Nghi thức cưới hỏi tại 3 miền Việt Nam
Nghi thức cũng như phong tục cưới hỏi được ông cha ta truyền lại từ bao đời nay, do đó chúng ta cần phải giữ gìn, tôn trọng và tiếp tục phát huy
PHONG TỤC HỎI CƯỚI TRUYỀN THỐNG ( PHẦN NGHI THỨC TẠI NHÀ):
Nghi thức cũng như phong tục cưới hỏi được ông cha ta truyền lại từ bao đời nay, do đó chúng ta cần phải giữ gìn, tôn trọng và tiếp tục phát huy.
Xem thêm:
Trung tâm tiệc cưới sài gòn
Đặt tiệc cưới
Lễ ăn hỏi là ngày mà đôi uyên ương siết chặt nhau, có nghĩa là hai bên đã là của nhau. Bên nhà trai công nhận có con dâu mới, bên nhà gái công nhận có rể thảo mới.
Theo phong tục cưới hỏi của người Việt Nam thì trong lễ ăn hỏi, gia đình chàng trai cần chuẩn bị những lễ vật sau:
– Khay trầu rượu có đủ nhạo và ly
– Hai hộp bánh
– Trái cây
– Lợn sữa quay và xôi gấc (không bắt buộc, nếu gia đình khá giả có thể thêm vào)
– Bánh xu xê (phu thê)
– Tiền nạp tài (tiền nát)
– Một cặp rượu
– Một cặp trà song hỉ
– Đôi đèn cầy hình long phụng
– Trầu cau theo yêu cầu nhà gái nhưng số lượng phải chẵn
– Nữ trang cho cô dâu (đôi bông nhất định phải có, ngoài ra có thể thêm dây chuyền, vòng, lắc, nhẫn đính hôn…)
Khi nhà trai mang lễ vật cưới hỏi đến nhà gái thì nhà gái sẽ đón mâm quả và dâng lễ vật nhà trai mang đến lên bàn thờ. Sau đó, bố mẹ nhà gái sẽ mời người họ nhà trai vào nhà để tiến hành nghi thức. Theo phong tục thì nhà trai sẽ đứng bên trái nhà thờ, còn nhà gái đứng bên phải. Nhà gái lần lượt giới thiệu các thành viên trong gia đình, sau đó đến lượt nhà trai giới thiệu. Kế đến vị chủ hôn ngỏ lời về việc mang lễ vật xin làm lễ đính hôn cho đôi trẻ. Nhà trai xin phép nhà gái cho cô dâu tương lai ra làm lễ ra mắt gia tiên với chú rể. Nhận lời, bố mẹ cho gọi con gái ra trình diện hai họ. Cô dâu tương lai bước ra kính người già trước, sau đó là bố mẹ.
Kế đến là nghi thức lên đèn. Đôi trẻ sẽ đứng trước bàn thờ gia tiên theo thứ tự nam tả nữ hữu nhưng chỉ có chú rể tương lai làm lễ. Làm lễ xong, chú rể xin phép đeo nhẫn đính hôn cho cô dâu. Mẹ chồng cũng tặng chút quà nhỏ kỷ niệm và đeo nữ trang cho cô dâu. Kế đó mẹ chú rể trao cho nhà gái tiền nạp tài.
Xong nghi thức đó, gia đình hai bên cùng ngồi nói chuyện, uống nước và cùng bàn bạc, dự định xem ngày đẹp để cử hành hôn lễ cho đôi trẻ. “Quả” sẽ được nhà gái chia lại mỗi thứ một ít lại cho nhà trai mà người ta thường gọi là “lại quả”. Phần còn lại, nhà gái đem biếu cho bà con hàng xóm, láng giềng gọi là “miếng trầu thơm”.
