Latest Post

Kiếm được một người đàn ông biết cách làm cho bạn cảm thấy vui vẻ, thoải mái là điều vô cùng may mắn, nhưng hãy nghĩ xem liệu bạn đã làm được điều tương tự cho chàng hay chưa?
Bạn có biết rằng bạn hoàn toàn có thể làm cho chàng thêm yêu chiều mình mỗi ngày không? Hãy đọc tiếp để xem chìa khóa để chiếm trọn trái tim của chàng là gì nhé!

Để có được một tình yêu thật sâu sắc, bạn cần phải biết cách để tạo ra được sự thân mật và tin tưởng thật sự giữa hai người. Tất nhiên thân mật ở đây không nói đến sự tiếp xúc cơ thể mà đó chính là cảm giác an toàn và tin tưởng đủ để có thể bộc lộ hết suy nghĩ, tình cảm và những điểm yếu đuối nhất của mỗi người.

Tạo sự an toàn cần thiết
Điều gì làm cho chàng chọn bạn chứ không phải là một người phụ nữ nào khác? Đó là vì bạn là người làm cho chàng có cảm giác được chấp nhận vì chính con người thật của anh ta. Trừ khi bạn có thể tạo ra được cảm giác an toàn này với chàng, còn không thì chàng sẽ không bao giờ gạt bỏ hết được mọi nghi ngại, băn khoăn để có thể chia sẻ hết tâm tư tình cảm và củng cố mối quan hệ lâu dài với bạn được.

Một cách cực kỳ hiệu quả để tạo cảm giác an toàn với một người đàn ông đó là hạn chế việc đánh giá và bày tỏ cho họ biết sự tôn trọng của bạn. Khi bạn không chỉ trích hoặc đánh giá, chàng sẽ cảm thấy bản thân mình được bạn yêu thương và chấp nhận. Kết quả là chàng sẽ bắt đầu trở nên thoải mái hơn với sự hiện diện của bạn và đến một lúc sẽ nhận ra rằng bạn chính là người phụ nữ mà chàng cần trong cuộc đời.

Ví dụ như chàng dắt bạn đi ăn một quán mới mở nhưng cuối cùng đó lại là một bữa ăn dở tệ. Thay vì bạn cố vớt vát về những điểm được được của quán ăn, hãy nói với chàng rằng bạn đã vui vẻ thế nào khi chàng và bạn cùng khám phá những thứ mới cùng nhau, cảm giác tuyệt vời thế nào khi cả hai dành thời gian cho nhau. Khi chàng cảm nhận rằng mọi thứ đều có thể trở nên đúng đắn khi được ở cùng bạn, đó cũng là lúc sự gắn kết thân mật của hai bạn càng được vun đắp mạnh mẽ hơn.



Mở lòng và chia sẻ
Một cách khác để làm cho người đàn ông có cảm giác an toàn, thoải mái và tạo nên cảm xúc thân mật đó là bạn hãy chia sẻ những yếu đuối của mình trước. Điều này có nghĩa là hãy để cho chàng biết được cảm xúc thật sự của bạn thay vì cứ gồng lên cố gắng che đậy.

Chẳng hạn như khi trong buổi đầu hẹn hò, bạn cảm thấy rất hồi hộp. Hãy nói cho anh ta nghe! Khi bạn không cảm thấy ngại ngần để bộc lộ cảm xúc của mình, chàng cũng sẽ thấy gần gũi và dễ dàng hơn khi chia sẻ những cảm giác của mình. Lời nói từ trái tim lúc nào cũng có sức lay động vô cùng lớn và đó cũng chính là điểm dịu dàng và nữ tính khiến cho đàn ông say mê.

Từ bỏ mong muốn kiểm soát
Tình cảm là thứ không bao giờ có thể ép buộc hay lên kế hoạch trước được. Đó là lý do vì sao bạn cần phải từ bỏ mong muốn được biết trước xem chuyện của mình sẽ đi đến đâu , và cứ để cho mọi việc diễn biến theo trình tự tự nhiên của nó.

Lần tới khi bạn hẹn hò ai đó, hãy thôi mơ mộng và đoán già đoán non xem hai bạn sẽ tiến triển đến đâu. Tốt hơn hết là bạn hãy đầu tư sức lực đó vào trong cuộc hẹn, tận hưởng những phút giây bên nhau, thể hiện thật con người của mình và khiến cho chàng mong mỏi được ở bên bạn nhiều hơn.

Sự thân mật và mối quan hệ bạn luôn hằng mong mỏi đều có thể trở thành hiện thực nếu như bạn chân thật với cảm xúc và mang đến cảm giác an toàn cho người đàn ông của mình. Và còn những yếu tố quan trọng nào nữa, theo bạn, sẽ giúp cho chàng thêm yêu bạn nhiều hơn?

Có những hành động phái đẹp nên duy trì suốt cuộc đời vì người đàn ông mình yêu song bên cạnh đó cũng có nhiều điều mà bạn nên làm vì chính mình chứ không phải vì đàn ông.

