Latest Post

Những bố mẹ sẵn sàng cho con làm việc nhà từ nhỏ là đang dạy con trở thành một nhân viên có trách nhiệm sau này.

Không phải tự dưng mà trẻ nên người. Các nhà tâm lý phát hiện ra phần nhiều trẻ thành đạt có sự đóng góp của cha mẹ. Và đây là điểm chung của các bậc cha mẹ đó.

1. Họ cho trẻ làm việc nhà

"Nếu lũ trẻ không rửa bát, thì có nghĩa là ai đó đang làm việc này hộ chúng. Khi đó, trẻ không chỉ được miễn trừ khỏi công việc, mà chúng cũng không học được rằng có việc là phải làm, và rằng mỗi người phải góp sức mình vào sự thành công của tổng thể", Julie Lythcott-Haims, chuyên gia từ Đại học Standford và là tác giả cuốn "How to Raise an Adult", nhận định.

Lythcott-Haims tin rằng những đứa trẻ lớn lên cùng với làm việc nhà sẽ trở thành những nhân viên biết hợp tác sau này với đồng nghiệp, và biết thông cảm hơn, bởi chúng nhận ra khó khăn thực sự đằng sau mặt ngoài vấn đề.

"Bằng việc cho trẻ làm việc nhà - đổ rác, tự gập đồ... - trẻ nhận ra rằng mình sẽ phải làm việc như là một phần của cuộc sống", bà nói. 

kieu-cha-me-se-co-con-thanh-dat
Ảnh: time.com.

2. Họ dạy con kỹ năng xã hội

Những kỹ năng từ khi trẻ còn ở tuổi mẫu giáo như giúp đỡ người khác, chia sẻ, đồng cảm, tự giải quyết vấn đề... giúp trẻ thành công khi trưởng thành. Đây là kết quả một nghiên cứu kéo dài 20 năm của các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Pennsylvania và Đại học Duke, theo dõi hơn 700 trẻ từ tuổi nhà trẻ đến tuổi 25. 

Những người thiếu các kỹ năng xã hội trên cũng có tỷ lệ cao hơn bị bắt, chìm trong nghiện ngập, phải sống nhờ trợ cấp... 

"Nghiên cứu này cho thấy giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội và kỹ năng tình cảm là một trong những điều quan trọng nhất chúng ta có thể làm để chuẩn bị cho một tương lai mạnh mẽ của trẻ",  Kristin Schubert, giám đốc chương trình của quỹ Robert Wood Johnson - quỹ tài trợ cho nghiên cứu trên, cho biết.

"Từ rất sớm, các kỹ năng này có thể quyết định một đứa trẻ có thể vào đại học hay đi tù, rằng chúng sẽ được tuyển dụng hay trở nên nghiện ngập".

3. Họ đặt kỳ vọng cao

Sử dụng dữ liệu từ một cuộc khảo sát quốc gia trên 6.600 đứa trẻ sinh năm 2001, giáo sư Neal Halfon và cộng sự từ Đại học Los Angeles (bang California) đã phát hiện rằng những kỳ vọng mà cha mẹ đặt lên trẻ có ảnh hưởng lớn đến sự trau dồi kiến thức của chúng.

"Những ông bố bà mẹ đặt tương lai của con là ở trường đại học dường như đã cố gắng để hướng trẻ đến mục tiêu đó, bất kể thu nhập của họ ra sao".

Thực tế chứng minh điều đó: 57% các trẻ làm bài kiểm tra kém nhất có cha mẹ kỳ vọng con học đại học, trong khi 96% số trẻ làm bài tốt nhất có cha mẹ kỳ vọng con đỗ đại học. 

Nói cách khác, trẻ sống theo kỳ vọng của cha mẹ chúng. 

4. Vợ chồng hòa thuận

Trẻ sống trong các gia đình thường xuyên cãi vã, đánh đập, thì dù gia đình đó vẫn còn hay đã ly hôn, vẫn có xu hướng làm ăn kém đi so với trẻ có cha mẹ hòa thuận. 

5. Họ có bằng cấp cao

Nghiên cứu năm 2014 của Đại học Michigan tìm thấy các bà mẹ từng tốt nghiệp trung học hoặc đại học có xu hướng nuôi dạy con cũng có kết quả học tập giống mình. 

"Trình độ học vấn của cha mẹ lúc con 8 tuổi có giá trị chỉ báo quan trọng cho sự thành công về học vấn và nghề nghiệp của con 40 năm sau đó", nhà tâm lý học Eric Dubow cho biết trên một nghiên cứu dài hơi năm 2009. 

6. Họ dạy con kỹ năng tính toán từ rất sớm

Nghiên cứu trên 35.000 trẻ vào năm 2007 trên khắp Mỹ, Canada và Anh đã tìm thấy việc phát triển kỹ năng tính toán có thể mang lại lợi thế to lớn. Kỹ năng đó bao gồm việc biết các con số, thứ tự số, các khái niệm về toán. 

"Kỹ năng toán học từ sớm không chỉ dự báo về kết quả học toán về sau, mà còn dự báo tương lai thành đạt của trẻ", nhà nghiên cứu Greg Duncan cho biết. 

7. Họ xây dựng mối quan hệ tốt với các con

Nghiên cứu năm 2014 trên 243 người sinh ra trong nghèo khó đã tìm thấy những trẻ nhận được "sự chăm sóc tận tình" trong 3 năm đầu đời không chỉ làm các bài thi học thuật tốt hơn về sau, mà cũng có các mối quan hệ lành mạnh hơn và đạt kết quả học thuật tốt hơn trong độ tuổi 30. 