PHONG TỤC CƯỚI BẮC- TRUNG - NAM:
Miền Bắc
Ở các tỉnh, thành phố phía Bắc, các gia đình thường tổ chức lễ cưới theo 3 bước chính gồm dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu, một số nhà còn có lễ lại mặt, là hình thức hai vợ chồng trở về nhà gái cúng gia tiên sau khi lễ đón dâu đã hoàn tất. Người Bắc có tục thách cưới, nhà gái sẽ được yêu cầu nhà trai chuẩn bị những đồ lễ nhất định. Trong số đồ lễ của của người Bắc nhất định phải có trầu cau, bánh cốm.
Nghi thức cưới hỏi ở miền Bắc là nghiêm ngặt nhất trong số 3 miền, ngày giờ tốt phải được chọn kỹ lưỡng, các tráp ăn hỏi cũng phải chuẩn bị đầy đủ, phải là số lẻ và lễ ăn hỏi phải diễn ra trước đám cưới ít nhất một tuần tới 10 ngày. Trước kia, lễ ăn hỏi và lễ cưới không được diễn ra trong cùng một ngày, để hai nhà có thời gian chuẩn bị tiệc và mời khách chu đáo. Lễ đón dâu của người miền Bắc xưa có rất nhiều thủ tục, đi đầu đám rước phải là những người giàu sang, có địa vị trong dòng họ.
MiềnTrung
Người miền Trung, mà cụ thể là tại cố đô Huế có tục cưới xin đơn giản, tiết kiệm, trọng lễ nghi, không trọng tiền bạc. Người Huế cũng có các bước như dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu nhưng ý nghĩa có khác đôi chút so với miền Bắc. Để chuẩn bị cho đám hỏi, đám cưới, người Huế thường lên chùa nhờ các vị cao tăng xem ngày, giờ tốt. Sau khi đã chọn giờ ưng ý, hai bên thông gia sẽ thông báo cho nhau bằng một cuộc thăm hỏi (dạm ngõ) đơn giản. Thậm chí, tại nhiều vùng, việc dạm ngõ có thể do hai bạn trẻ đứng ra tiến hành nếu hai gia đình đã quen thân nhau từ trước.
Đám hỏi của người Huế được xem như buổi gặp mặt lớn của hai họ, không tổ chức rầm rộ. Đám cưới Huế có các lễ như xin giờ, nghinh hôn, bái tơ hồng, rước dâu diễn ra ở nhà gái, đón dâu, lễ gia tiên ở nhà trai. Người Huế không có tục thách cưới, lễ vật trong đám cưới có thể gồm trầu cau, rượu trà, nến, bánh phu thê. Ngoài ra, đám cưới ở Huế luôn có phù dâu, phù rể và hai đứa trẻ, một bé trai, một bé gái rước đèn đi trước.
Trong đêm tân hôn, đôi uyên ương phải làm lễ giao bôi hợp cẩn. Người Huế có tập tục để trong phòng tân hôn một khay lễ với 12 miếng trầu, đĩa muối, gừng và rượu giao bôi. Cặp vợ chồng mới cưới phải nhai hết 12 miếng trầu, tượng trưng cho 12 tháng hòa hợp trong năm, 12 năm hòa hợp tuần hoàn trong một giáp âm lịch. Việc ăn muối, ăn gừng mang màu sắc dân gian, biểu tượng nghĩa tình nồng thắm.
Lễ cưới ở Huế khá cầu kỳ về nghi thức, nhưng cũng rất đơn giản, không tổ chức ồn ào, khoa trương trong tất cả các nghi lễ. Đặc biệt, việc hợp tuổi hợp mệnh là vấn đề được quan tâm nhất trong lễ cưới tại Huế. Ví dụ, khi đi may áo cưới, áo dài, phải chọn ngày giờ tốt, người thợ may phải là người có cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc.
