Latest Post

Một điều mà không nhà lịch sử nào phản bác chính là chính sách cai trị độc ác và tàn bạo của Tần Thủy Hoàng.

Tần Thủy Hoàng (tiếng Trung Quốc: 秦始皇)(259 TCN – 210 TCN) [1][2], tên thật là Doanh Chính (嬴政), còn có tên khác là Triệu Chính (趙政), là vua của nước Tần ở Trung Quốc từ năm 246 TCN đến 221 TCN trong thời kỳ Chiến Quốc và trở thành vị Hoàng đế sáng lập ra nhà Tần, đồng thời là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất vào năm 221 trước Công nguyên sau khi tiêu diệt các nước chư hầu khác. Ông cai trị cho đến khi qua đời vào năm 210 trước Công nguyên ở tuổi 49.
Tự gọi mình là Thủy Hoàng Đế (始皇帝) sau khi Trung Quốc được thống nhất, Tần Thủy Hoàng là một nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, mở ra gần hai thiên niên kỷ của hoàng gia cai trị Trung Quốc. Sau khi thống nhất, ông và thừa tướng Lý Tư đã thông qua một loạt các cải cách lớn về kinh tế và chính trị. Ông đã tiến hành nhiều dự án khổng lồ, bao gồm việc xây dựng và hợp nhất các bộ phận của Vạn Lý Trường Thành, lăng mộ kích thước thành phố nổi tiếng được bảo vệ bởi đội quân đất nung có kích thước thật, và một hệ thống đường quốc gia lớn, với cái giá của rất nhiều mạng người. Để đảm bảo sự ổn định, ông đặt ra ngoài vòng pháp luật và đốt cháy nhiều cuốn sách và chôn sống một số học giả. Tương truyền ông là người tinh thông ngũ hành,từng nhiều lần dùng phép ngũ hành nhấn chìm các nước đối thủ,làm động đất thiệt hại cho Triệu quốc.
Nhắc đến tính cách hung bạo và tàn ác chẳng mấy ai quên được Tần Thủy Hoàng, vị vua đầu tiên của Trung Quốc. Vào năm 221 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng đã thống nhất đất nước, thành lập chế độ tập quyền về mặt chính trị thống nhất từ trung ương, xây dựng nền quân chủ chuyên chế.
Tan-thuy-hoang-phunutoday-vn
Tần Thuỷ Hoàng. Hình minh họa.
Ông đã có công tiêu diệt các nước chư hầu Thời Chiến Quốc, thống nhất Trung Hoa lập nên một đế quốc rộng lớn. Tuy nhiên, ông cũng được xem là bạo chúa vì chính sách cai trị hà khắc và tàn bạo của mình.
Một điều mà không nhà lịch sử nào phản bác chính là chính sách cai trị độc ác và tàn bạo của Tần Thủy Hoàng. Mặc dù, cuộc cách mạng tàn độc này đã giúp thống nhất Trung Hoa nhưng đây vẫn là một dấu lặng đau lòng trong lịch sử Trung Hoa.
Suốt chiều dài lịch sử cai trị của Tần Thủy Hoảng chính sách độc tôn duy trì chính là sự tàn bạo, đa nghi, xem mạng người như cỏ rác. Tần Thủy Hoàng cai trị một cách độc tài, không chú trọng đến nhân đức, ân nghĩa, trong một thời gian dài không tha tội cho ai, không để ý đến giáo hóa hoặc tuyên truyền cho dân thấu hiểu.
Vốn nghĩ mình là con trời nên Tần Thủy Hoàng luôn thể hiện tính tình gàn dở tự đắc, muốn gì được nấy, tự cho rằng từ xưa đến nay không ai bằng mình. Một trong những quyết định của Tần Thủy Hoàng khiến nhiều văn sĩ đầu rơi máu đổ là chính sáchđốt kinh thi, kinh thư, sách vở trong vòng 30 ngày, truy lùng các học sĩ.
Ông từng ra lệnh chôn sống 460 người ở Hàm Dương vì không cùng quan điểm chính trị. Ngoài ra, một trong những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử là Lã Bất Vi (người được cho là cha ruột của Tần Thủy Hoàng) đã bị chính vị hôn quân này giết chết.
