5 mẹo đơn giản giúp bạn "đào tẩu" khỏi chứng nghiện Facebook
Sự phát triển của Internet cùng nhu cầu kết nối xã hội đã để lại hậu quả là một "chứng bệnh" mới mà không ít người mắc phải đó là... "nghiện" Facebook.
Rất nhiều người dùng Internet đã và đang phải đối mặt với tình trạng dành gần... nửa ngày cho Facebook, “lăn lên lăn xuống” trong vô thức để cóp nhặt thông tin và tương tác với bạn bè (thông qua like, comment, share...). Nếu như bạn đang tìm cách loại bỏ dần "cơn nghiện" này, mong rằng những cách thức đơn giản sau đây sẽ giúp được bạn.
1. Tắt trò chuyện
Tắt trò chuyện đồng nghĩa với việc bạn đang ở trạng thái offline trong khung Chat của bạn bè, vì vậy mọi tin nhắn sẽ được chuyển tới hộp thư đến, chỉ khi mở nó ra bạn mới nhận được những tin nhắn.
Nếu bạn đang bận làm việc gì trên máy tính, đừng ngại tắt trò chuyện nếu không muốn xảy ra tình trạng phải hồi đáp ngay lập tức những tin nhắn từ bạn bè và bị vùi sâu vào các cuộc trò chuyện không mấy quan trọng do sợ bị chê “chảnh” hay “Facebook thông báo ‘seen’ rồi mà không thấy trả lời”...
2. Only me (Chỉ mình tôi)
Một số người thường đăng những hình ảnh, cập nhật trạng thái lên Facebook như một thói quen, một hoạt động tự nhiên và cũng như một dạng viết nhật kí.
Tuy nhiên, nếu bạn cứ mãi thấp thỏm không yên chỉ vì lượt like, canh chừng trả lời bình luận từ ai đó hay xem coi có ai chia sẻ dòng tâm trạng của mình không thì hãy chuyển bài đăng sang chế độ “Chỉ mình tôi”. Đúng nghĩa là viết nhật ký mà không phải bận tâm hay mất thời gian vào những yếu tố bên ngoài như “bao nhiêu người thích nó”, “có ý kiến gì không”, “có động chạm hay trái quan điểm với ai hay không”... phải không nào?
3. Hãy click (nhấp chuột) hay vì scroll (kéo, lướt)
Thay vì dành hàng giờ để scroll New Feeds trong vô thức, đọc phải những quảng cáo, thông tin không cần thiết thì hãy xác định rõ bạn đang cần biết những gì, đang quan tâm những gì và click thẳng vào page/đường link có liên quan. Việc này giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và cũng không làm bạn bì chìm đắm vào mớ New Feeds hỗn độn.
4. Nhận thông báo (Get notifications)
Không như mọi người nghĩ, chế độ này có thể giúp hạn chế và định hình những thông tin trên Facebook đấy nhé!
Vì sao bạn không thể bỏ Facebook? Bởi vì bạn có một vài người bạn thân thiết cần phải giữ liên lạc, bởi bạn phải cập nhật thông tin từ lớp/nơi làm việc từ group, bởi bạn muốn được nắm bắt thông tin về thần tượng của mình?
Vậy thì hãy đặt chế độ nhận thông báo ở họ và tất cả những gì bạn cần sẽ hiện vào mục Notifications mỗi khi đăng nhập và từ nay bạn sẽ không phải lang thang đây đó trên Facebook để biết cái này một chút, biết cái kia một chút mà chẳng rõ mục đích là gì nữa.
5. Lọc lại friendlist và thiết lập lại chế độ riêng tư
Hãy dành một ngày xem lại Facebook cá nhân của bạn có mang tính “cộng đồng” quá hay không. Đừng do dự xem lại danh sách bạn bè, hoặc chỉ đơn giản là thiết lập lại chế độ riêng tư. Chính Facebook cũng có một lời khuyên mỗi khi kết bạn hay chấp nhận kết bạn với ai đó : chỉ làm điều này khi bạn thực sự quen biết họ. Hiện tượng giới trẻ trung bình có vài trăm bạn trên Facebook là chuyện bình thường, và đừng mất thời gian để tương tác với ai đó mà bạn không biết, không hiểu, không quen hay không thích.
Kết
Thay vì lúc nào cũng lang thang trên Facebook ngóng tin tức hay xem “độ hot” của mình như thế nào, bạn phải xác định mục tiêu của mạng xã hội chỉ là giữ liên lạc và tương tác với những mối quan hệ xã hội chứ không có chức năng thay đổi con người hay cuộc sống của bạn. Vì vậy, đừng phụ thuộc hay để nó ảnh hưởng quá nhiều đến bạn và quyết định bạn ra sao trong mắt mọi người.
