Latest Post

 Hằng năm, cứ đến mồng 5 tháng 5 (âm lịch), dân ta lại tổ chức ăn Tết Đoan Ngọ. Về nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ, đến nay nhiều người vẫn cho rằng có xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, căn cứ vào một số công trình nghiên cứu văn hóa cho thấy, Tết Đoan Ngọ của người Việt hiện nay lại có một nguồn gốc hoàn toàn khác…


Bánh ú nước tro là món bánh truyền trống của người miền Nam trong ngày Tết Đoan Ngọ. Những thứ bánh làm từ gạo chỉ có ở những khu vực có nền văn minh lúa nước.

Tết Đoan Ngọ là để tưởng nhớ Khuất Nguyên? 

Theo giải thích của học giả Chu Xử trong sách “Phong Thổ Ký” thì Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa). Còn Dương là mặt trời, là khí dương; Đoan Dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh. 

Ở Trung Quốc, thời Nam Bắc triều, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Dục Lan tiết. Lan có nghĩa là “túi đựng tên, hình dáng của nó như cái hộp gỗ” (Tr.2881, Từ Nguyên). 

Đến thời nhà Minh, bùa trừ ngũ độc (Ngũ độc phù) đã trở thành vật trang sức khá phổ biến của phụ nữ, được in trên một số vật như trâm cài tóc, vòng đeo tay, đeo cổ, quạt… Một học giả thời bấy giờ là Trầm Bảng chép: “Thời trước, phụ nữ thường vẽ hình con rết (Ngô công), rắn (Xà), bò cạp (Hiết), cọp (Hổ), cóc (Thiềm thừ) trên những cây gỗ đào gọi là ngũ độc phù và cài trên đầu làm trâm (Thoa)…” (Trích Uyển Thự Tạp ký, quyển 17, bản in năm 1593). 

Hiện nay, quan niệm phổ biến cho rằng nguồn gốc Tết Đoan Ngọ của người Việt có xuất xứ từ Trung Quốc. Quan niệm này gắn liền với một nhân vật trong lịch sử Trung Quốc đó là Khuất Nguyên. 

Khuất Nguyên, tên Bình, biệt hiệu Linh Quân (340 TCN - 278 TCN) là một chính trị gia, một nhà thơ yêu nước nổi tiếng của nước Sở, làm chức Tả Đồ cho Sở Hoài Vương. Lúc đầu ông được vua yêu quý, sau có quan lại ganh tài ông, tìm cách hãm hại. Vua Sở nghe lời gièm pha nên ghét ông. Ông âu sầu, ưu tư viết thiên Ly Tao để tả nỗi buồn bị vua bỏ. 

Đến cuối đời, ông lại bị vua Tương Vương (người nối ngôi Sở Hoài Vương) đày ra Giang Nam (phía nam sông Dương Tử). Ông thất chí, tự cho mình là người trong sống trong thời đục, suốt ngày ca hát như người điên, làm bài phú “Hoài Sa” rồi ôm một phiến đá, gieo mình xuống sông Mịch La tự tử. 

Theo truyền thuyết này, để tưởng nhớ về con người và cái chết bi ai của ông, hàng năm người ta tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5 là ngày Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc và một số nước khác ở Châu Á. 

Sau này, Tết Đoan Ngọ còn được gắn thêm một tích khác nữa là tích hai chàng Lưu – Nguyễn gặp tiên. 

Lưu Thần và Nguyễn Triệu là hai người đời nhà Hán, nhân ngày Tết Đoan Dương cùng rủ nhau vào núi hái thuốc, gặp hai tiên nữ kết duyên. Sau thời gian nửa năm sống nơi tiên cảnh với vợ tiên, hai người nhớ nhà đòi về. Giữ lại không được, hai tiên nữ đành đưa tiễn chồng về quê cũ. Vì thời gian ở tiên cảnh chỉ có nửa năm nhưng là mấy trăm năm ở cõi trần. Hai chàng thấy phong cảnh quê nhà đã khác xưa, người quen thì đã ra người thiên cổ, hai chàng bèn rủ nhau trở lại cõi tiên nhưng không được. Hai chàng ra đi mà không thấy trở về… 

Trên thực tế, từ cuối thời Đông Hán, người ta đã tìm thấy những thư tịch sưu tầm về Tết Đoan Ngọ. Hầu hết các học giả thời đó cho rằng nguồn gốc của lễ tiết này có “liên quan” đến sự tưởng niệm thi hào nổi tiếng của nước Sở là Khuất Nguyên. Tuy nhiên các sử gia Trung Quốc lúc bấy giờ không hề đưa ra được những tư liệu cụ thể để chứng minh cho “sự liên quan” này. 

