Latest Post

Bài viết này sẽ cho các mẹ biết các dấu hiệu bé nhà mình sắp mọc răng và một vài cách giúp trẻ giảm bớt khó chịu trong giai đoạn này.

Khoảng từ tháng thứ 3 đến 12, răng của bé sẽ bắt đầu nhú lên và gây ra những khó chịu cho bé như ốm sốt, quấy khóc, trằn trọc vào ban đêm.
Khi em bé nhà bạn mọc chiếc răng đầu tiên, bạn có thể bị bất ngờ vì trẻ không có dấu hiệu nào trước đó. Nhưng sau đó, các dấu hiệu sẽ xuất hiện nhiều hơn như trẻ chảy nhiều dãi, tỉnh ngủ vào ban đêm và bị sốt cao. Việc phát hiện ra trẻ mọc răng và chăm sóc sức khỏe của trẻ giai đoạn này là rất quan trọng mà các mẹ cần thực hiện.

Khi nào trẻ bắt đầu mọc răng?

Hầu hết trẻ sơ sinh đều mọc răng trong vòng 7 tháng đầu tiên, trong khi đó một số trẻ nhú răng sữa ngay từ 3 tháng, hoặc có trẻ lại mọc răng muộn ở tháng thứ 12. 

Dấu hiệu trẻ mọc răng

Chảy nước dãi
Khi mọc răng, trẻ thường chảy rất nhiều dãi. Thời gian đó là vào khoảng tuần thứ 10 của trẻ. Nếu bạn thấy khăn hoặc áo của trẻ bị ướt bởi dãi quá nhiều, hãy lưu ý đến dấu hiệu này. 
me
Khi mọc răng, trẻ thường chảy rất nhiều dãi. 
Phát ban ở khu vực miệng
Trong giai đoạn mọc răng, lượng nhớt dãi chảy ra nhiều có thể khiến da miệng, cằm và thậm chí là cổ của trẻ bị nứt nẻ, mẩn đỏ. Để phòng ngừa phát ban, mẹ cần cho trẻ đeo khăn quàng cổ để thấm dãi đồng thời bôi phấn rôm và kem dưỡng ẩm của trẻ em nếu cần thiết để bảo vệ da.
Ho 
Trẻ có thể ho trong giai đoạn mọc răng và mẹ thường nhầm dấu hiệu này với dấu hiệu của cảm lạnh, cúm hoặc dị ứng. 
Cắn, nhay đồ vật
Trẻ cũng có xu hướng thích cắn và nhay đồ vật khi đang mọc răng do áp lực từ răng đâm qua nướu khiến bé cảm thấy khó chịu. Do đó, trong giai đoạn này, trẻ thường hay tìm bất cứ đồ vật gì ở gần chúng để đút vào miệng và nhay, cắn.
Khóc
me
Mọc răng đi kèm với sự khó chịu, sốt cao nên trẻ thường biểu lộ những khó chịu của chúng bằng cách khóc quấy, đặc biệt là vào ban đêm.
Mọc răng đi kèm với sự khó chịu, sốt cao nên trẻ thường biểu lộ những khó chịu của chúng bằng cách khóc quấy, đặc biệt là vào ban đêm.
Kéo tai, bứt má
Sự khó chịu trong giai đoạn mọc răng khiến trẻ muốn tìm cách giảm bớt sự khó chịu bằng cách động chạm vào những khu vực có nhiệt độ cao gần khu vực mọc răng như má và tai.