Rất nhiều người dùng Internet đã và đang phải đối mặt với tình trạng dành gần... nửa ngày cho Facebook, “lăn lên lăn xuống” trong vô thức để cóp nhặt thông tin và tương tác với bạn bè (thông qua like, comment, share...). Nếu như bạn đang tìm cách loại bỏ dần "cơn nghiện" này, mong rằng những cách thức đơn giản sau đây sẽ giúp được bạn.
1. Tắt trò chuyện
Tắt trò chuyện đồng nghĩa với việc bạn đang ở trạng thái offline trong khung Chat của bạn bè, vì vậy mọi tin nhắn sẽ được chuyển tới hộp thư đến, chỉ khi mở nó ra bạn mới nhận được những tin nhắn.
Nếu bạn đang bận làm việc gì trên máy tính, đừng ngại tắt trò chuyện nếu không muốn xảy ra tình trạng phải hồi đáp ngay lập tức những tin nhắn từ bạn bè và bị vùi sâu vào các cuộc trò chuyện không mấy quan trọng do sợ bị chê “chảnh” hay “Facebook thông báo ‘seen’ rồi mà không thấy trả lời”...
2. Only me (Chỉ mình tôi)
Một số người thường đăng những hình ảnh, cập nhật trạng thái lên Facebook như một thói quen, một hoạt động tự nhiên và cũng như một dạng viết nhật kí.
Tuy nhiên, nếu bạn cứ mãi thấp thỏm không yên chỉ vì lượt like, canh chừng trả lời bình luận từ ai đó hay xem coi có ai chia sẻ dòng tâm trạng của mình không thì hãy chuyển bài đăng sang chế độ “Chỉ mình tôi”. Đúng nghĩa là viết nhật ký mà không phải bận tâm hay mất thời gian vào những yếu tố bên ngoài như “bao nhiêu người thích nó”, “có ý kiến gì không”, “có động chạm hay trái quan điểm với ai hay không”... phải không nào?
3. Hãy click (nhấp chuột) hay vì scroll (kéo, lướt)
Thay vì dành hàng giờ để scroll New Feeds trong vô thức, đọc phải những quảng cáo, thông tin không cần thiết thì hãy xác định rõ bạn đang cần biết những gì, đang quan tâm những gì và click thẳng vào page/đường link có liên quan. Việc này giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và cũng không làm bạn bì chìm đắm vào mớ New Feeds hỗn độn.
4. Nhận thông báo (Get notifications)
Không như mọi người nghĩ, chế độ này có thể giúp hạn chế và định hình những thông tin trên Facebook đấy nhé!
Vì sao bạn không thể bỏ Facebook? Bởi vì bạn có một vài người bạn thân thiết cần phải giữ liên lạc, bởi bạn phải cập nhật thông tin từ lớp/nơi làm việc từ group, bởi bạn muốn được nắm bắt thông tin về thần tượng của mình?
Vậy thì hãy đặt chế độ nhận thông báo ở họ và tất cả những gì bạn cần sẽ hiện vào mục Notifications mỗi khi đăng nhập và từ nay bạn sẽ không phải lang thang đây đó trên Facebook để biết cái này một chút, biết cái kia một chút mà chẳng rõ mục đích là gì nữa.
5. Lọc lại friendlist và thiết lập lại chế độ riêng tư
Hãy dành một ngày xem lại Facebook cá nhân của bạn có mang tính “cộng đồng” quá hay không. Đừng do dự xem lại danh sách bạn bè, hoặc chỉ đơn giản là thiết lập lại chế độ riêng tư. Chính Facebook cũng có một lời khuyên mỗi khi kết bạn hay chấp nhận kết bạn với ai đó : chỉ làm điều này khi bạn thực sự quen biết họ. Hiện tượng giới trẻ trung bình có vài trăm bạn trên Facebook là chuyện bình thường, và đừng mất thời gian để tương tác với ai đó mà bạn không biết, không hiểu, không quen hay không thích.
Kết
Thay vì lúc nào cũng lang thang trên Facebook ngóng tin tức hay xem “độ hot” của mình như thế nào, bạn phải xác định mục tiêu của mạng xã hội chỉ là giữ liên lạc và tương tác với những mối quan hệ xã hội chứ không có chức năng thay đổi con người hay cuộc sống của bạn. Vì vậy, đừng phụ thuộc hay để nó ảnh hưởng quá nhiều đến bạn và quyết định bạn ra sao trong mắt mọi người.
Theo Trí Thức Trẻ
Bài viết cùng chuyên mục Công Nghệ