Những dấu hiệu nguy hiểm cần chú ý khi mang thai
Khi mang thai cơ thể người mẹ có những thay đổi rất lớn kèm theo các triệu chứng bất thường. Để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé một cách tốt nhất thì các bà mẹ nên bổ sung kiến thức khi mang thai một cách đầy đủ để phát hiện kịp thời những biểu hiện lạ. Dưới đây là những biểu hiện khi mang thai có thể nguy hiểm cho thai phụ mà các mẹ bầu cần biết.
1. Ra huyết khi mang thai
Chảy máu khi mang thai là biểu hiện khá nguy hiểm dù ở giai đoạn nào của thai kỳ. Nếu bà bị ra quá nhiều máu, kèm theo đau bụng giống thời gian hành thì đó có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ.
Chảy máu và co thắt mạnh ở vùng bụng dưới còn là dấu hiệu sẩy thai. Xuất huyết ở giai đoạn thứ ba của thai kỳ kèm theo đau bụng có thể là triệu chứng của hiện tượng bong nhau non.
2. Nôn, ói nhiều hơn bình thường
Nôn ói khi mang thai là chuyện hết sức bình thường tuy nhiên nếu nôn ói quá nhiều thì vấn đề hoàn toàn khác. Lúc này bà mẹ có thể có nguy cơ thiếu dinh dưỡng và mất nước. Tình trạng này dễ gây ra những biến chứng như sinh non hay dị tật thai nhi.
3. Mức độ cử động của thai nhi giảm sút rõ rệt
Nếu thai nhi không cử động nhiều như trước, lý do có thể là bé không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng từ nhau thai.
Để kiểm tra thì bạn có thể uống một chút nước lạnh, hay ăn gì đó. Và nằm nghiêng để kiểm tra xem em bé có đang cử động không. Hoặc đếm số lần bé đạp bụng mẹ. Nếu trung bình 1 tiếng bé đạp 5 lần thì có thể xem là bình thường.
4. Xảy ra các cơn co thắt
Vì sự an toàn của cả mẹ và bé các mẹ đừng bao giờ chủ quan với các cơn co thắt. Ở giai đoạn 3 của thai kỳ, bất kỳ khi nào thấy xuất hiện các cơn có bóp hoặc chỉ có cảm giác như đang bị co bóp, bạn phải gặp bác sĩ ngay. Nếu có biến chứng thì các bác sĩ cũng sẽ có hướng xử trí kịp thời cho thai phụ.
5. Chảy nước ối khi mang thai
Khi ra nước ối khi mang thai thì các mẹ nên lập tức đến khám bác sỹ. Đây cũng là triệu chứng khá nguy hiểm có thể dẫn đến thiếu ối khiến thai nhi chậm tăng trưởng hoặc bị dị tật.
6. Chảy máu âm đạo kéo dài
Chảy máu âm đạo kéo dài là một dấu hiệu của bệnh nhau tiền đạo. Đây có thể là biến chứng của nghén khi mang thai, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho mẹ và cho thai nhi, gây cản trở lối ra của thai. Cần được kiểm soát kịp thời để tránh sinh non.
7. Thường xuyên khát nước và đi tiểu
Khi bà bầu thường xuyên khát nước, đi tiểu và cảm giác mệt mỏi thì đó có thể là dấu hiệu của bênh tiểu đường. Thường thì bà bầu sẽ không được uống thuốc điều trị tiểu đường, do đó, bác sỹ sẽ đề nghị thay đổi chế độ ăn uống khoa học hoặc tăng lượng insulin trong cơ thể.
8. Chảy máu âm đạo kèm chuột rút
Khi gặp triệu chứng này có thể bạn đã bị đứt nhau thai. Đây là hiện tượng nhau thai kéo ra ngoài thành tử cung, lấy đi oxy của bào thai. Trong trường hợp bị nhẹ, ngủ nghỉ là cần thiết, tuy nhiên trong trường hợp bị quá nặng (hơn một nửa nhau thai đã bị tách ra), cách hữu hiệu là phải sinh con sớm để cứu được tính mạng người mẹ.