Vì muốn trường sinh bất tử, vị vua này còn sai biết bao người đi tìm thuốc tiên, thần dược. Tần Thủy Hoàng có lẽ là vị vua duy nhất sợ cái chết đến mức điên dại.Quá trình này đã khiến biết bao người dân vô tội bị chết để thỏa mãn cho sở thích quái đản của vị vua này. Lúc còn sống cho xây lăng mộ gồm 3 tầng, trên cùng là ngoại cung, tiếp theo là nội cung và sau cùng là tẩm cung, nằm ở phía Bắc núi Ly Sơn thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây.
Rất nhiều binh sĩ, thợ thuyền được điều động đến để xây lăng mộ cho vị hoàng đế này. Dã man hơn, sau khi thợ chôn cất châu báu, để tránh bị lộ ra ngoài, vị vua này đã sai đóng đường hầm, chôn sống những người thợ ở đây với mục đích biến họ trở thành thần giữ của cho Tần Thủy Hoàng.
Năm 211 TCN, một thiên thạch được cho là rơi xuống Đông Quận (东郡) ở chỗ thấp của sông Hoàng Hà. Trên thiên thạch có người ghi dòng chữ "Thủy Hoàng chết thì đất bị chia." [52] Khi Thủy Hoàng biết được, ông đã phái người đi điều tra. Không ai nhận là người đã viết dòng chữ nên tất cả những người sống gần đó đều bị giết. Tảng thiên thạch sau đó bị đốt cháy và nghiền thành bột [12].
Sau đó, Thủy Hoàng đi kinh lý phía đông, Tả Thừa tướng Lý Tư đi theo, Hữu Thừa tướng Khứ Tật ở nhà. Hồ Hợi, con nhỏ của Thủy Hoàng, được nhà vua yêu mến xin đi theo, vua bằng lòng.
Sau khi tế vua Hạ Vũ ở Cối Kê, Tần Thủy Hoàng trở về kinh. Trên đường trở về phía tây đến bến Bình Nguyên thì bị bệnh.
Thủy Hoàng ghét người ta nói đến việc chết, cho nên quần thần không ai dám nói với nhà vua về việc chuẩn bị cho việc ông qua đời. Khi bệnh càng nặng, nhà vua viết thư đóng dấu của vua gửi đến công tử Phù Tô nói: "Con về Hàm Dương với đám tang, và chôn cất ta ở đấy." Bức thư đã niêm phong ở trong phủ trung xa thuộc quyền Triệu Cao. Bức thư có dấu của nhà vua làm tin chưa giao cho sứ giả, thì Thủy Hoàng qua đời ở Bình Đài (平台), thuộc đất Sa Khâu (沙丘), là nơi cách khoảng hai tháng đi bằng đường bộ cách kinh thành Hàm Dương vào ngày 10 tháng 9 năm 210 TCN theo lịch Julius [22][22][53][54]. Sử liệu phương Tây cho rằng ông chết do uống phải thuốc thủy ngân do các ngự y chế ra[55] mà những viên thuốc này vốn được làm nhằm mục đích giúp cho Tần Thủy Hoàng bất tử [55].
Thừa tướng Lý Tư thấy nhà vua mất ở xa kinh đô nên đã trở thành vô cùng lo lắng rằng tin tức về cái chết của Thủy Hoàng có thể kích hoạt một cuộc nổi dậy lớn trong toàn đế chế [22], bèn giấu kín điều đó, không báo tang, chở quan tài trong một cỗ xe mát, cho một hoạn quan được vua yêu ngồi trong xe, đến đâu thì dâng thức ăn, trăm quan vẫn tâu việc như thường [22]. Viên hoạn quan ở trong xe nghe lời tâu, liền bảo: "Được!". Chỉ có Hồ Hợi, Triệu Cao và một vài hoạn quan thân tín của nhà vua, tất cả có năm sáu người biết là nhà vua đã chết [22].
Xe đi từ Tỉnh Hình đến Cửu Nguyên. Gặp lúc trời nắng, chiếc xe mát phát ra mùi thối, đòng tùy tùng sai các quan đi theo chở trên xe một thạch cá muối để đánh lẫn mùi thối [22]. Đi theo đường thẳng đến Hàm Dương mới báo tang.
Tổng cộng, ông ở ngôi được 35 năm, trong đó 24 năm là làm vua nước Tần từ năm 246 TCN đến năm 222 TCN, và 11 năm làm hoàng đế của đế chế Tần từ năm 221 TCN đến năm 210 TCN.