"Điều đó cho thấy đầu tư trong mối quan hệ với con cái từ thủa ban đầu có thể mang lại kết quả tích lũy lâu dài cho mỗi cá nhân", đồng tác giả nghiên cứu - nhà tâm lý Lee Raby cho biết. 

8. Họ ít khi bị stress

Theo một nghiên cứu gần đây được dẫn ra trên Washington Post, số giờ các bà mẹ chơi với con độ tuổi 3-11 ít có ảnh hưởng đến hành vi hay sự thành đạt của trẻ. Ngược lại, kiểu làm cha mẹ áp đặt còn gây hại hơn nữa.

Tuy nhiên, mức độ stress của mẹ, đặc biệt khi mẹ căng thẳng về công việc, và cố gắng tìm thời gian chơi với con, thực sự có thể ảnh hưởng đến sự nghèo đói của trẻ về sau, đồng tác giả nghiên cứu, nhà xã hội học Kei Nomaguchi nhận định. 

9. Họ đánh giá cao sự nỗ lực hơn là tìm cách tránh né thất bại

Những bậc cha mẹ này không có gắng tránh né thất bại bằng mọi giá, không coi thất bại là bằng chứng của sự kém thông minh, mà là một bài học để tiến lên và mở rộng các kỹ năng. 

10. Mẹ đi làm

Theo nghiên cứu của Trường kinh doanh Harvard, việc mẹ đi làm ở bên ngoài nhà mang lại lợi ích đáng kể cho những đứa con. Cụ thể, con gái của các bà mẹ đi làm thường đến trường lâu hơn, có công việc với vai trò làm quản lý, và kiếm nhiều tiền hơn (khoảng 23%) so với các bạn đồng lứa có mẹ ở nhà hoàn toàn. 

Con trai của các bà mẹ đi làm cũng có xu hướng làm việc nhà nhiều hơn. Nói cách khác, việc mẹ đi làm nêu một gương tốt cho các con noi theo, trong nhiều lĩnh vực. 

11. Họ có địa vị kinh tế xã hội cao hơn

Dan Pink - tác giả của "Drive" - ghi nhận các bố mẹ có thu nhập cao hơn, thì điểm số của con cũng cao hơn. 

Theo VNE

Để con tập kiếm tiền từ nhỏ (chẳng hạn làm theo mùa vụ...) sẽ giúp trẻ hiểu và quý trọng đồng tiền.

Một trong những việc quan trọng mà cha mẹ có thể làm để giúp con thành công về tài chính là nói với con về tiền. Những đứa trẻ được cha mẹ nói chuyện về tiền ít nhất tuần một lần sẽ thông minh về tiền bạc hơn những đứa trẻ không bao giờ được cha mẹ nói chuyện về đề tài này. 

Dưới đây là những việc cha mẹ cần làm để giúp trẻ giàu có hơn trong tương lai, theo gợi ý của Business Insider:

1. Cho trẻ một khoản tiền nhỏ

Một trong những cách tốt nhất để thiết lập nền tảng tài chính vững mạnh cho trẻ là tạo cho trẻ cơ hội được tự quản lý tiền từ khi còn trẻ. Cho trẻ một khoản trợ cấp khi làm việc gì đó sẽ dạy trẻ về giá trị của lao động để đạt được những thứ mình muốn. "Muốn có đồ chơi mới, muốn đi chơi với bạn... trẻ cần phải làm việc và tiết kiệm tiền. Trẻ sẽ có ý thức hơn về giá trị của tiền, sẽ giảm chi tiêu phù phiếm khi chúng được tự quản tiền", Bill Engel, chuyên viên kế hoạch tài chính người Mỹ, cho biết. 

nhung-viec-cha-me-nen-lam-ngay-de-con-giau-trong-tuong-lai
Cho trẻ một khoản trợ cấp khi bé làm việc nhà và để trẻ tự quản lý tiền là một trong những cách dạy trẻ về tiền rất hiệu quả - Ảnh: mommyedition.

Việc này cũng giúp trẻ học cách lập ngân sách, đó là nền tảng của hành vi có trách nhiệm với tiền bạc. Ngoài ra, đừng ngăn cản nếu trẻ thực hiện những quyết định chi tiêu tồi, để chúng tự rút ra kinh nghiệm từ sai lầm của mình.

2. Khuyến khích trẻ tiết kiệm

Theo khảo sát của công ty T Rowe Price có trụ sở tại Baltimore, Maryland, Mỹ 51% trẻ sẽ tiêu ngay tiền trợ cấp sau khi nhận được tiền. Vì thế, cha mẹ cần cho trẻ học giá trị của việc trì hoãn ham muốn, hãy dạy trẻ cách tiết kiệm tiền cho một mục tiêu nào đó.

Cha mẹ có thể yêu cầu trẻ tiết kiệm một tỷ lệ nhất định trong khoản tiền trợ cấp hoặc khoản tiền trẻ được cho tặng. Nhiều ngân hàng có các chương trình tiết kiệm dành cho trẻ em. Dù có thể gửi trực tuyến nhưng cha mẹ nên đưa trẻ đến tận ngân hàng và lập một sổ tiết kiệm với số tiền mặt của trẻ.

Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ tiết kiệm bằng cách đưa ra các hỗ trợ, ví dụ cho phép trẻ lựa chọn hoặc là tiêu tiền luôn hoặc là tiết kiệm tiền để làm một việc gì đó. Nếu trẻ chọn tiết kiệm, cha mẹ có thể hỗ trợ một phần để trẻ dễ đạt được mục tiêu hơn. Đây chính là cách khiến trẻ có ý thức về việc đóng góp và thấy được lợi ích của tiền nhàn rỗi.

