Một số lưu ý sức khỏe phụ nữ khi mang thai
Khi mang thai sức khỏe của người phụ nữ là điều cần phải ưu tiên hàng đầu vì ngoài thai phụ còn có một sinh linh bé nhỏ chuẩn bị chào đời. Vì vậy sức khỏe của mẹ luôn phải ưu tiên hàng đầu trong những vấn đề phát sinh khi mang thai với vô vàn câu hỏi cũng như thắc mắc của những người sắp làm cha mẹ.
Dưới đây là những thắc mắc thường gặp của các mẹ bầu:
1) Làm thế nào để nâng cao sức khỏe khi mang thai?
Có rất nhiều cách để nâng cao sức khỏe nhưng tối ưu nhất vẫn là vận động đúng cách và dinh dưỡng hợp lý.
Vận động khiến máu huyết lưu thông, giúp lưu chuyển oxy và chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể, đồng thời thai nhi cũng được hưởng lợi từ việc mẹ hoạt động. Tuy nhiên lưu ý nên vận động nhẹ nhàng, không vận động mạnh hoặc đột ngột tránh làm ảnh hưởng tới thai nhi. Nên đi bộ nhẹ nhàng, quãng đường ngắn, chia ra làm nhiều lần.
Về dinh dưỡng nên chú ý ăn uống một cách khoa học theo sự phát triển của thai nhi như ăn đủ chất sắt và axitfolic trong ba tháng đầu mang thai, ba tháng giữa chú ý bổ sung đủ canxi, ba tháng cuối nên tăng cường về đạm.
2) Vậy ăn những món ăn nào để bổ sung sắt, axitfolic, canxi và đạm ?
Sắt chứa nhiều trong gan heo, tuy nhiên không nên ăn quá thường xuyên gan heo vì trong gan heo có tích tụ chất độc, chỉ nên ăn 1 tuần 1 lần. Axitfolic chứa nhiều trong rau xanh đậm, đậu phộng, gan lợn, các loại quả cam, quýt, chanh..v…v
Canxi có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, ghẹ, các loại hải sản và nhuyễn thể.
Đạm có nhiều trong các loại thịt, cá, trứng, sữa, các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.
3) Khi có thắc mắc cần giải đáp thì nên tìm thông tin ở đâu:
Trong ma trận thông tin hiện nay, tìm được một thông tin chính xác đôi khi là một việc khá khó với nhiều người. Bạn nên tham khảo thông tin từ bác sĩ, các trung tâm chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai, hoặc trung tâm tư vấn uy tín. Tránh nghe theo những thông tin đồn thổi từ dân gian mà không có căn cứ khoa học.
4) Làm thế nào để dễ sinh hơn:
Thư giãn là cách tốt giúp cho việc sinh nở được dễ dàng, hãy tập các bài tập thở để giúp thả lỏng cơ thể và đầu óc hoàn toàn thư giãn. Thở đúng cách trước khi sinh để không phải bỡ ngỡ khi cơn đau chuyển dạ ập tới. Đừng quá căng thẳng để khiến bản thân cảm thấy áp lực. Bà bầu nên thay đổi thường xuyên các tư thế đứng ngồi. Việc di chuyển và thay đổi như vậy không chỉ giúp các bà mẹ đỡ đau mà còn sinh nở được dễ dàng hơn.
Bổ sung nước đầy đủ, nên nhớ việc vượt cạn rất tổn hao sức lực và vô cùng nặng nhọc, đừng ngần ngại nhờ người lấy giúp nước khi thấy khát. Thường xuyên cung cấp nước để bù lại lượng mồ hôi đã tiết ra trong khi chuyển dạ. Đừng đến bệnh viện quá sớm. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về khoảng thời gian đến viện. Việc đến quá sớm không giải quyết được việc gì, thậm chí còn khiến bạn mệt mỏi và yếu sức hơn vì sự đông đúc, ồn ào và chật chội. Hãy nói chuyện trước với bác sĩ trước khi quyết định bất cứ việc gì.