So với Tào Tháo và Lưu Bị, Tôn Quyền được đánh giá là nhà quân phiệt thành công và nắm giữ nhiều "kỷ lục" nhất.

Tôn Quyền (Trung văn giản thể: 孙权; Trung văn phồn thể: 孫權; bính âm: Sūn Quán; 5 tháng 7 182 – 21 tháng 5 252), tức Ngô Thái Tổ (吴太祖) hay Ngô Đại Đế (吴大帝), tên tự là Trọng Mưu (仲謀), là người Phú Xuân, Ngô Quận (nay là Phú Dương, Chiết Giang). Ông là vị quân chủ đầu tiên của nước Ngô thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Tôn Quyền là con trai thứ hai của Tôn Kiên, thủ lĩnh quân phiệt ở Giang Đông, em trai của Tôn Sách. Ông sinh năm 182.
Cuối đời Đông Hán, cha anh Tôn Quyền lần lượt chiếm cứ 6 quận Giang Đông làm căn cứ kình chống nhau giữa các phe phái quân phiệt. Năm 196, khi Tôn Quyền được 15 tuổi được anh cho cai quản ở đất Dương Di[1], giúp sức cho Tôn Sách chiếm cứ Giang Đông. Năm 200, Tôn Sách qua đời, con là Tôn Thiệu chưa ra đời nên Tôn Sách giao cho Tôn Quyền kế tập cai trị Giang Đông. Trước khi mất, Tôn Sách dặn Tôn Quyền rằng:
"Việc trong không quyết được thì hỏi Trương Chiêu, việc ngoài không quyết được thì hỏi Chu Du"
Tôn Quyền mới 18 tuổi đã nối chức vụ của anh mình, trở thành người thống trị tối cao ở Giang Đông. Do Tôn Quyền có tài, lại chú ý đoàn kết lực lượng các phe, nên nhanh chóng giành được uy vọng, khiến cục thế Đông Ngô ổn định trong thời hỗn loạn.
Trong 3 nhà quân phiệt kiệt xuất nhất thời đại Tam Quốc - Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền, thì Quyền là nhân vật sở hữu nhiều "kỷ lục" nhất.
Tôn Trọng Mưu sống thọ nhất so với Tào Tháo, Lưu Bị, ông mất năm 71 tuổi; có thời gian cầm quyền Đông Ngô dài nhất, tới 52 năm và là ông vua duy nhất trong hơn 300 vị quân vương của lịch sử Trung Quốc được gọi là "thiên cổ đại đế".
Sở dĩ có danh xưng như vậy, bởi sau khi qua đời năm 252, Tôn Quyền được truy phong thụy hiệu Ngô thái tổ Đại hoàng đế. Ông là "Đại hoàng đế" duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.
ton-quyen-phunutoday-vn
Tôn Quyền.
Tôn Quyền kế thừa cơ nghiệp của cha và anh, trấn thủ Giang Nam. Ông là người giỏi mưu lược, biết thay đổi theo thời cuộc, nhờ vậy mà thành bá chủ một phương.
Sử gia Trần Thọ - tác giả "Tam Quốc Chí" đánh giá về ông - "Mưu lược, tài năng như Câu Tiễn, là người kiệt xuất".
Tôn Quyền là nhà chiến lược tài ba, có năng lực vượt trội được thể hiện ở nhiều lĩnh vực: nắm đại quyền chính trị, quân sự, bành trướng lãnh thổ, phát triển kinh tế.
Năm 213, Tào Tháo xua quân Nam hạ đánh Ngô. "Tam Quốc Chí - Thục thư" và "Ngô lịch" đều chép - "(Tào Tháo) nhìn quân đội của Quyền, thầm than mà rút lui". Đó chính là chiến dịch Nhu Tu Khẩu mà Tôn Quyền buộc Tào Tháo lui quân "không kèn không trống".
Một đối thủ lớn khác của Tôn Quyền là Gia Cát Lượng cũng đề cao ông trong "Long Trung đối sách" - "Tôn Quyền chiếm cứ Giang Đông đã qua 3 đời. Dân giàu nước mạnh, hiền tài vô số".
Chính quyền Tôn Ngô dưới sự thống trị của Tôn Quyền có khả năng hùng cứ Giang Đông, đỉnh lập cùng Ngụy, Thục, bên cạnh yếu tố "địa lợi" - Bắc có sông lớn, Tây có núi hiểm, thì quan trọng nhất là "nhân hòa".
Tôn gia từ thời khởi nghiệp đã quán triệt chính sách lôi kéo hiền tài. Tôn Sách lúc lâm chung từng nói với Tôn Quyền - "Việc điều binh khiển tướng, tranh đoạt thiên hạ thì khanh không bằng ta.
Nhưng trọng dụng hiền tài, thu phục nhân tâm, bảo vệ Giang Đông thì ta không bằng khanh".
