đánh dấu.
9. Link tới các website lừa đảo.
10. Nội dung chỉ dùng chữ (text only) vẫn giữ reach tốt nhưng giảm hơn xưa.
11. Nội dung thiên hướng quảng cáo nhàm chán, các nội dung kêu gọi hành động mua hàng phi thực tế.
12. Nội dung lấy lại giống như các Post ads đã chạy.
13. Chứa từ Like, Comment, Share.
14. Các nội dung lấy từ Page xác minh (có dấu xanh).
15. Các hình thức post lừa đảo câu view.
16. Gỡ thông báo từ PGF Page có post bị gỡ nhận Notification thì sẽ bị giảm reach.
Theo GenK

Trong một cuộc họp hồi tháng 11 vừa qua, CEO Facebook là Mark Zuckerberg và COO Sheryl Sandberg đều nhấn mạnh tới sự ảnh hưởng của video tới các doanh nghiệp và người dùng. Không chỉ trên Facebook, quảng cáo bằng hình thức video đều cho thấy hiệu quả vượt trội trên mọi phương tiện, điển hình nhất hiện nay là các công ty game.

Bên cạnh đó, còn một số xu hướng quảng cáo mới trên Facebook không được nhắc tới những hứa hẹn sẽ chiếm lĩnh ngành này trong năm 2016 mà bạn cần biết.
1. Định dạng quảng cáo Carousel Link đang tăng dần
Quảng cáo phổ biến nhất trên Facebook hiện nay là Carousel Link, loại hình này chiếm 55% doanh thu quảng cáo Quý II và III năm 2015. Hiệu suất hoạt động của Carousel Link tốt hơn so với những mô hình truyền thống, ngoài ra nó cung cấp cho nhà quảng cáo cơ hội để tăng tương tác và lôi kéo khách hàng tốt hơn.

Với hiệu suất “đáng đồng tiền”, ngân sách cho loại quảng cáo này chắc chắn sẽ tăng trong năm 2016. Facebook cũng đang tìm cách thúc đẩy việc sử dụng Carousel và Dynamic Product Ads, cả hai đều được công ty này hỗ trợ đáng kể.
2. Giá quảng cáo trên Facebook tiếp tục tăng, nhưng không ai có ý định bỏ
Các nhà quảng cáo vẫn kiên trì hoạt động trên Facebook bất chấp việc tiếp tục xu thế tăng CPM. Trong quý II và quý III năm nay, ngân sách quảng cáo Facebook tăng 16%.
Mức độ tăng CPM tùy thuộc vào ngành sản phẩm, nhưng nó phản ánh sự gia tăng tương ứng ở tỷ lệ nhấp chuột (CTR). Chắc chắn mọi người đều thích mức giá thấp, nhưng các chỉ số tốt này cùng với khả năng nhắm mục tiêu mạnh mẽ thu hút các nhà quảng cáo đến với Facebook, tăng nhu cầu quảng cáo đồng thời tăng lợi nhuận thu lại từ chi tiêu cho quảng cáo (ROAS – Return On Advertising Spend).

Điều thiết yếu của Facebook là làm cho các nhà quảng cáo hài lòng với hiệu suất của nền tảng, để họ tiếp tục chi tiền. Vì vậy, tuy giá có khả năng tiếp tục tăng ở mức độ nào đó trong năm 2016, nhưng tỷ lệ quan tâm cũng có khả năng tăng theo.

Hơn bao giờ hết, các nhà quảng cáo cần phải nắm vững các phương pháp thích hợp để tối đa hóa ROI trên nền tảng này.
3. Tăng khả năng tồn tại của quảng cáo Facebook trên thị trường quốc tế
Thị trường quốc tế cho thấy có nhiều lựa chọn khả thi hơn cho các nhà quảng cáo Facebook. Tỷ lệ quan tâm quảng cáo trên Facebook tăng đáng kể trong quý III năm 2015, lên đến 96% so với năm trước, đạt 0,9% –  CTR gần với con số 1% ở Mỹ.