Ngay trong “Sử ký” của Tư Mã Thiên (145 – 86 TCN), tác phẩm được coi là thành tựu sớm nhất, ghi chép đầy đủ nhất về lịch sử Trung Quốc cổ đại (suốt 2000 năm từ thời Hoàng Đế đến đời Hán Vũ Đế), cũng hoàn toàn không xác định được rõ thời gian tự trầm của Khuất Nguyên là vào ngày, tháng nào. Những ghi chép của Tư Mã Thiên trong “Khuất Nguyên liệt truyện” (Sử ký) chỉ là những tư liệu được thu thập từ trong dân gian! 

Vậy cơ sở nào để cho rằng Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng 5 âm lịch) là để tưởng nhớ Khuất Nguyên như một số người vẫn quan niệm hiện nay!? 

Về nguồn gốc Tết Đoan Ngọ 

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi bằng một cái tên dân dã hơn: Tết Giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hoá phong phú. Không riêng gì Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hà Quốc cũng có Tết Đoan Ngọ. Từ đó cho thấy, Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông và gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm. 

Trong ca dao Việt Nam cũng có câu: 

“Tháng tư đong đậu nấu chè, 
Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng năm” 

Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là Tết Đoan Ngọ của người Việt có liên quan gì đến Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc và gắn với truyền thuyết Khuất Nguyên như lâu nay từng quan niệm? Tết Đoan Ngọ còn được người Việt gọi bằng cái tên khác là “Tết Nửa Năm” (cũng có nơi là gọi là Giữa Năm). Đây được xem là tên gọi của riêng người Việt, không lẫn với tên gọi của các quốc gia khác. Vậy tại sao lại gọi là Tết Nửa năm, trong khi theo tính toán như lịch âm hiện nay thì “nửa năm” ở đây phải rơi vào tháng 6 âm lịch? 

Về tên gọi Tết Nửa năm, tác giả Nguyễn Ngọc Thơ trong “Lại bàn về nguồn gốc tết Đoan Ngọ” giải thích: “Thời cổ đại, người Việt Nam dùng lịch kiến Tý, do vậy tháng mở đầu trong năm là tháng 11 âm lịch. Theo cách tính này, ngày 5 tháng năm rơi vào thời điểm nửa năm, do vậy dân gian Việt Nam rất chuộng tên gọi tết Nửa năm”. 

Về nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm khẳng định: Tết Đoan Ngọ Việt Nam có cùng một khởi nguồn với vùng đất Bách Việt ở Nam Trung Hoa (vào khoảng vùng hạ lưu Dương Tử trở xuống) và Bắc Đông Dương. 

Tác giả luận giải: Từ ngàn xưa đây vốn là vùng nông nghiệp lúa nước trù phú do các dân tộc Bách Việt gầy dựng nên. Do nằm dọc hai bên chí tuyến bắc, mùa hè ở đây oi bức, khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. May mắn, người nông dân với nghề lúa nước luôn đòi hỏi phải quan sát thời tiết, cố để tránh tối đa những tác hại của nó và tận dụng hữu hiệu những lợi thế mà tự nhiên mang lại, nhờ vậy phong tục tết Đoan ngọ hình thành, đánh dấu một cột mốc quan trọng của chu kỳ tuần hoàn thời tiết (Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP HCM, 2004). 

Trong cuốn “Lễ tết Trung Hoa” của W. Eberhard (Chinese Festivals, N.Y. 1952) viết: “Đoan ngọ là tết của phương Nam, tết cầu may, tết của sự sống” (Double fifth is a Southern festival, lucky festival or festival of the living). 

Tác giả Nghê Nông Thủy, thuộc Hội Dân tộc học Trung Quốc cũng thừa nhận: “Tết Đoan Ngọ là cống hiến to lớn của người Bách Việt đối với văn hóa Trung Hoa” (Hội Dân tộc học Trung Quốc, 2011). 

Như vậy, có thể thấy, Tết Đoan Ngọ xưa là do nhân dân lao động cùng nhau sáng tạo, cùng hưởng thành quả và không ai làm tác giả cụ thể. Nó là thành quả từ trí tuệ của truyền thống nông nghiệp phương Nam của các bộ tộc Bách Việt. Về sau, cùng với việc xâm lấn và mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam sông Dương Tử, Tết Đoan Ngọ được người Hán tiếp nhận và hưởng ứng. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương khác nhau lại gắn vào nhiều điển tích khác nhau với các nhân vật như Ngũ Tử Tư, Việt vương Câu Tiễn, Khuất Nguyên đến Tào Nga, Trần Lâm… 

“So với người Trung Quốc, người Việt Nam thiên hẳn về lối sống dân gian, tư duy tổng hợp – trừu tượng và truyền thống văn hóa truyền miệng đã giúp gìn giữ phong tục ngày tết này mà không cần thiết gắn liền với các nhân vật lịch sử. Ngược lại, Trung Quốc lớn, dân số đông, dân tộc đa dạng, việc chính thức hóa một phong tục dân gian bằng thao tác gắn chúng với các nhân vật lịch sử có chức năng tích cực, nhất là trong chức năng đại đoàn kết dân tộc” (trích An Nam phong tục sách, Mai Viên Đoàn Triển, NXB Hà Nội, 2008). 