1. Hạ thấp tiêu chuẩn

Chỉ bạn mới là người biết những gì mình muốn và những gì mình cần. Nếu một người đàn ông không đủ tốt để sưởi ấm trái tim bạn, đừng bao giờ nghĩ đến việc hạ thấp các tiêu chuẩn của mình để cố yêu anh ấy. Hãy đầu tư thời gian để tìm một người phù hợp nhất với bạn. Đó không phải là sự kén chọn, mà đó là cách khôn ngoan để không đánh bạc với cuộc đời mình.

2. Làm tổn thương người khác

Nếu bạn trai hiện tại muốn bạn cắt đứt mọi liên lạc và xóa bỏ mọi thứ liên quan đến người yêu cũ, bạn sẽ phải đối mặt với một tình huống tương đối nhạy cảm. Chiều lòng chàng, làm theo ý chàng mong muốn, bạn phải chắc chắc rằng hành động của mình sẽ không có gì nghiêm trọng đến mức làm tổn thương lòng tự trọng cũng như tình cảm của người cũ.

Chỉ cần một vài lời giải thích, người yêu bạn sẽ hiểu ra vấn đề và cần tôn trọng những gì thuộc về quá khứ của bạn. Đổi lại, nếu anh ấy không chấp nhận sự giải thích của bạn và muốn bạn có một hành động dứt khoát, bất chấp việc làm tổn thương đến người cũ, đó là người không xứng đáng với bạn.




3. Quên mất mình là ai


Hơn ai hết bạn là người biết rõ mình thích gì và ghét gì. Bạn biết những gì bạn muốn dành cả tuần để làm nó và cũng biết rõ điều gì sẽ khiến bạn không thể làm với tâm trạng thoải mái. Đừng vì một người đàn ông mà thay đổi toàn bộ sở thích của bạn. Cùng đừng vì ý muốn của anh ấy mà làm những điều bạn không thật thích. Ý nghĩ làm điều đó vì hạnh phúc của anh ấy là hoàn toàn sai lầm. Trên tất cả, bạn cần phải sống và hành động vì hạnh phúc của chính mình trước tiên.


4. Từ bỏ ước mơ của bản thân

Nếu bạn luôn ôm hoài bão sẽ trở thành một cô giáo trong tương lai, đừng vì tình yêu mà để cho một chàng trai dập tắt ước mơ đó của bạn. Cũng không cần phải lựa chọn giữa một bên là người yêu, một bên là ước mơ của mình. Không ai dám chắc khi bạn buông rơi những ước mơ của mình thì chàng trai đó sẽ ở bên bạn mãi mãi. Giấc mơ của bạn quan trọng chẳng kém gì hạnh phúc mà bạn kiếm tìm. Vậy nên, hãy cân bằng mọi thứ và làm chúng song song với nhau, không hy sinh hoài bão của mình vì tình yêu.


5. Thay đổi những tiêu chuẩn đạo đức cá nhân

Mỗi người đều có những tiêu chuẩn đạo đức cá nhân riêng, và không có gì sai khi bạn duy trì những tiêu chuẩn đó. Người đàn ông yêu bạn phải là người tôn trọng đạo đức của riêng bạn, cho dù anh ta có những quy chuẩn riêng. Nếu anh ấy bắt bạn phải từ bỏ những tiêu chuẩn đó, chắc chắn anh ta sẽ làm hại bạn. Những tiêu chuẩn đạo đức mà bạn đang duy trì, anh ấy cần tôn trọng, ngưỡng mộ bạn thay vì muốn bạn thay đổi.


6. Ngoại hình

Chỉ vì chàng trai bạn yêu hâm mộ những thiên thần của Victoria Secret không có nghĩa là tất cả những bạn gái của anh ta phải có ngoại hình tương tự mới chinh phục được trái tim anh ấy. Tương tự, khi chàng trai bạn yêu nhất quyết bắt bạn thay đổi cách ăn mặc, phong cách, ngoại hình..., chàng trai đó không phải đối tượng bạn cần. Ngoại hình, cơ thể của bạn thuộc sở hữu của bạn, anh ta không có quyền can thiệp. Hãy chọn một chàng trai yêu những nét đẹp tự nhiên của bạn chứ không nên thay đổi ngoại hình để chiếm được tình cảm của một chàng nào đó.


7. Hy sinh thời gian với bạn bè

Việc cân bằng thời gian dành cho bạn bè, gia đình và thời gian dành cho người yêu cũng là một trong nhiều thách thức với các cô gái đang yêu. Dẫu vậy, các chuyên gia tâm lý khuyên rằng, dù bận rộn đến mấy thì bạn cũng không bao giờ nên hy sinh thời gian cho bạn bè để ở bên chàng người yêu mình. Bỏ bê bạn bè sẽ khiến bạn hối hận khi sẽ không còn ai ở bên bạn.