Cách giúp trẻ giảm bớt khó chịu trong giai đoạn mọc răng

Cho trẻ nhai
Khi đang mọc răng, trẻ cảm thấy rất khó chịu ở vùng lợi, hoặc ngứa lợi. Việc nhai gì đó có thể giúp trẻ giảm bớt khó chịu ở lợi hiệu quả.
Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý cho trẻ nhai hoặc ngậm các đồ vật không có chất độc và không có cạnh sắc nhọn khiến trẻ bị tổn thương trong khoang miệng. 
Cho trẻ uống nước lạnh
Một chút nước lạnh sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn khi lợi đang bị nóng ran và sưng nhức do mọc răng.
Đồ ăn mát
Tương tự như việc uống nước lạnh, mẹ cần cho con ăn các đồ nguội và mát để giảm cảm giác nóng và ngứa lợi trong khoang miệng trẻ trong thời kỳ trẻ mọc răng. Bên cạnh đó, hãy tránh cho trẻ ăn các đồ cay và thức ăn nóng, vừa nấu xong. 
Dùng thuốc giảm đau
Để giảm đau cho trẻ em, mẹ có thể dùng thuốc acetaminophen có chỉ định của bác sĩ. 
Giúp trẻ thư giãn hơn
Ngoài ra, để giúp con giảm đau răng mẹ cần kiên nhẫn với con hơn. Hãy hôn và vuốt ve con nhiều hơn hoặc ngủ với con để con có cảm giác an toàn và dễ chìm vào giấc ngủ. 
Một số chú ý khác:
Nếu trẻ bị chảy máu ở lợi, bạn không nên lo lắng quá. Đó chỉ là do tình trạng lợi bị tổn thương do sưng tấy và xước lợi. Bạn cần đắp khăn ướt lạnh vào khu vực lợi bị chảy máu và cho trẻ súc miệng.
Một số trẻ nhỏ có thể bị tiêu chảy và sốt nhẹ trong thời kỳ mọc răng. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt cao hơn 38 độ, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe khác mà bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa ngay. Tương tự với tiêu chảy. Nếu trẻ bị tiêu chảy liên tục và không thuyên giảm, bạn không nên chủ quan cho trẻ ở nhà mà không đi khám bệnh. Cuối cùng, trong giai đoạn trẻ mọc răng các mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm để không làm tổn thương lợi bị sưng tấy của trẻ.
Tuổi mọc răng
Em bé 6 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng sữa. Chiếc đầu tiên là răng cửa giữa, hàm dưới. Thời kỳ mọc răng của bé bắt đầu trong khoảng từ 5 đến 8 tháng tuổi . Không có mốc chuẩn cụ thể nào cho việc thời gian mọc răng của các bé, một số bé mọc sớm lúc 3-4 tháng , có bé mọc răng lúc 6 tháng, có bé 7 tháng và cũng có thể muộn hơn.
Việc mọc răng nhanh hay chậm vài tháng là điều bình thường. Thậm chí, có trẻ sinh ra đã có sẵn 1-2 chiếc răng rồi gọi là răng sơ sinh.
Giới hạn của tuổi mọc răng đầu tiên là từ lúc sinh tới 1 tuổi. Răng đầu tiên trung bình mọc vào 6- 8 tháng tuổi.
Hai răng cửa hàm dưới sẽ mọc đầu tiên, sau đó các răng khác sẽ tuần tự mọc.
Hai răng hàm thứ hai của hàm trên sẽ là những răng mọc cuối cùng. Răng thường mọc theo từng cặp. Ví dụ: răng nanh hàm dưới ở bên phải và bên trái sẽ mọc cùng lúc.
Răng hàm dưới thường mọc sớm hơn răng tương ứng ở hàm trên.
Bộ răng sữa gồm có tất cả 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới.
Chậm mọc răng không phải là một dấu hiệu bệnh lý, đó chỉ là một số trường hợp cá biệt. Nguyên nhân chậm mọc răng có thể do trẻ sinh non, thể trạng yếu, do chế độ ăn của bé chưa hợp lý. Nếu chậm mọc răng mà bé vẫn phát triển tốt về thể lực, lên cân đều, bò, ngồi, đứng đúng giai đoạn thì coi như bình thường. Nếu trẻ được 1 tuổi mà chưa thấy răng nào mọc thì phải coi là bất thường do thiếu dinh dưỡng, còi xương, cần cho trẻ ăn nhiều chất đạm, uống vitamin, đặc biệt là vitamin D.
Theo Khỏe & Đẹp

Đa phần các bậc cha mẹ thường hỏi "hôm nay con học thế nào" và nhận lại câu trả lời ngõ cụt.

