Latest Post

Việt Nam là đất nước có nền ẩm thực rất phong phú, mỗi địa phương lại có một món đặc trưng là du khách nào thưởng thức qua cũng không quên được.

Phở - Hà Nội
Phở là món ăn mà bạn không thể bỏ qua khi đặt chân đến Thủ đô. Đây là món ăn truyền thống của Việt Nam nên phở có mặt trên khắp cả nước, nhưng có lẽ chỉ ở Hà Nội bạn sẽ cảm nhận được đúng hương vị truyền thống của phở nhất.
Thịt trâu gác bếp - Hà Giang
Đến với Hà Giang, ngồi quây quần bên mâm cơm, lai rai vài miếng thịt trâu vừa lấy từ trên gác bếp xuống, nhấm nháp từng múi thịt thơm lừng, đậm đà còn nguyên mùi khói với vị cay của ớt, vị nồng của mắc khén… khiến ai từng đến đây sẽ muốn quay lại lần nữa để thưởng thức món ngon này
Thắng cố - Lào Cai
Lào Cai là vùng đất nổi tiếng với nhiều món ăn của người dân tộc. Nên nơi đây khá phong phú về món ăn để cho bạn lựa chọn và một trong những món ăn sẽ khiến cho bạn không thể nào quên trong hương vị ẩm thực của mình đó là món Thắng cố. Đây là món ăn đặc trưng truyền thống của người H'mông. Thịt nấu thắng cố được chế biến từ thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa và thịt lợn. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương, được cho vào chảo nước đun nhừ, có thể cho thêm các loại rau. Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó. Ngoài ra còn có vố số các món ăn độc đáo của những người bản địa nơi đây như là: Thịt lợn cắp nách của người Mông, thịt sấy “Khăng gai”, bánh ngô “Páu pó cừ”, rượu táo mèo Sa Pa...
Phở chua - Lạng Sơn
Phở chua được làm bởi bánh phở tươi thái nhỏ được trộn với các loại gia vị, thịt xá xíu, lạc rang giã nhỏ, trứng vịt lộn bổ tư và nước đủ (hay còn gọi nước sốt) cùng các loại gia vị khác. Món ăn này được chế biến khá cầu kỳ và hương vị chua ngòn ngọt, cay cay, bùi bùi.
Xôi chim Mường Thanh - Điện Biên
Nếu đến Mường Thanh (tỉnh Điện Biên) trong dịp tết, bạn sẽ được thưởng thức món xôi chim ngon tuyệt. Xôi chim được bày trên mâm có nắp đậy để giữ xôi luôn ấm và mềm. Sở dĩ xôi chim dẻo thơm bởi hạt nếp nương sau hai lần đồ bằng chõ gỗ và béo ngọt nhờ vị thịt chim câu mới ra ràng.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa
Tiết canh tôm - Bà Rịa - Vũng Tàu
Bà Rịa – Vũng Tàu là vùng đất vừa có núi rừng vừa có biển, nên đặc sản ở đây rất đa dạng bạn có nhiều lựa chọn cho mình khi đến đây. Nhưng có lẽ món ăn độc đáo nhất là món tiết canh tôm. Tiết canh tôm ăn là lạ, phần thịt tôm mềm lẫn với tiết tôm sừn sựt như rau câu, mằn mặn, ngòn ngọt. Hay được thưởng thức đặc sản ốc Vú Nàng của Côn Đảo cũng là một món ăn khó quên, ốc có thể nướng, luộc hoặc trộn gỏi đều ăn rất ngon.
Chả gà Tiểu Quan - Hưng Yên
Chả gà Tiểu Quan là món ăn nổi tiếng có xuất xứ từ thôn Tiểu Quan, huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Chả gà là một món ăn độc đáo, không thể ăn bỗ bã như các món khác mà cần phải nhấm nháp từng chút một để cảm nhận hương vị ngậy, ngọt, béo, thơm, cay… của chả.
Chè kho Nam Định
Chè kho Nam Định là một món ăn dân dã đặc sắc và được chế biến rất công phu. Chỉ bằng những hạt đỗ xanh nhỏ, lòng vàng, tơi bở và lượng đường vừa đủ, qua bàn tay khéo léo của người nấu, ta đã có những đĩa chè ngon. Chè khi nấu càng được quấy kỹ và đều tay thì thành phẩm sẽ càng ngon ngọt và để được lâu hơn.
Tu hài Quảng Ninh
Tu hài là một hải sản không quen thuộc và có nhiều như tôm, cua, sò, ốc,… nhưng nếu được một lần thưởng thức hương vị đặc trưng của món ngon miền biển này thì không thể nào quên được. Món tu hài hấp khai vị ăn vừa mát vừa thanh, vừa có có dư vị ngọt rất riêng. Thịt tu hài hấp giòn, quyện với mùi gia vị thơm nức.
Theo Khỏe và Đẹp