Vũ khí chiến lược
Các học giả hiện đại thừa nhận, tài dụng nhân chính là vũ khí "tất thắng" của Tôn Quyền.
Danh tướng Lữ Mông vốn dĩ chỉ là một "sĩ quan quèn". Một lần Tôn Quyền duyệt binh, trông thấy Lữ Mông chỉ huy một nhóm lính "bộ pháp chỉnh tề, tinh thần phấn chấn". Quyền rất hài lòng, bèn phá cách đề bạt Lữ Mông.
Về sau, Lữ Mông trở thành đại tướng anh dũng thiện chiến, vang danh thiên hạ với chiến dịch tập kích "bạch y độ giang" đánh bại Quan Vũ, đoạt lại Kinh Châu về cho Đông Ngô.
Năm 221, khi Lưu Bị huy động lực lượng toàn quốc tấn công Đông Ngô, Tôn Quyền phái Gia Cát Cẩn sang Thục cầu hòa.
Có người cho rằng Gia Cát Cẩn - anh trai Gia Cát Lượng - chắc chắn sẽ "một đi không trở lại", chỉ có Tôn Quyền nói - "Ta và Tử Du (Gia Cát Cẩn) có lời thề sinh tử. Tử Du không phụ ta, ta cũng không phụ Tử Du".
Quả nhiên, Gia Cát Cẩn là người công tư phân minh, sau khi thực hiện nhiệm vụ ngoại giao đã trở về phụng mệnh.
Danh tướng Lục Tốn của Ngô ban đầu cũng chỉ là một thư sinh, không có công tích gì. Sau khi đại quân Thục - Ngô khai chiến, được Lữ Mông tiến cử, Tôn Quyền lập tức giao đại quyền vào tay Tốn.
Không phụ sự kỳ vọng của Quyền, Lục Tốn đã đánh tan quân Lưu Bị trong trận Di Lăng.
Cũng nhờ sự phá cách trong phương pháp dùng người của Tôn Quyền, mà thời kỳ cai trị của ông được đánh giá là "nhân tài như mây", không rơi vào tình trạng người tài không có đất dụng võ như Thục Hán giai đoạn suy vong.
Đặc biệt, Tôn Quyền được đánh giá là biết cách thể hiện sự tín nhiệm đối với các thống soái của mình, điển hình là việc trao toàn quyền vào tay Chu Du trong đại chiến Xích Bích, hay Lữ Mông trong chiến dịch Kinh Châu và Lục Tốn ở trận Di Lăng.
Trong những trận này, Tôn Quyền đều không cần đích thân thống lĩnh đại quân ra trận.
Sách lược khôn ngoan hoàn thành đế nghiệp
Tôn Quyền chắc chắn là nhân vật có hùng tâm tráng chí, và ông đã từng bước thực hiện "mộng đế vương" của mình một cách khôn ngoan.
Ban đầu, khi quần thần khuyên Tôn Quyền xưng đế ở Giang Đông, ông đã nhiều lần thoái thác.
Nguyên nhân bởi đương thời Tào Tháo sở hữu lực lượng quân đội với quân số hàng triệu người, giương cao khẩu hiệu "phò tá Thiên tử hiệu lệnh chư hầu".
Trong khi đó, Lưu Bị cũng dựa vào danh nghĩa "Hoàng thúc" để dựng cờ "quang phục Hán thất". Cả Tào Tháo và Lưu Bị khi đó đều sở hữu ưu thế chính trị lớn hơn Tôn Quyền.
Quyền tự biết bản thân không "danh chính ngôn thuận", cho nên đã hết sức ẩn nhẫn, không hề lộ ra ý đồ chính trị của mình.
Mãi tới năm 229, khi cả Tào Tháo và Lưu Bị đã qua đời, cục diện chính trị tại Đông Ngô ổn định, Tôn Quyền có được "điều kiện vẹn toàn", ông mới đăng cơ xưng đế.
Thời đại cai trị của Tôn Quyền được đánh giá là "thành công", khi ông phát triển mạnh mẽ kinh tế Đông Ngô và mở rộng quan hệ ngoại giao với khu vực xung quanh.
Các đội thuyền của Ngô từng tới Philippines, Ấn Độ, Ả Rập... mở rộng phạm vi giao thương, giúp Ngô duy trì vị thế "đỉnh lập" khi thường xuyên phải đối đầu quân sự với Thục và Ngụy.
Đáng tiếc, khi về già, Tôn Quyền bị mất đi sự "hùng tài vĩ lược" của mình. Ông trở nên đa nghi, thất chí, khiến mâu thuẫn nội bộ triều Ngô diễn biến phức tạp.
Sau khi Tôn Quyền mất, Đông Ngô rơi vào thời kỳ đen tối bởi những cuộc thanh trừng triều đình đẫm máu, kết cục khiến nước này không thoát khỏi họa diệt vong.