3. Mở một tài khoản chứng khoán cho con

Dạy con về thị trường chứng khoán và khuyến khích chúng đầu tư ngay từ lúc còn trẻ là rất quan trọng, vì thế chúng sẽ không bỡ ngỡ khi cần chọn cách đầu tư cho việc nghỉ hưu sau này.

Bạn có thể mở cho con một tài khoản chứng khoán và bạn giám sát cho đến khi trẻ đủ tuổi tự đứng ra quản lý một mình. Hãy cho trẻ chọn một công ty mà chúng thích, và dẫn chúng đến công ty chứng khoán để mua cổ phiếu xem nó hoạt động như thế nào.

4. Cho con làm việc

Những công việc bán thời gian, theo mùa vụ rất có ý nghĩa với trẻ tuổi teen, dạy cho trẻ về trách nhiệm, kỷ luật, quản lý thời gian và giá trị của tiền bạc khi làm việc.

Năm 16 tuổi, con gái của Engel bắt đầu có công việc đầu tiên, điều đó đã giúp cô bé đánh giá được những thứ mình muốn có thông qua các công việc. Sau khi nhìn số tiền lương mình nhận được, bé biết rằng cần phải làm việc một giờ đồng hồ thì mới đủ tiền mua ly cà phê mà bé thích.

Nếu trẻ được làm công việc mà bé yêu thích, ví dụ chăm sóc chó mèo bởi vì bé yêu các con thú, bé có thể học được các kỹ năng để đi sâu vào công việc đó trong tương lai.

5. Giúp con mở một tài khoản 

Giúp trẻ có kinh nghiệm quản lý tài khoản khi chúng vẫn còn ở nhà với bố mẹ là rất quan trọng

Engel cho biết mình không có tài khoản cho tới khi vào đại học. Kết quả khi bắt đầu vào đại học, ông không có kinh nghiệm gì về viết séc, sử dụng ATM hoặc kiểm tra liệu mình có đủ tiền trong tài khoản. Ngược lại, con gái ông đã có một tài khoản và đang sử dụng một ứng dụng trên điện thoại để quản lý tài khoản của mình.

6. Cho con đóng góp vào chi phí đại học

Theo khảo sát của T Rowe Price, hơn 60% trẻ chờ đợi cha mẹ sẽ trả tiền học đại học cho mình. Business Insider khuyên, nếu bạn có đủ khả năng trả tiền học đại học cho con, bạn cũng không nên làm.

Bạn không nên bao trọn tiền học đại học của trẻ. Hãy để trẻ có trách nhiệm với việc học của mình. Nếu trẻ cũng phải chịu trách nhiệm trong chi phí đi học, trẻ sẽ học hành nghiêm túc hơn.

"Không ai trong chúng ta đánh giá cao những thứ chúng ta được cho bằng những thứ chúng ta tự kiếm được", Engel kết luận.

Theo VNE

Bạn nghĩ rằng để hôn nhân luôn hạnh phúc thì cần thời gian và tốn tiền bạc thì những điều nhỏ bé dưới đây sẽ chứng minh ngược lại.