Những món ăn ngày tết của miền Trung cũng đa dạng và độc đáo không kém người miền Bắc.

Nói đến miền Trung là nói đến nét ẩm thực vô cùng đa dạng với rất nhiềumón ăn đặc trưng trong ngày tết, có thể kể đến như bánh tét, dưa muối, cơm trắng, giò heo hầm, cá đồng nấu ám, gà tiềm hạt sen, canh hoa kim châm nấu với miến, tôm, thịt ngâm nước mắm, nem chả, tôm rim với thịt heo kho tàu, cuốn ram, thịt heo luộc, thịt gà xé phay, măng khô xào lòng mề gà, rau củ quả và một số món ăn khác. Ngoài ra, nếu quay trở lại với yến tiệc của cung đình triều Nguyễn xưa thì Tết còn được tô điểm bởi đủ loại sơn hào hải vị có cách chế biến vô cùng tinh tế và bắt mắt.
Ngoài những món ăn kể trên thì một số vùng còn có các món cuốn đặc trưng như nem lụi cuốn bánh tráng, thịt luộc cuốn bánh tráng, thịt kho, cá kho, cá hấp cũng có thể cuốn chung với bánh tráng và rau sống... khiến ẩm thực ngày tết càng trở nên rất đa dạng.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa
Bánh tét
Nếu bánh chưng là đặc trưng của miền Bắc thì bánh tét là món ăn không thể thiếu với người miền Trung vào dịp tết. Mặc dù cũng được làm từ gạo, đậu, thịt... nhưng bánh tét lại được cuộn bằng lá chuối và dưới dạng hình trụ, thường được ăn kèm dưa muối, tạo nên nét khác biệt rất thú vị của vùng đất đầy nắng gió.
Bánh tổ
Bánh tổ có xuất xứ từ Quảng Nam, được làm từ đường đen, nếp hương, hạt mè và gừng. Mặc dù quá trình làm rất kỳ công nhưng vào ngày tết, gần như mọi gia đình xứ Quảng đều có bánh tổ. Nhìn bề ngoài bánh trông như một chiếc bát, được bọc bằng lớp lá chuối dày dặn, có thể xắt thành từng miếng dùng ngay hoặc nướng lên bếp hay rán với dầu đều được.
Nem chua
Nem chua là "mồi" ngon trong những bữa cơm đãi khách của người miền Trung vào dịp tết. Nem được làm từ thịt heo xay nhuyễn, sau đó tẩm ướp gia vị, có thể gói với lá ổi hoặc lá chùm ruột và để lên men trong vài ngày.
Bò kho mật mía
Bắp bò kho mật mía là món ăn được làm từ bắp bò, mật mía, có vị thơm, cay của gừng, sả, quế cùng một số gia vị khác. Đây cũng là món ăn nổi tiếng của người dân xứ Nghệ, có thể ăn kèm với cơm nóng hoặc chấm tương ớt.
Tôm chua
Tôm chua là món ăn đặc sản cửa xứ Huế, có vị chua ngọt và mùi thơm rất đặc trưng. Nếu ai đã từng ăn một lần thì chắc chắn khó có thể quên được hương vị của nó.
Dưa món
Nếu miền Bắc có dưa hành thì miền Trung có dưa món. Đây là món ăn dân dã và thường được ăn kèm với bánh tét. Dưa món được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như cà rốt, đu đủ, dưa leo, củ cải, củ kiệu...ngâm cho đến khi có vị chua mặn, giòn giòn là có thể ăn được.
Theo Khỏe và đẹp

Đi chùa đầu năm là một nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Khi đi lễ chùa, cần lưu ý một số điều sau.