Miền Nam
Người dân phía Nam thường có lối suy nghĩ phóng khoáng, vì thế, nhưng phong tục cưới hỏi của họ cũng có phần thoải mái, giảm nhẹ hơn. Lễ cưới tại miền Nam vẫn có đủ 3 nghi thức là dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu. Nhưng không như miền Bắc, người miền Nam có thể bỏ qua lễ dạm ngõ mà tiến hành lễ ăn hỏi và đón dâu cùng một ngày nếu gia đình một trong hai nhà ở xa, đi lại vất vả. Khi gộp hai lễ này, tráp ăn hỏi và lễ vật cúng tổ tiên khi đón dâu sẽ được gộp lại.
Tuy nhiên, có một nghi lễ bắt buộc cần có trong đám cưới miền Nam, đó là lễ lên đèn. Nhà trai sẽ phải mang hai ngọn nến cỡ lớn đến nhà gái khi đón dâu. Khi tiến hành cúng gia tiên tại nhà gái, cô dâu và chú rể phải tự tay thắp nến để lên bàn thờ, đó giống như tuyên bố chính thức, gắn kết hai người bên nhau trọn đời.
Nhưng dù khác nhau về phong tục, quan niệm trong cưới hỏi, các gia đình đều mong muốn những phong tục đó sẽ đem đến cuộc sống hạnh phúc lâu bền cho đôi uyên ương và giúp cuộc sống sau này của họ được thuận buồm xuôi gió.
Ngày nay, do nếp sống đã thay đổi nên phong tục cưới hỏi ngày càng xa rời với nguyên gốc. Dân gian coi cưới xin là một trong ba việc lớn của đời người (sự nghiệp, làm nhà và cưới vợ). Do vậy, có một số gia đình tổ chức đám cưới quá xa hoa gây phản cảm cho xã hội. Ngược lại, một số gia đình muốn giữ nguyên tục lệ xưa, gây khó khăn cho các bạn trẻ quen với nếp sống tất bật vốn không đủ thời gian để làm rình rang. Vì vậy, tổ chức một đám hỏi đơn giản mà trang trọng mang nét thuần Việt vẫn là điều chúng ta muốn hướng đến.
PHONG TỤC HỎI CƯỚI TRUYỀN THỐNG ( PHẦN NGHI THỨC TẠI NHÀ):
Nghi thức cũng như phong tục cưới hỏi được ông cha ta truyền lại từ bao đời nay, do đó chúng ta cần phải giữ gìn, tôn trọng và tiếp tục phát huy.
Xem thêm:
Trung tâm tiệc cưới sài gòn
Đặt tiệc cưới
Lễ ăn hỏi là ngày mà đôi uyên ương siết chặt nhau, có nghĩa là hai bên đã là của nhau. Bên nhà trai công nhận có con dâu mới, bên nhà gái công nhận có rể thảo mới.
Theo phong tục cưới hỏi của người Việt Nam thì trong lễ ăn hỏi, gia đình chàng trai cần chuẩn bị những lễ vật sau:
– Khay trầu rượu có đủ nhạo và ly
– Hai hộp bánh
– Trái cây
– Lợn sữa quay và xôi gấc (không bắt buộc, nếu gia đình khá giả có thể thêm vào)
– Bánh xu xê (phu thê)
– Tiền nạp tài (tiền nát)
– Một cặp rượu
– Một cặp trà song hỉ
– Đôi đèn cầy hình long phụng
– Trầu cau theo yêu cầu nhà gái nhưng số lượng phải chẵn
– Nữ trang cho cô dâu (đôi bông nhất định phải có, ngoài ra có thể thêm dây chuyền, vòng, lắc, nhẫn đính hôn…)
Những lễ vật cưới hỏi mà nhà trai chuẩn bị rất chu đáo để đi ăn hỏi.