8. Giả vờ

Không bao giờ giả vờ làm một người nào đó chỉ vì người yêu bạn muốn thế. Đóng vai một cô nàng ngây thơ hay ít hiểu biết hơn để người đàn ông của bạn được nở mày nở mặt không phải là lựa chọn mà bạn nên làm.




9. Để chàng kiểm soát bạn


Yêu chàng không có nghĩa là bạn nên để anh ấy toàn quyền kiểm soát cuộc sống của bạn. Nếu bạn đang xây dựng một mối quan hệ nghiêm túc, điều quan trọng là phải thảo luận với nhau để cả hai luôn tôn trọng nhau cũng như đưa ra những quyết định chung thỏa đáng nhất. Anh ấy không có quyền quyết định những thứ thuộc về cá nhân bạn, và đặc biệt là không được phép tước mất quyền tự chủ của bạn. Ngay cả với việc quyết định yêu và lấy ai, người đầu tiên và cuối cùng quyết định, chịu trách nhiệm cho cuộc sống của bạn cũng chỉ có mình bạn mà thôi.


10. Sinh con

Nếu bạn và người đàn ông của mình muốn sinh con, đó là điều tuyệt vời. Nhưng nếu chỉ mình chàng thích có con còn bạn chưa sẵn sàng, đừng bao giờ nghĩ đến chuyện sinh con chỉ để làm hài lòng chàng. Sinh con là quyết định cực kỳ quan trọng và nghiêm túc, đòi hỏi bạn phải có tâm lý thoải mái và chuẩn bị mọi thứ cho việc hệ trọng này. Trái lại, bạn sẽ phải trả giá nếu quyết định sinh con vì người khác.

Nguồn: xaluan

Phụ nữ ngày nay phải hiểu rõ được những điều này nếu bạn muốn có một cuộc sống hạnh phúc. Hãy luôn ghi nhớ nhé!

1/ Phụ nữ luôn dựa dẫm vào đàn ông cuối cùng cũng sẽ bị gục ngã, cho nên, dựa vào ai cũng không bằng dựa vào chính mình!


2/ Phụ nữ à, người đàn ông thực sự yêu bạn sẽ là người như thế này đây!


3/ Một người phụ nữ trưởng thành sẽ cho người đàn ông của cô ấy sự tự do, nhưng không cho phép sự phản bội!


4/ Đàn ông ít khi coi tình yêu là tất cả cuộc sống của anh ấy. Vì vậy, phụ nữ cần phải học cách đừng cho phép coi đàn ông là toàn bộ cuộc đời mình.


5/ Phụ nữ ở một độ tuổi nào đó, kể cả những người hay mơ mộng nhất cũng buộc phải tin rằng, bên cạnh tình yêu thì vẫn phải có tiền! Không phải là để có được hạnh phúc, mà là để có thể trải qua đau khổ một cách dễ dàng hơn.



6/ Phụ thuộc về tài chính là cách nhanh nhất đánh mất đi tiếng nói. Phụ thuộc về tình cảm là cách nhanh nhất đánh mất đi lòng tự trọng.


7/ Dù bạn có khóc suốt một đêm qua, sáng nay vẫn phải ăn vận chỉnh chu và xinh đẹp rời khỏi nhà. Cuộc sống của những người phụ nữ trưởng thành chính là như thế!

Một điều mà không nhà lịch sử nào phản bác chính là chính sách cai trị độc ác và tàn bạo của Tần Thủy Hoàng.