Nói đến người đẹp Tam Quốc, hẳn ai cũng sẽ nghĩ đến Điêu Thuyền. Nhưng nhiều giai thoại chỉ ra rằng, xứng đáng với 2 chữ “đệ nhất” này lại là một mỹ nữ bí ẩn tên Tiết Linh Vân.

Thân phận bí ẩn của mỹ nữ Tam Quốc
Theo trang mạng Quang Minh (Trung Quốc), Tiết Linh Vân sinh ra ở nơi Thường Sơn (nay thuộc Chiết Giang – Trung Quốc). Cha bà là Tiết Ngiệp, mẹ mang họ Trần, người thôn Đinh Trường.
Nơi đây vốn hẻo lánh, lại nghèo khó, ban đêm phụ nữ trong thôn thường phải tập trung lại một chỗ nhóm lửa để xua tan sợ hãi.
Mặc dù lớn lên trong cảnh túng thiếu, nhưng năm mười bảy tuổi, Linh Vân đã sở hữu nhan sắc nức tiếng gần xa, hảo hán trong vùng đều đem lòng ái mộ.
Năm Hàm Hi, Cốc Tập nhậm chức Thái thú Thường Sơn. Từ khi mới đến, vị Thái thú này đã chú ý đến mỹ nữ có gia cảnh bần hàn nhưng xinh đẹp nức tiếng thôn Đình Trường.
Cũng trong năm đó, Ngụy Văn đế Tào Phi tuyển phi tần nhập cung, Cốc Tập đã để Tiết Vân Linh đi ứng tuyển.
Khi dã biệt phụ mẫu, Linh Vân khóc ướt vạt áo. Cho tới lúc lên kiệu, nước mắt nàng rơi đầy chậu ngọc, sau hóa thành màu đỏ như máu.
Mô tả ảnh.
Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Tiết Linh Vân được tái hiện qua tranh nghệ thuật.
Nhan sắc đệ nhất thiên hạ khiến Ngụy Văn đế si mê
Để đón người đẹp, Văn đế Tào Phi đã cất công chuẩn bị mười chiếc xe chạm khắc đá quý, chất đầy đá quý. Bò kéo xe cũng là hàng cống phẩm, cổ đeo lục lạp, thanh âm vang khắp cả núi rừng.
Ven đường, nơi đoàn xe đi qua còn được đốt đá diệp hương. Loại đá này xếp tầng, hình dáng như một đám mây, khi đốt sẽ tỏa ra một loại khói thơm, có thể phòng nhiều bệnh, cũng là đồ cống phẩm thượng hạng.
Tương truyền rằng, trên đường Tiết Linh Vân về kinh, khói từ loại đá này đốt lên bay cao hơn mười dặm, rất lâu không tắt. Xe đi đến đâu, bụi che mờ trăng sao tới đó.
Hoàng đế thậm chí còn xây đài cao hơn ba mươi trượng, xếp hàng dài dưới đài để cắm nến. Cảnh tượng vô cùng huy hoàng tráng lệ, nhìn từ xa giống như tinh tú trên bầu trời rơi xuống mặt đất.
Theo phong thủy, cái thế đốt lửa dưới đài, “thổ thượng xuất kim” mang rất nhiều hàm ý.
Lửa giống như Hán vương, đất giống như Ngụy vương, cái thế “lửa chiếu lên đài” như báo trước điềm Hán vong, Ngụy hưng. Nhưng “Thổ thượng xuất kim” cũng là phép ẩn dụ cho việc Ngụy vong, Tấn hưng.
Khi Tiết Linh Vân còn cách kinh thành mười dặm, Văn đế Tào Phi đã đích thân xa giá tới nơi đón mỹ nhân. Xa xa thấy đoàn xe, Hoàng đế chỉ thở dài mà cảm thán:
“Cổ nhân vẫn nói: ‘Triệu vi hành vân, mộ vi hành vũ, nay phi vân phi mưa, phi triêu phi mộ’ (ý nói cảnh tượng lúc Linh Vân xuất hiện vô cùng huyền ảo, không mây không mưa, không phải sáng, cũng chẳng phải tối).
