Hãy chấp nhận dành cho nhau những góc riêng. Đó có thể là những lần hẹn hò lãng mạn với tình đầu, là những lần bất chợt “say nắng” một ai đó… Những thay đổi của con trai khi "tán tỉnh" và khi đã yêu Khi tán tỉnh chàng trai nào chẳng hết lòng, hết dạ với đối tượng mình cần “cưa đổ”, có mặt mọi lúc mọi nơi khi nàng cần. Các chàng ấy có thể nhắn tin, “nấu cháo” điện thoại với nàng cả tiếng đồng hồ mà không biết chán, luôn tỉ mỉ chuẩn bị những món quà nhân ngày sinh nhật của bạn, của mẹ và đứa em gái nhỏ của các nàng nữa... Chính những điều này, đôi khi khiến con gái “ảo tưởng” rằng chàng đã thế, luôn thế và sẽ thế.
Không thể phủ nhận, qua giai đoạn tán tỉnh nhiều chàng vẫn giữ nguyên cách “theo đuổi” của mình, vẫn chu đáo, nhiệt tình như xưa. Nhưng thực tế, số lượng này không nhiều. Dù vô tình hay cố ý, dường như các chàng ấy không còn giữ được sự nồng nhiệt như thuở ban đầu. Đôi lúc, chàng sẽ lơ là một chút, mải mê bóng banh với đám chiến hữu mà lỡ hẹn với bạn, hay quên mất ngày kỉ niệm 1 tháng, 1 năm... yêu nhau. Các nàng cũng nên thông cảm với con trai nhé, các chàng ấy vốn tính vô tâm và luôn nghĩ mọi chuyện theo chiều hướng đơn giản mà.Vậy nên, con gái hãy chuẩn bị tâm lý, đừng quá “sốc” với những điều này. Tôn trọng sự riêng tư của chàng Khi yêu nhau, chúng ta luôn có tâm lý muốn biết tất cả mọi điều về người mình yêu mà đôi khi quên rằng mỗi người đều cần những khoảng không gian riêng… Một điều con gái nên lưu ý là đừng bao giờ bắt chàng báo cáo hành tung của mình 24/24. Suốt ngày “bài ca”: “ anh đang ở đâu, làm gì?” sẽ khiến chàng ngán ngẩm, khó chịu. Xuất phát điểm của việc muốn kiểm soát chàng có thể do bạn muốn quan tâm, hiểu rõ sinh hoạt của người mình yêu nhưng vô hình chung việc này dẫn đến sự nhàm chán, bức bối và những cuộc cãi vã không đâu với chàng.
Mỗi người đều cần một không gian riêng tư, không thể mọi không gian, thời gian đều dành cho yêu đương được. Có người yêu, không có nghĩa là bỏ rơi mọi mối quan hệ khác. Vậy nên, con gái hãy cho chàng thời gian riêng tư với gia đình, bạn bè nhé! Bên cạnh đó, bạn đừng vì mải mê “chinh chiến và yêu đương” mà quên những cuộc hẹn shopping, ăn uống với mấy nhỏ bạn thân. Hãy tạo cho nhau những khoảng tự do khi yêu đương - đây cũng là một trong những bí quyết để giữ lửa tình yêu đấy! Ai cũng có bí mật nho nhỏ Hai người yêu nhau, luôn muốn chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, những câu chuyện quá khứ, hiện tại... để có thể hiểu rõ đối phương hơn. Nhưng không nhất thiết bạn phải chia sẻ tất tần tật mọi thứ, cũng như đừng bao giờ tra hỏi cặn kẽ mọi chuyện từ A-Z của chàng. Hãy chấp nhận dành cho nhau những góc riêng.
Đó có thể là những lần hẹn hò lãng mạn với tình đầu, là những lần bất chợt “say nắng” một ai đó… Đôi khi, việc bạn thủ thỉ tâm sự với “một nửa” của mình những chuyện này lại gây ra những phản ứng không mong muốn từ đối phương. Có thể người đó sẽ bỗng nhiên “ghen bóng, ghen gió” hay cũng có thể lại phiền lòng nghĩ suy chẳng biết tình cảm hiện tại của bạn đối với họ thế nào. Rõ ràng ở thì hiện tại, những kỉ niệm đó đã được xếp gọn vào một góc, nó không ảnh hưởng gì đến mối quan hệ của hai người. Vậy nên, cớ sao không giữ riêng cho mình?
Link cho bài viết trong Website của bạn nằm gọn trong 6 quy tắc này. Chúng giúp bạn nắm rõ và nhanh chóng nhớ được theo một trật tự đơn giản.
Đi link trong bài viết như thế nào?