Theo chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh, việc đến chùa đầu năm là truyền thống cao đẹp của dân tộc. Mỗi cá nhân khi đi chùa đầu năm đều chú ý cách hành lễ, sắm lễ và cách ăn mặc sao cho phù hợp chốn cửa phật nhằm thể hiện sự tôn kính, tấm lòng chân thành trước cửa Phật.
Việc tuân thủ trong sắm lễ, cũng như trong ăn mặc không chỉ được thực hiện khi đi chùa đầu năm mà bất kỳ dịp nào đến chùa mỗi người cũng phải lưu ý. Bởi cửa phật là chốn linh thiêng, chúng ta không được ăn mặc quá phản cảm, nói năng bỗ bã. Và tuyệt đối không nên đem đồ mặn đến chùa.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa
Cách sắp lễ
Chuyên gia phong thủy, Mai Văn Sinh cho hay, thực ra việc sắm lễ không có quy định nào chung cho tất cả mọi người. Tùy theo điều kiện cũng như hoàn cảnh của mỗi gia đình mà chúng ta có cách sắm lễ phù hợp. Tuy nhiên khi đến chùa, người hành lễ không nên mang theo những đồ mặn như thịt lợn, thịt trâu, thịt bò, giò, chả… Theo truyền thống chúng ta chỉ nên sắm các lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè…
Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.
- Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.
- Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.
Khi thắp hương
- Không để hương bị tắt trong khi đang sử dụng.
- Nếu là hương que: Chú ý phải cắm thẳng, không để nghiêng lệch. Nếu thấy đã có hương cháy, không cần thắp và cắm tiếp. Chỉ dùng một nén hương là được, không cắm hay thắp cả thẻ/gói hương.
- Với hương tháp: Phải đặt vào giữa đĩa hương hoặc lư hương.
- Hương vòng: Chú ý đặt thuận theo chiều kim đồng hồ.
- Không phải chỗ nào cũng cắm hương được. Chỉ cắm vào bát hương, nếu bát hương có hương rồi không cần cắm tiếp. Không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây, hay đồ lễ... Nhiều người cho rằng cắm hương vào đồ lễ của mình thì mới thiêng, Phật Thánh mới biết, là không đúng.
Về nghi lễ
- Cần lễ bái chư Phật, Thánh từ giữa trước, sau đó theo hướng từ phải sang trái.
- Khi bước vào nhà chính của đền, chùa, không được đi vào từ cửa giữa, mà phải đi vào từ hai cửa bên, đồng thời không được dẫm lên bậu cửa.
- Không được tùy ý làm ồn hoặc nói những lời bất kính đối với Phật, Thánh, cũng không được có thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật.
- Khi bước đi không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy.
- Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương. Tùy vào từng môn phái, có thể đứng/quỳ khi làm lễ nhưng cần phải lên trước.
Lấy lộc để ban thờ tại nhà
Nhiều người có thói quen mang các đồ ở đình chùa về đặt lên ban thờ nhà mình, là không nên. Đồ đã cúng rồi không thể cúng lại; hơn nữa nhiều đồ có chứa trường khí âm, ảnh hưởng xấu đến ban thờ.
- Chỉ cần đặt tiền vào hòm công đức, không cần lấy giấy công đức. Nếu có lấy cũng không nên mang đặt lên ban thờ nhà mình để báo công.
- Không lấy cành lộc mang về đặt lên ban thờ nhà mình. Cành lộc chứa nhiều trường khí âm, bất lợi cho gia tiên, thần linh tại gia.
- Có thể lấy lộc là bánh kẹo, bao diêm, bật lửa nhưng đều không mang về đặt lên ban thờ.
- Bùa, phù chú... đa phần có trường khí âm, không nên mang về nhà, càng không nên đặt lên ban thờ hay nhét vào ví. Đặt bùa chú vào ví, cũng như luôn mang một trường khí âm, hỗn loạn theo người, chỉ gây thêm bất lợi cho bản thân mà thôi.
Theo Khỏe và Đẹp

Một nghiên cứu chỉ ra rằng những người đàn ông quan tâm đến lợi ích của người khác hơn bản thân sẽ “ghi điểm” tốt hơn trong mắt phụ nữ ngày nay.

