Latest Post

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi vì sao bộ não có thể quên những kỷ niệm có từ thời ấu thơ.

Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra lời giải mới cho việc tại sao bộ não chúng ta không thể nhớ lại được những kỷ niệm có trong thời thơ ấu giai đoạn đầu. Đó là bởi sự hình thành tế bào thần kinh mới sẽ thay thế tế bào thần kinh cũ, khiến cho ta khó có thể nhớ về kỷ niệm trong thời ấu thơ.

Một nghiên cứu được tiến hành trên động vật gặm nhấm đã chỉ ra, những tế bào thần kinh mới được sản sinh trong vùng hippocampus (hay vùng hồi hải mã) - vùng não chịu trách nhiệm hình thành trí nhớ. Sự sản sinh tế bào thần kinh này ở vùng hippocampus sẽ diễn ra trong suốt cuộc đời nhưng sẽ giảm dần theo độ tuổi. 


Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy việc đẩy mạnh sự sản sinh tế bào thần kinh mới ở chuột trưởng thành có thể tăng cường khả năng ghi nhớ với những gì chúng đã được học. Tuy nhiên, sự phát triển tế bào thần kinh mới cũng có thể làm suy giảm kỷ niệm cũ.

Trưởng nhóm nghiên cứu - nhà thần kinh học Sheena Josselyn cho biết: "Chúng tôi vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra điều này. Mọi người thường cho rằng, tế bào thần kinh mới đồng nghĩa với việc sẽ làm bộ nhớ trở nên tốt hơn nhưng sự thật lại không phải như vậy. 

Nhiều nhà khoa học đã nghĩ, ký ức lâu dài có thể được gắn với ngôn ngữ bởi trẻ em thường bắt đầu hình thành dạng ký ức này ở cùng thời điểm chúng bắt đầu nói. Nhưng điều lạ là khi lớn lên, chúng lại quên kỷ niệm xưa cũ". 


Tiến hành quan sát trẻ mới biết đi, Josselyn và chồng - đồng tác giả nghiên cứu Paul Frankland đã đặt câu hỏi tại sao trẻ em lại không thể giữ lại ký ức trong nhiều tình huống, sự kiện. Nhà nghiên cứu phát hiện, chỉ có một phần não - vùng hồi hải mã - để sản xuất nơ-ron thần kinh mới có vai trò quan trọng trong việc tạo ra kỷ niệm. Nhưng việc sản xuất tế bào mới này cũng sẽ giảm dần trong suốt thời thơ ấu.

Nhà thần kinh học Josselyn cho biết: “Càng tăng nhiều nơ-ron thần kinh càng giúp bạn thu nạp nhiều ký ức mới trong tương lai. Nhưng bộ nhớ được xem như một chuỗi vòng, vì thế nếu bạn thêm vào một vòng mới, tức là có thể vòng cũ sẽ bị phá vỡ”.

Vì vậy, tế bào thần kinh mới được sản sinh có vai trò hữu ích trong việc làm rõ những ký ức cũ cũng như mở đường cho kỷ niệm mới.

Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết cùng chuyên mục Khám Phá

Du học nhật bản là ước mơ của bao thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam. Không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện để cho con em mình du học ở một đất nước xa xôi và đắt đỏ như Nhật Bản.



Tuy nhiên du học Nhat cũng đã trở thành hiện thực và là niềm tự hào của khá đông các bạn sinh viên trẻ tuổi Việt Nam nói riêng và rất nhiều các bạn sinh viên thuộc quốc gia khác.

“Nhập gia tùy tục” là một câu nói bất hủ của cha ông ta để lại cho thế hệ trẻ. Việc sinh sống và học tập tại 1 quốc gia ngoài biên giới sẽ là muôn vàn khó khăn cho các bạn.