Đa phần các bậc phụ huynh thường hay hỏi con "Hôm nay con học thế nào?", "Con được mấy điểm", "Con có nghe lời cô giáo không?". Câu trả lời của trẻ sẽ là "tốt", "cũng được ạ". Hỏi thế này chỉ khiến cuộc đối thoại trở nên buồn chán và đi vào ngõ cụt. Lâu dần sẽ làm thui chột khả năng cởi mở của trẻ trước bố mẹ và khiến bố mẹ không hiểu con, không kịp thời biết được những chuyện con gặp phải ở trường.
me
Đa phần các bậc phụ huynh thường hay hỏi con "Hôm nay con học thế nào?", "Con được mấy điểm", "Con có nghe lời cô giáo không?". 
Dưới đây là một danh sách các câu hỏi gợi ý cho cha mẹ để tăng khả năng giao tiếp với con mỗi ngày đi học về.
1. Trưa nay con ăn gì?
2. Hôm nay con có thấy bạn nào ngoáy mũi không?
3. Giờ giải lao hôm nay con chơi trò gì ngoài sân?
4. Kể cho mẹ nghe hôm nay con có gì vui nhất nào?
5. Có bạn nào ở trường làm việc gì tuyệt vời cho con không?
6. Con có làm việc tử tế nào cho các bạn không?
7. Hôm nay bạn nào khiến con vui và cười?
8. Hôm nay có thầy cô nào kể chuyện vui cho cả lớp nghe không? Nếu không thì các thầy cô làm gì?
9. Hôm nay con học được gì mới? Kể cho mẹ nghe nào?
10. Có bạn nào mang bữa trưa khác không? Bạn có món gì vậy?
11. Hôm nay có chuyện gì làm con thấy khó khăn?
12. Nếu lần này trường con tổ chức một cuộc thi, con muốn tổ chức thi gì nhất?
13. Hôm nay con thử cho điểm chính mình xem, từ 1 đến 10 nhé? Tại sao con lại cho mình điểm này?
14. Nếu cho con được làm giáo viên trong một ngày thì con muốn trở thành thầy cô nào? Vì sao thế?
15. Nếu ngày mai con được làm giáo viên thật thì con sẽ thích dạy cái gì? Vì sao?
16. Hôm nay có bạn nào ủn mông, viết bậy ra sách vở, quần áo của con không?
17. Có bạn nào con muốn kết bạn mà chưa làm? Vì sao thế?
18. Quy định nào quan trọng nhất cô giáo đề ra với lớp con?
19. Điều gì các con hay làm nhất trong giờ giải lao?
20. Có thầy/cô giáo nào khiến con nhớ đến ai đó mà con đã từng quen không? Quen thế nào?
21. Kể cho mẹ nghe xem hôm nay con học được từ bạn điều gì?
22. Nếu người hành tinh khác tới trường và bắt đi 3 bạn của con, thì con nghĩ họ sẽ bắt đi bạn nào? Vì sao thế?
23. Hôm nay con có làm được điều gì mà con cảm thấy hữu ích?
24. Hôm nay con có thấy tự hào về bản thân không?
25. Hôm nay cái luật nào của nhà trường làm con cảm thấy khó chịu?
26. Con muốn học cái gì trước khi kết thúc năm học?
27. Có bạn nào trong lớp thường xuyên trêu chọc, gây hấn với con không?
28. Nơi nào trong trường thích nhất?
29. Hôm nay có bạn nào ở lớp bị phạt không? Bạn ấy đã làm sai gì thế con?
30. Trò chơi nào hay môn học nào con muốn giỏi trong năm nay?