Đầu tiên, tôi xin lưu ý là link đặt trong một bài viết bất kỳ của website bao gồm 2 loại link: - Internal Link: link đi trong cùng 1 website, nghĩa là trong cùng tên miền chứa bài viết hiện tại. 6 quy tắc của chúng ta nằm trong phần Internal link này, vì suy cho cùng, chỉ có Internal link là cần nhớ quy tắc. - Outbound Link: link đi ra website bên ngoài, không cùng domain hiện tại. Bởi vì bạn link đến một website xác định cho thông tin người dùng, link này lại có thể share bớt điểm PR & điểm visits của bạn trong một vài trường hợp, nên bạn chỉ đi Outbound Link khi thực sự cần thiết hoặc sử dụng cho hệ thống website của mình. Tôi không đề cập đến chiến lược outbound link, thực ra chiến lược cho outbound link và backlink giống nhau. 6 QUY TẮC ĐI INTERNAL LINK CHO BÀI VIẾT (Lưu ý: một vài thuật ngữ cho rằng 6 quy tắc này là quy tắc Link Wheel, Link Wheel trong thuật ngữ Internal Link chứ không phải Link Wheel trong một hệ thống site vệ tinh).
Link về Homepage.
Link về Bài Viết nằm trước nó, hoặc sau nó.
Link về Category mẹ của nó.
Link về Category khác Category mẹ của nó.
Link về Bài viết trong Category khác phân mục với nó.
Link về chính nó.
ỨNG DỤNG 6 QUY TẮC ĐI LINK THEO HÀNH VI NGƯỜI DÙNG Một khi người đọc muốn tìm nhanh thông tin họ cần, họ có thể lướt nhanh qua các văn bản thuần túy (nếu như bạn biên soạn một văn bản trơn, ít hình ảnh và ghi chú hoặc in đậm) để tập trung vào các link có thông tin chi tiết hơn.
Nhưng link trong VnExpress lại cố tình thiết kế không khác so với văn bản bình thường
Một số website như VnExpress cố tình tạo link có màu văn bản thông thường để đọc giả của họ dễ tập trung vào bài viết hiện tại hơn. Link rất quan trọng, vì trong các template của website thì thông thường link rất dễ nhận thấy trong bài viết. Mà thường thì đây là cách mà người đọc tìm ra một thông tin hơn bất kỳ cách nào khác. Google là tập hợp các link của nhiều bài viết liên quan đến từ khóa tìm kiếm. Vì vậy, nếu bạn không chú ý đến link, không đặt link hoặc đặt link sai cách trong bài viết là một thiết sót nghiêm trọng. Quá nhiều link sẽ làm cho bài viết trở nên khó đọc. Quá ít link thì bạn mất đi những cơ hội tương tác thông tin nhiều hơn với khách hàng, làm gián đoạn số visits theo dòng thông tin mà bạn vô tình không tạo ra được. Cũng như trong giao tiếp, ranh giới giữa việc nói quá nhiều hay nói quá ít cần được cân chỉnh một cách hoàn hảo để tạo ra cơ hội trong giao tiếp. 1. Tìm kiếm hành vi của người đọc Hãy nghĩ xem người đọc thực sự muốn tìm thấy điều gì trong nội dung của bạn. Đúng lúc họ tìm thấy, thì hãy thêm vào một link để họ tìm thấy nhiều hơn nữa!
Luôn nhớ rằng người đọc tin vào điều mà họ biết
Những cách đi link sau đây là khá hiệu quả:
Một thông tin về trợ cấp hoặc những ưu đãi hay khuyến mãi đặc biệt, link sẽ hướng dẫn người đọc chi tiết cách làm thế nào để có thể nhận được những ưu đãi này.
Một mô tả về sản phẩm, link sẽ là bước tiếp theo để mua hàng. Đây là hình thức thường xuyên trong website thương mại điện tử, thế mà có những trang bán hàng tìm hoài mà chẳng thấy nút mua hàng ở đâu!
Một chủ đề tổng quan, khái quát chung, link sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin chi tiết hơn cho người đọc.
2. Chỉ link khi mà người đọc muốn có thông tin
Khi khách hàng cần thông tin - Hãy cho họ
Một người đọc mò vào phần giới thiệu trong website của bạn, có lẽ đang tìm kiếm thông tin về bạn, họ muốn biết bạn là ai và website này có mục đích là gì. Thật vô duyên nếu bạn thiết kế tại dòng đầu tiên hoặc một cửa sổ popup hiện ra ngay khi họ vào trang thông tin giới thiệu bảo là "Hãy nhắp vào đây để mua ngay một cái Iphone 5 với giá sốc nhất!" Không phải là bạn không có quyền bán các sản phẩm phái sinh trong trang nội dung của bạn, nhưng phải thật tâm lý vào. 3. Đừng quá tham lam Nếu quá nhiều thì món hầm sẽ thành món kho, thành món xào, và rồi bị khét. Chỉ nên link về những thông tin quan trọng nhất, và theo dõi xem khách hàng của bạn họ có hứng thú click vào hay không.