Thật khó để hoàn hảo và tránh khỏi thiếu xót, tuy nhiên hôm nay Tư vấn du học nhật bản sẽ chia sẻ cùng các bạn vài nét văn hóa truyền thống đã trở thành thói quen trong văn hóa nhật bản.

1./ Cúi đầu chào hỏi

Thay vì bắt tay như nhiều quốc gia khác, người Nhật thường cúi đầu để chào hỏi, đây còn là cách bày tỏ sự biết ơn và xin lỗi của con người nhật bản.

Họ sẽ cúi người khoảng 15 độ khi chào hỏi xã giao hàng ngày, khoảng 30 độ khi chào hỏi có phần trang trọng và gập người 45 độ để cảm ơn ai đó.

Vì vậy, đừng quên cúi đầu đáp lễ khi một người Nhật Bản chào bạn.

2. Lưu ý khi ăn

Nếu bạn dự một bữa tiệc tối, lấy nước uống rồi thì hãy chờ chủ trì bữa tiệc phát biểu xong để cùng nâng ly và hét lên một tiếng Kanpai (giống như “dzô” thay lời chúc).

Khi ăn, bạn không dựng đứng đũa trong bát cơm, không ngậm đũa vào miệng, không dùng đũa để truyền thức ăn. Đặc biệt, nếu bạn gác đũa ngang miệng bát nghĩa là chê món ăn dở hoặc thể hiện “tôi không cần nữa”.

Khác với các quốc gia dùng đũa khác, đũa Nhật khi được đặt trên bàn ăn không được đặt thẳng về phía bên phải, bên tay cầm đũa, mà được đặt ở trước mặt người ăn, đầu đũa phải được đặt trên một cái gác đũa gọi là hashioki hướng về phía bên trái.

3. Đừng đưa “tiền tip”

Ở Nhật, tại một số nơi, bạn sẽ bị coi là khinh người nếu tặng thêm tiền cho lái xe trên taxi, nhân viên phục vụ trong nhà hàng hay lúc được người khác chăm sóc.

Bạn không cần áy náy vì trong dịch vụ bạn yêu cầu đã bao gồm khoản tiền này. Do đó, bạn cũng đừng ngạc nhiên nếu “lỡ” bỏ lại vài xu trên bàn và bị bồi bàn đuổi theo trả lại vì nghĩ rằng bạn để quên tiền thừa.

4. Luôn đi bên trái

Nhật Bản là một trong số ít các quốc gia ở châu Á duy trì quy tắc giao thông bên trái. Do đó, khi đi lại ở Nhật, bạn luôn phải đi ở phía bên trái đường.

Điều này cũng áp dụng khi đi thang cuốn ở Nhật. Mọi người thường sẽ đứng ở bên phải, để dành một phần còn lại cho những người vội vã hoặc có việc gấp.

5. Cởi giày trước khi vào nhà

Trước khi bước vào bất cứ ngôi nhà nào ở Nhật Bản, bạn phải cởi bỏ giày dẹp để ở ngoài cửa.
Ở trong nhà, thường các gia đình có dép đi riêng, nhưng ở những phòng có nền bằng chiếu tatami thì không. Với các phòng này, bạn phải đi lên phần sàn có chiếu tatami. Điều này cũng được áp dụng ở các nhà hàng, khách sạn.

6. Văn hóa xếp hàng

Trong khi hầu hết mọi nơi trên thế giới coi việc phải xếp hàng chờ đợi là một điều khó chịu thì với người Nhật Bản, ý thức xếp hàng được rèn từ nhỏ.

Họ cũng quan niệm rằng, có xếp hàng nghĩa là có thứ đáng để xem. Xếp hàng trong các dịp lễ hội cũng là cơ hội để gần gũi người thân và kể những câu chuyện không bao giờ dứt.

Bởi vậy, bạn hãy kiên nhẫn và xếp hàng khi muốn tham gia một sự kiện nào đó có đông người chờ đợi.