Bởi vậy, sau khi Linh Vân nhập cung, Văn Đế liền đổi tên cho nàng thành “Dạ Lai” có nghĩa là đêm đến.  Loài hoa mang tên Dạ Lai (tên gọi khác của hoa thiên lý) cũng từ điển cố này mà ra.
Vừa mới nhập cung, Linh Vân đã trở thành sủng phi của Hoàng đế.
Khi ấy, ngoại quốc có dâng tặng một chiếc trâm long phượng trân châu rất nặng, Văn Đế thương Linh Vân thân thể yếu đuối liền thương tiếc mà nói: “Minh châu, phỉ thúy cũng đã chẳng nhẹ, huống chi là trâm long phụng nặng như vậy.”
Tiết Linh Vân còn có biệt tài thêu thùa khâu vá. Dù ban đêm không cần đốt đèn, nàng vẫn có thể may y phục không lệch một đường kim mũi chỉ. Hoàng đế vì sủng ái nên chỉ mặc những y phục do chính tay nàng làm nên.
Cũng từ đó, Tiết Linh Vân được mệnh danh là “Trâm thần” của Văn đế.
Mô tả ảnh.
Tương truyền sắc đẹp của bà đã khiến Văn đế Tào Phi mê mẩn.
Những giai thoại, ghi chép còn lưu lại
Năm Hoàng Sơ thứ bảy, Ngụy Văn đế Tào Phi đổ bệnh qua đời, Tiết Linh Vân cũng từ đó không rõ tung tích. Về sau, dân gian lưu truyền lại rằng Văn đế có hai phi tần được ví như thần tiên. Đó là Chân phi “Lạc thần” và Tiết Linh Vân “Trâm thần”.
Tiết Linh Vân không được nhắc tới trong chính sử, mà chỉ xuất hiện trong một vài bộ dã sử như “Thập di ký”, “Thái bình nghiễm ký”, “Diễm dị biên”…
“Thập di ký” ghi lại: Tiết Linh Vân đau lòng vì dã biệt cha mẹ, nước mắt rơi xuống chậu ngọc liền hóa thành màu đỏ. Cho tới khi nàng đến kinh sư, nước mắt đã ngưng lại như máu. Hậu thế vì thế nên gọi đó là “hồng lệ”.
Sau này, hai chữ “hồng lệ” trở thành một điển cố thông dụng trong dân gian. Nhựa nến đỏ chảy xuống cũng được gọi là “hồng lệ”.
Sau này, một giai thoại tương tự cũng xuất hiện trong dân gian. Tương truyền rằng, nàng Dương Ngọc Hoàn khi được vời vào cung đã “khóc hết nước mắt, lệ kết thành hồng băng”.
Một thi sĩ thời Thanh tên Mạo Hạc Đình trong cuốn “Thái thanh di sự thi” lại viết: “Thái bình hồ bạn thái bình nhai, nam cốc xuân thâm táng dạ lai. Nhân thị khuynh thành tính khuynh quốc, đinh hương hoa phát nhất đê hồi.”
Hai chữ “Dạ Lai” trong “Táng dạ lai” cũng là chỉ Tiết Linh Vân, vì đây là tên Văn Đế ban cho nàng.
Trong hồi thứ sáu mươi bốn của Hồng Lâu Mộng cũng có cảnh: “Đại Ngọc cho Bảo Thoa chọn lấy mấy cây trâm đến xem. Một cái thì khắc hình giai nhân, một cái lại khắc thơ ca. Mọi người đều lấy làm thú vị, chờ xem Bảo Thoa chọn cây nào.
Thoa rút lấy một cây, khắc hình Tiết Linh Vân, phía sau có đề thơ ca ngợi lòng lương thiện của mỹ nữ này, cười nói ‘Đã là ‘thiện đề’, ngoại trừ Lâm muội ra còn có ai?”, ý so sánh Lâm Đại Ngọc lương thiện như Tiết Linh Vân.
Tiết Linh Vân rốt cuộc là nhân vật lịch sử có thật, hay chỉ là một mỹ nhân hư cấu do trí tưởng tượng của thời đại? Cho đến hôm nay, ẩn số về người được truyền tụng là đệ nhất mỹ nhân Tam Quốc này vẫn là một điều chưa ai lý giải được.
Theo Khỏe & Đẹp