Link sẽ quyết định dòng chảy visitor của bạn
ÁP DỤNG 6 QUY TẮC LINK ĐỂ XÂY DỰNG WEBSITE Bạn có thể xây dựng 6 quy tắc đi link này theo cách tự động ở một vài chỗ trên website. Hãy bảo IT hoặc nhà cung cấp dịch vụ thiết kế website của bạn đưa quy trình Link Internal này tự động vào một vài vị trí. Sau đây là một vài vị trí bạn nên yêu cầu: - Breadcrumbs: đây là dạng link đường dẫn, breadcrumbs giúp bạn xác định nhanh được vị trí của bài viết đang đọc và dễ dàng click vào link trên breadcrumbs để quay về category mẹ của bài viết để xem tiếp các bài viết cùng chủ đề.
Đây là Breadcrumbs
- Link "Quay lại" và link "Tiếp theo": Hai link này giúp người đọc xem tiếp bài viết kế hoặc quay lại một bài trước đó theo dòng thời gian. Hai link này đặc biệt có ích khi người đọc đang xem bài viết là một phần của chủ đề có dạng: phần 1, phần 2, phần 3...
Link bài viết tiếp theo và Link bài viết trước đó
- Các bài viết liên quan: tùy theo khả năng lập trình website, các bài viết liên quan giống như một google thu nhỏ ở cuối trang thông tin, cung cấp thêm cho người đọc các chủ đề liên quan hoặc tương tự giúp người đọc có thêm các thông tin liên quan đến vấn đề của họ trong website bạn.
Link bài viết liên quan
Tôi sẽ nói chi tiết hơn về nội dung của textlink (anchor text) ở một bài viết chuyên về textlink, đây cũng là phần rất quan trọng để tạo 1 link hiệu quả.
Có lẽ điểm yếu duy nhất và lớn nhất đối với SEO hiện đại lại chính là SEO cổ xưa trong quá khứ. Những SEOer chuyên nghiệp biết cách làm thế nào để quảng bá các bài viết của mình và những bài viết cũ hơn thường có xu hướng luôn ở trong vị trí xếp hạng cao. Vấn đề mà bất cứ SEOer nào cũng biết đó là thế giới các công cụ tìm kiếm thay đổi hàng tháng. Những thông tin hôm nay có giá trị có thể lại khiến bạn bị phạt một năm sau đó. Tuy nhiên những thông tin cũ hơn, vốn đã nổi tiếng lúc mới được tạo ra và giá trị của nó được nâng cao trong nhiều tháng dài thì vẫn luôn được hiển thị khi tìm kiếm. Nó hoàn toàn dễ dàng để tìm kiếm những lời khuyên về SEO và áp dụng chúng vào thực hành, đừng bao giờ thực hiện theo lời khuyên đã được đăng tải 4 năm trước đó và hiện giờ nó hoàn toàn không còn giá trị. Để xua tan sự mơ hồ này thì dưới đây chính là một số những “truyền thuyết” phổ biến đã kéo dài dai dẳng trong suốt thời kỳ công nghệ Internet.
Truyền thuyết 1: Có thể trả tiền cho một công ty để có được vị trí xếp hạng cao được bảo đảm Chẳng có công ty nào có thể bảo đảm cho bất cứ kết quả tìm kiếm nào trên Google cả. Thậm chí chính Google cũng không thể cố định vị trí của bạn ở một điểm nhất định. Trên công cụ tìm kiếm siêu mạnh, điều duy nhất bạn có thể làm là từng bước nâng cao thứ hạng của bạn và hi vọng đạt được kết quả. Một công ty to mồm nói rằng họ có thể đảm bảo cho bạn ở vị trí số 1 thì chẳng qua là đang nói dối để kiếm lời từ công ty bạn mà thôi. Nếu họ nói dối điều đó thì còn những điều gì khác liệu họ có đang nói thật không? Truyền thuyết 2: Bạn phải đăng tải nội dung liên tục không ngừng nếu bạn muốn hi vọng được xếp hạng Một phần của truyền thuyết này bắt nguồn từ việc Google đề cập rằng sự mới mẻ của một mảng nội dung là một nhân tố xếp hạng. Phần khác thì do lượng bài nhiều nói lên rằng bạn đăng bài hàng ngày để được xếp hạng. Nhưng thực tế cả hai nhân tố này trong tìm kiếm không có tác động lớn như bạn tưởng. Một trang web đăng tải một bài một tuần vẫn có thể có thứ hạng cao trong khi một trang web đăng 2 bài một ngày cũng chưa chắc được xếp hạng ở trang nhất bao giờ. Truyền thuyết 3: Mật độ từ khóa là quan trọng
