5 kiểu chia tay tốt nhất bạn nên tránh
Có những kiểu chia tay vẫn khiến cả hai cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản và cam tâm chấp nhận, nhưng cũng có những kiểu chia tay vô cùng… trẻ con chỉ khiến người trong cuộc thêm mệt mỏi và khó xử.
Dưới dây là 5 kiểu chia tay tốt nhất bạn nên tránh nếu thực sự xem trọng mối quan hệ đã có, cũng như đối phương và cả chính bản thân mình.
1. Sms – thay lời muốn nói
Một tin nhắn cùng vài ba lời giải thích cụt lủn - đây có lẽ là kiểu chia tay khá thông dụng của rất nhiều cặp đôi bây giờ. Thậm chí có những người còn lựa chọn tin nhắn facebook làm công cụ để chia tay. Đây là mình chứng rõ rệt nhất cho tình yêu thời công nghệ.
Có thể đối phương không đủ tự tin để đối diện với người kia, những thứ viết ra thành tin nhắn sẽ dễ dàng hơn trực tiếp giáp mặt và nói, có nhiều người chọn nhắn tin thay gặp gỡ vì sợ thấy bạn gái mình khóc lóc sẽ mủi lòng… Kiểu chia tay “ảo” này tuy đơn giản lúc thực hiện nhưng rất khó nếu bạn muốn dứt khoát.
2. Chơi trò biến mất
Mối quan hệ rơi vào ngõ cụt, bạn cảm thấy chán nản và mệt mỏi vì yêu đương, những khúc mắc ngày càng nhiều thêm,… và lẽ dĩ nhiên bạn không còn muốn tiếp tục nữa. Nếu gặp nhau và nói chia tay, bạn sợ đối phương bị đau đớn, tổn thương nên lựa chọn phương cách im lặng và biến mất dần dần rồi bốc hơi ra khỏi cuộc đời họ.
Bạn nghĩ như thế người kia sẽ bớt buồn khổ hơn, dần dần họ sẽ bất lực mà làm quen với cuộc sống không có bạn, lời không nói thì người sẽ không đau. Nhưng bạn đã sai! Một lời nói thằng thẳn bao giờ cũng tốt hơn việc nhập nhằng, không rõ ràng, đặc biệt là vào lúc chia tay.
3. Nhờ người khác nói hộ
Một sự thật rất… buồn cười là nhiều người lúc yêu chỉ lo giữ chăm chăm người ta nhưng khi chia tay thì lại đùn đẩy nhờ một người khác nói hộ. Người khác đó có thể là người quen, bạn thân,… và đôi lúc còn là tình địch nữa.
Rơi vào trường hợp này, người bị nói chia tay sẽ cảm thấy mình không hề được tôn trọng và phi lý. Không ai ăn hộ, yêu hộ, vui hộ buồn hộ cho mình được và chia tay cũng thế. Chuyện của hai người, sao phải kéo một người khác vào để giải quyết và kết thúc khi tự mình có thể làm điều đó?
4. Công khai… người thứ ba
Với những mối tình có thêm một người nữa chen chân, cho tới khi người thứ ba lộ diện thì rất nhiều người trong cuộc phải bàng hoàng và tá hỏa nhận ra rằng mình đã bị… “đá”. Trong khi người kia vẫn bình tĩnh “bắt cá hai tay” và xem như chưa có chuyện gì xảy ra.
Đây thực sự là kiểu chia tay khiến nỗi đau tăng lên gấp đôi và tội lỗi, hận thù tăng thêm gấp bội!
5. Đóng nhân vật phản diện
Có nhiều người lại chọn chia tay bằng cách tỏ ra mình càng… xấu xa càng tốt. Làm trò cãi nhau, to tiếng ở nơi đông người; dùng những lời nói lạnh lùng, cay nghiệt; hay những hành động không tích cực như chửi, mắng, tát,… ; thậm chí còn diễn những “vở kịch” khiêu khích như cặp kè với người thứ ba để đối phương bực tức mà chia tay…
Tất cả những điều trên đều chỉ thể hiện sự bất lực của bạn khi muốn chia tay mà thôi! Cách tốt nhất để nói lời kết thúc tình yêu là một cuộc gặp gỡ và trò chuyện thẳng thắn giữa cả hai bên. Bạn nói và lắng nghe người kia nói. Nếu vì khoảng cách địa lý bạn có thể gọi điện để thể hiện mình thực sự xem trọng đối phương. Ai cũng xứng đáng được đối xử một cách công bằng, dù có bất cứ chuyện gì xảy ra!