Bí kíp để trẻ tự giác học bài

Dạy con tự soạn sách vở khi bắt đầu đi học
Trẻ rất thích tự mình làm một vài việc. Vì thế ngay trong ngày đầu tiên của năm học lớp 1, các mẹ nên thống nhất với con sẽ để chúng tự soạn sách vở hàng ngày, và các mẹ chỉ cần giám sát, kiểm tra, nhắc nhở bé nếu bé soạn vở thiếu. Có thể ban đầu bé sẽ chưa nhớ, nhưng nhiều lần sẽ thành thói quen. Ngoài ra, do mới chập chững đi học nên các bé chưa biết hết các mặt chữ, nên mẹ có thể sáng tạo bằng cách cắt hình tròn các màu sắc để dán vào các môn cho bé ghi nhớ, ví dụ như màu vàng dán vào môn tiếng việt, màu xanh dán vào môn toán, màu đỏ vào tiếng Anh…Ban đầu, bé chỉ cần nhìn vào các màu, để biết mai học môn gì và tự cho sách vở vào cặp
 Khuyến khích trẻ bằng phần thưởng như “mặt cười” “ngôi sao”
Mỗi khi bé yêu của bạn hoàn thành một bài tập hay bài học nào đó, cha mẹ có thể khuyến khích cho bé bằng một phần thưởng tinh thần như tặng cho bé một mặt cười, hay một ngôi sao để bé dán lên bảng hay góc học tập. Ngoài ra mẹ có thể thưởng cho bé một món quà hữu ích nào đó như: một cuốn truyện tranh, một cuốn vở, một cái bút…khi bé đạt số mặt cười, ngôi sao theo quy định như 30 hay 50 cái.
Theo các chuyên gia, khi bé có mục tiêu cụ thể, việc học các môn sẽ trở nên nhẹ nhàng và việc nhận được những mặt cười, ngôi sao lên bảng hay góc học tập cũng sẽ là niềm yêu thích của các bé và bé có thể muốn khoe bảng thành tích này với ông bà, bạn bè…Khi bé đã đạt được số mặt cười theo quy định, tất cả lại quay trở về bảng trống để làm lại từ đầu. Chỉ sau vài tháng, khi bé đã hình thành thói quen, cha mẹ sẽ không cần thưởng nữa trẻ vẫn tự giác làm
Để con tự nghiệm ra hệ quả khi quên làm bài tập
Mặc dù mẹ có thể đăng ký thư điện tử và nhận được tin nhắn của cô giáo hằng ngày về bài tập trẻ cần làm ở nhà, nhưng lời khuyên dành cho cha mẹ là không cần phải nhắc nhở con, cũng không nên quá lo lắng khi con quên chưa làm bài tập và bị điểm kém. Việc cha mẹ cần làm là hãy dạy bé có thói quen tập trung lắng nghe lời thày cô dặn trên lớp, tự chép vào vở đầu bài và tự học khi về nhà. Sau vài lần quên làm bài tập và bị điểm kém, bé sẽ đi vào nề nếp ngay thôi
Kiểm tra bài tập của con đột xuất
Để bé không phụ thuộc vào cha mẹ, lời khuyên tốt nhất là các bạn nên để con tự giác làm bài và nộp cho giáo viên. Ngoài ra, mỗi tháng một lần, cha mẹ sẽ cùng bé xem lại toàn bộ sách vở của con học trong thời gian đó. Thấy con hổng kiến thức, làm sai bài chỗ nào, mẹ sẽ chỉ và dạy lại chỗ đó. Ngoài ra, để tăng thêm trí thông minh cho bé, cha mẹ có thể cùng con chơi vài trò luyện trí tuệ trước khi đi ngủ
Luôn kiên trì với con trẻ
Để có thể rèn luyện cho bé tính tự giác, đòi hỏi cha mẹ luôn phải kiên trì với con trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần phải thống nhất phương pháp dạy convà nhất quán trong cách cư xử với trẻ. Tránh không quát nạt, ép con khiến bé sợ việc học, thấy việc học là một hình phạt, cực hình. Hãy để con “chơi mà học, học mà chơi” sẽ giúp tinh thần trẻ luôn được thoải mái, tiếp thu bài vở sẽ hiệu quả hơn.
Theo Khỏe & Đẹp

Để có bát nước chấm ốc thơm ngon, hấp dẫn cũng cần có bí quyết!