Trước đây các từ khóa được sử dụng có vị trí quan trọng hơn bây giờ rất nhiều. Ngày xưa, kiểm soát mật độ từ khóa của bạn là rất cần thiết bởi vì mật độ quá ít có nghĩa là bạn không xếp hạng cho việc truy vấn, còn quá nhiều thì lại bị cho là spam. Ngày nay, từ khóa đã mất đi nhiều “quyền lực” của mình. Chúng vẫn hướng dẫn việc tìm kiếm và vẫn quan trọng trong việc điều tiết nhưng chúng không còn là nhân tố tập trung chính nữa. Nếu bạn đang tính toán mật độ từ khóa thì bạn đang đi sai hướng rồi. Truyền thuyết 4: SEO diễn ra chóng vánh SEO là một quá trình tiến diễn liên tục. Bạn không thể đưa ra một hành động và thấy ngay được kết quả tức thì. Cũng như bạn không thể đạt được một xếp hạng và rồi cứ ngồi đó thụ động mà giữ nó. Bạn cần phải không ngừng thực hiện từng bước để cải thiện vị trí của mình trước các đối thủ cạnh tranh, xây dựng lưu lượng truy cập tự nhiên và cung cấp những nội dung có giá trị. Truyền thuyết 5: Các tín hiệu xã hội là một phần quan trọng của SEO Google đã góp phần vào việc tạo nên suy nghĩ này khi đã nói rằng họ tính đến các dấu hiệu xã hội tại một thời điểm. Nhưng hiện giờ thì họ không áp dụng. Các dấu hiệu xã hội không còn là một nhân tố trực tiếp trong các thuật toán xếp hạng nữa. Tuy nhiên, chúng vẫn quan trọng đối với việc thu hút sự tham gia của người sử dụng. Những độc giả quan tâm có vẻ như đóng góp nhiều hơn vào lưu lượng truy cập và con số thống kê tình trạnh sử dụng trên trang web của bạn, điều này cũng có liên quan đến thứ hạng của bạn. Truyền thuyết 6: Các liên kết chết vì SEO Với những sáng chế gần đây và một vài dự báo của Matt Cutts, mọi người đã rút ra kết luận rằng các liên kết sẽ chết. Tuy nhiên, Google đã nói rằng họ từng thử áp dụng một phiên bản Google lờ đi các liên kết. Nhưng nó đã không hiệu nghiệm và họ đã từ bỏ dự án này. Các liên kết quá quan trọng đối với bản chất của thuật toán hủy bỏ hoàn toàn. Tầm quan trọng của chúng liệu có thể bị giảm đi như từ khóa không? Cũng có thể. Nhưng từ trước tới giờ thì chưa. Truyền thuyết 7: Guest posting là xấu cho mục đích SEO
Guest blogging (đăng bài ở blog của người khác) đã từng là một công cụ quyền lực để kiếm các backlink từ các trang web có chất lượng, nhưng nó đã bị lạm dụng dưới một số hình thức. Cũng như tất cả các kỹ thuật bị lạm dụng khác, Google đã xóa bỏ đi nhiều cách mà đã giúp nó hoạt động hiệu quả. Guest posting hiện không còn một chiến lược liên kết hiệu quả nữa nhưng nó không hề chết. Chỉ như các tín hiệu xã hội, nó hướng người dùng đến trang web của bạn, góp phần vào những nhân tố xếp hạng quan trọng. Truyền thuyết 8: Thuật toán của Google đã được thiết kế đảo ngược; chúng ta biết nó có những gì Moz.com chịu trách nhiệm cho truyền thuyết này với những nghiên cứu tương quan chi tiết của họ. Họ có thể nói với bạn rằng một metric nhất định tương quan với một phần sức ảnh hưởng nhất định trong kết quả tìm kiếm. Nhưng thật không may, điều này không thực sự nói lên điều gì về cách mà thuật toán hoạt động cả. Google đã giữ bí mật thuật toán của họ. Những gì Moz làm là nói cho bạn biết những gì nó có thể kết luận mang tính thí nghiệm mà thôi. Dường như có rất nhiều nhân tố xếp hạng không thể hiện trong các nghiên cứu tương quan. Truyền thuyết 9: Bất kể nguồn nào, thì một backlink vẫn là một