Các hiệu ứng tâm lý khiến "người tốt bỗng làm việc xấu"
Cùng tìm hiểu lý do vì sao những người tốt đôi khi lại có hành động xấu xa dưới cái nhìn tâm lý học.
Trong cuộc sống, những người được cho là hiền lành đôi khi làm mọi người xung quanh bất ngờ vì bỗng một ngày, họ có hành động xấu và hoàn toàn đi ngược với bản tính của mình.
Điều này có thể lý giải được dưới cái nhìn tâm lý học. Hãy cùng chuyên trang khoa học của tờ Business Insider tìm hiểu đâu là lý do giải thích cho hiện tượng này.
1. Đeo mặt nạ khiến con người có cảm giác ẩn danh và thoải mái hành động ác ý
Qua các nghiên cứu, giáo sư tâm lý học tại trường ĐH Stanford - Philip G. Zimbardo cho biết, mọi người trở nên hung hăng hơn khi danh tính của họ không bị ai biết.
Khi được ẩn danh, không ai biết bạn là ai, chính vì vậy bạn cảm thấy mình không phải chịu trách nhiệm pháp lý với những hành vi của mình.
Thậm chí, với sự trợ giúp của "hiệu ứng đám đông" khi tất cả mọi người cùng đeo mặt nạ, người đó sẽ càng có cơ hội hành động trái với bản tính hiền lành của mình.
Không chỉ vậy, tình trạng ẩn danh khi đăng các bình luận trên mạng cũng khiến con người phát ngôn ác ý hơn. Theo khảo sát của September Pew, ¼ người sử dụng Internet thường ẩn danh khi đăng bình luận. Cụ thể hơn, 40% người dùng Internet trong độ tuổi từ 18-29 không để tên khi đưa ra nhận xét.
Một nghiên cứu đã chọn ra ngẫu nhiên 900 người đăng bình luận về việc nhập cư. Một nửa số báo mạng cho phép đăng bình luận ẩn danh và nửa còn lại bắt buộc công khai danh tính. Kết quả cho thấy, 33% những người ẩn danh bình luận rất thiếu tôn trọng và ngược lại, 29% những người công khai thông tin cá nhân lại có những nhận xét chừng mực hơn.
Có thể thấy khi công khai tên và những thông tin cá nhân, con người thường cẩn trọng hơn khi phát ngôn trên mạng và khi được ẩn danh, họ lại có xu hướng hành xử khiếm nhã.
2. Khi con người cảm thấy bản thân không được coi trọng, họ sẽ có hành vi tiêu cực
Trong những tổ chức lớn, các nhân viên thường cảm thấy mình chỉ là một bánh răng nhỏ bé trong bộ máy khổng lồ và không được nhìn nhận một cách đúng đắn. Nhà tâm lý học Kaptein cho biết, điều này có thể dẫn đến những hành vi phi đạo đức.
Khi con người cảm thấy mình bị tách khỏi mục tiêu chung của công ty và không được bộ phận lãnh đạo quan tâm, họ sẽ có xu hướng gian lận, ăn cắp hoặc xao lãng công việc.
3. “Biến tấu” tên gọi hành vi xấu để cảm thấy thanh thản
Khi việc hối lộ được coi là hành động “giúp công việc trở nên trơn tru hơn” hoặc gian lận kế toán được coi là “kỹ thuật tài chính” thì các hành vi phi đạo đức nghe có vẻ bớt xấu xa đi nhiều.
Nhà nghiên cứu Kaptein cho biết, việc đặt biệt danh hoặc biến tấu tên của những hành vi thiếu trong sạch khiến con người cảm thấy đỡ bị lương tâm dằn vặt và dễ dàng chấp nhận chúng hơn.
Trong một ví dụ lịch sử, hàng triệu nông dân mất ruộng và phải bỏ đi nơi khác lập nghiệp - họ gọi đây là “sơ tán dân chúng” hay “cải tạo đường biên giới” còn hành vi bỏ tù hoặc xử án oan được gọi là “loại bỏ những yếu tố đáng ngờ.”