Cách 1

Nguyên liệu:
me
Một bát nước chấm ốc ngon sẽ giúp cho món ốc luộc của bạn ngon hơn nhiều. 
- 2 thìa nước mắm ngon
- 1 thìa nước ấm
- 1 thìa nước cốt chanh
- 3 thìa đường
- Gừng, ớt, xả, rau mùi bằm nhỏ, quất tươi, lá chanh.
- Lấy một chiếc bát tô pha nước mắm, nước ấm và đường trộn đều bắc lên bếp đun sôi cho tan đường rồi để nguội. 
- Sau đó cho gừng, tỏi, ớt băm nhuyễn, nước cốt chanh vào trộn đều. 
- Tiếp đó rắc rau mùi, xả thái nhỏ lên trên và trộn đều. 
- Cho thêm vài lát ớt tươi và thêm lá chanh thái nhỏ. 
- Cắt đôi quất cho cả quả vào bát nước chấm, mùi tinh dầu quất sẽ làm nước chấm thơm đậm đà hơn.

Cách 2

Nguyên liệu:
me
Cách pha nước chấm ốc ngon không hề khó.
- 2 trái ớt
- 1 miếng gừng; 3 tép tỏi; 2 muỗng sả; 2 lá chanh thái nhỏ; 2 muỗng nước mắm; 3 muỗng nước lạnh; 1.5 muỗng dấm; 2.5 muỗng đường
Cách làm:
Bước 1: Cho tỏi, ớt, sả, gừng vào cối giã nhỏ.
Bước 2: Nước mắm, đường cho vào bát hòa trước, sau đó cho nước lạnh và dấm vào hòa chung.
Cuối cùng cho hết hỗn hợp tỏi ớt đã giã vào, hòa đều. Nêm lại cho vừa ăn là xong. Trước khi ăn cho lá chanh vào nhé!
me
Ốc giòn giòn nhúng vào bát nước chấm thơm ngon thật là tuyệt!
Ốc giòn giòn nhúng vào bát nước chấm thơm ngon thật là tuyệt!
Chúc các bạn thành công!
Theo Khỏe và Đẹp

Món ốc nấu chuối đậu giản dị nhưng sẽ đem lại cảm giác ngon miệng khi thưởng thức.

Cách 1

Nguyên liệu:
me
Ốc xào chuối đậu ăn nóng với bún hoặc cơm đều ngon.
- Ốc nhồi: 1kg
- Thịt ba chỉ: 200g
- Đậu phụ: 3 bìa
- Chuối xanh: 5 quả, chọn chuối tươi, vỏ màu xanh không có vết thâm
- Lá lốt, tía tô, hành lá,1 quả cà chua thái miếng cau, 1 củ nghệ cho có màu vàng nếu bạn thích.
- 1/2 bát con mẻ ngấu
- ½ muỗng mắm tôm
- Gia vị, dầu ăn, hành tỏi khô bóc vỏ băm nhỏ.
Cách làm:
Bước 1: Chuối xanh gọt vỏ, thái miếng vát mỏng hoặc con chì, ngâm vào nước muối hoặc nước mẻ pha loãng một lúc cho khỏi thâm.
Cho chuối vào nồi luộc sơ, vớt ra rổ để ráo.
Bước 2: Ốc nhồi mua về ngâm vào nước vo gạo cho ốc nhả bớt nhớt. Dùng dao chặt chôn ốc, cậy miệng rồi khều lấy ruột, dùng mũi dao gạt bỏ đường phân ở bên cạnh mình ốc. Cho một chút muối và dấm vào ốc bóp cho ốc tiết ra nhớt, rửa sạch, thái miếng nhỏ vừa phải rồi ướp với hành tỏi khô băm nhỏ cùng với gia vị.
Bước 3: Thịt ba chỉ thái con chì, hoặc miếng mỏng vừa phải ướp gia vị và hành khô băm nhỏ.- Đậu phụ cắt miếng vuông quân cờ hoặc thái con chì rán vàng đều.
Bước 4: Phi thơm hành tỏi, cho ốc vào xào chín rồi cho lại vào bát. Nghệ tươi giã nhỏ, lọc lấy nước.
Bước 5: Tiếp đến cho thịt ba chỉ vào chảo mỡ xào săn, cho cà chua, chuối vào xào cùng, nêm thêm chút gia vị rồi chế nước lọc mẻ trộn mắm tôm cùng với nước nghệ tươi nếu bạn thích món ăn có màu vàng, chế thêm nước vào sao cho ngập săm sắp thịt và chuối. Đun sôi, vặn nhỏ lửa đến khi thịt và chuối đã chín mới cho đậu rán vào đun thêm một lúc, tiếp đến cho ốc vào, nêm lại gia vị vừa ăn, đợi sôi trở lại cho rau thơm gồm hành lá, tía tô, lá lốt thái nhỏ vào trộn đều bắc xuống.
Ốc chín tới, giòn không bị dai.
Chuối và đậu chín mềm không bị nát, nước canh có độ sánh, vị ngọt đậm đà, vị chua dịu của mẻ quyện với mùi thơm của tía tô và lá lốt rất hấp dẫn. Ăn nóng với bún hoặc cơm đều ngon.