Tần Thủy Hoàng (tiếng Trung Quốc: 秦始皇)(259 TCN – 210 TCN) [1][2], tên thật là Doanh Chính (嬴政), còn có tên khác là Triệu Chính (趙政), là vua của nước Tần ở Trung Quốc từ năm 246 TCN đến 221 TCN trong thời kỳ Chiến Quốc và trở thành vị Hoàng đế sáng lập ra nhà Tần, đồng thời là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất vào năm 221 trước Công nguyên sau khi tiêu diệt các nước chư hầu khác. Ông cai trị cho đến khi qua đời vào năm 210 trước Công nguyên ở tuổi 49.
Tự gọi mình là Thủy Hoàng Đế (始皇帝) sau khi Trung Quốc được thống nhất, Tần Thủy Hoàng là một nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, mở ra gần hai thiên niên kỷ của hoàng gia cai trị Trung Quốc. Sau khi thống nhất, ông và thừa tướng Lý Tư đã thông qua một loạt các cải cách lớn về kinh tế và chính trị. Ông đã tiến hành nhiều dự án khổng lồ, bao gồm việc xây dựng và hợp nhất các bộ phận của Vạn Lý Trường Thành, lăng mộ kích thước thành phố nổi tiếng được bảo vệ bởi đội quân đất nung có kích thước thật, và một hệ thống đường quốc gia lớn, với cái giá của rất nhiều mạng người. Để đảm bảo sự ổn định, ông đặt ra ngoài vòng pháp luật và đốt cháy nhiều cuốn sách và chôn sống một số học giả. Tương truyền ông là người tinh thông ngũ hành,từng nhiều lần dùng phép ngũ hành nhấn chìm các nước đối thủ,làm động đất thiệt hại cho Triệu quốc.
Nhắc đến tính cách hung bạo và tàn ác chẳng mấy ai quên được Tần Thủy Hoàng, vị vua đầu tiên của Trung Quốc. Vào năm 221 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng đã thống nhất đất nước, thành lập chế độ tập quyền về mặt chính trị thống nhất từ trung ương, xây dựng nền quân chủ chuyên chế.
Tan-thuy-hoang-phunutoday-vn
Tần Thuỷ Hoàng. Hình minh họa.
Ông đã có công tiêu diệt các nước chư hầu Thời Chiến Quốc, thống nhất Trung Hoa lập nên một đế quốc rộng lớn. Tuy nhiên, ông cũng được xem là bạo chúa vì chính sách cai trị hà khắc và tàn bạo của mình.
Một điều mà không nhà lịch sử nào phản bác chính là chính sách cai trị độc ác và tàn bạo của Tần Thủy Hoàng. Mặc dù, cuộc cách mạng tàn độc này đã giúp thống nhất Trung Hoa nhưng đây vẫn là một dấu lặng đau lòng trong lịch sử Trung Hoa.
Suốt chiều dài lịch sử cai trị của Tần Thủy Hoảng chính sách độc tôn duy trì chính là sự tàn bạo, đa nghi, xem mạng người như cỏ rác. Tần Thủy Hoàng cai trị một cách độc tài, không chú trọng đến nhân đức, ân nghĩa, trong một thời gian dài không tha tội cho ai, không để ý đến giáo hóa hoặc tuyên truyền cho dân thấu hiểu.
Vốn nghĩ mình là con trời nên Tần Thủy Hoàng luôn thể hiện tính tình gàn dở tự đắc, muốn gì được nấy, tự cho rằng từ xưa đến nay không ai bằng mình. Một trong những quyết định của Tần Thủy Hoàng khiến nhiều văn sĩ đầu rơi máu đổ là chính sáchđốt kinh thi, kinh thư, sách vở trong vòng 30 ngày, truy lùng các học sĩ.
Ông từng ra lệnh chôn sống 460 người ở Hàm Dương vì không cùng quan điểm chính trị. Ngoài ra, một trong những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử là Lã Bất Vi (người được cho là cha ruột của Tần Thủy Hoàng) đã bị chính vị hôn quân này giết chết.