4. Càng cấm, càng làm
Trong tâm lý học có một lý thuyết gọi là “điện kháng” (Reactance Theory). Lý thuyết này cho rằng, khi con người cảm thấy sự tự do của mình bị giới hạn và hành động bị hạn chế, họ thường có xu hướng làm việc xấu.
Trong một nghiên cứu, các nhà tâm lý đã treo hai tấm biển lên tường nhà vệ sinh ở trường đại học và ghi là: “Không được phép viết lên tường dưới bất kì hình thức nào” và “Làm ơn đừng viết lên tường”. Kết quả cho thấy phòng treo tấm biển đầu tiên với dòng chữ “không được phép viết lên tường lại có nhiều hình vẽ bậy hơn.
5. Người đói thường cáu kỉnh hơn lúc bình thường
Khi bị đói, con người mất khả năng kiểm soát bản thân. Một nghiên cứu của trường ĐH bang Ohio (Mỹ) đã đi tới kết luận: “Lượng đường trong máu càng thấp thì khả năng kiềm chế bản thân càng kém”.
Những người tham gia nghiên cứu đã được yêu cầu cắm ghim vào một con búp bê mỗi khi có tranh cãi với bạn đời. Kết quả là khi họ càng đói, số lượng ghim trên người con búp bê lại càng nhiều.
6. Khi mệt mỏi, con người thường có xu hướng gian lận
Trong một chuỗi thực nghiệm, giáo sư trường ĐH Washington (Mỹ) đã phát hiện ra rằng bên cạnh lượng đường trong máu thấp, mệt mỏi cũng là nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm trong khả năng kiểm soát bản thân của con người.
Điều này có nghĩa là khi không ngủ đủ giấc, 26% người Mỹ sẽ có khả năng gian lận nhiều hơn mức bình thường. Ông chia sẻ: “Các tổ chức cần tôn trọng giấc ngủ của nhân viên hơn. Bộ phận hành chính và nhà quản lý nên nhớ rằng, càng bắt nhân viên đến cơ quan sớm, ở lại tới tối khuya, phải trả lời email và điện thoại khi đã về nhà thì càng khiến họ có những hành vi phi đạo đức”.
7. Khi một người tốt bị cho là người xấu, họ sẽ có hành động xấu
Một nghiên cứu được tiến hành ở trường ĐH Mỹ đã chỉ ra, cách con người được nhìn nhận và đối xử sẽ ảnh hướng đến hành động của họ.
Khi các nhân viên thường bị nghi ngờ và đối xử như những kẻ ăn trộm, rất có khả năng là họ sẽ ăn cắp thật. Các nhà tâm lý gọi đây là hiện tượng Pygmalion, xảy ra khi con người hành động giống với những gì mà mọi người xung quanh kỳ vọng: sinh viên bị cho là kém cỏi sẽ có học lực kém tại trường học trong khi những nhân viên được đánh giá cao lại thể hiện rất tốt tại công ty.
8. Con người trở nên hung hăng hơn khi có sự phân biệt đối xử
Trong một thí nghiệm vào năm 1975, nhà tâm lý học Albert Bandura đã phát hiện ra rằng việc “dán nhãn” khiến con người trở nên vô nhân đạo và có những hành vi gây hấn. Một nhóm sinh viên được yêu cầu sử dụng điện giật gây sốc với các sinh viên trường khác.
Ngay trước khi thí nghiệm bắt đầu, các sinh viên nghe thấy thư kí nói chuyện với nhà thực nghiệm và chia nhóm người bị giật điện thành 3 nhóm với những “nhãn dán” khác nhau:
- Mức độ trung bình: “Các đối tượng nghiên cứu từ trường ĐH khác đã có mặt ở đây”.
- Mức độ nhân đạo: “Các đối tượng nghiên cứu từ trường ĐH khác đã tới đây, họ trông có vẻ thân thiện”.
- Mức độ thiếu nhân đạo: “Các đối tượng nghiên cứu từ trường ĐH khác đã tới đây, trông như lũ động vật”.
Kết quả là những sinh viên nghĩ rằng các đối tượng nghiên cứu là “lũ động vật” đã nâng mức điện giật gây sốc lên cấp độ cao hơn hẳn nhóm được dán nhãn ở mức độ trung bình, trong khi đó thì nhóm sinh viên nghe tin rằng đối tượng nghiên cứu trông thân thiện lại có hành vi bớt hung hăng hơn hẳn.