7. Cách thanh toán tiền

Thông thường, ở Tokyo, bạn không đưa tiền trực tiếp cho nhân viên trong nhà hàng hoặc cửa hàng quần áo mà thả tiền vào chiếc khay nhỏ bên cạnh họ.

Nếu bạn vẫn muốn đưa trực tiếp cho họ vì lo sợ mất, đặc biệt khi bạn sử dụng thẻ tín dụng, hãy đưa bằng cả hai tay và gật đầu nhẹ để thể hiện sự tôn trọng.

8. Văn hóa nhà tắm

Nhà tắm công cộng vẫn phát triển tại Nhật Bản. Sento (nhà tắm ở khu dân cư) rất dễ tìm thấy từ những khu phố lớn ở Shinjuku đến thị trấn nhỏ trên đảo Shikoku. Onsen (suối nước nóng) rất phổ biến tại những khu nghỉ dưỡng cuối tuần.

Một lưu ý nhỏ là bạn chỉ được vào phòng tắm Nhật sau khi đã làm sạch sẽ cơ thể, để rồi được trầm mình trong bồn nước nóng tập thể 10 – 30 phút.

9. Giữ gìn trật tự, vệ sinh công cộng

Tại các điểm công cộng như bến tàu, bến ga hoặc trên tàu điện, bạn không nên gọi điện thoại hoặc nói chuyện quá to. Điều này sẽ gây khó chịu cho những người xung quanh. Thông thường người Nhật sẽ để điện thoại ở chế độ im lặng khi sử dụng các phương tiện công cộng.

Ngoài ra, trong quan niệm của người Nhật, mọi người phải có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh và chịu khó vứt rác vào đúng nơi quy đình. Vì vậy, mặc dù ở đây có rất ít thùng đựng rác ven đường nhưng khi muốn ném bỏ một vỏ lon nước đã cạn, bạn hãy kiên nhẫn đến khi tìm được thùng rác.

10. Đúng giờ

Khi hội họp, đi làm, đi học người Nhật lúc nào cũng để tâm tới thời gian, khi muốn thăm ai đều phải điện thoại xin phép trước và giữ đúng giờ hẹn.

Đến muộn là điều rất khiếm nhã và làm mất lòng tin của người khác. Trường hợp đến muộn, phải gọi điện thoại để liên lạc trước. Vì vậy, khi dự tiệc hay tham gia các tour du lịch ở Nhật, bạn phải hết sức chú ý đến quy tắc này.


Sưu Tầm

Đọc thêm:  

Khi đi học ở Nhật Bản, bạn sẽ khám phá được rất nhiều điều hay và tuyệt vời mà chính bạn cũng không ngờ tới.

Ai cũng biết đi Du Hoc Nhat sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho sự nghiệp sau này của chúng ta. Nhưng bên cạnh đó, việc trải nghiệm nền học vấn, cuộc sống sinh hoạt ở mảnh đất khác cũng mang đến cho chúng ta rất nhiều khám phá lý thú!

Khám phá một nét tư duy mới

Hoàng Hà đã “đóng đô” ở đất nước mặt trời mọc được hơn một năm. Bạn ấy chia sẻ: “Trẻ con ở Việt Nam từ nhỏ đã được dạy rằng nước ta rừng vàng biển bạc đất phì nhiều, tài nguyên thiên nhiên màu mỡ. Nhưng trẻ con Nhật Bản lại được học rằng Nhật là một nước nghèo, rất nghèo, không có tài nguyên.  

Sở dĩ người Nhật có thể tồn tại và phát triển đến bây giờ là do cần cù lao động mà ra. Sự khác biệt này xuất phát một phần từ đặc điểm khác nhau của mỗi nước. Nhưng tớ nghĩ, chính cách giáo dục rằng mình nghèo đó đã khiến người Nhật có đủ nghị lực để kiên cường trước sóng gió, vươn lên làm giàu, trở thành niềm ngưỡng mộ của biết bao quốc gia bè bạn”.