Vì muốn trường sinh bất tử, vị vua này còn sai biết bao người đi tìm thuốc tiên, thần dược. Tần Thủy Hoàng có lẽ là vị vua duy nhất sợ cái chết đến mức điên dại.Quá trình này đã khiến biết bao người dân vô tội bị chết để thỏa mãn cho sở thích quái đản của vị vua này. Lúc còn sống cho xây lăng mộ gồm 3 tầng, trên cùng là ngoại cung, tiếp theo là nội cung và sau cùng là tẩm cung, nằm ở phía Bắc núi Ly Sơn thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây.
Rất nhiều binh sĩ, thợ thuyền được điều động đến để xây lăng mộ cho vị hoàng đế này. Dã man hơn, sau khi thợ chôn cất châu báu, để tránh bị lộ ra ngoài, vị vua này đã sai đóng đường hầm, chôn sống những người thợ ở đây với mục đích biến họ trở thành thần giữ của cho Tần Thủy Hoàng.
Năm 211 TCN, một thiên thạch được cho là rơi xuống Đông Quận (东郡) ở chỗ thấp của sông Hoàng Hà. Trên thiên thạch có người ghi dòng chữ "Thủy Hoàng chết thì đất bị chia." [52] Khi Thủy Hoàng biết được, ông đã phái người đi điều tra. Không ai nhận là người đã viết dòng chữ nên tất cả những người sống gần đó đều bị giết. Tảng thiên thạch sau đó bị đốt cháy và nghiền thành bột [12].
Sau đó, Thủy Hoàng đi kinh lý phía đông, Tả Thừa tướng Lý Tư đi theo, Hữu Thừa tướng Khứ Tật ở nhà. Hồ Hợi, con nhỏ của Thủy Hoàng, được nhà vua yêu mến xin đi theo, vua bằng lòng.
Sau khi tế vua Hạ Vũ ở Cối Kê, Tần Thủy Hoàng trở về kinh. Trên đường trở về phía tây đến bến Bình Nguyên thì bị bệnh.
Thủy Hoàng ghét người ta nói đến việc chết, cho nên quần thần không ai dám nói với nhà vua về việc chuẩn bị cho việc ông qua đời. Khi bệnh càng nặng, nhà vua viết thư đóng dấu của vua gửi đến công tử Phù Tô nói: "Con về Hàm Dương với đám tang, và chôn cất ta ở đấy." Bức thư đã niêm phong ở trong phủ trung xa thuộc quyền Triệu Cao. Bức thư có dấu của nhà vua làm tin chưa giao cho sứ giả, thì Thủy Hoàng qua đời ở Bình Đài (平台), thuộc đất Sa Khâu (沙丘), là nơi cách khoảng hai tháng đi bằng đường bộ cách kinh thành Hàm Dương vào ngày 10 tháng 9 năm 210 TCN theo lịch Julius [22][22][53][54]. Sử liệu phương Tây cho rằng ông chết do uống phải thuốc thủy ngân do các ngự y chế ra[55] mà những viên thuốc này vốn được làm nhằm mục đích giúp cho Tần Thủy Hoàng bất tử [55].
Thừa tướng Lý Tư thấy nhà vua mất ở xa kinh đô nên đã trở thành vô cùng lo lắng rằng tin tức về cái chết của Thủy Hoàng có thể kích hoạt một cuộc nổi dậy lớn trong toàn đế chế [22], bèn giấu kín điều đó, không báo tang, chở quan tài trong một cỗ xe mát, cho một hoạn quan được vua yêu ngồi trong xe, đến đâu thì dâng thức ăn, trăm quan vẫn tâu việc như thường [22]. Viên hoạn quan ở trong xe nghe lời tâu, liền bảo: "Được!". Chỉ có Hồ Hợi, Triệu Cao và một vài hoạn quan thân tín của nhà vua, tất cả có năm sáu người biết là nhà vua đã chết [22].
Xe đi từ Tỉnh Hình đến Cửu Nguyên. Gặp lúc trời nắng, chiếc xe mát phát ra mùi thối, đòng tùy tùng sai các quan đi theo chở trên xe một thạch cá muối để đánh lẫn mùi thối [22]. Đi theo đường thẳng đến Hàm Dương mới báo tang.
Tổng cộng, ông ở ngôi được 35 năm, trong đó 24 năm là làm vua nước Tần từ năm 246 TCN đến năm 222 TCN, và 11 năm làm hoàng đế của đế chế Tần từ năm 221 TCN đến năm 210 TCN.