Khi nhà trai mang lễ vật cưới hỏi đến nhà gái thì nhà gái sẽ đón mâm quả và dâng lễ vật nhà trai mang đến lên bàn thờ. Sau đó, bố mẹ nhà gái sẽ mời người họ nhà trai vào nhà để tiến hành nghi thức. Theo phong tục thì nhà trai sẽ đứng bên trái nhà thờ, còn nhà gái đứng bên phải. Nhà gái lần lượt giới thiệu các thành viên trong gia đình, sau đó đến lượt nhà trai giới thiệu. Kế đến vị chủ hôn ngỏ lời về việc mang lễ vật xin làm lễ đính hôn cho đôi trẻ. Nhà trai xin phép nhà gái cho cô dâu tương lai ra làm lễ ra mắt gia tiên với chú rể. Nhận lời, bố mẹ cho gọi con gái ra trình diện hai họ. Cô dâu tương lai bước ra kính người già trước, sau đó là bố mẹ.
Những mâm quả và lễ vật mà nhà trai mang sang nhà gái được dâng lên bàn thờ.
Kế đến là nghi thức lên đèn. Đôi trẻ sẽ đứng trước bàn thờ gia tiên theo thứ tự nam tả nữ hữu nhưng chỉ có chú rể tương lai làm lễ. Làm lễ xong, chú rể xin phép đeo nhẫn đính hôn cho cô dâu. Mẹ chồng cũng tặng chút quà nhỏ kỷ niệm và đeo nữ trang cho cô dâu. Kế đó mẹ chú rể trao cho nhà gái tiền nạp tài.
Xong nghi thức đó, gia đình hai bên cùng ngồi nói chuyện, uống nước và cùng bàn bạc, dự định xem ngày đẹp để cử hành hôn lễ cho đôi trẻ. “Quả” sẽ được nhà gái chia lại mỗi thứ một ít lại cho nhà trai mà người ta thường gọi là “lại quả”. Phần còn lại, nhà gái đem biếu cho bà con hàng xóm, láng giềng gọi là “miếng trầu thơm”.
PHONG TỤC CƯỚI BẮC- TRUNG - NAM:
Miền Bắc
Ở các tỉnh, thành phố phía Bắc, các gia đình thường tổ chức lễ cưới theo 3 bước chính gồm dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu, một số nhà còn có lễ lại mặt, là hình thức hai vợ chồng trở về nhà gái cúng gia tiên sau khi lễ đón dâu đã hoàn tất. Người Bắc có tục thách cưới, nhà gái sẽ được yêu cầu nhà trai chuẩn bị những đồ lễ nhất định. Trong số đồ lễ của của người Bắc nhất định phải có trầu cau, bánh cốm.
Nghi thức cưới hỏi ở miền Bắc là nghiêm ngặt nhất trong số 3 miền, ngày giờ tốt phải được chọn kỹ lưỡng, các tráp ăn hỏi cũng phải chuẩn bị đầy đủ, phải là số lẻ và lễ ăn hỏi phải diễn ra trước đám cưới ít nhất một tuần tới 10 ngày. Trước kia, lễ ăn hỏi và lễ cưới không được diễn ra trong cùng một ngày, để hai nhà có thời gian chuẩn bị tiệc và mời khách chu đáo. Lễ đón dâu của người miền Bắc xưa có rất nhiều thủ tục, đi đầu đám rước phải là những người giàu sang, có địa vị trong dòng họ.
MiềnTrung
Người miền Trung, mà cụ thể là tại cố đô Huế có tục cưới xin đơn giản, tiết kiệm, trọng lễ nghi, không trọng tiền bạc. Người Huế cũng có các bước như dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu nhưng ý nghĩa có khác đôi chút so với miền Bắc. Để chuẩn bị cho đám hỏi, đám cưới, người Huế thường lên chùa nhờ các vị cao tăng xem ngày, giờ tốt. Sau khi đã chọn giờ ưng ý, hai bên thông gia sẽ thông báo cho nhau bằng một cuộc thăm hỏi (dạm ngõ) đơn giản. Thậm chí, tại nhiều vùng, việc dạm ngõ có thể do hai bạn trẻ đứng ra tiến hành nếu hai gia đình đã quen thân nhau từ trước.