Đặc biệt khu vực châu Á Thái bình dương (APAC) là một nhân tố lớn, CTR tại đây cao nhất so với bất kỳ khu vực địa lý nào. Các nhà quảng cáo không bỏ qua điều này, họ cam kết ngân sách nhiều hơn 5% cho lưu lượng truy cập quốc tế trong quý 3 so với quý trước.
Tuy mỗi thị trường có khác biệt, nhưng các nhà quảng cáo đang tìm cách đưa quảng cáo Facebook hoạt động bên ngoài nước Mỹ có thể cảm thấy tự tin hơn khi bước vào năm 2016. Bởi vì hệ sinh thái quảng cáo Facebook tiếp tục trưởng thành khắp các nước mới làm quen với nền tảng này, nhà quảng cáo quảng bá một cách sáng tạo và phù hợp sẽ có được tỷ lệ quan tâm cải thiện và các tùy chọn quảng cáo dễ tiếp cận hơn.
4. Các nhà quảng cáo ở Mỹ quan tâm tới mobile nhiều hơn desktop
Với CPM thấp hơn và thị phần cực lớn lâu nay trên máy tính để bàn (desktop), các nhà quảng cáo thương mại điện tử Mỹ trước giờ không mặn mà với di động, không như các ngành khác. Điều này có thể thấy rõ ràng nếu nhìn vào số liệu liên quan đến thương mại điện tử năm 2014.

Kể từ thời điểm đó, nhờ vào một số yếu tố, bao gồm sự dịch chuyển nhiều hơn sang các thiết bị di động, cạn không gian quảng cáo, CPM trên desktop đã tăng lên đáng kể và giờ gần bằng với CPM trên di động.
Ngoài ra, số liệu mua hàng liên quan đến thương mại điện tử trên di động đã có dấu hiệu bắt kịp với desktop. Các nhà quảng cáo thương mại điện tử nên tận dụng những thay đổi này bằng cách cam kết chi tiêu nhiều hơn cho di động trong năm 2016.

Tất nhiên, Marketer muốn vận dụng bất kỳ xu hướng nào cần phải hoạch định cẩn thận, sử dụng các phương pháp loại trừ những gì không giá trị khi thử nghiệm để tối đa hóa lợi nhuận thu được.
Theo Marketingland, GenK

Alan Seng – chuyên viên truyền thông xã hội (social media) chuyên nghiệp, đã "chạy" 10 chiến dịch lớn và phát triển 5 mạng truyền thông xã hội cho các cơ quan chính phủ Singapore, các công ty tư nhân, và startup.
Với những kinh nghiệm đó, trên Tech in Asia, Alan Seng đã chia sẻ 5 bước cần tuân thủ để xây dựng chiến lược truyền thông xã hội hiệu quả mà tiết kiệm như sau.
Bạn cần có thời gian để xây dựng cộng đồng. Quá trình này có thể kéo dài và tẻ nhạt, thậm chí, việc đơn giản như duy trì hoạt động của trang truyền thông cho một startup cũng là một chặng đường dài.
Ngày nay, mạng xã hội sẽ giống như kênh chăm sóc khách hàng mặc định của một công ty. Ngay khi có thắc mắc gì, khách hàng tiềm năng sẽ tìm đến Facebook hay Twitter để tìm hiểu và đặt câu hỏi. Với một trang Facebook lâu ngày không cập nhật hay đã ngừng hoạt động, khách hàng sẽ có cảm giác cửa hàng của bạn đóng bụi và bị bỏ trống. Họ sẽ không tin tưởng và tâm lý này ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng.
Tuy nhiên, bạn cũng không cần tốn quá nhiều tiền bạc để đầu tư vào mạng xã hội, thay vào đó, bạn chỉ cần một chiến lược nội dung phù hợp. Đây là tin vui cho doanh nghiệp nhỏ hay các startup để có thể duy trì hoạt động truyền thông xã hội với chi phí dễ chịu trên một chặng đường dài.

Bước 1: Hiểu sản phẩm của bạn

Thấu hiểu sản phẩm của bạn tốt như thế nào và mang đến lợi ích gì cho người tiêu dùng là cách tốt để bắt đầu thiết kế thông điệp cho chiến dịch. Hãy nghĩ khách hàng của bạn cần gì: Bạn có mang đến giá trị thiết thực cho họ không? Bạn có đang kết nối cảm xúc với khách hàng? Bạn có đưa đến cho họ một lời đề nghị khó từ chối?
Nếu ý tưởng của bạn không đủ hấp dẫn chính bạn, nó cũng sẽ không thuyết phục được bất cứ ai.
Hãy làm khảo sát, lấy ý kiến khách quan về thông điệp tiếp thị của bạn từ những người không quen biết. Từ đó, bạn sẽ có được những phản hồi chính xác nhất về những điều bạn đang cố gắng truyền tải đến khách hàng.

Bước 2: Hiểu biết về khán giả của bạn

Nếu bạn không chắc chắn những khách hàng mục tiêu của sản phẩm là ai, bạn sẽ không biết cần phải thực hiện chiến dịch gì trên Facebook, đặc biệt là khi bạn dự định trả một phần chi phí cho việc này.
Ngay cả khi đã xác định đối tượng của những chiến dịch, bạn cũng cần suy nghĩ thật kỹ lưỡng những câu hỏi sau, vì chúng sẽ cung cấp cho bạn những dữ liệu hữu ích để bạn nhanh chóng tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng:
  • Khách hàng của bạn là ai?
  • Hành vi phổ biến của họ trên mạng xã hội là gì?
  • Điều gì trên mạng xã hội có thể kích thích khách hàng của bạn?