backlink Thuật toán liên kết của Google được chắt lọc rất kỹ càng. Nó tính đến cả uy tín của trang web thực hiện liên kết và uy tín của trang web được liên kết. Nó tính đến cả sự khác nhau giữa hai loại trang web này và gộp cả các nhân tố về xác định vị trí liên kết ở trong đó. Tất cả các nhân tố này kết hợp lại để tạo ra các liên kết riêng lẻ với những mức uy tín rất khác nhau. Truyền thuyết 10: Tự động hóa trong SEO là kỹ thuật mũ trắng Tự động hóa trong SEO hiện không còn xấu như sự tồn tại của nó trong sản xuất ô tô nữa. Bạn có thể sử dụng sự tự động hóa cho mục đích tốt hoặc mục đích xấu. Các bình luận tự động trên blog được thấy tràn lan trên Internet là kỹ thuật mũ trắng. Tự động tạo ra các tiêu đề trang của bạn khi bạn đăng tải nội dung mới hoàn toàn có thể chấp nhận được. Tất cả chỉ phụ thuộc vào cách bạn sử dụng công cụ này mà thôi. Truyền thuyết 11: Các liên kết từ các trang có .edu và .gov là những liên kết tốt nhất bạn có thể có được
Để ý đến truyền thuyết về uy tín liên kết ở trên. Hầu hết các trang web về chính phủ và giáo dục luôn có uy tín cao, bởi thế họ có thể thông qua một độ tinh túy của liên kết (link juice) với mỗi liên kết. Bản thân một số trang web .com và các tên miền hệ thống khác cũng có nhiều uy tín. Một trang .com chất lượng có thể có ảnh hưởng hơn một trang .gov chất lượng thấp. Truyền thuyết 12: Bạn có thể xếp hạng dựa trên sức mạnh của một nội dung đơn lẻ Nội dung là vua, nhưng nó không hoạt động đơn độc. Nếu không có con mắt SEO thì nội dung của bạn không tự kéo trọng lượng của mình lên được. Bạn cần nhớ đến các từ khóa lôi kéo sự tập trung vào nội dung của mình, đến các liên kết để xây dựng tầm ảnh hưởng và mạng lưới xã hội để thu hút độc giả cho nội dung của mình. Chỉ đăng một blog không thôi thì sẽ chẳng thể đặt bạn ở vị trí nào được. Truyền thuyết 13: Bạn có thể trốn tránh hình phạt với các kỹ thuật mũ xám hay đen nếu trang web của bạn nhỏ Ý tưởng này là nhằm bảo vệ những web không tên tuổi và nó hoàn toàn sai. Google không quan tâm trang web của bạn lớn, nhỏ cỡ nào; nếu nó phát hiện bạn dùng kỹ thuật mũ đen, thì bạn sẽ gánh hậu quả. Thực thế, vì là một doanh nghiệp nhỏ, nếu bạn chịu một hình phạt thì có thể nó chịu sức tàn phá hơn vì khó phục hồi hơn các web lớn có tiếng tăm. Truyền thuyết 14: PageRank là xếp hạng của bạn trên trang kết qủa tìm kiếm PageRank thực sự là thuật toán cốt lõi do Larry Page tìm ra trong những ngày đầu hình thành công cụ tìm kiếm. Nó hoàn toàn dựa trên liên kết và xây dựng uy tín liên kết. Nó chỉ là một trong nhiều yếu tố về xếp hạng tìm kiếm của bạn và nó đang dần mất đi quyền lực của mình trong 2 năm trở lại đây. Truyền thuyết 15: Sử dụng các tài sản của Google thì bạn sẽ nhận được sự ưu tiên Google chẳng cho ai sự ưu tiên khi sử dụng các tài sản của nó cả. Google+ không cho bạn phần thưởng nào trong xếp hạng. Thứ tốt nhất bạn nhận được từ nó chính là Google Authorship (quyền tác giả) và đẩy nhanh việc lập chỉ mục hơn chút thôi chứ không hề có vai trò lớn trong SEO.
Đối với trang chủ SEO thì Sitemaps là rất quan trọng. Khi bạn đã tạo xong sitemap, bạn cần phải submit đến Google Webmasters Tool để Google có thể crawl sitemap của bạn. Tuy nhiên, mọi người thường nhầm lẫn khi không biết quyết định nên sử dụng loại sitemap nào sẽ tốt hơn. Tất cả sẽ phụ thuộc vào mục đích trang web của bạn. Một trong những sự khác biệt chính là cách Google thu thập các trang web.