Hãy quên khái niệm “anh rất tốt nhưng em rất tiếc” đi. Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng những người đàn ông quan tâm đến lợi ích của người khác hơn bản thân sẽ “ghi điểm” tốt hơn trong mắt phụ nữ so với  những người đàn ông chỉ có vẻ bề ngoài.
phụ nữ hiện đại có còn thích trai đểu
"Trai đều" trước giờ vẫn được xem là thu hút phụ nữ hơn "trai tốt"
Trong nghiên cứu, hơn 200 phụ nữ đã được cho xem ảnh của những người đàn ông bên cạnh mô tả về công việc họ đã và đang làm như cứu một đứa trẻ, mua cà phê cho một người lang thang hay giúp đỡ một người già… một số mô tả khác là về những hành động tiêu cực. Sau đó họ sẽ cho biết mình muốn hẹn hò với người nào.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những người đàn ông rộng lượng sẽ được phụ nữ để ý hơn khi họ hướng đến một mối quan hệ lâu dài. Phụ nữ rất “hâm mộ” những người đàn ông dịu dàng, biết quan tâm chăm sóc, bởi họ nhận thấy những người này có xu hướng sẽ trở thành người chồng, người cha tốt.
Phụ nữ nói rằng họ thấy đàn ông cuốn hút hơn khi đang làm việc gì đó tử tế, rộng lượng hoặc dũng cảm, vị tha. Chẳng phải ngẫu nhiên khi các chị em luôn thấy “tiếc” cho những nhân vật nam phụ tốt bụng trong các bộ phim truyền hình, thậm chí họ còn nói rằng “nếu chị ấy (nữ chính) không thích anh thì để cho em”.
phụ nữ hiện đại có còn thích trai đểu
Những người đàn ông tử tế luôn cho phụ nữ cảm giác yên tâm và lâu dài hơn
Ngược lại, những người đàn ông ích kỉ chỉ được nhắm đến trong các mối quan hệ chớp nhoáng. Điều này có thể liên quan đến những tính cách khác mà những gã “trai đểu” có được, ví dụ như sự kiêu ngạo hay sự yêu bản thân có phần quyến rũ.
Theo Phunutoday

Mỗi miền ở Việt Nam đều có những món ăn Tết đặc trưng, không thể thiếu vào mỗi dịp xuân về.

1. Thịt đông
khám phá món tết khắp 3 miền đất nước
Ảnh: megafun
Không chỉ là món ăn ngày Tết, những ngày thường người miền Bắc cũng rất chuộng món ăn lạ miệng này. Thịt đông thường được nấu từ thịt lợn, chân giò, tai lợn hoặc thịt gà, mộc nhĩ. Thịt thường được làm nhạt cho dễ đông. Sau khi ninh, thịt được để nguội, múc vào bát và để tủ lạnh.
2. Canh bóng thập cẩm
khám phá món tết khắp 3 miền đất nước
 
Trong mâm cỗ Tết của người miền Bắc, canh bóng thập cẩm là một trong những món ăn không thể thiếu. Gồm nhiều thành phần như giò, mọc, súp lơ, trứng, thịt lợn, tôm nõn, nấm hương, bóng,… nhưng các thành phần đều kết hợp vừa phải khiến món ăn vẫn có hương vị thanh mát, ngọt không quá ngậy. Các nguyên liệu đều được chế biến riêng trước khi nấu chung, nên đây là một món ăn tương đối cầu kỳ.
3. Tôm chua Huế
khám phá món tết khắp 3 miền đất nước
 