Cách 2

Nguyên liệu:
me
Món ăn này được rất nhiều người yêu thích.
- Ốc nhồi: 1 kg
- Đậu phụ: 2 bìa
- Thịt ba chỉ: 150gr
- Mẻ, nghệ, mắm tôm, hành lá, lá lốt, tía tô, cà chua, ớt.
Cách làm:
Ốc ngâm nước gạo cho nhả sach nhớt. Dùng dao đập đít ốc rồi khều lấy phần thịt ốc, rửa sạch lại với muối và ngâm với giấm trong 15 phút để ốc được trắng và giòn.
Ướp ốc với bột nghệ, mẻ, mắm tôm, tỏi ớt và ít hạt nêm.
Đậu phụ thái miếng vừa ăn, rán vàng.
Thị xắt mỏng.
Rang thịt đến khi cháy cạnh.
Chuối xanh tước vỏ, thái miếng, ngâm vào nước cốt chanh cho ra nhựa và để tránh cho chuối khỏi bị thâm.
Rán qua chuối.
Bước này giúp chuối khi nấu được bở mà không bị nát và khi ăn sẽ bùi hơn.
Cho ốc vào xào lăn rồi để riêng ra bát.
Phi thơm tỏi.
Cho cà chua vào xào mềm.
Thêm chuối cùng một ít bột nghệ và mẻ vào đảo đều.
Đổ nước xâm xấp mặt chuối. Nêm nếm gia vị vừa ăn.
Khi nồi chuối sôi trở lại bạn trút ốc, thịt vào nấu cùng.
Khi chuối chín bở, thịt ốc ngấm gia vị mới cho đậu vào.
Đun tiếp 5 phút cho hành, lá lốt, tía tô xắt nhỏ vào đảo đều. Nếu ăn cay thì các bạn cho thêm vài lát ớt vào nhé!
Lấy ốc nấu chuối đậu ra bát và dùng nóng với cơm.
Chúc các bạn thành công!
Theo Khỏe & Đẹp

Bắp bò hấp gừng là một trong những món ăn được nhiều người yêu thích. Cùng học cách chế biến món ngon này bạn nhé.

Cách 1

Nguyên liệu:
me
Món ngon này chế biến rất đơn giản.
- 300g thịt bò
- 1 nhánh gừng nhỏ
- vài cây sả
- nước mắm, đường, hạt nêm, muối, tiêu
- hành hương, ớt bột
Cách làm:
Thịt bắp bò thái khúc vuông vừa ăn
Gừng cạo vỏ, thái sợi, sả cắt khúc ngắn, chẻ sả làm đôi
Đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, đổ hành hương vào phi thơm, thêm gừng, sả vào xào tầm khoảng 2 phút.
Thêm thịt bò bắp vào, dùng đũa đảo đều, thêm ớt bột nếu bạn ăn cay.
Đậy kín nắp nồi, đun lửa nhỏ, nêm vào hai thìa nhỏ nước mắm, một thìa nhỏ đường, nửa thìa nhỏ hạt nêm, nửa thìa nhỏ muối
Đun lửa nhỏ đến khi thịt thấm gia vị, nếu cạn nước bạn châm thêm vào ít nước sôi, đun đến khi thịt bò mềm và nước hơi sệt.
Tắt bếp, rắc ít hạt tiêu lên bề mặt. Múc ra đĩa và dùng với cơm nóng. Thử ngay nhé!