Giới hạn số lượng máy tính
Hiện nay mỗi gia đình hầu như đều có máy vi tính và sau giờ làm, đi về nhà, nhiều người vẫn tiếp tục cắm cúi vào chiếc máy tính cá nhân để làm việc, lên mạng, đọc báo…
Chỉ cần giới hạn một chiếc máy tính cho hai người, mọi sự sẽ có chuyển biến lớn. Bạn không thể cắm đầu vào máy khi người kia ngồi không nên hai người sẽ ít bị máy tính chi phối hơn.
"Tránh xa" tivi
Tưởng chừng chiếc tivi là công cụ giải trí khó mà dứt bỏ khỏi gia đình nhưng bạn có thể giới hạn sử dụng nó.
Khi đó bạn sẽ có nhiều thời gian trò chuyện cùng nhau khi ở nhà hơn là lờ đờ trên ghế bành cùng xem tivi.
Mô tả ảnh.
Hãy dành thời gian cho gia đình nhiều hơn.
Thường xuyên nói "Chúng ta là gia đình hạnh phúc"
Ban đầu có thể bạn cảm thấy ngượng miệng nhưng nói ra điều này ở nơi đông người, cùng với con cái sẽ luôn là điều nhắc nhở bạn thực hiện nó.
Đặt hôn nhân lên hàng đầu
Sau khi có con, vợ chồng rất dễ chỉ chú ý vào con, bỏ rơi mọi mối quan tâm khác.
Dù con cái rất quan trọng, cũng đừng để con cái che lấp hoàn toàn các khía cạnh, không gian khác trong hôn nhân.
Hạnh phúc của hai vợ chồng bạn mới là rường cột của gia đình, tương lai của con cái. Tình yêu và hạnh phúc của bạn mới tạo nên những đứa trẻ tươi vui, khỏe mạnh. Sau này, khi những đứa trẻ đã tung cánh vào tương lai, bạn đời mới là người ở bên bạn.
Dành thời gian hẹn hò
Các cặp vợ chồng trước khi về chung một nhà đều trải qua giai đoạn hò hẹn mặn nồng. Lúc ấy tranh thủ mọi lúc rảnh rỗi hai người cùng đi xem phim, đi dạo và làm những việc nho nhỏ lãng mạn cùng nhau.
Hiện tại, bạn vẫn có thể tiếp tục hẹn nhau đi ra ngoài, những khoảnh khắc hiếm hoi tách rời khỏi công việc và con cái. Nếu không có thời gian ra ngoài, bạn vẫn có thể tổ chức tiệc nhỏ tại nhà khi bọn trẻ đã ngủ.
Mô tả ảnh.
 Hãy xem hôn nhân như một ly rượu vang và thưởng thức nó.
Viết cho nhau những lời lãng mạn
Nhắc nhớ cho nhau về tình cảm thắm thiết, những cảm xúc ban đầu về nhau, lòng cảm kích vì người ấy đã luôn đồng hành trên đường đời gian khó. Đừng nghĩ rằng đã là vợ chồng thì không cần lãng mạn, không cần sự ve vuốt, “nịnh” nhau.
Những lời ngọt ngào (không giả tạo) sẽ ảnh hưởng rất lớn cho mối quan hệ vợ chồng.
Hẹn hò và tặng quà
Đây chính là điều mà nhiều cặp đôi bỏ qua khi đã trở thành vợ chồng. Họ quên cách làm thế nào để trở nên lãng mạn. Hãy cố gắng dành cho nhau một khoảng thời gian để hẹn hò và bí mật tìm hiểu chàng/nàng đang để tâm đến món đồ gì, thích món ăn gì.
Những điều bất ngờ được gửi đến với tình yêu luôn chắp cánh cho hạnh phúc bay xa.
Bàn bạc về tương lai
hường xuyên bàn luận về tương lai, những dự định cuộc sống, nuôi dạy concái, kế hoạch nghỉ lễ… là cách bạn luôn nhắc nhớ đến mục tiêu của gia đình và khiến mọi người gắng sức hơn để đạt được.
Trong những cuộc bàn luận, hai người cũng được nói và lắng nghe nhau nhiều hơn.
Giữ quan hệ vợ chồng thắm thiết
Dù bận rộn đến đâu, người vợ vẫn nên nhớ cần chăm sóc chính mình, dù có thể chỉ đơn giản là giữ những thói quen thuở còn con gái.
Chăm sóc mình đẹp đẽ, sạch sẽ, gọn gàng khiến bạn tự tin, gợi cảm hơn. Tương tự như vậy, quý ông cũng không nên để nguyên bộ đồ đi làm leo lên giường ngủ, hôn vợ khi chưa đánh răng hoặc… lười yêu.
Cả hai hãy chăm chút và dành thời gian cho chuyện yêu, đó là chất xúc tác quan trọng trong hôn nhân.
Mô tả ảnh.
Hãy thể hiện hành động yêu thương mỗi ngày.
Ôn lại kỷ niệm đẹp
Các cặp vợ chồng hạnh phúc thường có xu hướng cùng nhau hồi tưởng quá khứ bằng cách bỏ qua những điều xấu và tập trung vào những thời gian hạnh phúc. Khi ôn lại những kỷ niệm với bạn đời, bạn có thể thay đổi suy nghĩ của mình, thay đổi cách bạn nhìn nhận về bạn đời và mối quan hệ của hai người theo hướng tích cực.
Hãy áp dụng gợi ý này bất cứ khi nào bạn cảm thấy mối quan hệ của vợ chồng bạn đang gặp trở ngại. Chú ý những điểm nổi bật như lần hẹn hò đầu tiên, hoặc những khoảnh khắc đẹp nhất của mối quan hệ (chẳng hạn như nụ hôn ngẫu hứng trong công viên lúc trưa, hoặc ông xã đã khiến bạn bất ngờ như thế nào trong ngày kỷ niệm đám cưới)…
Theo Phunutoday

Các em bé có vẻ như ngờ nghệch trong 6 tháng đầu đời, nhưng các nhà khoa học đã ngày càng ngạc nhiên khi phát hiện ra nhiều khả năng phi thường của trẻ em mà người lớn không có.