Hãy đi bộ nhiều . Nghe có vẻ đơn giản nhưng lại có tác dụng rất tốt trước và trong quá trình sinh nở. Đi bộ sẽ giúp bạn thư giãn, bình tĩnh và làm giảm thời gian sinh nở. Vì thế hãy nên đi dạo thường xuyên trong thai kỳ nhé.
Dưới đây là những thắc mắc thường gặp của các mẹ bầu:
1) Làm thế nào để nâng cao sức khỏe khi mang thai?
Có rất nhiều cách để nâng cao sức khỏe nhưng tối ưu nhất vẫn là vận động đúng cách và dinh dưỡng hợp lý.
Vận động khiến máu huyết lưu thông, giúp lưu chuyển oxy và chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể, đồng thời thai nhi cũng được hưởng lợi từ việc mẹ hoạt động. Tuy nhiên lưu ý nên vận động nhẹ nhàng, không vận động mạnh hoặc đột ngột tránh làm ảnh hưởng tới thai nhi. Nên đi bộ nhẹ nhàng, quãng đường ngắn, chia ra làm nhiều lần.
Về dinh dưỡng nên chú ý ăn uống một cách khoa học theo sự phát triển của thai nhi như ăn đủ chất sắt và axitfolic trong ba tháng đầu mang thai, ba tháng giữa chú ý bổ sung đủ canxi, ba tháng cuối nên tăng cường về đạm.
2) Vậy ăn những món ăn nào để bổ sung sắt, axitfolic, canxi và đạm ?
Sắt chứa nhiều trong gan heo, tuy nhiên không nên ăn quá thường xuyên gan heo vì trong gan heo có tích tụ chất độc, chỉ nên ăn 1 tuần 1 lần. Axitfolic chứa nhiều trong rau xanh đậm, đậu phộng, gan lợn, các loại quả cam, quýt, chanh..v…v
Canxi có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, ghẹ, các loại hải sản và nhuyễn thể.
Đạm có nhiều trong các loại thịt, cá, trứng, sữa, các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.
3) Khi có thắc mắc cần giải đáp thì nên tìm thông tin ở đâu:
Trong ma trận thông tin hiện nay, tìm được một thông tin chính xác đôi khi là một việc khá khó với nhiều người. Bạn nên tham khảo thông tin từ bác sĩ, các trung tâm chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai, hoặc trung tâm tư vấn uy tín. Tránh nghe theo những thông tin đồn thổi từ dân gian mà không có căn cứ khoa học.
4) Làm thế nào để dễ sinh hơn:
Thư giãn là cách tốt giúp cho việc sinh nở được dễ dàng, hãy tập các bài tập thở để giúp thả lỏng cơ thể và đầu óc hoàn toàn thư giãn. Thở đúng cách trước khi sinh để không phải bỡ ngỡ khi cơn đau chuyển dạ ập tới. Đừng quá căng thẳng để khiến bản thân cảm thấy áp lực. Bà bầu nên thay đổi thường xuyên các tư thế đứng ngồi. Việc di chuyển và thay đổi như vậy không chỉ giúp các bà mẹ đỡ đau mà còn sinh nở được dễ dàng hơn.
Bổ sung nước đầy đủ, nên nhớ việc vượt cạn rất tổn hao sức lực và vô cùng nặng nhọc, đừng ngần ngại nhờ người lấy giúp nước khi thấy khát. Thường xuyên cung cấp nước để bù lại lượng mồ hôi đã tiết ra trong khi chuyển dạ. Đừng đến bệnh viện quá sớm. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về khoảng thời gian đến viện. Việc đến quá sớm không giải quyết được việc gì, thậm chí còn khiến bạn mệt mỏi và yếu sức hơn vì sự đông đúc, ồn ào và chật chội. Hãy nói chuyện trước với bác sĩ trước khi quyết định bất cứ việc gì.
Hãy đi bộ nhiều . Nghe có vẻ đơn giản nhưng lại có tác dụng rất tốt trước và trong quá trình sinh nở. Đi bộ sẽ giúp bạn thư giãn, bình tĩnh và làm giảm thời gian sinh nở. Vì thế hãy nên đi dạo thường xuyên trong thai kỳ nhé.
Theo Phụ nữ và Cuộc sống