9. Huyết áp cao
Bệnh nhiễm độc máu hoặc tiền sản giật sẽ khiến huyết áp bà mẹ tăng cao. Triệu chứng này thường xảy ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ với các biểu hiện như huyết áp cao, mờ mắt, đau đầu, đau dạ dày. Với các bào thai từ 37 tuần tuổi, bác sỹ sẽ chỉ định cho sinh sớm. Tuy nhiên nếu thai nhi còn quá non, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm huyết áp – loại thuốc này không hề tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.
1. Ra huyết khi mang thai
Chảy máu khi mang thai là biểu hiện khá nguy hiểm dù ở giai đoạn nào của thai kỳ. Nếu bà bị ra quá nhiều máu, kèm theo đau bụng giống thời gian hành thì đó có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ.
Chảy máu và co thắt mạnh ở vùng bụng dưới còn là dấu hiệu sẩy thai. Xuất huyết ở giai đoạn thứ ba của thai kỳ kèm theo đau bụng có thể là triệu chứng của hiện tượng bong nhau non.
2. Nôn, ói nhiều hơn bình thường
Nôn ói khi mang thai là chuyện hết sức bình thường tuy nhiên nếu nôn ói quá nhiều thì vấn đề hoàn toàn khác. Lúc này bà mẹ có thể có nguy cơ thiếu dinh dưỡng và mất nước. Tình trạng này dễ gây ra những biến chứng như sinh non hay dị tật thai nhi.
3. Mức độ cử động của thai nhi giảm sút rõ rệt
Nếu thai nhi không cử động nhiều như trước, lý do có thể là bé không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng từ nhau thai.
Để kiểm tra thì bạn có thể uống một chút nước lạnh, hay ăn gì đó. Và nằm nghiêng để kiểm tra xem em bé có đang cử động không. Hoặc đếm số lần bé đạp bụng mẹ. Nếu trung bình 1 tiếng bé đạp 5 lần thì có thể xem là bình thường.
4. Xảy ra các cơn co thắt
Vì sự an toàn của cả mẹ và bé các mẹ đừng bao giờ chủ quan với các cơn co thắt. Ở giai đoạn 3 của thai kỳ, bất kỳ khi nào thấy xuất hiện các cơn có bóp hoặc chỉ có cảm giác như đang bị co bóp, bạn phải gặp bác sĩ ngay. Nếu có biến chứng thì các bác sĩ cũng sẽ có hướng xử trí kịp thời cho thai phụ.
5. Chảy nước ối khi mang thai
Khi ra nước ối khi mang thai thì các mẹ nên lập tức đến khám bác sỹ. Đây cũng là triệu chứng khá nguy hiểm có thể dẫn đến thiếu ối khiến thai nhi chậm tăng trưởng hoặc bị dị tật.
6. Chảy máu âm đạo kéo dài
Chảy máu âm đạo kéo dài là một dấu hiệu của bệnh nhau tiền đạo. Đây có thể là biến chứng của nghén khi mang thai, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho mẹ và cho thai nhi, gây cản trở lối ra của thai. Cần được kiểm soát kịp thời để tránh sinh non.
Khi bà bầu thường xuyên khát nước, đi tiểu và cảm giác mệt mỏi thì đó có thể là dấu hiệu của bênh tiểu đường. Thường thì bà bầu sẽ không được uống thuốc điều trị tiểu đường, do đó, bác sỹ sẽ đề nghị thay đổi chế độ ăn uống khoa học hoặc tăng lượng insulin trong cơ thể.
8. Chảy máu âm đạo kèm chuột rút
Khi gặp triệu chứng này có thể bạn đã bị đứt nhau thai. Đây là hiện tượng nhau thai kéo ra ngoài thành tử cung, lấy đi oxy của bào thai. Trong trường hợp bị nhẹ, ngủ nghỉ là cần thiết, tuy nhiên trong trường hợp bị quá nặng (hơn một nửa nhau thai đã bị tách ra), cách hữu hiệu là phải sinh con sớm để cứu được tính mạng người mẹ.
9. Huyết áp cao
Bệnh nhiễm độc máu hoặc tiền sản giật sẽ khiến huyết áp bà mẹ tăng cao. Triệu chứng này thường xảy ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ với các biểu hiện như huyết áp cao, mờ mắt, đau đầu, đau dạ dày. Với các bào thai từ 37 tuần tuổi, bác sỹ sẽ chỉ định cho sinh sớm. Tuy nhiên nếu thai nhi còn quá non, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm huyết áp – loại thuốc này không hề tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Nguồn: Phụ nữ và cuộc sống