Kinh ngạc với khả năng kỳ diệu của trẻ sơ sinh

Từ "infant" - trẻ sơ sinh, trong tiếng Latin có nghĩa là "không biết nói", nhưng trẻ em đã xây dựng nên nền tảng ngôn ngữ từ khi trước khi chúng sinh, bằng cách phản ứng với những âm thanh ục ịch trong nước ối. Ngay khi vừa sinh ra, trẻ sơ sinh đã là những nhà phân tích tinh xảo và say mê, có thể nhìn thấy những chi tiết trong thế giới mà người lớn, trẻ lớn tuổi hơn không thể nhìn ra.
Gần đây, các nhà khoa học đã tìm thấy:
1 giờ đầu tiên khi ra đời: bắt chước điệu bộ của người lớn. 
Chuyển động môi và lưỡi, thay đổi hình dạng của miệng, cười bằng mắt, trẻ em có thể tái lập điệu bộ mà nó nhìn thấy trên khuôn mặt.
Sau vài ngày tuổi: trẻ sơ sinh có thể phân biệt được ngôn ngữ mẹ đẻ và tiếng nước ngoài.
Những khả năng kỳ diệu của trẻ sơ sinh
3 tháng tuổi: biết người khác muốn nói gì. 
Các nhà khoa học Anh phát ra âm thanh giống giọng nói con người, những tiếng cười, khóc, ngáp… cho trẻ sơ sinh trong lúc ngủ. Nhờ máy chụp sóng não bộ IRM, họ quan sát phản ứng. Tại vỏ não thái dương trước, vùng chuyên xử lý âm thành của người lớn, đã có hoạt động. Các nhà nghiên cứu còn nhận thấy âm thanh buồn cũng làm cho vỏ não thùy trán và tủy, vùng xử lý cảm xúc, hoạt động. Như vậy, những em bé 3 tháng tuổi biết rõ mẹ chúng và cả gia đình đang vui hau buồn.
Khi 4-5 tháng: trẻ có thể đọc môi, khớp khuôn mặt trên video câm với các âm thanh "ee" và "ah". 
Kết quả mới nhất được công bố là trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi có thể chỉ ra một ai đó có đang nói tiếng mẹ đẻ hay không mà không cần tới âm thanh, chỉ cần nhìn đoạn phim câm trên màn hình. Tuy nhiên, khả năng này sẽ mất đi khi được 8 tháng tuổi, nếu như đứa trẻ không được lớn lên trong môi trường song ngữ.
Trẻ sơ sinh có thể nhận ra nguyên âm và phụ âm của mọi ngôn ngữ trên thế giới, và chúng có thể nhận ra sự khác biệt của các âm thanh trong tiếng nước ngoài mà người lớn hầu như mù tịt.
Trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu có thể nhìn ra sự khác biệt giữa 2 khuôn mặt khỉ mà người lớn cho rằng chúng giống hệt nhau, đồng thời ghép được tiếng kêu của khỉ với hình khuôn mặt chúng.
Những khả năng kỳ diệu của trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh là chuyên gia về nhịp điệu, có khả năng phân biệt nhịp điệu của nền văn hoá mình với nền văn hoá khác.
Thực tế, tất cả những kỹ năng trên sẽ suy giảm khi đứa trẻ vượt qua mốc 6 tháng tuổi và học cách loại bỏ những thông tin ít giá trị.
Nghiên cứu mới cho 36 đứa trẻ sơ sinh xem 3 đoạn video trong đó một người nói 2 thứ tiếng Anh - Pháp. "Sau tất cả những gì chúng tôi thử nghiệm, các em bé đã bộc lộ những kỹ năng phi thường này", Whitney M. Weikum tại Đại học British Columbia nói.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngôn ngữ là một trải nghiệm đa âm chiều. "Chúng ta không chỉ nhìn thấy một bông hồng. Chúng ta cảm nhận được sự mềm mại của cánh hồng và ngửi được mùi hương của nó", George Hollich tại Đại học Purdue nói. "Cũng như thế ngôn ngữ không chỉ là nghe và nhìn thấy từ 'hoa hồng'. Chúng ta sẽ ngay lập tức liên hệ từ với hình dáng, cảm giác và mùi của nó, thậm chí là hình ảnh của người nói lên từ đấy. Nghiên cứu này cho thấy trẻ sơ sinh có thể nhận ra một số ngôn ngữ chỉ cần nhìn vào khuôn mặt".
7 tháng tuổi: biết nhận ra nỗi sợ hãi
Các nhà nghiên cứu Phần Lan phát hiện điều này khi đo điện não đồ của trẻ sơ sinh vào năm 2009. Lúc 5 tháng tuổi, điện Não đồ không có gì khác biệt khi được xem những bức ảnh một khuôn mặt vui cười hay khóc. Nhưng lúc 7 tháng tuổi, đã có sự khác biệt rõ rệt. Thời gian chú ý trên khuôn mặt khóc cũng lâu hơn. Như vậy, ở lứa tuổi này, đứa trẻ biết giải mã biểu hiện trên khuôn mặt của những người lớn ở chung quanh nó và học hỏi được từ đó những mối hiểm nguy mà chúng phải cảnh giác khi không còn được bố mẹ bảo vệ.