Học vì bản thân, học vì niềm tự tôn dân tộc

Theo tâm sự của Hoàng Long (Học viện ngôn ngữ Osaka), tất cả những sinh viên bên đó đều lao đầu vào học, không khí cạnh tranh rất cao. Ngoài thời gian ở trên lớp, họ thường lên thư viện để học tập trung hơn. Tất cả chỉ để vượt qua những kì thi cam go. Tuy rất nhớ nhà, nhưng các bạn học sinh Việt Nam vẫn thường động viên nhau cố gắng. Vì: “Nếu cứ chui trong chăn khóc nhớ nhà hoặc ôm laptop cả ngày để chat với bạn bè ở Việt Nam, chẳng biết khi nào mình mới hoàn thành xong chương trình học để trở về.!” 

Tại sao các bạn ấy phải học nhiều như vậy? Có phải chỉ vì thành tích cá nhân? Hoàng Anh đã rất tự hào khoe với chúng tớ về bảng thành tích khá ổn của bạn ấy. “Trường tớ đang học có đông bạn bè quốc tế lắm. Nên thầy cô cũng có thiên hướng nhìn học trò mà đánh giá “tiềm năng” của cả một đất nước đó. Tớ muốn làm rạng danh Việt Nam, muốn các thầy nghĩ về Việt Nam với những ấn tượng tốt nên luôn chăm chỉ học hành để có được kết quả tốt. Và may mắn đã mỉm cười, các thầy giáo của tớ cũng đã dành rất nhiều lời khen cho du học sinh Việt Nam”.

Lao động là vinh quang
  

Đa phần mọi người đều nghĩ rằng ra nước ngoài du học đồng nghĩa với việc gia đình bạn giàu có và tương lai bạn hứa hẹn và rộng mở. Nhưng sự thực liệu có như vậy. Minh Trang chia sẻ: “Khi sang Nhật, tớ được giới thiệu việc làm thêm là nhân viên bồi bàn của một quán ăn Nhật. Công việc tương đối vất vả, nhưng bù lại, tớ không phải xin tiền sinh hoạt từ gia đình, mà có thể tự nuôi sống bản thân nhờ lương làm thêm. Up ảnh lên Facebook, bạn bè ở nhà đứa nào cũng kêu rằng sao phải khổ thế, có đứa còn làm ra vẻ vỡ mộng cơ. Nhưng có đi mới hiểu, dù khá giả đến đâu ở Việt Nam thì ra nước ngoài, bạn vẫn chỉ nghèo khó như đại bộ phận du học sinh khác mà thôi. Ngay cả những học sinh là người Nhật Bản, có hoàn cảnh gia đình khá, thì họ vẫn đi làm thêm. Do vậy, không có gì là phải xấu hổ khi vừa đi du học, vừa phải đi làm vất vả cả”

Sưu Tầm


Đọc thêm:  

Ngày nay nhiều bạn trẻ yêu thích Nhật bản hơn bởi văn hoá đặc sắc từ Nhật bản do đó mà có rất nhiều các bạn trẻ Việt Nam đã chọn Nhật Bản là nơi để đi du học, bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao du học Nhật Bản lại có sức hút đến vậy chưa ?

1. Môi trường du học thuận lợi

Số lượng các trường đại học, đại học ngắn hạn, trung học chuyên nghiệp tại Nhật Bản là nhiều nhất trong các quốc gia nổi tiếng về giáo dục tại châu Á. Bạn có thể học bất cứ môn học nào mình muốn vì số lượng các môn học rất là phong phú. Những cơ quan hỗ trợ học tập như thư viện không chỉ có tại trường mà còn có trong thành phố nhằm đáp ứng nguyện vọng của những học sinh ham học.

suc-hut-ky-la-tu-du-hoc-nhat-ban1

Ngoài ra, còn có nhiều cơ quan hỗ trợ du học sinh về nhiều mặt như sinh hoạt hay giúp đỡ tìm việc làm thêm.