Tóm tắt Bạn có biết rằng XML được viết chủ yếu là cho công cụ tìm kiếm trong khi đó HTML lại được viết cho người dùng. Giao thức sitemap XML được viết để dành riêng cho công cụ tìm kiếm spiders. Một file gốc XML chứa tất cả các hoạt động phía sau của một trang web. Nó không chỉ chứa các URL chính của trang web mà nó còn chứa tất cả các URL của trang web cùng với các siêu dữ liệu liên quan. Nó có thể chứa các URL vừa mới được cập nhật, nó làm thay đổi tần số xuất hiện trung bình của các trang, các URL liên quan đến phần còn lại của trang web... Trong khi đó, HTML chỉ là một cái nhìn tổng quan về một trang web, nó chỉ có các trang và thông tin cần thiết mà người dùng cần quan tâm tới. Nếu bạn đang ở trên một trang web và bạn đang tìm kiếm giỏ mua hàng hoặc trang Liên hệ nhưng bạn không thể nào tìm thấy nó thì bạn sẽ đi đến sitemap và dễ dàng tìm thấy nó ở đó. Điều này không chỉ hữu ích cho người dùng mà nó còn có thể giúp công cụ tìm kiếm xếp hạng bởi trang web của bạn thân thiện với người dùng và phục vụ cho khách truy cập khi họ ghé thăm trang web của bạn. Tại sao mục đích sử dụng lại khác nhau? Ngay cả khi bạn vừa mới bắt đầu đặt chân vào thế giới của thiết kế web thì có thể bạn đã nghe nói về HTML trước XML. Trong nhiều năm trở lại đây, HTML là loại mã hóa duy nhất mà bạn có thể sử dụng để tạo ra các trang web. Có thể bạn đã nghe đến các thuật ngữ như ASP, JSP Java Script hoặc CSS và một số thuật ngữ khác. Tất cả các trang web đã được xây dựng và phát triển với HTML. Trong khoảng thời gian từ cuối năm 1999 đến cuối năm 2001, tổ chức World Wide Web (hay còn gọi là W3C) là một tổ chức quản lý và điều hành Internet đã đưa ra quyết định ngừng sử dụng HTML và thay vào đó là sử dụng XHTML và XML. XHTML (là thuật ngữ viết tắt của Extensible Hyper Text Mark up Language) chẳng qua cũng chính là HTML mà thôi, nhưng có điều nó lại tuân theo các quy tắc viết của XML. Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa HTML và XHTML là ở cú pháp của hai ngôn ngữ. Mục tiêu cuối cùng của XHTML là sẽ tương thích với các thiết bị và các trình duyệt khác nhau, vì vậy các mã được viết theo các quy định chặt chẽ hơn. Kết quả là XHTML sẽ trông giống như một phiên bản phát triển hơn so với HTML. Khi bạn suy nghĩ về sự khác biệt lớn giữa sitemap XML và sitemap HTML, về cơ bản khi người viết chương trình sử dụng XML thì họ có quyền định nghĩa ra các thẻ nhưng với HTML thì bạn không được phép có quyền này. Thông thường mọi người vẫn nhầm lẫn giữa hai loại ngôn ngữ này, nhưng sitemap XML không liên kết trực tiếp đến các trang web chính thức nhưng tên miền của nó sẽ có dạng như example.com/sitemap.xml. Như tôi đã nói ở trên, sitemap XML chủ yếu là được sử dụng cho công cụ tìm kiếm. Nó tăng cường việc thu thập và lập chỉ mục của một trang web. Bây giờ nếu trang web của bạn đang được crawl và index thì bạn sẽ không phải lo lắng nhiều về việc công cụ tìm kiếm không thể tìm kiếm được tất cả các trang hoặc những trang tốt nhất của bạn. Nhưng sitemap XML thực sự giúp công cụ tìm kiếm thu thập trang web một cách hiệu quả hơn , nó cảnh báo cho công cụ tìm kiếm biết sự xuất hiện của bạn và đảm bảo rằng tất cả những trang quan trọng đại diện cho trang web của bạn sẽ được tìm thấy bởi công cụ tìm kiếm.