8 tháng tuổi: biết khát khao công lý
Muốn hiểu được quan điểm của trẻ em về sự trừng phạt, các nhà nghiên cứu một lần nữa cho chúng xem một vỡ kịch với hai “nhân vật thiện” và “nhân vật ác”chơi một quả bóng. Lại xuất hiện thêm hai nhân vật mới: một kẻ tặng quả bóng cho cả hai và một kẻ cướp quả bóng của họ. Những trẻ 5 tháng tuổi muốn chơi với kẻ trao quả bóng cho hai “nhân vật thiện” và “nhân vật ác”. Nhưng trẻ đúng 8 tháng tuổi lại khác: chúng thích thú với kẻ giật quả bóng từ “nhân vật ác”. Nói khác đi, chúng muốn có người trừng phạt “nhân vật ác”, lấy quả bóng khỏi tay hắn.
13 tháng tuổi: biết phán đoán
Nếu một người lớn giả vờ mừng vui trước cái hộp rỗng thì trẻ em đã biết tỏ rõ thái độ mất tin tưởng. Quả vậy, các nhà nghiên cứu thuộc đại học Concordia tai Montréal (Canada) đã chứng minh: nếu chính những người lớn này sau đó làm những động tác kỳ quặc như dùng cái đầu để bắm công tắc điện, chỉ có 34% trẻ bắt chước theo.
Nhưng nếu một người lớn được xem là đáng tin cậy (không phản ứng giả tạo trước một cái hộp rỗng), 64% trẻ em sẽ bắt chước hành động của anh ta như bật công tắc đèn theo kiểu mới. Mặt khác, các nhà khao họcHungary chứng minh trẻ em 14 tháng tuổi chỉ bắt chước theo một kỹ thuật mới nếu nó có vẻ hữu hiệu hơn. Nếu người lớn dùng cái đầu để bật công tắt điện vì hai tay đang bị trói, trẻ sẽ không bắt chước theo. Với chúng, kỹ thuật thực hiện trong tình thế bắt buộc này không đáng để học theo vì nó không hữu hiệu bằng dùng bàn tay.
Những khả năng kỳ diệu của trẻ sơ sinh
15 tháng tuổi: biết phỏng đoán ý định của người khác
Một người lớn chơi với những đứa trẻ 15 tháng tuổi. Anh ta cố tìm một con búp bê có bím tóc màu xanh giấu trong hai cái hộp. Trong lúc anh ta vắng mặt, một cái hộp bị đánh tráo. Bên dưới cái nắp thò ra vài sợi tóc màu xanh khiến cho người ta lầm tưởng con búp bê ở bên trong. Bọn trẻ nhìn thấy mọi động tác đánh tráo này. Người lớn sẽ tìm con búp bê ở đâu? Trong chiếc hộp ngụy tạo hay trong chiếc hộp có con búp bê? Thí nghiệm này được tiến hành tại Đại học Illinois (Mỹ)vào năm 2008, cho thấy trẻ em không kinh ngạc khi nhìn thấy người lớn mở cái hộp có mấy sợi tóc giả thò ra ngoài.
Chúng cho rằng người lớn không thể biết mình bị lừa và tự đặt mình vào vị trí của họ. Trái lại, khi người lớn nhìn vào chiếc hộp không có lọn tóc giả màu xanh, chúng tỏ ra kinh ngạc và tự hỏi vì sao anh ta không chú ý đến cái hộp kia. Phản ứng này cho thấy những “mầm nóng của trí tuệ” đã xuất hiện rất sớm nơi trẻ em. Nó tiết lộ “mọi tiến trình hiểu biết” cho phép con người hiểu được ý định, niềm tin và ước muốn của kẻ khác.
18 tháng tuổi: biết lý luận trừu tượng
Trẻ 18 tháng tuổi lý luận còn giỏi hơn những đứa trẻ lớn tuổi! Chúng cứ đã được Caren Wlaker và các đồng nghiệp tại Đại học Berkeley (California) đưa ra. Họ đặt lần lượt hai khối có hình thù khác nhau trên một chiếc hộp trước mặt của những em bé 18 tháng tuổi. Khi hai khối có hình thù giống nhau được đặt lên lần lượt, một dòng nhạc phát ra. Sau 3 lần làm liên tục, lũ trẻ hiểu được tiến trình và chúng giúp nhà nghiên cứu tìm được những khối cùng hình thù để nhạc có thể phát ra.
Thí nghiệm này được lập lại với trẻ em ở trường mẫu giáo. Điều gây kinh ngạc là chúng không thành công bằng nhóm trẻ 18 tháng tuổi. Caren Walker phân tích: “Những đứa trẻ lớn hơn thực sự có khả năng suy luận kém hơn”. Theo bà, thực ra học hỏi có thể làm hại cho khả năng lý luận trừu tượng của trẻ em…
Theo VNE