So với Tào Tháo và Lưu Bị, Tôn Quyền được đánh giá là nhà quân phiệt thành công và nắm giữ nhiều "kỷ lục" nhất.

Tôn Quyền (Trung văn giản thể: 孙权; Trung văn phồn thể: 孫權; bính âm: Sūn Quán; 5 tháng 7 182 – 21 tháng 5 252), tức Ngô Thái Tổ (吴太祖) hay Ngô Đại Đế (吴大帝), tên tự là Trọng Mưu (仲謀), là người Phú Xuân, Ngô Quận (nay là Phú Dương, Chiết Giang). Ông là vị quân chủ đầu tiên của nước Ngô thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Tôn Quyền là con trai thứ hai của Tôn Kiên, thủ lĩnh quân phiệt ở Giang Đông, em trai của Tôn Sách. Ông sinh năm 182.
Cuối đời Đông Hán, cha anh Tôn Quyền lần lượt chiếm cứ 6 quận Giang Đông làm căn cứ kình chống nhau giữa các phe phái quân phiệt. Năm 196, khi Tôn Quyền được 15 tuổi được anh cho cai quản ở đất Dương Di[1], giúp sức cho Tôn Sách chiếm cứ Giang Đông. Năm 200, Tôn Sách qua đời, con là Tôn Thiệu chưa ra đời nên Tôn Sách giao cho Tôn Quyền kế tập cai trị Giang Đông. Trước khi mất, Tôn Sách dặn Tôn Quyền rằng:
"Việc trong không quyết được thì hỏi Trương Chiêu, việc ngoài không quyết được thì hỏi Chu Du"
Tôn Quyền mới 18 tuổi đã nối chức vụ của anh mình, trở thành người thống trị tối cao ở Giang Đông. Do Tôn Quyền có tài, lại chú ý đoàn kết lực lượng các phe, nên nhanh chóng giành được uy vọng, khiến cục thế Đông Ngô ổn định trong thời hỗn loạn.
Trong 3 nhà quân phiệt kiệt xuất nhất thời đại Tam Quốc - Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền, thì Quyền là nhân vật sở hữu nhiều "kỷ lục" nhất.
Tôn Trọng Mưu sống thọ nhất so với Tào Tháo, Lưu Bị, ông mất năm 71 tuổi; có thời gian cầm quyền Đông Ngô dài nhất, tới 52 năm và là ông vua duy nhất trong hơn 300 vị quân vương của lịch sử Trung Quốc được gọi là "thiên cổ đại đế".
Sở dĩ có danh xưng như vậy, bởi sau khi qua đời năm 252, Tôn Quyền được truy phong thụy hiệu Ngô thái tổ Đại hoàng đế. Ông là "Đại hoàng đế" duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.
ton-quyen-phunutoday-vn
Tôn Quyền.
Tôn Quyền kế thừa cơ nghiệp của cha và anh, trấn thủ Giang Nam. Ông là người giỏi mưu lược, biết thay đổi theo thời cuộc, nhờ vậy mà thành bá chủ một phương.
Sử gia Trần Thọ - tác giả "Tam Quốc Chí" đánh giá về ông - "Mưu lược, tài năng như Câu Tiễn, là người kiệt xuất".
Tôn Quyền là nhà chiến lược tài ba, có năng lực vượt trội được thể hiện ở nhiều lĩnh vực: nắm đại quyền chính trị, quân sự, bành trướng lãnh thổ, phát triển kinh tế.
Năm 213, Tào Tháo xua quân Nam hạ đánh Ngô. "Tam Quốc Chí - Thục thư" và "Ngô lịch" đều chép - "(Tào Tháo) nhìn quân đội của Quyền, thầm than mà rút lui". Đó chính là chiến dịch Nhu Tu Khẩu mà Tôn Quyền buộc Tào Tháo lui quân "không kèn không trống".
Một đối thủ lớn khác của Tôn Quyền là Gia Cát Lượng cũng đề cao ông trong "Long Trung đối sách" - "Tôn Quyền chiếm cứ Giang Đông đã qua 3 đời. Dân giàu nước mạnh, hiền tài vô số".
Chính quyền Tôn Ngô dưới sự thống trị của Tôn Quyền có khả năng hùng cứ Giang Đông, đỉnh lập cùng Ngụy, Thục, bên cạnh yếu tố "địa lợi" - Bắc có sông lớn, Tây có núi hiểm, thì quan trọng nhất là "nhân hòa".
Tôn gia từ thời khởi nghiệp đã quán triệt chính sách lôi kéo hiền tài. Tôn Sách lúc lâm chung từng nói với Tôn Quyền - "Việc điều binh khiển tướng, tranh đoạt thiên hạ thì khanh không bằng ta.
Nhưng trọng dụng hiền tài, thu phục nhân tâm, bảo vệ Giang Đông thì ta không bằng khanh".