Dưới dây là 5 kiểu chia tay tốt nhất bạn nên tránh nếu thực sự xem trọng mối quan hệ đã có, cũng như đối phương và cả chính bản thân mình.
1. Sms – thay lời muốn nói
Một tin nhắn cùng vài ba lời giải thích cụt lủn - đây có lẽ là kiểu chia tay khá thông dụng của rất nhiều cặp đôi bây giờ. Thậm chí có những người còn lựa chọn tin nhắn facebook làm công cụ để chia tay. Đây là mình chứng rõ rệt nhất cho tình yêu thời công nghệ.
Có thể đối phương không đủ tự tin để đối diện với người kia, những thứ viết ra thành tin nhắn sẽ dễ dàng hơn trực tiếp giáp mặt và nói, có nhiều người chọn nhắn tin thay gặp gỡ vì sợ thấy bạn gái mình khóc lóc sẽ mủi lòng… Kiểu chia tay “ảo” này tuy đơn giản lúc thực hiện nhưng rất khó nếu bạn muốn dứt khoát.
2. Chơi trò biến mất
Mối quan hệ rơi vào ngõ cụt, bạn cảm thấy chán nản và mệt mỏi vì yêu đương, những khúc mắc ngày càng nhiều thêm,… và lẽ dĩ nhiên bạn không còn muốn tiếp tục nữa. Nếu gặp nhau và nói chia tay, bạn sợ đối phương bị đau đớn, tổn thương nên lựa chọn phương cách im lặng và biến mất dần dần rồi bốc hơi ra khỏi cuộc đời họ.
Bạn nghĩ như thế người kia sẽ bớt buồn khổ hơn, dần dần họ sẽ bất lực mà làm quen với cuộc sống không có bạn, lời không nói thì người sẽ không đau. Nhưng bạn đã sai! Một lời nói thằng thẳn bao giờ cũng tốt hơn việc nhập nhằng, không rõ ràng, đặc biệt là vào lúc chia tay.
3. Nhờ người khác nói hộ
Một sự thật rất… buồn cười là nhiều người lúc yêu chỉ lo giữ chăm chăm người ta nhưng khi chia tay thì lại đùn đẩy nhờ một người khác nói hộ. Người khác đó có thể là người quen, bạn thân,… và đôi lúc còn là tình địch nữa.
Rơi vào trường hợp này, người bị nói chia tay sẽ cảm thấy mình không hề được tôn trọng và phi lý. Không ai ăn hộ, yêu hộ, vui hộ buồn hộ cho mình được và chia tay cũng thế. Chuyện của hai người, sao phải kéo một người khác vào để giải quyết và kết thúc khi tự mình có thể làm điều đó?
4. Công khai… người thứ ba
Với những mối tình có thêm một người nữa chen chân, cho tới khi người thứ ba lộ diện thì rất nhiều người trong cuộc phải bàng hoàng và tá hỏa nhận ra rằng mình đã bị… “đá”. Trong khi người kia vẫn bình tĩnh “bắt cá hai tay” và xem như chưa có chuyện gì xảy ra.
Đây thực sự là kiểu chia tay khiến nỗi đau tăng lên gấp đôi và tội lỗi, hận thù tăng thêm gấp bội!
5. Đóng nhân vật phản diện
Có nhiều người lại chọn chia tay bằng cách tỏ ra mình càng… xấu xa càng tốt. Làm trò cãi nhau, to tiếng ở nơi đông người; dùng những lời nói lạnh lùng, cay nghiệt; hay những hành động không tích cực như chửi, mắng, tát,… ; thậm chí còn diễn những “vở kịch” khiêu khích như cặp kè với người thứ ba để đối phương bực tức mà chia tay…
Tất cả những điều trên đều chỉ thể hiện sự bất lực của bạn khi muốn chia tay mà thôi! Cách tốt nhất để nói lời kết thúc tình yêu là một cuộc gặp gỡ và trò chuyện thẳng thắn giữa cả hai bên. Bạn nói và lắng nghe người kia nói. Nếu vì khoảng cách địa lý bạn có thể gọi điện để thể hiện mình thực sự xem trọng đối phương. Ai cũng xứng đáng được đối xử một cách công bằng, dù có bất cứ chuyện gì xảy ra!
Theo Trí Thức Trẻ