Trong cuộc sống, những người được cho là hiền lành đôi khi làm mọi người xung quanh bất ngờ vì bỗng một ngày, họ có hành động xấu và hoàn toàn đi ngược với bản tính của mình.
Điều này có thể lý giải được dưới cái nhìn tâm lý học. Hãy cùng chuyên trang khoa học của tờ Business Insider tìm hiểu đâu là lý do giải thích cho hiện tượng này.
1. Đeo mặt nạ khiến con người có cảm giác ẩn danh và thoải mái hành động ác ý
Qua các nghiên cứu, giáo sư tâm lý học tại trường ĐH Stanford - Philip G. Zimbardo cho biết, mọi người trở nên hung hăng hơn khi danh tính của họ không bị ai biết.
Khi được ẩn danh, không ai biết bạn là ai, chính vì vậy bạn cảm thấy mình không phải chịu trách nhiệm pháp lý với những hành vi của mình.
Thậm chí, với sự trợ giúp của "hiệu ứng đám đông" khi tất cả mọi người cùng đeo mặt nạ, người đó sẽ càng có cơ hội hành động trái với bản tính hiền lành của mình.
Không chỉ vậy, tình trạng ẩn danh khi đăng các bình luận trên mạng cũng khiến con người phát ngôn ác ý hơn. Theo khảo sát của September Pew, ¼ người sử dụng Internet thường ẩn danh khi đăng bình luận. Cụ thể hơn, 40% người dùng Internet trong độ tuổi từ 18-29 không để tên khi đưa ra nhận xét.
Một nghiên cứu đã chọn ra ngẫu nhiên 900 người đăng bình luận về việc nhập cư. Một nửa số báo mạng cho phép đăng bình luận ẩn danh và nửa còn lại bắt buộc công khai danh tính. Kết quả cho thấy, 33% những người ẩn danh bình luận rất thiếu tôn trọng và ngược lại, 29% những người công khai thông tin cá nhân lại có những nhận xét chừng mực hơn.
Có thể thấy khi công khai tên và những thông tin cá nhân, con người thường cẩn trọng hơn khi phát ngôn trên mạng và khi được ẩn danh, họ lại có xu hướng hành xử khiếm nhã.
2. Khi con người cảm thấy bản thân không được coi trọng, họ sẽ có hành vi tiêu cực
Trong những tổ chức lớn, các nhân viên thường cảm thấy mình chỉ là một bánh răng nhỏ bé trong bộ máy khổng lồ và không được nhìn nhận một cách đúng đắn. Nhà tâm lý học Kaptein cho biết, điều này có thể dẫn đến những hành vi phi đạo đức.
Khi con người cảm thấy mình bị tách khỏi mục tiêu chung của công ty và không được bộ phận lãnh đạo quan tâm, họ sẽ có xu hướng gian lận, ăn cắp hoặc xao lãng công việc.
3. “Biến tấu” tên gọi hành vi xấu để cảm thấy thanh thản
Khi việc hối lộ được coi là hành động “giúp công việc trở nên trơn tru hơn” hoặc gian lận kế toán được coi là “kỹ thuật tài chính” thì các hành vi phi đạo đức nghe có vẻ bớt xấu xa đi nhiều.
Nhà nghiên cứu Kaptein cho biết, việc đặt biệt danh hoặc biến tấu tên của những hành vi thiếu trong sạch khiến con người cảm thấy đỡ bị lương tâm dằn vặt và dễ dàng chấp nhận chúng hơn.
Trong một ví dụ lịch sử, hàng triệu nông dân mất ruộng và phải bỏ đi nơi khác lập nghiệp - họ gọi đây là “sơ tán dân chúng” hay “cải tạo đường biên giới” còn hành vi bỏ tù hoặc xử án oan được gọi là “loại bỏ những yếu tố đáng ngờ.”
4. Càng cấm, càng làm
Trong tâm lý học có một lý thuyết gọi là “điện kháng” (Reactance Theory). Lý thuyết này cho rằng, khi con người cảm thấy sự tự do của mình bị giới hạn và hành động bị hạn chế, họ thường có xu hướng làm việc xấu.