2. Học bổng

Bạn có rất nhiều cơ hội nhận được học bổng tại Nhật Bản ở cấp độ Đại Học và Cao Đẳng. Các loại học bổng rất phong phú, từ học bổng của nhà nước đến những học bổng của cá nhân. Tại các trường đại học tư hoặc trường chuyên môn cũng có nhiều chế độ như học bổng hoặc miễn giảm học phí. Đối với những học sinh đang học tại các trường Nhật ngữ và các trường chuyên môn thì hiện tại học bổng không nhiều lắm.

suc-hut-ky-la-tu-du-hoc-nhat-ban5

Nếu bạn có thể vào được các trường đại học quốc lập hoặc công lập thì cơ hội được miễn giảm học phí một nửa hoặc toàn phần, hoặc hơn thế cũng không ít trường hợp nhận được thêm học bổng. Tuy nhiên, những học bổng như học bổng cá nhân hoặc do đại học chỉ định thì ngày càng ít, hoặc nếu không phải là học sinh của tường đại học nổi tiếng thì không nhận được học bổng.

Để cơ hội nhận được học bổng lớn hơn thì bạn nên nghiêm túc và tập trung tất cả cho học tập mà không nên đi làm thêm.

3. Giao lưu quốc tế

Nhật Bản là nơi quy tụ nhiều du học sinh đến các quốc gia khác nhau, đến từ nhiều vùng lãnh thổ khác nhau như châu Âu, châu Á, châu Mỹ… Bên cạnh đó, việc sử dụng tiếng Nhật để giao lưu với nhau rất thông dụng, như thế bạn vừa có thể ở Nhật, vừa có hội giao lưu văn hóa, hướng đến thế giới rộng lớn. Và biết đâu bạn có thể tìm được một nửa của mình tại chính nơi đây, như thế càng làm phong phú thêm cuộc sống của bạn.

suc-hut-ky-la-tu-du-hoc-nhat-ban2

4. Nét đẹp truyền thống

Dù là một nước phát triển, nền kinh tế tiên tiến trên thế giới nhưng Nhật Bản vẫn luôn giữ được bản sắc dân tộc. Thông qua việc sinh hoạt tại Nhật, bạn sẽ được tiếp cận không chỉ những nét hiện đại … mà còn trải nghiệm được xã hội thông tin là xã hội như thế nào. Những tri thức và kinh nghiệm đó, khi bạn trở về nước chắc chắn sẽ trở thành những chỉ dẫn trong kinh doanh cho bạn.

Những vật mang tính đặc trưng truyền thống tại các chùa chiền hoặc đền thờ, chắc chắn các bạn cũng sẽ thêm hứng thú với thiên nhiên Nhật Bản. Những nét văn hóa như trà đạo, hoa đạo, bonsai cùng những môn thể thao như nhu đạo, karate, sumo, bóng chày là những thứ mà không ít những du học sinh không thể quên. Những món ăn Nhật như sushi hoặc súp miso cũng như thế.

suc-hut-ky-la-tu-du-hoc-nhat-ban6

Bạn sẽ cảm thấy hứng thú với những điều mới lạ và tích cực tham gia dã ngoại như đi tham quan đền chùa hoặc chơi thể thao cùng với việc học tập là những việc hoàn toàn có thể tại Nhật.