Đông Phương Bất Bại là một nhân vật rất đặc biệt trong tiểu thuyết Tiếu Ngạo Giang Hồ của nhà văn Kim Dung.

Đông Phương Bất Bại (東方不敗 - Dongfang Bubai) là một nhân vật trong tiểu thuyết kiếm hiệp Tiếu ngạo giang hồ của nhà văn Trung Quốc Kim Dung. Đông Phương Bất Bại là một nhân vật đồng tính do luyện môn Quỳ Hoa bảo điển, giáo chủ của Nhật Nguyệt thần giáo và là một đối thủ mà giáo chủ tiền nhiệm Nhậm Ngã Hành rất kính phục. Đông Phương Bất Bại có một mối tình đặc biệt với chàng trai Dương Liên Đình, cũng chính là nguyên nhân khiến Đông Phương Bất Bại bị Nhậm Ngã Hành cướp lại ngôi giáo chủ. Đông Phương Bất Bại nổi tiếng với môn võ công Quỳ Hoa bảo điển.
Trong bộ tiểu thuyết kiếm hiệp kinh điển mang tên " Tiếu Ngạo Giang Hồ ", nhà văn Kim Dung đã từ miêu tả về nhân vật Đông Phương Bất Bại như sau:
"Không chỉ ham danh tước địa vị giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo, Đông Phương còn muốn võ lâm biết tới mình với danh xưng Võ Lâm Độc Tôn, Thiên Hạ Bất Bại...
Nắm bắt được tà tâm này của y, giáo chủ Nhật Nguyệt Nhậm Ngã Hành đã lừa cho Đông Phương luyện tập bộ võ công 'Quỳ Hoa Bảo Điển'.
Khiến Đông Phương tuy có được võ công thượng thừa khi luyện xong, nhưng cái giá phải trả là tự cung, cả đời không còn được sống với danh nghĩa đại trượng phu được nữa".
Tiếp đến, qua ngòi bút tài hoa của mình, nhà văn Kim Dung đã miêu tả tiếp sự biến đổi cả về lối sống lẫn tâm tính của Đông Phương Bất Bại như:
Tính khí của người này dần bị nữ hóa, sau khi bắt nhốt được Nhậm Ngã Hành và chiếm được ngôi vị giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo, Đông Phương Bất Bại đã tự trang trí lại căn phòng chính của giáo phái thành một tẩm cung (Loại cung đình dành cho Vương phi hoặc Hoàng hậu thời đó).
dong-phuong-phunutoday-vn
Nhân vật Đông Phương Bất Bại (năm 1996) do nam diễn viên Lỗ Chấn Thuận thủ vai.
Thức tế, trong tiểu thuyết, ì Đông Phương Bất Bại luyện Quỳ Hoa bảo điển nên việc đầu tiên là phải "dẫn đao tự cung" (tự thiến bộ phận sinh dục của mình). Do đó, Đông Phương Bất bại dù có võ công tuyệt thế nhưng lại bị trở thành con người ái nam. Đông Phương Bất Bại sống một mình trong tẩm cung (như một hoàng hậu), yêu thương một gã đàn ông đẹp trai lực lưỡng tên là Dương Liên Đình. Vì yêu Dương Liên Đình, Đông Phương Bất Bại đã giao toàn bộ quyền hành giáo phái cho anh ta, và nghe lời anh ta tàn sát đồng môn khiến cho giáo phái bị chia rẽ.
Khi nhóm người Nhậm Ngã Hành, Lệnh Hồ Xung, Nhậm Doanh Doanh cùng Hướng Vấn Thiên tấn công Đông Phương Bất Bại đã bắt được Dương Liên Đình và sử dụng anh ta để khống chế Đông Phương Bất Bại, vì trên thực tế cả bốn người cộng lại đều không bằng Đông Phương Bất Bại. Nhờ đó, Nhậm Ngã Hành đã đánh Đông Phương Bất Bại trọng thương. Trước khi chết, Đông Phương Bất Bại đã hạ mình cầu xin Nhậm Ngã Hành tha mạng và chăm sóc cho Dương Liên Đình. Bị Nhậm Ngã Hành từ chối và giết chết Dương Liên Đình, Đông Phương Bất Bại đã nổi giận dùng kim châm đâm mù mắt phải Nhậm Ngã Hành trước khi bị Nhậm Ngã Hành giết chết.
Theo Khỏe & Đẹp

Ngô Dụng có túc trí đa mưu, về tài mưu lược quân sự có thể ngang hàng Gia Cát Lượng và được Tiều Cái và Tống Giang trọng dụng.