Ai đó đi thăm xứ Huế, khi quay về chắc hẳn sẽ muốn mang một lọ tôm chua về làm quà. Không chỉ là món ăn truyền thống, tôm chua còn là một món ăn phổ biến trong ngày Tết ở Huế. Tôm sau khi rửa sạch được sơ chế lọc bỏ vỏ, đầu đuôi, sau đó ngâm với nước phèn chua, rồi tỏi, ớt, măng và để ngoài trời nắng vài ngày.
4. Bò kho mật mía
khám phá món tết khắp 3 miền đất nước
Ảnh: toinayangi.vn
Đây cũng là một món ăn độc đáo trong mâm cơm ngày Tết của người miền Trung hay dùng để đãi khách. Bò kho mật mía được làm từ bắp bò, thêm các gia vị như gừng, sả, quế, ớt tạo nên hương vị giòn ngọt tự nhiên.
5. Thịt kho tàu
khám phá món tết khắp 3 miền đất nước
 
Đến với miền Nam, chúng ta có món thịt kho tàu. Người dân Nam Bộ quan niệm, thịt kho tàu ngon ngọt, đậm đà với màu sắc tươi sáng là biểu tượng cho một năm mới sung túc, may mắn. Vì vậy đây là món không thể thiếu trong mỗi dịp tết. Thịt kho tàu được làm từ những miếng thịt ba chỉ chọn lựa kĩ càng, thái vuông, kho trên lửa nhỏ để khi ăn miếng thịt được ngọt và mọng nước. Người miền Nam thường kho thịt với trứng vịt, bát thịt kho bao giờ cũng vừa ngậy mùi cốt dừa, vừa có vị thơm ngọt của trứng.
6. Mướp đắng nhồi thịt.
khám phá món tết khắp 3 miền đất nước
 
Là một món ăn bổ dưỡng và thanh mát, mướp đắng nhồi thịt cũng rất được “chuộng” trong mâm cơm Tết miền Nam. Thịt băm nhồi khéo léo trong ruột mướp đắng, sau khi chế biến hòa quyện và át bớt đi vị đắng của mướp, khiến món ăn có vị thanh nhẹ, dịu thơm. Mướp đắng hay còn gọi là “khổ qua” được dùng trong mâm cơm ngày Tết với ý nghĩa mong muốn một năm mới thật nhẹ nhàng, đưa tiễn hết “khổ” của năm cũ.
Theo Phunutoday

Để tránh tình trạng ‘muối mặt’ vì con hư, thiếu lễ phép trong những ngày Tết trước các vị khách, bố mẹ cần lưu ý dạy con các câu nói cần thiết.