Nhìn lại lịch sử, suốt một nghìn năm Bắc thuộc, Việt Nam đã tiếp nhận văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là dòng “văn hóa quan phương” gắn liền với hệ tư tưởng Nho gia và hệ thống chữ Hán. Do chính quyền đô hộ thực hiện chính sách “đồng hóa”, một số phong tục, tập quán của người Việt bị bắt phải bỏ hoặc thay đổi cho phù hợp với văn hóa Hán. Điều này đã được chính sử sách Trung Hoa chép lại (xem thêm “Ngô chí”). 

Sự giao thoa và du nhập tự nhiên cùng với chính sách “cưỡng bức văn hóa” của chính quyền đô hộ phương Bắc đã tạo nên một hệ quả tất yếu đó là hình thành diện mạo văn hóa có phần “mới” của Việt Nam trong nhiều thời kì lịch sử sau đó. Tết Đoan Ngọ cũng không ngoại lệ. Nó được gắn vào khung lý luận chính thống cùng các ý nghĩa, chức năng mang tính quan phương khác như “tưởng nhớ Khuất Nguyên”, “tưởng nhớ Ngũ Tử Tư”, “tưởng nhớ Trần Luận và Nguyễn Thiệu” và kéo dài trong suốt nhiều năm. 

Bởi vậy, không thể quan niệm Tết Đoan Ngọ của người Việt bắt nguồn từ Trung Quốc như một số người vẫn lầm tưởng như hiện nay. 

Sưu Tầm

Bài viết cùng chuyên mục Mẹo Vặt

Bạn thuộc dạng nào trong những loại người dưới đây?

1. Người sắc sảo

Mô tả: Những người này thường tạo cho chúng ta cảm giác họ khá vênh váo và kiêu căng. Tuy nhiên thì những comment của họ lại thường khá hài hước và độc đáo.

Ví dụ điển hình: Chúng luôn luôn là những comment buồn cười mà bạn mong rằng chính bản thân mình sẽ nghĩ ra như “Quần áo một bộ mặc cả năm, cơm một tháng 3 bữa, ưng thì nói”


2. Người kể chuyện.

Mô tả: Những người này luôn luôn có những câu chuyện thú vị để kể. Tưởng chừng như chẳng có bất cứ thứ gì từ thứ bé tí tẹo đến những sự kiện lớn mà những người này không nhớ được cả.

Ví dụ điển hình: “Khi mình đang học trung học, mình và bạn mình cũng gặp chuyện tương tự như vậy nhưng mà chúng mình…” hay “Mình ở cạnh nhà chị ấy từ bé nên mình biết…”


3. Người nghiện nhắn tin

Mô tả: Những người này rất hay sử dụng tiếng lóng hay teen code.

Ví dụ điển hình: “Hóg ca tuan, nhu doi 1 gao nuoc lah, nhug bù lai thix tiec muc cua HL”


4. Người sống tiêu cực

Mô tả: Những người này không thích người nổi tiếng nào, không thích bất cứ một thứ gì và tệ hơn là luôn chê bai tất cả nếu có thể.

Ví dụ điển hình: “Mình thấy cô ấy làm gì xinh đến mức thiên thần. Mình chỉ nói thế thôi chứ không phải là anti đâu”


5. Người biết tuốt

Mô tả: Đây là những người mà bạn có thể gặp ở tất cả mọi nơi và bất cứ khi nào lang thang trên mạng. Những bình luận của họ thường dài khoảng 10 dòng với một số lượng kiến thức khủng lồ mà đôi khi bạn không chắc mình có hiểu hết không.

Ví dụ điển hình: “Vụ J.K vẫn là một trong những bí ẩn của thế giới. Chính vào ngày….Và vì thế…”


6. Fangirl

Mô tả: Đây là những người khá ít khi bình luận hay đọc nhiều báo nhưng một khi họ đã comment, comment ấy chắc chắn sẽ đặc biệt gây chú ý. Những người này dành phần lớn thời gian của mình ở trên các fanpage, forum, Twitter hay Instagram của thần tượng. Tuy nhiên, bất kể khi nào có bài báo viết về người họ thích, tình cảm fangirl lâu ngày của họ sẽ được trải dài dằng dặc ở dưới phần bình luận.

Ví dụ điển hình: “ Mụ ấy cứ ăn mặc thế này thì tui chảy máu mũi mà chết mất”, “Làm gì có chuyện cô ấy 25 tuổi, cô 16 tuổi phải không cô kia?”


7. Những người chuyên đi xúc phạm người khác

Mô tả: Bất cứ một điều gì, dù chỉ là một câu nói trái ý họ cũng sẽ khiến người này tức giận và liên tiếp viết những comment đáp trả lại bằng những ngôn từ chẳng lịch sự chút nào.