Sitemap nội bộ hoặc sitemap HTML được liên kết từ mỗi trang duy nhất trên trang web của bạn. Nó cũng mang lại trải nghiệm người dùng, vì vậy khi bạn viết chương trình thì bạn cần phải suy nghĩ đến người dùng của bạn. Chúng ta cần một sitemap HTML để cung cấp trải nghiệm người dùng độc đáo bằng cách thúc đẩy định hướng người dùng. Định hướng người dùng là cực kỳ quan trọng vì họ đâu biết rằng sitemap trên trang web của bạn có liên quan đến tất cả mọi thứ khác. Vì vậy, nếu người dùng đi đến sitemap HTML của bạn, chắc chắn bạn sẽ muốn hiển thị các danh mục chính và tất cả các trang phụ cũng nên được hiển thị. Tuy nhiên, bạn không muốn mỗi trang đại diện trên sitemap HTML nội bộ giống như sitemap XML vì nó sẽ không có bất kỳ ý nghĩa nào và cũng không phục vụ cho một mục đích nào. Tùy thuộc vào kích thước của trang web mà chúng ta muốn nó xuất hiện trên sitemap, thông thường với một trang web lớn bạn nên để từ 100-200 trang hiển thị trên trang sitemap nội bộ nhưng nếu trang web của bạn nhỏ thì bạn chỉ cần để 50 trang là vừa đủ. Tôi nên sử dụng sitemap HTML hay sitemap XML? Câu hỏi này được hỏi rất nhiều lần nhưng câu trả lời chính xác là bạn nên sử dụng sitemap XML để spider của Google có thể nhìn thấy trang web của bạn. Sitemap XML cũng giúp cho việc kết nối trang web của bạn hiệu quả hơn. Ví dụ, nếu bạn có nhiều bài viết hoặc nhiều trang và chúng không cần thiết phải được liên kết đến trang chủ thì bạn thực sự cần một nơi để Google có thể tìm ra những trang đó trên trang web của bạn. Nhưng nếu bạn có sitemap HTML thì cũng rất tốt. Nó chỉ là một trang chứa các liên kết với nó và người dùng có thể click vào sitemap và khi đó họ sẽ nhìn thấy chính xác những gì bạn có trên trang web của bạn. Nó làm cho quá trình này đơn giản vì thường thì người dùng chưa quen với trang web của bạn và các thông tin mà bạn có trên đó. Vì bạn đã quen với doanh nghiệp của bạn nhưng không có nghĩa là nó cũng quen thuộc với tất cả những người khác. Hơn nữa, có nhiều người có thể không biết cách điều hướng một trang web như thế nào là tốt. Sitemap HTML làm cho nó dễ dàng hơn với mọi người bởi vì họ chỉ cần vào sitemap của bạn và click vào những gì họ muốn và nó sẽ đưa họ đến vị trí đó. Vì vậy, HTML là quan trọng đối với người dùng nhưng nó cũng quan trọng để theo dõi việc khách truy cập sử dụng trang web của bạn. Kết luận
Cả sitemap XML và sitemap HTML đều giúp công cụ tìm kiếm thu thập trang web của bạn. Sự khác biệt chính là sitemap HTML sẽ giúp khách truy cập hiểu rõ hơn một cách toàn diện về trang web của bạn, trong khi đó XML lại được sử dụng đặc biệt cho công cụ tìm kiếm. Khi bạn thêm các trang mới hoặc nội dung trên trang web, bạn có thể sử dụng sitemap XML để thông báo cho công cụ tìm kiếm biết. Khi bạn hiểu rõ sự khác biệt giữa sitemap HTML và sitemap XML, tôi sẽ khuyên bạn nên sử dụng cả hai. Cả hai loại sitemap này sẽ giúp bạn tự tin và an toàn để biết rằng bạn đã không bỏ lỡ bất kỳ sự xuất hiện của SEO cũng như duy trì và định hướng người dùng. Nó vừa đảm bảo rằng bạn sẽ được tìm thấy bởi Google nhưng cũng vừa phục vụ cho người dùng. Bạn hãy nhớ rằng, đây chính là những lý do bạn nên quyết định lập ra một trang web ngay từ đầu. Trang web của bạn sẽ có tác dụng gì nếu công cụ tìm kiếm tìm thấy bạn nhưng không thể điều hướng trang web của bạn? Trang web của bạn sẽ có tác dụng gì nếu nó có thể điều hướng trang web của bạn nhưng chúng lại không được Google tìm thấy? Nếu bạn sử dụng cả hai loại sitemap này thì đây sẽ là cách tốt nhất nếu bạn muốn cải thiện thứ hạng trang web của bạn và thân thiện với người dùng. Bạn đang cần dịch vụ SEO top google tại TPHCM liên hệ: 01684854514
Anh sẽ gật đầu với đám nội quy lộn xộn này và nói: “Anh đồng ý, vì anh yêu em!” chứ? Anh được phép nói dối ba lần. Hãy để dành những lần nói dối trong-phạm-vi-cho-phép. Anh KHÔNG phải là người chi trả tất tần tật các khoản tình phí khi yêu. Vì em yêu anh chứ không phải yêu một cái máy biết kiếm tiền, em cũng không phải là cái máy tiêu tiền. Điện thoại của anh phải luôn trong vùng phủ sóng. Ít nhất là đối với em. Đừng bao giờ im lặng để thể hiện rằng anh ổn. Em biết, anh không ổn một chút nào, anh cần phải nói với em, nếu em không giúp được anh thì chí ít nỗi buồn cũng vơi đi một nửa. Hãy luôn ghi nhớ những ngày đặc biệt. Tối thiểu anh phải nhớ ngày sinh nhật em, ngày hẹn hò đầu tiên và ngày anh nói anh yêu em.