Có những sự thật khiến mẹ sẽ phải hốt hoảng không ngờ.
Những đứa trẻ sơ sinh luôn ẩn chứa rất nhiều điều vô cùng thú vị mà không phải ai cũng biết. Có thể mẹ đã biết rằng cứ trung bình 3 giây thì sẽ có một em bé được sinh ra và khi mới sinh, chúng chỉ có 1 chén máu (khoảng 0.2 lít) trong cơ thể nhưng có thể mẹ sẽ không biết được 19 bí ẩn dưới đây đâu. Hãy cùng khám phá nhé.
Một đứa trẻ mới sinh chỉ nhìn được 2 màu đen và trắng.
Một đứa trẻ mới sinh chỉ nhìn được 2 màu đen và trắng. Và phải vài tuần sau đó, trẻ mới có thể nhận thức được các màu sắc khác. Đó là bởi vì khi mới sinh, các tế bào thần kinh trong võng mạc và não kiểm soát tầm nhìn của trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ.
Một em bé sơ sinh sẽ có vị giác nhạy bén gấp 3 lần người lớn.
Một em bé sơ sinh sẽ có vị giác nhạy bén gấp 3 lần người lớn. Lý do là vì ngoài lưỡi, trẻ sơ sinh còn có nụ vị giác ở trên lưng và hai bên miệng nữa đấy.
Khi nằm trong bụng mẹ bé có thể gửi tế bào gốc của mình để giúp mẹ phục hồi các thương tổn trên cơ thể.
Khi nằm trong bụng mẹ bé có thể gửi tế bào gốc của mình để giúp mẹ phục hồi các thương tổn trên cơ thể. Thông qua dây rốn, trẻ sẽ gửi tế bào gốc đến cơ thể mẹ để giúp mẹ phục hồi các vết thương một cách nhanh chóng.
Mắt của bé to bằng khoảng 75% mắt của người lớn ngay khi bé vừa mới sinh ra.
Mắt của bé to bằng khoảng 75% mắt của người lớn ngay khi bé vừa mới sinh ra. Thật là một đôi mắt to xinh xắn phải không nào?
Não bộ của bé có thể tiêu thụ tới 50% lượng đường glucose trong cơ thể bé.
Não bộ của bé có thể tiêu thụ tới 50% lượng đường glucose trong cơ thể bé. Đây là lời giải thích cho việc tại sao trẻ sơ sinh thường ngủ rất nhiều đó.
Trẻ sơ sinh sẽ không thể chạy nước mắt.
Trẻ sơ sinh sẽ không thể chạy nước mắt. Chúng ta thường nghe thấy tiếng khóc của bé khi bé vừa chào đời. Nhưng thực chất, đó chỉ là tiếng gào thôi nhé vì bé có chảy giọt nước mắt nào đâu cơ chứ. Tuyến lệ của bé chỉ thực sự hoạt động sau 3 tuần tuổi và khi đó bé mới biết khóc đúng nghĩa.
Một đứa trẻ sẽ có 270 chiếc xương khi chúng vừa sinh ra
Một đứa trẻ sẽ có 270 chiếc xương khi chúng vừa sinh ra. Vậy tại sao khi lớn lên chúng ta lại có ít xương hơn nhỉ? Đó là vì trong quá trình trưởng thành, nhiều xương đã liên kết với nhau thành một khối dần tạo nên hệ thống xương với 206 chiếc khi chúng ta trưởng thành.
Một đứa trẻ sẽ có 270 chiếc xương khi chúng vừa sinh ra
Nhịp thở bình thường của một bé sơ sinh trung bình là 40 lần/phút. Ở người trưởng thành, nhịp thở này chỉ từ 12 - 20 lần mỗi phút thôi đấy.
Hầu hết các bé mới sinh sẽ bị cận thị.
Hầu hết các bé mới sinh sẽ bị cận thị. Bé không phải là bị "cận thị" thật sự đâu mà đó chỉ là khi vừa mới chào đời, tầm nhìn của bé chỉ ở mức 20/400, giống mắt của người cận thị và bé chỉ nhìn được những vật ở gần. Và phải khoảng 6 tháng sau thì tầm nhìn của trẻ mới đạt đến mức 20/20.
Trẻ sơ sinh có thể nuốt và thở cùng lúc.
Trẻ sơ sinh có thể nuốt và thở cùng lúc. Càng lớn, đặc tính đặc biệt này ở trẻ sẽ dần biến mất, chúng chỉ được duy trì cho đến khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi.
Trẻ sơ sinh không thể ăn đồ ăn có muối cho tới khi trẻ 4 tuổi.
Trẻ sơ sinh không thể ăn đồ ăn có muối cho tới khi trẻ 4 tuổi. Mẹ hãy ghi nhớ điều này nhé vì việc cho trẻ ăn muối sớm sẽ gây ảnh hưởng đến thận của bé đấy.
Một em bé vừa mới sinh sẽ không có xương bánh chè.
Một em bé vừa mới sinh sẽ không có xương bánh chè. Thay vào đó, chúng chỉ có những sụn giống với bánh chè. Và chỉ khi trẻ được 6 tháng tuổi trở đi, những sụn này mới phát triển. Đó là lý do tại sao trẻ trườn bò bằng tay thay vì kết hợp cả chân.
Những đứa trẻ sơ sinh đều có sức mạnh phi phàm.
Những đứa trẻ sơ sinh đều có sức mạnh phi phàm. Bạn có để ý rằng trẻ sơ sinh có phản xạ nắm, bám ở tay rất chặt? Vậy nhưng chắc bạn không biết rằng, lực bám này có thể đủ mạnh để nhấc bổng cả trọng lượng cơ thể của chúng cơ đấy!
Mọi đứa trẻ sinh ra đều có khả năng bơi lội bẩm sinh.
Mọi đứa trẻ sinh ra đều có khả năng bơi lội bẩm sinh. Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng tất cả các bé sinh ra đều có khả năng bơi lội. Đó là do chúng đã sống tới 9 tháng 10 ngày trong môi trường nước ối của bụng mẹ. Nhưng khả năng này sẽ nhanh chóng mất đi sau khi bé chào đời.
Nếu trẻ tiếp tục phát triển cơ thể theo đúng tỉ lệ như những năm đầu đời thì đến ở độ tuổi 20 trẻ sẽ cao 9.1m.
Nếu trẻ tiếp tục phát triển cơ thể theo đúng tỉ lệ như những năm đầu đời thì đến ở độ tuổi 20 trẻ sẽ cao 9.1m. Thật may là thế giới không tràn ngập người khổng lồ!
Trong thời gian còn nằm trong bụng mẹ, một số bé gái có thể trải qua thời kì kinh nguyệt.
Trong thời gian còn nằm trong bụng mẹ, một số bé gái có thể trải qua thời kì kinh nguyệt. Khi còn ở trong bụng, thai nhi sẽ chịu ảnh hưởng bởi hormone của mẹ, vì vậy ngay sau khi chào đời vài ngày bé gái sẽ có kinh nguyệt non đầu tiên trong đời. Mẹ đừng ngạc nhiên nhé.
Khi vừa sinh ra, bé trai có thể sẽ xuất hiện tình trạng cương dương.
Khi vừa sinh ra, bé trai có thể sẽ xuất hiện tình trạng cương dương. Không phải đến khi dậy thì cậu bé của trẻ mới "cương cứng" được đâu. Với các bé trai thì hiện tượng này có thể xuất hiện từ rất sớm, nguyên do là vì cơ thể bé đang cần điều khiển lại hệ thần kinh. Nhưng đôi khi, đó cũng là biểu hiện của việc bé đang muốn đi tiểu đấy.
Mỗi đứa trẻ sơ sinh đều có ngực và tuyến sữa.
Mỗi đứa trẻ sơ sinh đều có ngực và tia sữa. Mẹ đừng quá lo lắng khi thấy núm vú của trẻ phồng lên bằng khoảng hạt đậu tiết ra một ít chất nhờn màu vàng nhạt giống như sữa non sau khi bé sinh được 3 - 5 ngày nhé. Đây là hiện tượng bình thường do ảnh hưởng từ nội tiết tố estrogen của mẹ trước khi sinh và hiện tượng này sẽ mất đi khi trẻ được 2 - 3 tuần tuổi.
Trẻ sơ sinh có thể ngủ với một đôi mắt vẫn mở.
Trẻ sơ sinh có thể ngủ với một đôi mắt vẫn mở. Khoa học gọi hiện tượng này ở trẻ là chứng hở mi về đêm. Hiện tượng này thường gặp ở trẻ sơ sinh nhất là vào độ tuổi từ 12-18 tháng và nó hoàn toàn vô hại nên mẹ không cần đưa bé đến bác sĩ đâu nhé. .
Theo Afamily