Cách 2

Nguyên liệu:
me
Bắp bò hấp gừng ngon ngất ngây.
400gr thịt bò bắp hay bò nạm
1 nhánh gừng nhỏ
1 củ hành tím
Nước mắm, hạt tiêu, bột nêm, muối và dầu ăn
1 thìa cà phê nước màu kho thịt.
Cách làm:
Bước 1:
Thịt bò rửa sạch, thái quân cờ, ướp với 1 thìa cà phê muối trong khoảng 1 tiếng cho ngấm. Nếu không có thời gian bạn có thể ướp khoảng 30 phút cũng được.
Gừng cạo vỏ, thái sợi. Hành tím thái mỏng.
Bước 2:
Làm nóng 2 thìa cà phê dầu ăn trong nồi, phi thơm hành tím rồi đổ tiếp gừng vào xào đều cho gừng mềm và thơm.
Nhanh tay đổ thịt bò vào xào với gừng cho thịt được thấm.
Bước 3:
Thịt bò chín tái, bạn châm thêm nước lạnh ngập mặt thịt bò; nấu sôi rồi nêm thêm với bột nêm, nước mắm. Nếu thích thịt bò có màu đậm đẹp, bạn thêm vào 1 thìa cà phê nước đường màu cho đẹp, nếu không thích có thể bỏ qua.
Đun hơn 1 giờ đồng hồ, gừng dẻo quoánh lại, thử miếng thịt mềm là được.
Múc ra dĩa rắc hạt tiêu lên bề mặt thịt. Nếu không có thời gian đun lâu, bạn có thể hầm thịt bò bằng nồi áp suất, vừa nhanh lại tiện lợi.
Chúc các bạn thành công!
Theo Khỏe và Đẹp

Da bị tàn nhang sẽ làm bạn mất tự tin hơn trong giao tiếp rất nhiều đấy!

Trị tàn nhang bằng dầu thầu dầu
trị tàn nhang
Dầu thầu dầu là một cách khác để điều trị những nốt tàn nhang tại nhà.
Dầu thầu dầu là một cách khác để điều trị những nốt tàn nhang tại nhà vì nó có thể cân bằng sắc tố da và giúp tàn nhang hoàn toàn biến mất. Trước khi đi ngủ, thoa dầu thầu dầu trên vùng da bị tàn nhang và sáng hôm sau hãy lau bằng khăn giấy mềm, sau đó chỉ rửa sạch da với nước ấm.
Mặt nạ quả đào 
trị tàn nhang
Trị tàn nhang và trẻ hóa làn da bạn sẽ phát huy hiệu quả nhờ dưỡng chất và vitamin từ trái đào thấm sâu và nuôi dưỡng da từ bên trong.
Bạn lấy một trái đào gọt sạch bỏ vỏ, xay nhuyễn trộn cùng một muỗng yogurt thành hỗn hợp. Rửa sạch mặt sau đó đắp hỗn hợp này lên da khi da còn ẩm trong 20 phút, rồi rửa lại bằng nước mát. Tác dụng trị tàn nhang và trẻ hóa làn da bạn sẽ phát huy hiệu quả nhờ dưỡng chất và vitamin từ trái đào thấm sâu và nuôi dưỡng da từ bên trong.
Trị nám tàn nhang tại nhà bằng rau má
trị tàn nhang
Công thức trị tàn nhang tại nhà bằng rau má mỗi tuần 3 lần và kết hợp uống nước ép rau má thường xuyên, tàn nhang không những mờ đi từng ngày mà da còn trắng sáng lên, không lo bị mụn.
Ngoài tác dụng thanh nhiệt cho cơ thể và giải độc khi gan nóng, chữa mụn nhọt, rau má còn có thể trị nám da và tàn nhang, do chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho làn da bị nám. Rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy 1 nắm rau má rửa sạch rồi cắt nhỏ bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, rồi đắp khắp mặt trong 15 -20 phút.

Thực hiện công thức trị tàn nhang tại nhà bằng rau má mỗi tuần 3 lần và kết hợp uống nước ép rau má thường xuyên, tàn nhang không những mờ đi từng ngày mà da còn trắng sáng lên, không lo bị mụn.
Theo Khỏe và Đẹp

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.