Hiểu ý nghĩa của lễ vật trong tráp ăn hỏi
Theo truyền thống, lễ vật được đựng trong các mâm sơn son thiếp vàng, gọi là tráp ăn hỏi.
Trong các thủ tục ngày cưới của người Việt, ăn hỏi là một trong những phần lễ quan trọng nhất. Trong lễ ăn hỏi, nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là đồng ý gả con cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ.
Theo truyền thống từ xưa đến nay, lễ vật sẽ được đựng trong các mâm sơn son thiếp vàng, gọi là tráp ăn hỏi. Tùy từng vùng miền mà số lượng mâm quả cưới có thể khác nhau. Tuy nhiên, có những thứ lễ vật gần như được mặc định, đó là: trầu cau, bánh cốm, chè, hạt sen, rượu, thuốc lá, bánh phu thê, trái cây và phong bì tiền.
1. Trầu cau
“Miếng trầu là đầu câu chuyện”, từ ngàn xưa đến nay, dù đám cưới theo phong tục Bắc - Trung - Nam đều không thể thiếu khay trầu cau trong mâm quả cưới. Trầu cau hòa quyện cùng vôi sẽ tạo ra màu đỏ hồng như màu máu, tượng trưng cho sự sắt son bền chặt của cuộc sống hôn nhân.
2. Trái cây
Trái cây trong mâm quả cưới là quà tặng từ thiên nhiên, ngụ ý mong cho tình yêu, cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ sẽ ngọt ngào, tươi mới suốt cuộc đời.
3. Bánh
Các loại bánh truyền thống thường được sử dụng trong lễ ăn hỏi là bánh phu thê, bánh hồng, bánh pía, bánh kem, bánh cốm... tùy vào phong tục từng vùng, trong đó, bánh phu thê là phổ biến nhất. Mang nhiều giai thoại khác nhau xoay quanh câu chuyện về tình nghĩa vợ chồng, chiếc bánh phu thê thể hiện mong ước về tình yêu mặn nồng, hòa quyện vào nhau.
Những gia đình theo phong tục xưa sử dụng bánh cặp, nghĩa là gồm hai thức bánh tượng trưng cho âm dương. Những cặp bánh thường dùng trong lễ ăn hỏi là bánh phu thê - tượng trưng cho Dương và bánh cốm - tượng trưng cho Âm, hoặc bánh chưng - bánh dày. Những loại bánh này được đựng hoặc bọc trong giấy đỏ.
Nhiều địa phương thay thế bánh bằng xôi gấc và lợn quay. Màu đỏ và sự dẻo dai của xôi gấc ngụ ý cho tình cảm vợ chồng son sắt. Lợn quay tượng trưng cho sự sung túc, tài lộc và là lời chúc đôi uyên ương sớm có em bé.
4. Trà và rượu
Là thứ lễ vật không thể thiếu trong mọi nghi thức truyền thống, trà và rượu tượng trưng cho lời xin phép của con cháu, ông bà tổ tiên sẽ về chứng giám cho đôi trẻ để đám cưới được diễn ra vui vẻ, hạnh phúc. Bên cạnh đó, chất cay nồng của rượu và thơm đắng của trà góp hương vị cho sắc màu cuộc sống, tượng trưng cho cuộc sống hôn nhân viên mãn.
5. Tiền đen
Phong bì tiền (lễ đen) được để vào một tráp riêng hoặc để chung vào với tráp trầu cau khi nhà trai mang sang nhà gái. Số tiền trong lễ đen tượng trưng cho việc thách cưới của nhà gái đối với nhà trai. Mặt khác, lễ đen cũng được coi như món quà của nhà trai dành cho nhà gái để tỏ lòng cảm ơn gia đình đã có công sinh thành, nuôi dưỡng con dâu mới.
Trong các thủ tục ngày cưới của người Việt, ăn hỏi là một trong những phần lễ quan trọng nhất. Trong lễ ăn hỏi, nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là đồng ý gả con cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ.
Theo truyền thống từ xưa đến nay, lễ vật sẽ được đựng trong các mâm sơn son thiếp vàng, gọi là tráp ăn hỏi. Tùy từng vùng miền mà số lượng mâm quả cưới có thể khác nhau. Tuy nhiên, có những thứ lễ vật gần như được mặc định, đó là: trầu cau, bánh cốm, chè, hạt sen, rượu, thuốc lá, bánh phu thê, trái cây và phong bì tiền.
1. Trầu cau
“Miếng trầu là đầu câu chuyện”, từ ngàn xưa đến nay, dù đám cưới theo phong tục Bắc - Trung - Nam đều không thể thiếu khay trầu cau trong mâm quả cưới. Trầu cau hòa quyện cùng vôi sẽ tạo ra màu đỏ hồng như màu máu, tượng trưng cho sự sắt son bền chặt của cuộc sống hôn nhân.
2. Trái cây
Trái cây trong mâm quả cưới là quà tặng từ thiên nhiên, ngụ ý mong cho tình yêu, cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ sẽ ngọt ngào, tươi mới suốt cuộc đời.
3. Bánh
Các loại bánh truyền thống thường được sử dụng trong lễ ăn hỏi là bánh phu thê, bánh hồng, bánh pía, bánh kem, bánh cốm... tùy vào phong tục từng vùng, trong đó, bánh phu thê là phổ biến nhất. Mang nhiều giai thoại khác nhau xoay quanh câu chuyện về tình nghĩa vợ chồng, chiếc bánh phu thê thể hiện mong ước về tình yêu mặn nồng, hòa quyện vào nhau.
Những gia đình theo phong tục xưa sử dụng bánh cặp, nghĩa là gồm hai thức bánh tượng trưng cho âm dương. Những cặp bánh thường dùng trong lễ ăn hỏi là bánh phu thê - tượng trưng cho Dương và bánh cốm - tượng trưng cho Âm, hoặc bánh chưng - bánh dày. Những loại bánh này được đựng hoặc bọc trong giấy đỏ.
Nhiều địa phương thay thế bánh bằng xôi gấc và lợn quay. Màu đỏ và sự dẻo dai của xôi gấc ngụ ý cho tình cảm vợ chồng son sắt. Lợn quay tượng trưng cho sự sung túc, tài lộc và là lời chúc đôi uyên ương sớm có em bé.
4. Trà và rượu
Là thứ lễ vật không thể thiếu trong mọi nghi thức truyền thống, trà và rượu tượng trưng cho lời xin phép của con cháu, ông bà tổ tiên sẽ về chứng giám cho đôi trẻ để đám cưới được diễn ra vui vẻ, hạnh phúc. Bên cạnh đó, chất cay nồng của rượu và thơm đắng của trà góp hương vị cho sắc màu cuộc sống, tượng trưng cho cuộc sống hôn nhân viên mãn.
5. Tiền đen
Phong bì tiền (lễ đen) được để vào một tráp riêng hoặc để chung vào với tráp trầu cau khi nhà trai mang sang nhà gái. Số tiền trong lễ đen tượng trưng cho việc thách cưới của nhà gái đối với nhà trai. Mặt khác, lễ đen cũng được coi như món quà của nhà trai dành cho nhà gái để tỏ lòng cảm ơn gia đình đã có công sinh thành, nuôi dưỡng con dâu mới.
Theo Ngôi Sao