Mối tình đầu là bóng lưng bạn lén liếc nhìn mỗi giờ tới lớp, là cái chạm khẽ khi đi lướt qua nhau trên hành lang, là khi hai mắt vô tình nhìn về phía nhau, là câu hò reo khi biết người ấy cũng thích bạn, là cái thở dài khi phải xa nhau...

1. Lúc thích cậu, tớ còn chưa hiểu tình yêu là gì, tới lúc xa nhau rồi mới biết nó khắc ghi sâu trong tim thế nào.
2. Không biết vì sao lại bắt đầu, rồi sau đó cũng không biết vì sao lại kết thúc.
3. Nếu lúc ấy tớ nhịn được, chỉ làm bạn thôi, liệu có phải tình mình đã dài hơn thế?
4. Không liên quan tới lợi ích, toan tính, chỉ là những rung động thuần khiết nhất.

Mối tình đầu trong bạn là gì? - Ảnh 1.

5. Trong giờ học, giáo viên gọi cậu ấy đứng lên trả lời câu hỏi, cả lớp đều nhìn về phía mình.
6. Hiện tại nhớ lại, có lẽ so với cậu của năm 17 tuổi ấy, tớ lại càng thích tớ của năm 17 tuổi, đầy dũng cảm và dám sống hết mình.
7. Cậu là sự tình cờ đẹp nhất thanh xuân tớ, cảm ơn cậu vì đã xuất hiện trong câu chuyện tuổi trẻ của tớ.
8. Có lẽ sau này tớ sẽ thích một người như khi trước tớ từng thích cậu, nhưng tớ sẽ không thể cảm nhận được sự rung động như lúc ấy. Tớ giấu cậu trong một góc nhỏ trái tim tớ. Thanh xuân qua rồi, tớ biết tớ đã mất đi nhiều thứ, và nhiều thứ khác thì thay đổi. Có lẽ cậu là sự tiếc nuối lớn nhất cuộc đời tớ nhưng tớ vẫn sẽ cảm ơn, vì cậu đã tới và khiến thanh xuân tớ thêm rực rỡ.

Mối tình đầu trong bạn là gì? - Ảnh 2.

9. Giờ nhớ lại thấy mối tình đầu của mình thật trẻ con, nhưng nó cũng xứng đáng để mình ghi nhớ cả đời.
10. Khi ấy chẳng có nhiều tiền, vì muốn mua tặng người ấy một món quà mà phải tiết kiệm tiền rất lâu. Mỗi tối trốn trong chăn nhắn tin cho người ta, cứ vừa nhắn vừa phải canh chừng, sợ bố mẹ phát hiện. Mỗi trang nhật kí khi ấy đều là những dòng tâm sự có vui có buồn dành cho người ấy.
11. Ngày ấy gặp nhau là hồng hai má, hiện tại gặp lại là đỏ hai mắt.
12. Tình yêu của khi ấy trong sáng, chân thành, bạn có thể vì người mình thích mà cẩn thận làm từ những việc nhỏ nhặt nhất. Những kỉ niệm tốt đẹp tới giờ vẫn lấp lánh như ánh sáng vậy.

Mối tình đầu trong bạn là gì? - Ảnh 3.

13. Mối tình đầu là bóng lưng bạn lén liếc nhìn mỗi giờ tới lớp, là cái chạm khẽ khi đi lướt qua nhau trên hành lang, là khi hai mắt vô tình nhìn về phía nhau, là câu hò reo khi biết người ấy cũng thích bạn, và là cái thở dài khi phải xa nhau...
14. Lần đầu tiên rung động khiến bạn vui vẻ, lần đầu tiên nắm tay khiến bạn ngượng ngùng, lần đầu tiên rơi nước mắt khiến bạn đau lòng... Người ấy đến rất nhẹ, nhưng lưu lại rất lâu.
15. Lần đầu tiên tôi nắm tay người ấy, người ấy không tránh ra, mà nắm lại tay tôi thật chặt. Khoảnh khắc ấy, tôi đã ước gì thời gian có thể ngừng trôi.
16. Tớ vốn cả thèm chóng chán, vậy mà lại thích cậu lâu như vậy.

Mối tình đầu trong bạn là gì? - Ảnh 4.

17. Tớ vẫn giữ một cái hộp, trong đó là tất cả những kỉ niệm chúng ta từng có: Những ngôi sao cậu gấp tặng, những mảnh giấy ta chuyền nhau trong lớp, bức thư tình ngây ngô, đôi ba quyển nhật kí cũ và cả bức ảnh chụp chung duy nhất hồi đi du lịch cùng lớp...
18. Em cũng từng hi vọng nhiều, nhưng cuối cùng lại chẳng có kết quả gì.
19. Đó là lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng tôi yêu một người theo một cách cố gắng như thế, ngây thơ như thế, và dũng cảm như thế.
20. Rõ ràng chỉ là thích, lại cứ ngỡ là yêu. Rõ ràng đã sớm xa, lại vẫn luôn nhớ mãi.

Theo Kênh 14

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.