Đám hỏi của người Huế được xem như buổi gặp mặt lớn của hai họ, không tổ chức rầm rộ. Đám cưới Huế có các lễ như xin giờ, nghinh hôn, bái tơ hồng, rước dâu diễn ra ở nhà gái, đón dâu, lễ gia tiên ở nhà trai. Người Huế không có tục thách cưới, lễ vật trong đám cưới có thể gồm trầu cau, rượu trà, nến, bánh phu thê. Ngoài ra, đám cưới ở Huế luôn có phù dâu, phù rể và hai đứa trẻ, một bé trai, một bé gái rước đèn đi trước.
Trong đêm tân hôn, đôi uyên ương phải làm lễ giao bôi hợp cẩn. Người Huế có tập tục để trong phòng tân hôn một khay lễ với 12 miếng trầu, đĩa muối, gừng và rượu giao bôi. Cặp vợ chồng mới cưới phải nhai hết 12 miếng trầu, tượng trưng cho 12 tháng hòa hợp trong năm, 12 năm hòa hợp tuần hoàn trong một giáp âm lịch. Việc ăn muối, ăn gừng mang màu sắc dân gian, biểu tượng nghĩa tình nồng thắm.
Lễ cưới ở Huế khá cầu kỳ về nghi thức, nhưng cũng rất đơn giản, không tổ chức ồn ào, khoa trương trong tất cả các nghi lễ. Đặc biệt, việc hợp tuổi hợp mệnh là vấn đề được quan tâm nhất trong lễ cưới tại Huế. Ví dụ, khi đi may áo cưới, áo dài, phải chọn ngày giờ tốt, người thợ may phải là người có cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc.
Miền Nam
Người dân phía Nam thường có lối suy nghĩ phóng khoáng, vì thế, nhưng phong tục cưới hỏi của họ cũng có phần thoải mái, giảm nhẹ hơn. Lễ cưới tại miền Nam vẫn có đủ 3 nghi thức là dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu. Nhưng không như miền Bắc, người miền Nam có thể bỏ qua lễ dạm ngõ mà tiến hành lễ ăn hỏi và đón dâu cùng một ngày nếu gia đình một trong hai nhà ở xa, đi lại vất vả. Khi gộp hai lễ này, tráp ăn hỏi và lễ vật cúng tổ tiên khi đón dâu sẽ được gộp lại.
Tuy nhiên, có một nghi lễ bắt buộc cần có trong đám cưới miền Nam, đó là lễ lên đèn. Nhà trai sẽ phải mang hai ngọn nến cỡ lớn đến nhà gái khi đón dâu. Khi tiến hành cúng gia tiên tại nhà gái, cô dâu và chú rể phải tự tay thắp nến để lên bàn thờ, đó giống như tuyên bố chính thức, gắn kết hai người bên nhau trọn đời.
Nhưng dù khác nhau về phong tục, quan niệm trong cưới hỏi, các gia đình đều mong muốn những phong tục đó sẽ đem đến cuộc sống hạnh phúc lâu bền cho đôi uyên ương và giúp cuộc sống sau này của họ được thuận buồm xuôi gió.
Ngày nay, do nếp sống đã thay đổi nên phong tục cưới hỏi ngày càng xa rời với nguyên gốc. Dân gian coi cưới xin là một trong ba việc lớn của đời người (sự nghiệp, làm nhà và cưới vợ). Do vậy, có một số gia đình tổ chức đám cưới quá xa hoa gây phản cảm cho xã hội. Ngược lại, một số gia đình muốn giữ nguyên tục lệ xưa, gây khó khăn cho các bạn trẻ quen với nếp sống tất bật vốn không đủ thời gian để làm rình rang. Vì vậy, tổ chức một đám hỏi đơn giản mà trang trọng mang nét thuần Việt vẫn là điều chúng ta muốn hướng đến.