Những đặc điểm của người dễ ngoại tình
Các nhà khoa học tìm ra những người thiếu hai phẩm chất là sự dễ chịu và tận tâm thường là người không yên vị trong mối quan hệ một vợ một chồng.
Dưới đây là các đặc điểm người dễ ngoại tình.
Người xếp hạng thấp về sự dễ chịu và tận tâm
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều lấy "big five" (5 yếu tố cốt lõi) là: sự hướng ngoại, dễ chịu, cởi mở, tận tâm và nhạy cảm, làm thước đo tính cách con người, thậm chí dùng trong quá trình tuyển dụng.
Trong đó, sự tận tâm thường được miêu tả bởi các cụm từ như chu đáo, biết kiểm soát nóng giận và có mục tiêu rõ ràng, chú ý đến tiểu tiết. Trái lại, các cá nhân có sự tận tâm thấp thường không thích tuân theo các khuôn mẫu và lịch trình, họ không quan tâm về mọi thứ, có phần cẩu thả và hơi bừa bãi. Trong mối quan hệ họ không chu đáo, không quan tâm tới bạn đời từ những chi tiết nhỏ, thích "phá rào".
Còn các đặc điểm tin tưởng, lòng vị tha, tốt bụng, cảm thông là những tính cách cơ bản của sự dễ chịu. Nói cách khác, đó là đặc tính đo lường sự hòa hợp với người khác như thế nào. Ngược lại thì những người không dễ chịu thường khó gần và rất ít quan tâm đến vấn đề của người khác.
Cuộc sống của các bạn không gắn bó với nhau
"Nếu bạn nhận thấy rằng cuộc sống của bạn không gắn bó với nhau" thì đó là một dấu hiệu dễ ngoại tình. Hai bạn thoải mái với nhau không? Bạn có hay bị họ làm cho tổn thương không?
Trong một mối quan hệ mà thiếu đi sự gắn bó thì thường dễ khiến người kia tìm niềm vui bên ngoài.
Xem khác biệt của nhau là thiếu sót
Ngạn ngữ có câu "trái dấu thì thu hút". Tuy nhiên câu này không đúng khi mối quan hệ phát triển. "Ban đầu bạn có thể thấy những đặc điểm khác biệt như là sự bù trừ nhau và nghĩ rằng mình cần sự cân bằng đó. Nhưng theo thời gian, những tính cách khác biệt nhau là lỗ hổng chết người", Cambell nói.
Họ dễ tự ái
Hãy lưu ý đến những thay đổi hành vi, nhất là người dễ tự ái. "Những người tự ái thường có xu hướng ngoại tình cao hơn. Nếu bạn nhận thấy đối tác của mình bắt đầu muốn được chú ý nhiều hơn, ví dụ cách tương tác với người phục vụ tại một nhà hàng, thì đó là một dấu hiệu cảnh báo", chuyên gia chia sẻ.
Những căn cứ khác
Có nhiều lý do khiến mọi người lừa dối, nhưng theo Campbell, thường rơi vào ba kiểu: bản chất, mối quan hệ và tình huống.
Có câu nói "người ngoại tình luôn luôn ngoại tình" đề cập đến bản chất của người trăng hoa. "Phẩm chất này dễ có xu hướng không chung thủy", cô viết trong một bài báo trên Psychology Today. Các khía cạnh như đặc điểm tính cách, định hướng tôn giáo và chính trị, và giới tính đều đóng một vai trò quan trọng.
Cũng có những người lừa dối vì mối quan hệ. Những lý do như không hài lòng về bạn đời, tình dục không thoả mãn và hay cãi nhau dễ khiến người kia muốn "ăn chả, ăn nem" hơn. Ngoài ra hai người càng đối lập về tính cách, trình độ học vấn cũng làm tăng nguy cơ.
Cuối cùng là lý do tình huống. Điều này đề cập đến người vốn không có tính cách trăng hoa nhưng môi trường khiến họ không chung thủy. Ví dụ họ chuyển công việc, chuyển thành phố sinh sống.
Campbell cho biết khi phát hiện người kia lừa dối, vợ/chồng không nên vội vã phán xét mà hãy yêu cầu họ chia sẻ lý do tại sao làm vậy?
Từ lý do họ ngoại tình, có thể cho bạn căn cứ có thể đi tiếp hay dừng lại. Bạn sẽ không thể hàn gắn mối quan hệ nếu họ phòng thủ hoặc không sẵn sàng thành thật sau khi lừa dối.
Khía cạnh thứ hai cần xem xét là liệu họ có hối hận hay không. Nếu họ không hối lỗi thì thật khó đảm bảo sẽ không lặp lại.
Cuối cùng, chuyên gia nói điều quan trọng là phải lùi lại khỏi hoàn cảnh và suy nghĩ về giá trị của bạn. "Hãy có lòng tự trọng cao và nhận ra giá trị của bạn sau khi bị bạn đời lừa dối", Cambell khuyên.