Khi anh mệt mỏi, hãy nói là anh cần em! Khi đi xa, hãy là nói anh nhớ em! Khi trở về, hãy nói là anh đã rất nhớ em! Khi em làm sai, hãy nói quan điểm của anh và sau đó là: “Không sao cả, vì anh thương em. Nhưng lần sau đừng thế nữa!” Khi em thấy cả thế giới này đang quay lưng với em, hãy ở bên cạnh em để em biết ít nhất có một thế giới khác đang bao bọc và bảo vệ em. Khi giận nhau, hãy cùng em nhìn nhận lại sự việc thay vì bỏ em lại và quay lưng đi. Không được phép có quá nhiều cô-em-gái-xã-hội. Tốt nhất là đừng nên có! Mũ bảo hiểm đôi anh mua cho em sẽ chỉ là của-riêng-em. Không được để ai khác đội nó, em mà thấy, thì anh xong rồi đó! Nếu có việc bận đột xuất không đến buổi hẹn được, hãy gọi điện báo cho em biết, sau khi giải quyết công việc, hãy đến gặp em vì anh cũng biết em rất giận anh nhưng vẫn thấy rất nhớ anh.
Tôn trọng bạn bè em giống như em tôn trọng bạn bè anh. Mọi người có thể chê cái váy em mới mua, nhưng anh thì không. Em diện cho ai xem? Là cho anh cơ mà. Phải biết cách an ủi em chứ! Tương tự với đôi giày cao gót em mới mua. Tương tự với kiểu tóc em mới làm. Với những đồ dùng cá nhân em mua tặng anh, đừng phàn nàn, hãy nói cho em biết size và màu sắc, lần sau chắc chắn em sẽ làm tốt hơn. Gật đầu với đám nội quy lộn xộn này và nói: “Anh đồng ý, vì anh yêu em!”
Các thói quen này có thể giúp chúng ta phòng tránh mụn đấy! Uống đủ nước Uống đủ nước là điều vô cùng quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là làn da. Nó giúp loại bỏ các chất thải, các tế bào chết trên da, tái tạo tế bào da mới, làm mờ vết thâm… Không chỉ thế, uống đủ nước trong mùa hè còn giúp chúng ta giải tỏa cơn khát, thanh lọc cơ thể, đẩy các chất thải ra khỏi cơ thể… Vì thế, hãy tạo cho mình thói quen uống nước đều đặn. Chỉ với 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày nhưng cũng đủ để tạo nên sự thay đổi tích cực cho làn da của bạn đấy. Ăn nhiều rau và trái cây Thói quen này rất tốt cho sức khỏe và nó sẽ càng phát huy tác dụng đối với làn da trong những ngày hè. Các thực phẩm này giúp chúng ta bổ sung vitamin, nước và rất nhiều chất khoáng tốt cho da. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý, tránh những loại trái cây có tính nóng và chứa nhiều đường như vải, nhãn, đào, mận… vì nó có thể gây phản tác dụng.
Buộc gọn tóc Mái tóc cũng có thể trở thành nguyên nhân gây mụn cho da mặt, đặc biệt là trong những ngày hè. Với thời tiết nóng nực, cơ thể tiết nhiều mồ hôi, mái tóc của chúng ta chính là “thủ phạm” khiến vi khuẩn và bụi bẩn xâm nhập lên da mặt. Các bạn nên tập cho mình thói quen giữ đầu tóc gọn gàng, với mái tóc dài thì nên buộc gọn lên. Bảo vệ da mặt khi ra ngoài Với thời tiết nắng nóng của mùa hè, khi chúng ta ra ngoài, làn da không chỉ phải đối mặt với những tác hại từ tia cực tím mà còn có cả bụi bẩn, sự ô nhiễm của môi trường xung quanh… Để tránh những tác hại này, bạn nên bảo vệ da mặt bằng ô, mũ rộng vành, khẩu trang…
Vệ sinh chăn gối thường xuyên Chăn hay gối là những vật dụng mà chúng ta tiếp xúc trực tiếp hàng ngày. Cho dù bạn luôn đóng kín cửa phòng, chúng vẫn có thể bị bẩn do những vi khuẩn, bụi bặm trong không khí, mồ hôi, tế bào chết trên cơ thể chúng ta… bám vào đó. Các chất đó chính là tác nhân gây hại cho da mặt khi bạn nằm ngủ, dẫn đến viêm nhiễm, mọc mụn… Thói quen vệ sinh chăn, gối thường xuyên sẽ giúp chúng mình loại bỏ tác hại trên. Các bạn nên giặt vỏ chăn, gối sạch sẽ và phơi ở nơi có ánh nắng. Chế độ nghỉ ngơi hợp lý Thư giãn sau khi làm việc căng thẳng, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya… cũng là những thói quen rất tốt cho da. Nguyên nhân là do tình trạng stress, thiếu ngủ… sẽ làm rối loạn các hoạt động bên trong cơ thể và gây “bùng phát” mụn. Do đó, chúng mình nên tạo cho mình một thói quen nghỉ ngơi hợp lý. Điều này không chỉ tốt cho da mà còn là cách để bảo vệ sức khỏe nữa đấy!