5. Kết bạn cùng người Nhật

Bề ngoài bạn có thể cảm thấy người Nhật khó kết bạn với người Nhật, nhưng ở Nhật có rất nhiều người tình nguyện muốn thử dạy tiếng Nhật cho lưu học sinh hoặc muốn giao lưu với họ. Bạn hãy đến ủy ban nhân dân hoặc trung tâm giao lưu, tìm kiếm những đoàn thể nói trên rồi liên lạc với họ thì bạn sẽ làm quen được với những người Nhật. Người Nhật cũng giống người Việt Nam, thường hay xấu hổ nên khó có thể ngay lập tức trở nên thân thiết được. Tuy nhiên sau vài tháng đi lại với nhau, có thể mở lòng được với nhau thì các bạn sẽ trở nên thân thiết. Dù căn bản là bạn phải giữ đúng lễ nghi và thông cảm lẫn nhau nhưng tôi nghĩ những người bạn Nhật sẽ trở thành những người bạn quí giá của bạn.

suc-hut-ky-la-tu-du-hoc-nhat-ban3

6. Thời tiết

Giống như ở Việt Nam, Nhật Bản cũng có bốn mùa phân biệt rõ ràng Xuân, Hạ, Thu, Đông. Bạn có thể đi tắm biển vào mùa hè và trượt tuyết khi tuyết rơi mùa đông. Và ở đây cũng có những trải nghiệm tuyệt vời như những kì thi gian khổ lúc mùa đông lạnh giá hay việc nhập học vào mùa xuân ấm áp khi hoa anh đào nở rộ … mà nếu không thử qua thì bạn không thể nào hiểu được.

suc-hut-ky-la-tu-du-hoc-nhat-ban7

Qua đó các bạn đã có hứng thú về du hoc nhat ban chưa ? Nếu hứng thú hãy nhanh chân thử cảm giác đặt chân đến đất nước Nhật bản nhé !

Sưu Tầm

Đọc thêm:  

Bất cứ ai có kế hoạch đi du học đều mong muốn kiếm được cho mình một suất học bổng tại ngôi trường mình hướng tới. Hàng năm có rất nhiều trường Đại học, cao đẳng trên thế giới tung ra những gói học bổng hấp dẫn nhằm thu hút sinh viên đến với họ, và Nhật Bản là một trong số đó.

Theo như kinh nghiệm của các du hoc Nhat đã và đang học tập thì có hai hình thức xin học bổng tại nước này. Một là xin học bổng từ lúc còn ở Việt Nam, hai là sang đến Nhật nhập học  rồi mới xin học bổng.

du-hoc-nhat-ban 21

1. Hình thức xin học bổng thứ nhất – từ lúc ở Việt Nam

Ngay từ khi đã có định hướng cho mình kế hoạch học tập bên Nhật, bạn có thể tìm hiểu thông tin về gói học bổng của các trường bên Nhật thông qua các website của trường, sẽ có nhiều loại học bổng với hình thức lẫn giá trị khác nhau để bạn thỏa sức lựa chọn, nhưng chủ yếu là 4 loại học bổng sau:

- Thông tin Học bổng du học của chính phủ Nhật Bản: Chỉ cần bạn là sinh viên, tu nghiệp sinh, học sinh học tiếng Nhật được Đại sứ quán Nhật hoặc trường học nơi bạn đang học giới thiệu thì  bạn đã có cơ hội giành được một suất học bổng từ Chính phủ Nhật bản rồi. Trị giá của mỗi suất học bổng này khoảng từ 140.000 – 260.000 yên; bạn có thể liên hệ trực tiếp với trường mình đang học hoặc Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam để biết thêm thông tin chi tiết.

- Học bổng du học cho các du học sinh đi dưới dạng tự túc: Với gói học bổng này thì các bạn sẽ phải tham dự  một kỳ thi và sau đó bạn phải đăng ký học chính quy tại các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp. Khi đã  giành được suất học bổng này rồi thì điều đó  cũng có nghĩa là bạn đã có trong tay 60.000 yên – giá trị 1 suất học bổng theo diện khuyến học.