Ví dụ điển hình: “Người khác thì phải … thế này mà … lại sống/cư xử/có lối suy nghĩ này à?”


8. Những người chuyên đi soi lỗi chính tả.

Mô tả: Họ luôn khó chịu với tất cả những comment nào sai lỗi chính tả và họ ghét nhất những tiếng lóng và teen code. Nhỡ mà bạn có viết sai một từ tiếng Anh thì chắc chắn bạn sẽ được họ để mắt tới đấy.

Ví dụ điển hình: “Spears chứ không phải Spear nhé. Làm ơn viết đúng hộ cái”


9. Spammer.

Mô tả: Đây là những người mà bạn thường gặp nhất, hơn cả những người biết tuốt. Họ luôn post các quảng cáo dài cả trang hoặc add bạn vào những group bạn không thích như Rao vặt hay Tìm xem người nào hay vào Fb của bạn nhất.

Ví dụ điển hình: “Hot đây hot đây! Các bạn đã biết tin gì chưa?! Vào khoảng 12h đêm hôm qua, một nhóm Hacker xyz đã đột nhập thành công vào hệ thống bảo mật của Viettel và…”


10. Người đọc

Mô tả: Những người này chỉ đọc, đọc và đọc. Họ rất hiếm khi comment. Nhất là trên các tờ báo online khi mà họ phải lập tài khoản rồi mới được bình luận, họ cảm thấy thời gian đó thà đi đọc các bài khác còn hơn. Đôi khi đây là một điều khá tốt khi mà bỏ qua tất cả các cuộc tranh luận đôi khi là vô nghĩa rồi chỉ đọc báo và tự rút ra ý kiến của riêng mình.

Ví dụ điển hình: … 


Theo Trí Thức Trẻ


Bài viết cùng chuyên mục Mẹo Vặt

Việc sở hữu một thú cưng đã và đang là những đề tài quan tâm muôn thuở của tất tần tật cả tỷ người trên thế giới. Các sao và các bạn trẻ Việt Nam cũng không hề kém cạnh với sở thích này đâu, và việc sở hữu cho mình một chú chó cưng đang là trào lưu 'phát cuồng' hiện nay.

Thể hiện 'rõ mồn một' tính cách của mình

Mỗi loài chó như Husky, Papillon, Dingo, Dalmantian,Bulldog, Berger...đều mang trong mình những nét tính cách riêng có thể do nguyên thủy hay do lai tạo mà có, và việc lựa chọn chú chó nào để cùng 'chung sống' với bạn là điều cực kì khó. Thường thì việc lựa chọn sẽ dựa trên những đặc điểm bên ngoài như màu sắc, hình dáng và những nét nổi trội của chó. Tuy nhiên hãy lựa chọn loài chó nào có tập tính phù hợp với bạn nhé để tránh tình trạng 'chủ nằm trên mà tớ lại nằm dưới'.


Rèn giũa sự yêu thương

Nhiều bạn trẻ lựa chọn lý do này là bởi khi sở hữu cho mình một chú chó sẽ là cơ hội để họ thể hiện tình cảm riêng đặc biệt của chính mình. Chăm sóc cho ăn, uống, ngủ nghỉ, rủ đi dạo phố, vệ sinh thân thể, bảo vệ lẫn nhau... Có được một thứ để gửi tình cảm của bản thân vào đó giúp bạn sẽ trở nên chân thành, biết yêu thương và thấu hiểu hơn với những gì xảy ra xung quanh mình.


Có thêm  một người bạn chỉ biết chăm chú lắng nghe

Sẽ là rất bực bội xảy ra nếu như gặp chuyện gì đó khó khăn và buồn bực và lại không nhận được mong muốn lắng nghe từ người đối diện. Bực lại thêm bực và khó khăn là chống chất. Quay lại và trở về nhà, bạn tha hồ được la hét, chửi rủa, trút bỏ giận dữ trước mặt 'tình yêu chỉ biết nghe' của mình. Thú vị phải không?


Để tự hào trước mọi người

Tôi có một người bạn và cậu ta rất yêu quý chú chó cưng của mình. Thật vậy, đó là tình yêu rất lớn khó có thể san lấp được nếu cuộc sống của cậu ta không có chú chó dễ thương này. Và đôi khi tôi cảm thấy hơi ghen tị với chú chó đó. Đây không phải là sự khoe khoang ở cậu bạn tôi mà ở đây là việc chú chó giúp cho cậu ta cảm thấy tự tin, cậu ta yêu thương nó chân thành và sẵn sàng chia sẻ sự tự tin và niềm đam mê đó với mọi người. Đặc biệt cậu bạn này cực kì ghét những ai dám ăn thịt chó trước mặt của mình