Vũ khí chiến lược
Các học giả hiện đại thừa nhận, tài dụng nhân chính là vũ khí "tất thắng" của Tôn Quyền.
Danh tướng Lữ Mông vốn dĩ chỉ là một "sĩ quan quèn". Một lần Tôn Quyền duyệt binh, trông thấy Lữ Mông chỉ huy một nhóm lính "bộ pháp chỉnh tề, tinh thần phấn chấn". Quyền rất hài lòng, bèn phá cách đề bạt Lữ Mông.
Về sau, Lữ Mông trở thành đại tướng anh dũng thiện chiến, vang danh thiên hạ với chiến dịch tập kích "bạch y độ giang" đánh bại Quan Vũ, đoạt lại Kinh Châu về cho Đông Ngô.
Năm 221, khi Lưu Bị huy động lực lượng toàn quốc tấn công Đông Ngô, Tôn Quyền phái Gia Cát Cẩn sang Thục cầu hòa.
Có người cho rằng Gia Cát Cẩn - anh trai Gia Cát Lượng - chắc chắn sẽ "một đi không trở lại", chỉ có Tôn Quyền nói - "Ta và Tử Du (Gia Cát Cẩn) có lời thề sinh tử. Tử Du không phụ ta, ta cũng không phụ Tử Du".
Quả nhiên, Gia Cát Cẩn là người công tư phân minh, sau khi thực hiện nhiệm vụ ngoại giao đã trở về phụng mệnh.
Danh tướng Lục Tốn của Ngô ban đầu cũng chỉ là một thư sinh, không có công tích gì. Sau khi đại quân Thục - Ngô khai chiến, được Lữ Mông tiến cử, Tôn Quyền lập tức giao đại quyền vào tay Tốn.
Không phụ sự kỳ vọng của Quyền, Lục Tốn đã đánh tan quân Lưu Bị trong trận Di Lăng.
Cũng nhờ sự phá cách trong phương pháp dùng người của Tôn Quyền, mà thời kỳ cai trị của ông được đánh giá là "nhân tài như mây", không rơi vào tình trạng người tài không có đất dụng võ như Thục Hán giai đoạn suy vong.
Đặc biệt, Tôn Quyền được đánh giá là biết cách thể hiện sự tín nhiệm đối với các thống soái của mình, điển hình là việc trao toàn quyền vào tay Chu Du trong đại chiến Xích Bích, hay Lữ Mông trong chiến dịch Kinh Châu và Lục Tốn ở trận Di Lăng.
Trong những trận này, Tôn Quyền đều không cần đích thân thống lĩnh đại quân ra trận.
Sách lược khôn ngoan hoàn thành đế nghiệp
Tôn Quyền chắc chắn là nhân vật có hùng tâm tráng chí, và ông đã từng bước thực hiện "mộng đế vương" của mình một cách khôn ngoan.
Ban đầu, khi quần thần khuyên Tôn Quyền xưng đế ở Giang Đông, ông đã nhiều lần thoái thác.
Nguyên nhân bởi đương thời Tào Tháo sở hữu lực lượng quân đội với quân số hàng triệu người, giương cao khẩu hiệu "phò tá Thiên tử hiệu lệnh chư hầu".
Trong khi đó, Lưu Bị cũng dựa vào danh nghĩa "Hoàng thúc" để dựng cờ "quang phục Hán thất". Cả Tào Tháo và Lưu Bị khi đó đều sở hữu ưu thế chính trị lớn hơn Tôn Quyền.
Quyền tự biết bản thân không "danh chính ngôn thuận", cho nên đã hết sức ẩn nhẫn, không hề lộ ra ý đồ chính trị của mình.
Mãi tới năm 229, khi cả Tào Tháo và Lưu Bị đã qua đời, cục diện chính trị tại Đông Ngô ổn định, Tôn Quyền có được "điều kiện vẹn toàn", ông mới đăng cơ xưng đế.
Thời đại cai trị của Tôn Quyền được đánh giá là "thành công", khi ông phát triển mạnh mẽ kinh tế Đông Ngô và mở rộng quan hệ ngoại giao với khu vực xung quanh.
Các đội thuyền của Ngô từng tới Philippines, Ấn Độ, Ả Rập... mở rộng phạm vi giao thương, giúp Ngô duy trì vị thế "đỉnh lập" khi thường xuyên phải đối đầu quân sự với Thục và Ngụy.
Đáng tiếc, khi về già, Tôn Quyền bị mất đi sự "hùng tài vĩ lược" của mình. Ông trở nên đa nghi, thất chí, khiến mâu thuẫn nội bộ triều Ngô diễn biến phức tạp.
Sau khi Tôn Quyền mất, Đông Ngô rơi vào thời kỳ đen tối bởi những cuộc thanh trừng triều đình đẫm máu, kết cục khiến nước này không thoát khỏi họa diệt vong.