- Học bổng du học do liên minh các doanh nghiệp tư nhân Nhật Bản cấp: Hiện nay có rất nhiều các Doanh nghiệp của Nhật đưa ra những chương trình học bổng hấp dẫn vừa nhằm quảng bá cho thương hiệu của mình, lại vừa nhằm khuyến khích cho sinh viên học tập để sau này ra trường sinh viên sẽ có cơ hội làm việc cho doanh nghiệp mình. Mức giá cho suất học bổng mà họ hay đưa ra là khoảng 150.000 yên. Vậy là nếu lựa chọn hình thức học bổng này thì bạn sẽ có cơ hội vừa học vừa làm rất cao.

-  Đặc biệt bạn cũng có cơ hội giành được suất học bổng du học trị giá 90.000 yên thông qua hình thức trao đổi sinh viên giữa ngôi trường bạn đang học ở Việt Nam với  một trường đối tác ở bên Nhật. Chương trình học bổng này bạn có thể  tham khảo ngay tại trường bạn đang học.

2. Hình thức xin học bổng thứ 2: Sang đến  bên Nhật rồi mới xin học bổng.

Hầu hết du học sinh đều lựa chọn hình thức học bổng này cho mình vì nó có sự mở rộng hơn và được hỗ trợ thêm tài chính. Cũng có các hình thức học bổng như:

- Học bổng của chính phủ Nhật Bản khi xét tuyển tại Nhật:  Ngay tại các trường học mà bạn đang theo học ở Nhật, họ sẽ giới thiệu cho bạn thông tin chi tiết về suất học bổng này với giá trị khoảng từ 140.000 yên - 175.000 yên/tháng. Nếu bạn là sinh viên hoặc nghiên cứu sinh có kết quả học tập tốt thì cơ hội nhận được học bổng của bạn theo hình thức này là rất cao.

- Học bổng khuyến học của tổ chức: Gói học bổng này dành cho du học sinh đi học tự túc và đối tượng để nhận được học bổng sẽ mở rông hơn so với những hình thức học bổng khác( bao gồm cả thạc sĩ, tiến sĩ ) . Với bậc Đại học thì học bổng này trị giá khoảng 70.000 yên/tháng, còn sau hệ đại học thì trị giá của suất học bổng này khoảng 90.000 yên /tháng.

- Học bổng từ các công ty hay doanh nghiệp của Nhật: Hiện nay tại Nhật có 65 đoàn thể tự trị  và 158  tổ chức doanh nghiệp cung cấp học bổng cho du học sinh quốc tế với  trị giá khoảng 28.000 yên – 7.3.000 yên/tháng.

- Bên cạnh đó, hầu như trường học nào tại Nhật cũng có chế độ giảm học phí cho những du học sinh có thành tích học tập xuất sắc hoặc có hoàn cảnh khó khăn, hay những quỹ khuyến học nhằm khuyến khích du học sinh học tập. Bạn cũng có thể giành cho mình một suất học bổng từ những chương trình này.

Sưu Tầm

Đọc thêm:  

1. GIỚI THIỆU VỀ DU HOC DAI LOAN

Đài Loan là một trong những hòn đảo thuộc quần đảo ven thềm lục địa Châu Á phía Tây Thái Bình Dương. Đài Loan có diện tích xấp xỉ 36.000 km2 và dân số 22.603.000 người, cách Trung Hoa Đại Lục khoảng 100 km bởi eo biển Đài Loan. Đài Loan có các thành phố lớn như Đài Bắc, Cao Hùng, Đài Nam,... Điều kiện khí hậu ở Đài Loan tương đối giống với điều kiện khí hậu ở miền Bắc Việt Nam nên du học sinh Việt Nam có thể dễ dàng thích nghi. 

Đất nước Đài Loan

2. CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 

* Đào tạo tiếng Hán ngữ 
Chương trình đào tạo bao gồm Hán ngữ cơ sở, Hán ngữ trung cấp, Hán ngữ hội thoại, Hán ngữ thương mại, Hán ngữ thông tin báo chí, Hán ngữ tuyển tập văn học. Ngoài ra, còn có các lớp đào tạo nâng cao cho giáo viên Hán ngữ.Các khoá học Hán ngữ kéo dài từ nửa năm đến hai năm. 