Giúp cho tinh thần luôn ở trạng thái F5 cao độ

Chú chó cưng sẽ là người ban gặp cuối cùng khi trở về nhà và thức dậy đầu tiên cùng bạn trong mỗi buổi sáng. Bạn có thể trò chuyện và đưa ra trong đầu cả tá ý tưởng mới cho dự định sắp tới hay tập cách đối thoại với bất kì người nào bạn chắc chắn sẽ gặp trong ngày hôm đó. Tinh thần sẽ là những điều bạn rất cần để có thể làm được mọi thứ


Vật thử nghiệm cho những ý nghĩ điên rồ của bạn

Tất nhiên là đúng rồi phải không? Bạn sáng tạo ra được một loại đồ uống, hay một loại bánh mới sẽ còn thú vị gì hơn nếu lúc nào cũng có một kẻ sẵn sàng lăm le chờ trực để được thử bất kì lúc nào. Nếu không ngon chàng ta sẽ tự động bỏ đi mà không hề dám phàn nàn gì cả, còn ngược lại thì bạn biết rồi đó!


Trợ thủ đắc lực cho bạn

Luôn biết cách bảo vệ bạn chẳng may bạn gặp nguy hiểm hay giúp đỡ bạn giao nhận bất kì một thứ gì đó. Sẽ là rất tốt nếu bạn rèn luyện cho những chú chó cưng này những kĩ năng cần thiết để sẵn sàng hỗ trợ được bạn trong bất kể hoàn cảnh nào. Bắt cướp, gửi tặng quà cho nàng, đi siêu thị...



Bật mí cho mọi người một ít nhưng lý do trong hơn 360 lý do mà bạn nên sở hữu một chú chó. Hẹn các bạn ở kỳ sau nhưng lời khuyên chân thành là ngay bây giờ hãy đi tìm ngay cho mình một 'người bạn' ưng ý đi nào!

Theo Báo Giáo Dục

Bài viết cùng chuyên mục Góc Trái Tim

Làm thế nào để có thể giữ gìn tình yêu ngay cả khi đã cách nhau rất xa nhỉ? Hãy check thử những gợi ý sau nhé!

Yêu xa – giờ đây đã không còn là một khái niệm gì xa lạ đối với người trẻ. Khi hai người yêu nhau phải cách xa nhau một khoảng cách địa lý, không thể gặp mặt, ở cạnh nhau và đồng hành cùng với nhau, chắc chắn sẽ có nhiều điều rắc rối không thể tránh khỏi. 

Trò chuyện mỗi ngày

Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng đôi khi bài vở ở trường, công việc làm thêm, các mối quan hệ xung quanh sẽ rất dễ dàng khiến cả hai “xao lãng”’ chuyện tình yêu đấy, thế nên, việc cả hai cảm thấy mọi thứ dạt nhần đi và khả năng dẫn đến “đường ai nấy đi” cũng là điều dễ hiểu. 

Chính vì thế, dù bận bịu cỡ nào bạn cũng nên dành ít phút để hỏi thăm lẫn nhau, đôi khi không cần nhất thiết phải gọi điện mất nhiều thời gian, bạn có thể nhắn vài dòng thăm hỏi dễ thương qua điện thoại hay facebook, viết blog tình yêu chung cho cả hai đứa mỗi khi có thời gian online cũng thật đáng yêu đấy! Khi ấy, bạn vừa thể hiện sự quan tâm của mình đến đối phương mà vừa “lạt mềm buộc chặt” đấy!

Để giữ gìn tình cảm khi yêu xa 1

Biết lắng nghe, cảm thông với người còn lại

Dù là người ở hay người đi, chắc chắn xung quanh bạn vẫn luôn tồn tại những mối u hoài thường trực. Nếu là người đi, những rắc rối về thời tiết, về đồ ăn thức uống, về giáo trình học hay các mối quan hệ xung quanh khiến bạn cần lắm sự sẻ chia của “một nửa”, chính vì thế, việc bạn “than thở” đôi chút và thể hiện sự nhớ nhung “một nửa” ở quê hương sẽ khiến cho người ấy cảm thấy chiếm một vị trí quan trọng trong lòng bạn. 

Còn nếu như bạn là người ở lại, đừng để cảm giác chán nản và mệt mỏi bao quanh bạn khi nghe người yêu nói, bạn nên tự đặt mình vào vị trí của người đó, thông cảm, lắng nghe và động viên người ấy nhiều hơn dù cho cuộc sống của bạn cũng gặp nhiều khó khăn không kém. Hãy chia sẻ - đó chính là chiếc “chìa khóa” duy nhất, vừa đơn giản lại vừa hiệu quả, bạn nhé!