Bước 3: Biết được khách hàng của bạn ở đâu?

Có một ngạn ngữ: "Bạn không tìm một chú khỉ dưới nước". Nghĩa là, muốn tiếp cận được ai đó, bạn cần phải biết họ đang ở đâu. Có hàng chục mạng xã hội đang tồn tại và mỗi sản phẩm phù hợp với một số tuýp người nhất định.
Vì thế, nếu bạn biết khách hàng của mình là ai, bạn sẽ biết cần tiếp cận với họ thông qua mạng xã hội nào là tốt nhất. Bạn chỉ nên tập trung tiền bạc và thời gian cho kênh thông tin mà khách hàng của bạn sử dụng thường xuyên. Nếu bạn chạy một chiến dịch B2B, các hoạt động bằng Facebook không phải là lựa chọn tốt nhất.

Bước 4: Xây dựng nội dung

Nội dung tốt là thứ níu giữ những khách hàng đã theo dõi trang xã hội của bạn. Trước tiên, bạn cần đặt câu hỏi: Tại sao khán giả của bạn sẽ quan tâm đến những nội dung này? Bạn có mang đến thông tin giá trị không? Bạn có mang đến trải nghiệm tốt cho những người theo dõi không?
Tiếp theo, bạn cần xác định nội dung sao cho phù hợp và hỗ trợ được cho những sản phẩm của bạn. Nếu bạn đang hướng đến truyền thông thị giác, các kênh như Instagram hay Pinterest là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần đầu tư nhiều vào chất lượng hình ảnh và đẩy mạnh thực hiện các infographic.
Nếu bạn hướng đến những kênh truyền thông cơ bản như Facebook hay Twitter, bạn có thể sử dụng một tổ hợp các nội dung như: video, podcast và các bài viết.
Cuối cùng, hãy tạo nên thương hiệu cho những nội dung mà bạn tạo ra. Bạn hãy cho khách hàng và những người theo dõi trang xã hội của bạn cảm nhận được phong cách, sự khác biệt của bạn so với những trang khác. Bạn có phong cách, thể hiện được cá tính, đường lối riêng khi viết bài, cách chọn những nội dung để chia sẻ. Hãy khiến trang xã hội của bạn có cá tính nhưng đừng là một trang cá nhân, nói những vấn đề của riêng bạn.

Bước 5: Định lượng và đo lường

Điều này rất quan trọng khi bạn tham gia vào mạng xã hội. Nhiều người đã bỏ qua bước này và đánh mất cơ hội phát triển khi không thu hút được khách hàng tiềm năng. Khi bạn đưa quá nhiều thông tin trên Facebook và Twitter, bạn sẽ không biết mình cần tập trung cho nội dung nào.
Để bắt đầu, bạn hãy lập một bảng tính để ghi lại dữ liệu trong thời gian một tuần. Bạn tập trung vào những tương tác của khách hàng như like, comment, share và lượt click. Bạn có thể thử nghiệm các nội dung trên trang xã hội và ghi chú lại những thay đổi hành vi của người đọc trên bảng tính để đo lường sự tăng trưởng của chiến dịch.
Tất cả những việc bạn cần làm là luôn luôn cố gắng tạo ra những nội dung tốt và thu hút khách hàng.
Bạn cần cho mỗi thí nghiệm đủ thời gian để nhận thấy hiệu quả của nó. Nghĩa là bạn đừng mong đợi video đầu tiên đã thu hút thật nhiều lượt xem. Sau một thời gian, bạn sẽ có một bảng tính ghi lại đầy đủ những ý tưởng, nội dung nào được yêu thích và mang lại hiệu quả nhất cho chiến dịch truyền thông của mình.

Lưu ý cuối cùng

Mọi thứ trên mạng xã hội thay đổi rất nhanh. Xu hướng đến rồi đi, thói quen tiêu dùng hay các thuật toán đều thay đổi mà không báo trước. Vì thế, xây dựng một cộng đồng yêu thích sản phẩm của bạn trên phương tiện này cũng giống như xây lâu đài cát trên bãi biển. Tất cả những việc bạn cần làm là luôn luôn cố gắng tạo ra những nội dung tốt và thu hút khách hàng.
“Hãy tiếp tục xây dựng những lâu đài cát, và xây thật tốt”, Tech in Asia bình luận.
Theo Doanh Nhân Online

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.