Giải mã nguyên nhân khiến tai nghe... tự rối
Việc những chiếc tai nghe rối tung mỗi khi cần sử dụng đã và đang là trải nghiệm khó chịu với nhiều người dùng công nghệ.
Là phụ kiện phổ biến nhất với bất kì người dùng công nghệ nào, những chiếc tai nghe đã và đang giúp ích nhiều trong quá trình trải nghiệm sản phẩm. Không những chúng giúp nghe nhạc dễ dàng hơn ở mọi lúc mọi nơi mà còn trở thành dụng cụ điều khiển cuộc gọi, máy ảnh hay rất, rất nhiều tính năng khác nhau. Mặc dù vậy, tai nghe luôn có xu hướng... tự rối vào nhau mỗi khi chúng ta không sử dụng tới. Vậy, nguyên nhân này bắt nguồn từ đâu?
Những chiếc tai nghe rối luôn làm người dùng khó chịu, không những vì mất thời gian gỡ chúng ra mà người dùng còn có thể vô tình làm hỏng tai nghe nếu như không cẩn thận. Kể cả khi bạn đã cuộn chúng lại rất cẩn thận, nhiều khi tai nghe vẫn... tự rối lúc nào không hay biết.
Các nhà khoa học chuyên ngành vật lý tại trường Đại học California mới đây đã phát hiện ra lý do vì sao những chiếc tai nghe luôn rối đồng thời là cách thức để hạn chế, loại bỏ sự khó chịu này với người dùng.
Theo nhóm nhà khoa học này, những đoạn dây có chiều dài dưới 46cm sẽ không bao giờ bị rối trừ khi bạn thắt nút chúng lại. Hiện tượng rối dây tai nghe chỉ xuất hiện với những chiếc tai nghe có chiều dài trong khoảng từ 46 cho tới 150cm. Đáng buồn thay, chiều dài 130 tới 150cm lại là chiều dài trung bình của rất nhiều loại tai nghe khác nhau.
Thêm vào đó, tất cả các loại tai nghe đều được thiết kế với dạng chữ Y nên hiện tượng rối càng dễ dàng xảy ra hơn. Nguyên nhân này chủ yếu tới từ những rung động xung quanh khiến các đoạn dây chèn lên nhau thành nhiều lớp sau đó móc nối để trở thành những nút buộc khó chịu. Từ lý do đó, các nhà khoa học đưa ra gợi ý, nếu muốn làm giảm hiện tượng rối dây hoặc bạn phải đặt đoạn dây này vào một môi trường không rung động hoặc hạn chế hiện tượng "chèn" của các đoạn dây.
Phương án 1 có vẻ khó thực hiện khi phần lớn người dùng hay lưu trữ tai nghe trong túi xách hoặc thậm chí là túi quần áo. Còn với phương án 2, giải pháp khả thi nhất chính là cuộn tai nghe theo các phương pháp chống rối hoặc sử dụng tai nghe có dây bản lớn để tránh chúng chèn lên nhau, tạo ra các móc nối.
Với cách thức buộc chống rối, bạn có thể cuộn tai nghe thành nhiều vòng với chiều dài ngắn sau đó cố định tai nghe bằng một vòng dây cao su hoặc sử dụng chính đoạn dây thừa để cố định. Ngoài ra, sử dụng một số phụ kiện chống rối cho tai nghe cũng giúp hạn chế được tình trạng này. Một số người dùng công nghệ còn có cách thức giải quyết đơn giản hơn bằng cách... cuộn tai nghe vòng quanh thiết bị. Thế nhưng, để chống hoàn toàn được khả năng rối dây mà không cần mang theo phụ kiện, các nhà khoa học khuyên người dùng nên sở hữu các loại tai nghe với dây bản lớn.
Là phụ kiện phổ biến nhất với bất kì người dùng công nghệ nào, những chiếc tai nghe đã và đang giúp ích nhiều trong quá trình trải nghiệm sản phẩm. Không những chúng giúp nghe nhạc dễ dàng hơn ở mọi lúc mọi nơi mà còn trở thành dụng cụ điều khiển cuộc gọi, máy ảnh hay rất, rất nhiều tính năng khác nhau. Mặc dù vậy, tai nghe luôn có xu hướng... tự rối vào nhau mỗi khi chúng ta không sử dụng tới. Vậy, nguyên nhân này bắt nguồn từ đâu?
Đây có lẽ là hình ảnh quen thuộc với rất nhiều người.
Một số chiếc tai nghe mặc dù được cuộn rất cẩn thận nhưng vẫn bị rối.
Các nhà khoa học chuyên ngành vật lý tại trường Đại học California mới đây đã phát hiện ra lý do vì sao những chiếc tai nghe luôn rối đồng thời là cách thức để hạn chế, loại bỏ sự khó chịu này với người dùng.
Theo nhóm nhà khoa học này, những đoạn dây có chiều dài dưới 46cm sẽ không bao giờ bị rối trừ khi bạn thắt nút chúng lại. Hiện tượng rối dây tai nghe chỉ xuất hiện với những chiếc tai nghe có chiều dài trong khoảng từ 46 cho tới 150cm. Đáng buồn thay, chiều dài 130 tới 150cm lại là chiều dài trung bình của rất nhiều loại tai nghe khác nhau.
Tai nghe sở hữu chiều dài "lý tưởng" gây ra hiện tượng rối dây.
Thêm vào đó, tất cả các loại tai nghe đều được thiết kế với dạng chữ Y nên hiện tượng rối càng dễ dàng xảy ra hơn. Nguyên nhân này chủ yếu tới từ những rung động xung quanh khiến các đoạn dây chèn lên nhau thành nhiều lớp sau đó móc nối để trở thành những nút buộc khó chịu. Từ lý do đó, các nhà khoa học đưa ra gợi ý, nếu muốn làm giảm hiện tượng rối dây hoặc bạn phải đặt đoạn dây này vào một môi trường không rung động hoặc hạn chế hiện tượng "chèn" của các đoạn dây.
Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng rối tai nghe.
Phương án 1 có vẻ khó thực hiện khi phần lớn người dùng hay lưu trữ tai nghe trong túi xách hoặc thậm chí là túi quần áo. Còn với phương án 2, giải pháp khả thi nhất chính là cuộn tai nghe theo các phương pháp chống rối hoặc sử dụng tai nghe có dây bản lớn để tránh chúng chèn lên nhau, tạo ra các móc nối.
Buộc lại tai nghe là cách thức đơn giản nhất khi rối dây nhưng đôi khi làm đứt ngầm dây bên trong, khiến tai nghe bị hỏng.
Với cách thức buộc chống rối, bạn có thể cuộn tai nghe thành nhiều vòng với chiều dài ngắn sau đó cố định tai nghe bằng một vòng dây cao su hoặc sử dụng chính đoạn dây thừa để cố định. Ngoài ra, sử dụng một số phụ kiện chống rối cho tai nghe cũng giúp hạn chế được tình trạng này. Một số người dùng công nghệ còn có cách thức giải quyết đơn giản hơn bằng cách... cuộn tai nghe vòng quanh thiết bị. Thế nhưng, để chống hoàn toàn được khả năng rối dây mà không cần mang theo phụ kiện, các nhà khoa học khuyên người dùng nên sở hữu các loại tai nghe với dây bản lớn.
Những loại tai nghe bản lớn khó bị rối hơn và cũng khó bị đứt hơn mỗi khi cuốn.
Theo Trí Thức Trẻ
Bài viết cùng chuyên mục Công Nghệ