Ngô Dụng (吴用) tự Học Cứu (学究) hay còn gọi là Trí Đa Tinh (智多星) là một trong 36 Thiên Cang Tinh của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc trong tiểu thuyết Thủy hử. Đứng thứ 3 sau Tống Giang và Lư Tuấn Nghĩa.
Ngô Dụng xuất thân là thầy dạy học có quen biết khá thân với Tiều Cái. Một hôm ông nằm mộng thấy bảy vì sao lớn, đoán có điềm lành nên tới tìm Tiều Cái đến nơi thì lại gặp Lưu Đường, sau này còn rủ thêm được Nguyễn Thị Tam Hùng, Bạch Thắng và Công Tôn Thắng cùng tổ chức cướp lễ vật mừng thọ thái sư rồi trốn lên Lương Sơn Bạc. Ông là một trong những viên gạch đầu tiên tạo ra Lương Sơn bạc sau này.
ngo-dung-phunutoday-vn
Ngô Dụng.
Ngô Dụng có túc trí đa mưu, về tài mưu lược quân sự có thể ngang hàng Gia Cát Lượng và được Tiều Cái và Tống Giang trọng dụng. Trong cuộc Nam chinh đánh Phương Lạp, Ngô Dụng bày mưu hiến kế, lập được nhiều công trạng, được trao chức Thừa tuyên sứ quận Vũ Thắng. Khi nghe tin Tống Giang và Lý Quỳ đã chết, (Tổng Giang ngu trung biết rượu có độc vẫn uống, còn bắt cả Lý Quỳ uống vì sợ Lý Quỳ sẽ trả thù triều đình) Ngô Dụng và Hoa Vinh đem xác hai người an táng tại đầm Lục Nhi ngoài thành Sở Châu, nơi có ao đầm ngòi rạch mênh mông, tùng bách rậm rạp xanh tươi, địa thế rồng cuộn hổ ngồi, núi non nhấp nhô uốn lượn, sườn núi đá xếp như bậc thềm, một nơi trông rất giống Lương Sơn Bạc. Đây chính là một trong những hình ảnh xúc động nhất trong Thuỷ Hử.
Rồi ông cùng Hoa Vinh treo cổ tự vẫn tại đây. Cái chết của Ngô Dụng đầy bi phẫn bởi theo nhiều người thì cái chết đã khép lại cả một thiên tiểu thuyết và nó diễn tả sự cô đơn của một trong những thủ lĩnh cuối cùng của Lương Sơn Bạc.
Theo Khỏe & Đẹp

Bạn hãy ăn cá đều đặn hàng tuần bởi những lợi ích tuyệt vời mà thực phẩm này mang lại.

Cá là món ăn không những phổ biến mà còn rất có lợi cho sức khỏe. Mỗi tuần bạn nên ăn 2-3 bữa cá.
lợi ích khi ăn cá
Cá là món ăn không những phổ biến mà còn rất có lợi cho sức khỏe.

Giúp làm giảm nồng độ cholesterol

Nguyên nhân là vì cá có chứa rất ít cholesterol so với các loại thịt khác (chẳng hạn bằng nửa so với thịt gà). Do đó nó làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch cho con người.

Ngăn ngừa nhiều bệnh 

Một chế độ ăn giàu cá là yêu cầu cần thiết để làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Bên cạnh đó, cá cũng được cho là loại thực phẩm ngăn ngừa ung thư thận và các bệnh sinh ra bởi những thiếu hụt các chất dinh dưỡng của cơ thể.

Tác dụng tích cực với mắt

Ngoài tác dụng tốt cho não bộ, nếu bạn thêm nhiều dầu cá trong chế độ ăn uống, nó sẽ làm giảm nguy cơ được gọi là thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD). AMD là nguyên nhân phổ biến của việc mất thị lực ở người trên 50 tuổi và nghiên cứu cho biết việc tích cực ăn cá có liên quan thân thiết đến việc giảm thiểu rủi ro này. Những acid béo omega -3 tuyệt vời trong cuộc chiến chống lại AMD có thể dẫn đến mù lòa. Cá là thực phẩm thân thiện cho não và mắt.

Hàm lượng chất béo rất thấp

Khác với các loại thịt động vật như: thịt bò, thịt lợn... thường giàu cholesterol - chất béo không tốt cho sức khỏe, thì cá lại là loại thực phẩm chỉ chứa một lượng nhỏ chất béo không bão hòa.
Đây cũng là lý do khiến bạn không phải lo lắng khi tiêu thụ thường xuyên cá trong các bữa ăn của mình mà không sợ bị tăng cân, máu nhiễm mỡ... Mặt khác trong cá rất giàu axít béo omega-3, là thành phần đặc biệt cần thiết đối với quá trình phát triển não bộ. Bởi vậy đây là loại thực phẩm vô cùng lành mạnh.
Theo Khỏe & Đẹp

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.