Trong một nghiên cứu, các nhà tâm lý đã treo hai tấm biển lên tường nhà vệ sinh ở trường đại học và ghi là: “Không được phép viết lên tường dưới bất kì hình thức nào” và “Làm ơn đừng viết lên tường”. Kết quả cho thấy phòng treo tấm biển đầu tiên với dòng chữ “không được phép viết lên tường lại có nhiều hình vẽ bậy hơn.
5. Người đói thường cáu kỉnh hơn lúc bình thường
Khi bị đói, con người mất khả năng kiểm soát bản thân. Một nghiên cứu của trường ĐH bang Ohio (Mỹ) đã đi tới kết luận: “Lượng đường trong máu càng thấp thì khả năng kiềm chế bản thân càng kém”.
Những người tham gia nghiên cứu đã được yêu cầu cắm ghim vào một con búp bê mỗi khi có tranh cãi với bạn đời. Kết quả là khi họ càng đói, số lượng ghim trên người con búp bê lại càng nhiều.
6. Khi mệt mỏi, con người thường có xu hướng gian lận
Trong một chuỗi thực nghiệm, giáo sư trường ĐH Washington (Mỹ) đã phát hiện ra rằng bên cạnh lượng đường trong máu thấp, mệt mỏi cũng là nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm trong khả năng kiểm soát bản thân của con người.
Điều này có nghĩa là khi không ngủ đủ giấc, 26% người Mỹ sẽ có khả năng gian lận nhiều hơn mức bình thường. Ông chia sẻ: “Các tổ chức cần tôn trọng giấc ngủ của nhân viên hơn. Bộ phận hành chính và nhà quản lý nên nhớ rằng, càng bắt nhân viên đến cơ quan sớm, ở lại tới tối khuya, phải trả lời email và điện thoại khi đã về nhà thì càng khiến họ có những hành vi phi đạo đức”.
7. Khi một người tốt bị cho là người xấu, họ sẽ có hành động xấu
Một nghiên cứu được tiến hành ở trường ĐH Mỹ đã chỉ ra, cách con người được nhìn nhận và đối xử sẽ ảnh hướng đến hành động của họ.
Khi các nhân viên thường bị nghi ngờ và đối xử như những kẻ ăn trộm, rất có khả năng là họ sẽ ăn cắp thật. Các nhà tâm lý gọi đây là hiện tượng Pygmalion, xảy ra khi con người hành động giống với những gì mà mọi người xung quanh kỳ vọng: sinh viên bị cho là kém cỏi sẽ có học lực kém tại trường học trong khi những nhân viên được đánh giá cao lại thể hiện rất tốt tại công ty.
8. Con người trở nên hung hăng hơn khi có sự phân biệt đối xử
Trong một thí nghiệm vào năm 1975, nhà tâm lý học Albert Bandura đã phát hiện ra rằng việc “dán nhãn” khiến con người trở nên vô nhân đạo và có những hành vi gây hấn. Một nhóm sinh viên được yêu cầu sử dụng điện giật gây sốc với các sinh viên trường khác.
Ngay trước khi thí nghiệm bắt đầu, các sinh viên nghe thấy thư kí nói chuyện với nhà thực nghiệm và chia nhóm người bị giật điện thành 3 nhóm với những “nhãn dán” khác nhau:
- Mức độ trung bình: “Các đối tượng nghiên cứu từ trường ĐH khác đã có mặt ở đây”.
- Mức độ nhân đạo: “Các đối tượng nghiên cứu từ trường ĐH khác đã tới đây, họ trông có vẻ thân thiện”.
- Mức độ thiếu nhân đạo: “Các đối tượng nghiên cứu từ trường ĐH khác đã tới đây, trông như lũ động vật”.
Kết quả là những sinh viên nghĩ rằng các đối tượng nghiên cứu là “lũ động vật” đã nâng mức điện giật gây sốc lên cấp độ cao hơn hẳn nhóm được dán nhãn ở mức độ trung bình, trong khi đó thì nhóm sinh viên nghe tin rằng đối tượng nghiên cứu trông thân thiện lại có hành vi bớt hung hăng hơn hẳn.
Theo Trí Thức Trẻ