Nói đến người đẹp Tam Quốc, hẳn ai cũng sẽ nghĩ đến Điêu Thuyền. Nhưng nhiều giai thoại chỉ ra rằng, xứng đáng với 2 chữ “đệ nhất” này lại là một mỹ nữ bí ẩn tên Tiết Linh Vân.

Thân phận bí ẩn của mỹ nữ Tam Quốc
Theo trang mạng Quang Minh (Trung Quốc), Tiết Linh Vân sinh ra ở nơi Thường Sơn (nay thuộc Chiết Giang – Trung Quốc). Cha bà là Tiết Ngiệp, mẹ mang họ Trần, người thôn Đinh Trường.
Nơi đây vốn hẻo lánh, lại nghèo khó, ban đêm phụ nữ trong thôn thường phải tập trung lại một chỗ nhóm lửa để xua tan sợ hãi.
Mặc dù lớn lên trong cảnh túng thiếu, nhưng năm mười bảy tuổi, Linh Vân đã sở hữu nhan sắc nức tiếng gần xa, hảo hán trong vùng đều đem lòng ái mộ.
Năm Hàm Hi, Cốc Tập nhậm chức Thái thú Thường Sơn. Từ khi mới đến, vị Thái thú này đã chú ý đến mỹ nữ có gia cảnh bần hàn nhưng xinh đẹp nức tiếng thôn Đình Trường.
Cũng trong năm đó, Ngụy Văn đế Tào Phi tuyển phi tần nhập cung, Cốc Tập đã để Tiết Vân Linh đi ứng tuyển.
Khi dã biệt phụ mẫu, Linh Vân khóc ướt vạt áo. Cho tới lúc lên kiệu, nước mắt nàng rơi đầy chậu ngọc, sau hóa thành màu đỏ như máu.
Mô tả ảnh.
Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Tiết Linh Vân được tái hiện qua tranh nghệ thuật.
Nhan sắc đệ nhất thiên hạ khiến Ngụy Văn đế si mê
Để đón người đẹp, Văn đế Tào Phi đã cất công chuẩn bị mười chiếc xe chạm khắc đá quý, chất đầy đá quý. Bò kéo xe cũng là hàng cống phẩm, cổ đeo lục lạp, thanh âm vang khắp cả núi rừng.
Ven đường, nơi đoàn xe đi qua còn được đốt đá diệp hương. Loại đá này xếp tầng, hình dáng như một đám mây, khi đốt sẽ tỏa ra một loại khói thơm, có thể phòng nhiều bệnh, cũng là đồ cống phẩm thượng hạng.
Tương truyền rằng, trên đường Tiết Linh Vân về kinh, khói từ loại đá này đốt lên bay cao hơn mười dặm, rất lâu không tắt. Xe đi đến đâu, bụi che mờ trăng sao tới đó.
Hoàng đế thậm chí còn xây đài cao hơn ba mươi trượng, xếp hàng dài dưới đài để cắm nến. Cảnh tượng vô cùng huy hoàng tráng lệ, nhìn từ xa giống như tinh tú trên bầu trời rơi xuống mặt đất.
Theo phong thủy, cái thế đốt lửa dưới đài, “thổ thượng xuất kim” mang rất nhiều hàm ý.
Lửa giống như Hán vương, đất giống như Ngụy vương, cái thế “lửa chiếu lên đài” như báo trước điềm Hán vong, Ngụy hưng. Nhưng “Thổ thượng xuất kim” cũng là phép ẩn dụ cho việc Ngụy vong, Tấn hưng.
Khi Tiết Linh Vân còn cách kinh thành mười dặm, Văn đế Tào Phi đã đích thân xa giá tới nơi đón mỹ nhân. Xa xa thấy đoàn xe, Hoàng đế chỉ thở dài mà cảm thán:
“Cổ nhân vẫn nói: ‘Triệu vi hành vân, mộ vi hành vũ, nay phi vân phi mưa, phi triêu phi mộ’ (ý nói cảnh tượng lúc Linh Vân xuất hiện vô cùng huyền ảo, không mây không mưa, không phải sáng, cũng chẳng phải tối).
Bởi vậy, sau khi Linh Vân nhập cung, Văn Đế liền đổi tên cho nàng thành “Dạ Lai” có nghĩa là đêm đến.  Loài hoa mang tên Dạ Lai (tên gọi khác của hoa thiên lý) cũng từ điển cố này mà ra.
Vừa mới nhập cung, Linh Vân đã trở thành sủng phi của Hoàng đế.
Khi ấy, ngoại quốc có dâng tặng một chiếc trâm long phượng trân châu rất nặng, Văn Đế thương Linh Vân thân thể yếu đuối liền thương tiếc mà nói: “Minh châu, phỉ thúy cũng đã chẳng nhẹ, huống chi là trâm long phụng nặng như vậy.”
Tiết Linh Vân còn có biệt tài thêu thùa khâu vá. Dù ban đêm không cần đốt đèn, nàng vẫn có thể may y phục không lệch một đường kim mũi chỉ. Hoàng đế vì sủng ái nên chỉ mặc những y phục do chính tay nàng làm nên.
Cũng từ đó, Tiết Linh Vân được mệnh danh là “Trâm thần” của Văn đế.
Mô tả ảnh.
Tương truyền sắc đẹp của bà đã khiến Văn đế Tào Phi mê mẩn.
Những giai thoại, ghi chép còn lưu lại
Năm Hoàng Sơ thứ bảy, Ngụy Văn đế Tào Phi đổ bệnh qua đời, Tiết Linh Vân cũng từ đó không rõ tung tích. Về sau, dân gian lưu truyền lại rằng Văn đế có hai phi tần được ví như thần tiên. Đó là Chân phi “Lạc thần” và Tiết Linh Vân “Trâm thần”.
Tiết Linh Vân không được nhắc tới trong chính sử, mà chỉ xuất hiện trong một vài bộ dã sử như “Thập di ký”, “Thái bình nghiễm ký”, “Diễm dị biên”…
“Thập di ký” ghi lại: Tiết Linh Vân đau lòng vì dã biệt cha mẹ, nước mắt rơi xuống chậu ngọc liền hóa thành màu đỏ. Cho tới khi nàng đến kinh sư, nước mắt đã ngưng lại như máu. Hậu thế vì thế nên gọi đó là “hồng lệ”.
Sau này, hai chữ “hồng lệ” trở thành một điển cố thông dụng trong dân gian. Nhựa nến đỏ chảy xuống cũng được gọi là “hồng lệ”.
Sau này, một giai thoại tương tự cũng xuất hiện trong dân gian. Tương truyền rằng, nàng Dương Ngọc Hoàn khi được vời vào cung đã “khóc hết nước mắt, lệ kết thành hồng băng”.
Một thi sĩ thời Thanh tên Mạo Hạc Đình trong cuốn “Thái thanh di sự thi” lại viết: “Thái bình hồ bạn thái bình nhai, nam cốc xuân thâm táng dạ lai. Nhân thị khuynh thành tính khuynh quốc, đinh hương hoa phát nhất đê hồi.”
Hai chữ “Dạ Lai” trong “Táng dạ lai” cũng là chỉ Tiết Linh Vân, vì đây là tên Văn Đế ban cho nàng.
Trong hồi thứ sáu mươi bốn của Hồng Lâu Mộng cũng có cảnh: “Đại Ngọc cho Bảo Thoa chọn lấy mấy cây trâm đến xem. Một cái thì khắc hình giai nhân, một cái lại khắc thơ ca. Mọi người đều lấy làm thú vị, chờ xem Bảo Thoa chọn cây nào.
Thoa rút lấy một cây, khắc hình Tiết Linh Vân, phía sau có đề thơ ca ngợi lòng lương thiện của mỹ nữ này, cười nói ‘Đã là ‘thiện đề’, ngoại trừ Lâm muội ra còn có ai?”, ý so sánh Lâm Đại Ngọc lương thiện như Tiết Linh Vân.
Tiết Linh Vân rốt cuộc là nhân vật lịch sử có thật, hay chỉ là một mỹ nhân hư cấu do trí tưởng tượng của thời đại? Cho đến hôm nay, ẩn số về người được truyền tụng là đệ nhất mỹ nhân Tam Quốc này vẫn là một điều chưa ai lý giải được.
Theo Khỏe & Đẹp

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.