Trong không khí rạo rực chào đón xuân mới Bính Thân 2016, ông bố bà mẹ nào cũng muốn sắm sửa cho các bé yêu nhà mình những bộ đồ đẹp để diện Tết, những món ăn ngon để thưởng thức và những chuyến du xuân thật vui. Bên cạnh đó, một điều quan trọng không kém mà các bậc phụ huynh nên lưu ý chính là những quy tắc ứng xử cần dạy con ngày Tết. Để tránh tình trạng gặp phải những sự cố xấu hổ vì con chưa có cách cư xử đúng mực trước mặt khách, bố mẹ nên dạy con những câu nói cần thiết sau:
Câu chúc Tết
Rất nhiều trẻ khi đi chơi Tết, gặp người lớn chỉ biết nói câu chào mà không  biết phải chúc Tết như thế nào. Thực ra, nếu bố mẹ kiên nhẫn dạy con thì trẻ hoàn toàn có thể thực hiện được bởi đây là một kĩ năng giao tiếp cơ bản. Trẻ có xu hướng rụt rè, nhú nhát khi đối diện với người lạ nhưng nếu được bố mẹ động viên, khích lệ và hướng dẫn chuẩn bị câu chúc nhuần nhuyễn từ trước thì chuyện chúc tết sẽ trở nên đơn giản.
me
Bố mẹ có thể dạy con những câu chúc sẵn từ khi ở nhà để bé tập nhiều lần cho quen.
Bố mẹ có thể dạy con những câu chúc sẵn từ khi ở nhà để bé tập nhiều lần cho quen. Lời chúc nên ngắn gọn, súc tích hoặc có vần có điệu để trẻ dễ nhớ, dễ thuộc. Điều quan trọng là luôn cổ vũ, khích lệ trẻ bởi dù lời chúc của trẻ có ngượng nghịu, ngô nghê đến mấy thì người lớn vẫn luôn rất vui khi đón nhận tình cảm từ những cô bé, cậu bé trong sáng, ngây thơ.
Câu cảm ơn chân thành khi nhận lì xì
Cha mẹ cần giải thích ý nghĩa tốt đẹp của văn hóa lì xì ngày Tết, để con biết rằng mừng tuổi là để con hay ăn chóng lớn, gặp nhiều may mắn chứ không phải xem nặng vấn đề có bao nhiêu tiền trong phong bao lì xì. Cách tốt nhất là dạy con nói câu cảm ơn và cất bao lì xì vào túi, không khen chê tiền ít nhiều, không nghịch ngợm hay rút tiền ra xem ngay trước mặt người vừa mừng tuổi cho bé.
Câu nói lịch sự khi ngồi vào bàn ăn
Ăn uống và đi chơi là hai chuyện chính trong những ngày Tết. Bởi thế, cha mẹ không thể quên việc dạy con cách cư xử, giao tiếp lễ phép khi ngồi vào bàn ăn. Cần dạy bé cách mời mọi người dùng bữa trước khi bắt đầu ăn, cách nhờ vả lịch sự với người khác khi cần gắp hộ thức ăn, lấy thêm đũa, bát, khăn giấy,... Bên cạnh đó, nên hướng dẫn bé cả những tác phong như ngồi ý tứ, ăn uống nhẹ nhàng, nếu ho khi đang ăn phải quay ngay ra chỗ khác và lấy tay che miệng,...
Hầu hết ngày Tết, chủ nhà thường giữ khách lại để cùng ăn cơm với gia đình. Người lớn có thể nhâm nhi chén rượu hoặc uống cốc bia vui xuân, nhưng trẻ em vốn phản xạ theo tự nhiên, khi đã ăn no rồi, trẻ sẽ nhất quyết từ chối. Có trẻ sẽ quậy phá trong bữa cơm, có trẻ sẽ ngồi im nhìn mọi người bằng khuôn mặt khá phụng phịu.
Cách giải quyết tốt nhất cho tình huống này chính là bố mẹ chủ động mang theo trò chơi cho bé chơi hoặc cho con ra xem ti vi, ngồi đợi bố mẹ. 
Đối với trẻ ăn ngậm, ăn chậm hoặc lười ăn, bạn có thể cho con ăn ít, về nhà ăn tiếp. Không nên ép con ăn, nhất là khi mình là khách đến chơi.
Dạy con làm một người chủ nhà rộng lượng
Đầu tiên cần cho con học các ngôn từ lễ phép, những lời chúc đẹp và thích hợp. Con bạn có thể nói “Con chúc mọi người một năm mới tốt lành!” chứ không phù hợp với câu: “Chúc phát tài” hay "Cung chúc tân xuân". Bất kì ai gọi điện đến nhà hay khách tới nhà đều nhớ nói lời chúc.
Ngoài ra, bé cần học cách tiếp đãi khách như mang nước, bày đồ ăn … dựa vào trình độ năng lực của từng trẻ. Đối với trẻ có độ tuổi nhỏ cần chú trọng vào thái độ lễ phép hơn, khi khách hỏi cần trả lời trung thực, luôn mang vẻ mặt thái độ vui vẻ. Khi cha mẹ đang nói chuyện với khách không được xen ngang, nô đùa ầm ĩ, không được tranh luận hay bình phẩm với khách. Cha mẹ cần chú ý quan sát trẻ, kịp thời ngăn chặn những hành động không tốt của trẻ như chuyển chủ đề cho trẻ quên đi.
Cuối cùng là dạy trẻ cách lịch sự khi tiễn khách, thể hiện cảm tình như “cô chú lần sau lại tới nhà cháu chơi”… Cha mẹ cần chú ý không nhận xét sau khi khách đã về. Điều này khiến trẻ rất dễ học theo thói quen nói xấu sau lưng người khác.
Theo Khỏe và Đẹp

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.