Để giữ gìn tình cảm khi yêu xa 2

Hoàn thiện bản thân từng ngày và gặp gỡ định kỳ khi có thể

Hãy tận dụng khoảng thời gian xa cách thành một điều tích cực: Bạn có thể tranh thủ làm mới bản thân, chăm chút cho ngoại hình đôi chút, học một nhạc cụ, một môn thể thao mới hay tham dự vào một khóa học nấu ăn, hay học tiếng Hàn, tiếng Trung chẳng hạn. Chắc chắn, sự thay đổi theo chiều hướng tích cực sẽ khiến không chỉ “một nửa” mà cả hai đều cảm thấy rất hạnh phúc đấy. 

Hơn nữa, nếu có điều kiện, bạn có thể cách vài tháng về thăm người yêu một lần, còn nếu không, hãy tranh thủ những dịp lễ tết, hè hội để đi chơi và quan tâm đến người ấy nhiều hơn. Hãy tin rằng, dù cả hai chỉ có thể ở bên nhau trong khoảng thời gian ngắn ngủi, nhưng nếu trái tim một lòng hướng về nhau, chắc chắn, khoảng cách địa lý chỉ là một chuyện “nhỏ như con thỏ”.

Để giữ gìn tình cảm khi yêu xa 3

Tự “quản lí” mình và hướng về tương lai

Đừng để khoảng thời gian xa cách người yêu là “cơ hội” để bạn có thể “tranh thủ” quen được nhiều cô nàng/anh chàng “đáng yêu” nào khác, đừng dễ dàng để trái tim của mình “flirt” những người xung quanh. Nghe thì có vẻ tưởng chừng đơn giản nhưng “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, thân thiết với người khác phái quá mức sẽ khiến bạn dễ dàng bị xao động và “say nắng” không cần thiết, nên đôi khi điều ấy lại làm cho bạn đánh mất đi tình yêu quý giá ở phương xa hiện tại. 

Hãy hi vọng, hãy hướng về người yêu nơi phương xa và tin vào tình cảm và những kỷ niệm mà hai người có được, chắc chắn khi ấy, bạn sẽ có niềm tin hơn vào tương lai của cả hai người và yêu xa sẽ không còn là một chuyện gì đáng lo nữa.

Theo Trí Thức Trẻ


Bài viết cùng chuyên mục Góc Trái Tim

Với nhiều người, “yêu gần” nhiều khi thật đáng chán và ngán ngẩm. Bạn có biết lí do vì sao không? Hãy cùng check thử nhé.

Ở đâu cũng có “tai mắt”

Đừng tưởng việc yêu xa mới có nhiều trở ngại nhé. Yêu gần cũng khổ lắm đấy, nhất là khi cả hai học chung, đi làm chung, hoặc nhà của cả hai cách nhau bởi một con đường, một khu phố, hoặc “nguy hiểm” hơn là... hàng xóm của nhau. Bởi việc hai bạn vì sao quen nhau, hay hôm nay mặc áo “couple” màu gì, đi chơi ở đâu, cãi nhau như thế nào... cũng đều có người  xung quanh biết và việc đến tai phụ huynh cũng là điều dễ hiểu. Thế nên, hãy cẩn thận và chăm chút đến tình yêu của mình nhé, đôi khi chuyện tình cảm của bạn tan vỡ cũng chỉ vì bởi sự bất đồng quan niệm trong mắt các phụ huynh và lời đàm tiếu của người ngoài thôi đấy!

Gặp mặt quá nhiều và... “bỗng dưng thấy chán”

Ở gần nhà nhau, việc bạn dễ dàng gặp mặt được người yêu mình là chuyện đương nhiên. Năm phút sau là người yêu túc trực bên bạn khi bạn buồn vì bị điểm thấp bài kiểm tra, hoặc 10 phút sau cả hai đi quán café gần nhà để bàn chuyện về việc sếp kêu ca vào buổi sáng. Ban đầu, việc này sẽ khiến cả hai cảm thấy rất lãng mạn và thú vị vì đi đâu cũng có nhau. Tuy nhiên, điều đó sẽ dễ dàng dẫn đến cảm giác nhàm chán vì đụng mặt nhau hoài và chuyện tình yêu chẳng có gì đặc biệt xảy ra cả, vì tất cả đều nằm trong dự tính sắp xếp.  Một món ăn ngon ăn hoài cũng ngán, một bộ phim hay xem hoài cũng nhàm mà, phải không?

Những lý do khiến các cặp đôi chán nhau lúc... yêu gần 1

Vì chuyện gì “người ấy” cũng biết

Gặp mặt nhau nhiều, lại ở gần nhà nhau, việc bạn và người ấy xảy ra tình huống... “không có gì để nói chuyện” cũng là điều dễ hiểu. Lúc mới yêu, cả hai tâm sự với nhau rất nhiều về sở thích, về ước mơ, về chuyện bạn bè, chuyện gia đình, thế nên, việc quý mến và  hiểu nhau hơn là chuyện đương nhiên. Nhưng dần dần, khi ở gần, chuyện gì bạn biết, người ấy cũng đều biết cả. Đôi khi ngồi gần nhau mà chẳng biết phải nói với nhau câu gì. Dĩ nhiên, cảm giác tươi mới lúc ngày đầu gặp nhau chẳng còn nhiều nữa.