Lễ hội té nước - Đài Loan                       Lễ hội hoa đăng - Đài Loan 

* Đào tạo Đại học
Chương trình đào tạo Đại học ở Đài Loan thông thường kéo dài 4 - 5 năm. Tùy theo từng ngành mà thời gian học có thể kéo dài hơn. Ví dụ: Thời gian học của ngành Kiến trúc hoặc Sư phạm là 5 năm, trong khi đó ngành Luật hoặc Y khoa lại kéo dài từ 5 đến 7 năm. 

* Đào tạo sau Đại học:
Sau khi tốt nghiệp Đại học, sinh viên có thể tiếp tục học bậc đào tạo sau Đại học nếu được tuyển chọn hoặc phải trải qua kỳ thi tuyển. Đào tạo sau Đại học ở Đài Loan bao gồm đào tạo Thạc sỹ và đào tạo Tiến sỹ. Chương trình đào tạo Thạc sỹ thông thường từ 1 đến 4 năm, còn đào tạo Tiến sỹ kéo dài từ 2 đến 7 năm.

Ẩm thực Đài Loan đa dạng 
                               
3. ĐIỀU KIỆN VÀ THỜI GIAN NHẬP HỌC

* Điều kiện:
- TOEFL: 385 điểm trở lên
- IELTS: 300 điểm trở lên
- TOIEC: 375 điểm trở lên
- Cấp độ I (TOCFL)
kỹ năng nói tốt có thể trả lời vấn đáp
* Thời gian nhập học: 
- Học tiếng: Bất cứ thời gian nào trong năm 
- Đại học, Cao học: Tháng 2, tháng 9 hàng năm

4. VIỆC LÀM THÊM

Cơ hội làm thêm dành cho các du học sinh nước ngoài tại Đài Loan khá nhiều nhưng dễ dàng nhất thường là các công việc lao động phổ thông với mức lương thông thường là 500 - 1000 USD/ tháng, khá cao so với thu nhập của người Việt Nam. Du học sinh học giỏi tiếng Trung có thể làm phiên dịch bán thời gian tại các công ty với mức lương cao hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng du học sinh muốn tìm việc làm thêm nhất thiết phải có giấy phép của Ủy ban đào tạo hướng nghiệp và việc làm thuộc Bộ lao động (Employment & Vocational Training Administration Council of Labor Affairs) cấp. Việc làm thêm không được ảnh hưởng đến học tập tại trường vì nó liên quan đến việc gia hạn thẻ cư trú. 

Du học sinh Việt Nam tại Đài Loan

5. HỒ SƠ NHẬP HỌC

STT Đơn xin nhập học theo mẫu của trường
1 12 ảnh hộ chiếu 4x6
2 Bằng tốt nghiệp THPT, TC, CĐ, ĐH
3 Học bạ, bảng điểm
4 Giấy khám sức khỏe (6 tháng gần đây) tại bệnh viện được chỉ định
5 Giấy xác nhận dân sự
6 Giấy tờ chứng minh tài chính (sổ tiết kiệm từ 5.000 USD - 10.000 USD)
7 Kế hoạch học tập
8 2 Thư giới thiệu của giáo sư (đối với học hệ Thạc sỹ)

 6. CHI PHÍ HỌC TẬP VÀ SINH HOẠT

* Học phí: 
Khóa học Học phí (USD / năm)
Học tiếng / Dự bị Đại học 1.200 - 2.200 tùy từng trường
Đại học 2.000 - 3.500 tùy từng trường
Cao học 2.000 - 3.500 tùy từng trường
* Chi phí sinh hoạt: 
Tiền ký túc đã đi kèm học phí/năm
Tiền ăn 1.500 – 3.500 USD/năm 

Sưu Tầm

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.