Rất dễ gặp tình huống “loảng xoảng girlfriend/boyfriend”

Ở gần nhà nhau, việc bạn dễ dàng phát hiện “bản chất thật” của người yêu mình cũng không phải là chuyện gì quá to tát. Tình huống “thất vọng toàn tập”, “loảng xoảng girlfriend/boyfriend” cũng nên dần chuẩn bị là vừa. Hãy tưởng tượng một ngày nào đó, bạn thấy cô bạn gái dễ thương, hiền dịu của mình ra ngoài đường vừa đi học vừa ngáp oai oái hay ăn uống vô tội vạ chẳng hạn? Hoặc bạn thấy anh bạn trai chín chắn, chỉn chu khi đi hẹn hò thế nào thì ở nhà lại đầu tóc bù xù, mắc tật... lười tắm, ở dơ nữa? Chính vì vậy, đôi khi “yêu gần”, việc “mất hình tượng” là điều dễ hiểu và rất dễ khiến bạn trở nên... phát chán đấy!

Thế nên, việc “yêu gần” đôi khi cũng khá “nguy hiểm” đấy nhỉ? Miễn là bạn học cách biết cân bằng cuộc sống, cân bằng tình yêu  và tình yêu xuất phát từ chính trái tim chân thành của mình. Chắc chắn, mọi việc sẽ trở nên ổn thỏa, dễ chịu cả thôi.

Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết cùng chuyên mục Góc Trái Tim

Gặp được một người để yêu tuyệt đối không phải là chuyện xảy ra như cơm bữa. Thế nên, đừng để điều đáng tiếc giữa hai người xảy ra chỉ vì những lý do cỏn con, không đáng này nhé!

Chẳng có chuyện gì để nói

Như mọi lần, bạn với người ấy luôn ríu rít với nhau dù là trực tiếp hay qua điện thoại và chia sẻ với nhau từ chuyện nhỏ đến lớn. Bỗng một ngày, không khí giữa hai người có chút khác lạ. Hai người hoặc một trong hai người không có điều gì để nói. Có nhiều lý do để giải thích cho việc này, nhưng ngoài những tác động bên ngoài/chuyện tâm trạng không ổn định thì có thể là bạn hoặc đối phương bị “cạn đề tài”, rơi vào tình trạng “chỉ biết lắng nghe nhưng không biết nói những gì”. Khi đó, giữa hai người sẽ xuất hiện một khoảng cách. Tuy chỉ là chuyện vặt vãnh nhưng nếu bất cẩn, sự gắn bó giữa hai người sẽ bị ảnh hưởng. Đối phương có thể nghĩ rằng bạn không lắng nghe, thấu hiểu họ, không tương tác với họ và điều đó không tốt đối với một mối quan hệ tí nào. 


Thay vì đầu hàng “trò chơi im lặng”, hãy cùng thử nghĩ ra những câu chuyện, chủ đề khác. Vẫn có rất nhiều chủ đề quanh cuộc sống đó thôi (bạn bè, học hành, gia đình, showbiz, những mẩu chuyện hài, thời trang, dự định tương lai,…). Trong trường hợp thực sự không biết nói gì, bạn hãy thẳng thắn bày tỏ với đối phương một cách chân thành pha chút hài hước về thành ý và tình trạng của mình.

Không có thời gian dành cho nhau

Tình cảm nào cũng cần một quá trình để nuôi dưỡng. Đối với tình yêu, hai người phải càng dành nhiều thời gian cho nhau, và khi có quá ít thời gian để quan tâm, lo lắng cho nhau thì tất nhiên tình cảm sẽ nhạt dần. Tuy nhiên, trước khi đi đến quyết định căng thẳng, bạn đã suy nghĩ, tìm hiểu thấu đáo chưa? Có thực sự là người ấy bận rộn, hay chỉ đang gặp rắc rối với một mối quan hệ khác hay một vấn đề khác? Đừng vội nổi đóa lên chỉ vì người ấy không trả lời tin nhắn của bạn trong vài ngày, bởi họ có thể đang gặp rắc rối với gia đình, chuyện học hành, bạn bè,… họ đang phải xoay xở với chúng và muốn tự mình lo liệu hết mọi chuyện.

Họ yêu bạn không có nghĩa là họ không yêu gia đình, không yêu bạn bè và không lo lắng cho tương lai sau này của họ. Hãy tôn trọng cuộc sống riêng của đối phương và cho họ thời gian để vượt qua những khó khăn. Và nếu họ mở lòng với bạn về những rắc rối họ đang gặp phải, hãy quên những tin nhắn/cuộc gọi không có hồi đáp ấy đi và tập trung giúp đỡ, động viên họ.


Ảnh hưởng từ bạn bè

Bạn bè có khi là trợ thủ đắc lực cho các cặp đôi, nhưng cũng có khi là nguyên nhân dẫn đến cái kết “đường ai nấy đi” của hai người.  Đáng ngại nhất là khi cạ cứng của bạn vốn không có tí thiện cảm nào với người ấy. Nếu lỡ xảy ra một cuộc tranh cãi hay xích mích nào giữa hai người thì cạ cứng sẽ không chần chừ mà khuyên bạn nên dứt tình với đối phương. Nói vậy không có nghĩa là bạn bè luôn có ý đồ chia rẽ hai người hoặc phát sinh đố kị, họ chỉ là nhìn sự việc một cách phiến diện mà thôi.

Trở thành “quân sư quạt mo” cho bạn đồng nghĩa với việc cạ cứng có thể nhồi nhét vào bạn hàng tá lời khuyên từ tích cực đến tiêu cực, và phần của bạn là hãy lắng nghe nhưng phải sáng suốt phân biệt những lời khuyên ấy. Trong tình cảm, sự cho-nhận xuất phát từ hai người chứ không ai khác, vì vậy, chỉ người trong cuộc mới có thể hiểu rõ điều gì đang xảy ra và hướng giải quyết tốt nhất là như thế nào. Bạn hãy cứ bình tĩnh nghe theo tình cảm và lý trí của mình, tránh để bị chi phối quá nhiều bởi người ngoài.

Bộc lộ sở thích/ thói quen quá trớn

Nếu đang trong một mối quan hệ tình cảm tốt đẹp, bỗng dưng nhận ra cô bạn gà bông là một đứa con gái mơ mộng hão huyền, đặc biệt thích mê những thể loại phim lãng mạn của Hàn Quốc, hay cậu bạn gà bông là một con nghiện bóng đá chính hiệu và từ đó bạn cảm thấy khó chịu đến muốn chấm dứt với đối phương thì đó là một sai lầm cực ngớ ngẩn. Con gái và con trai thường có những sở thích đặc trưng khác nhau, chuyện đó hiển nhiên cũng như chuyện con gái thường thích màu hồng và con trai thường thích màu đen vậy. Bạn sẽ quay lưng với người yêu khi cô ấy mặc một chiếc váy màu hồng/anh ấy mặc một bộ vest màu đen ư? Không đời nào! Chuyện đó nghe thật vô lý, phải không? Và đây là một ví dụ, một mô típ quen thuộc cho chuyện bất đồng về sở thích, đam mê, tư tưởng giữa hai người. 


Khi đã bước vào một mối quan hệ nghiêm túc, bạn phải hiểu rằng, người mà bạn yêu không phải chỉ là một cô gái mê phim Hàn Quốc hay một chàng trai nghiện bóng đá. Đừng bĩu môi quan trọng hóa vấn đề và cho rằng thú vui của họ thật vớ vẩn. Bạn yêu người ấy vì cái gì? Bạn đến với người ấy bằng cách nào? Chuyện đó không đáng trân trọng hơn những sở thích thường nhật của mỗi người hay sao?

Tin sái cổ vào những cung hoàng đạo

Thực tế cho thấy cung hoàng đạo trùng khớp với một phần đông người trên Thế giới. Nếu là một người có hứng thú với việc nghiên cứu cung hoàng đạo, bạn chắc hẳn sẽ thuộc vanh vách những đặc điểm điển hình của từng cung, và chắc hẳn bạn sẽ không quên phần “khám phá tình duyên” giữa các cung hoàng đạo với nhau, phải không? Tuy nhiên, đừng lún quá sâu vào “công trình” ấy nhé. Vì sao ư? Vì bên cạnh đó còn có những trường hợp hy hữu, ngoại lệ. Không bàn đến việc hai bạn có thực sự là của nhau hay không, nếu kết quả nghiên cứu của bạn chứa những “điềm xấu” về tình yêu của hai người thì bạn sẽ khó lòng thoát khỏi ám ảnh mà kết quả đó đem lại. 



Bạn sẽ luôn đặt dấu chấm hỏi to đùng về mối quan hệ này. “Người ấy thực sự không hợp với mình sao?”, “Chúng ta sẽ chấm dứt sớm thôi ư?”, ”Đây chỉ là tình cảm nhất thời thôi hay sao?”,… là những câu hỏi sẽ đeo bám bạn suốt và mang lại cho bạn cảm giác bất an, thậm chí chúng có thể điều khiển cảm xúc của bạn trong tình cảm hoặc suy nghĩ về người ấy theo chiều hướng tiêu cực khiến bạn tin rằng chia tay chỉ là chuyện sớm muộn… 

Những lý do “trời ơi đất hỡi” như thế, có đáng không để vì chúng mà bạn đánh mất “người bạn đặc biệt” của mình?

Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết cùng chuyên mục Góc Trái Tim

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.