Latest Post

Cùng điểm lại vài "sai lầm ngớ ngẩn" về tinh trùng qua infographic thú vị.

Khi quan hệ tình dục, nam giới sẽ xuất tinh và tinh trùng trong tinh dịch sẽ vượt qua một chặng đường dài để gặp trứng, thụ tinh, tạo ra "mầm non" mới.

Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng hiểu hết về cơ chế hoạt động của tinh trùng. 

Cùng điểm lại một vài những hiểu lầm về "chiến binh tí hon" này mà không phải ai cũng biết qua Infographic dưới đây.


Theo Kênh 14

Bài viết cùng chuyên mục Khám Phá

Có một sự thật là phần lớn chúng ta không có những hiểu biết căn bản nhất về kinh tế và việc sử dụng tiền bạc.

Hẳn bạn đã từng một lần nghe về cuộc Khủng hoảng Tài chính vào năm 2007. Khi đó, hàng triệu người đã mất việc làm và cuộc sống của họ cùng gia đình trở nên vô cùng khó khăn.

Các nhà kinh tế học đã đi tìm lời giải cho cuộc khủng hoảng kinh tế này. Trong đó, một nguyên nhân quan trọng là người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả những nước phát triển vẫn không có những hiểu biết cơ bản về tiền bạc.

Hai nhà kinh tế học Annamaria Lusardi và Olivia Mitchell đã lập ra một nghiên cứu như sau. Họ nêu ra 3 câu hỏi đơn giản về tài chính mà một người trưởng thành được cho là phải nắm rõ. Sau đó, hai nhà kinh tế sẽ thống kê xem có bao nhiêu phần trăm những người tham gia nghiên cứu trả lời đúng được cả 3 câu.


Cùng xem đề bài và thử trả lời những câu đố trong nghiên cứu của hai nhà khoa học dưới đây.

Câu 1: Giả sử bạn có 100 USD (khoảng 2,1 triệu VND). Bạn gửi ngân hàng với kỳ hạn 5 năm và lãi suất là 2%/năm. Hỏi sau 5 năm bạn sẽ có bao nhiêu tiền?

  • Nhiều hơn 102 USD (khoảng 2,150 triệu VND)
  • Đúng bằng 102 USD
  • Ít hơn 102 USD
  • Không biết

Câu 2: Bạn gửi ngân hàng với lãi suất 1%. Trong khi đó, lạm phát là 2% (tức giá cả chung của các loại hàng hóa tăng lên 2%). Hỏi sau một năm số lượng hàng hóa mà bạn có thể mua được sẽ:

  • Nhiều hơn trước đây
  • Vẫn y như thế
  • Thấp hơn trước đây
  • Không biết

Câu 3: Phát biểu sau đúng hay sai: “Mua cổ phiếu của một công ty duy nhất thì bạn sẽ nhận được tiền lãi an toàn hơn so với đầu tư tiền vào quỹ tương hỗ”. Quỹ tương hỗ là một hình thức đầu tư được một công ty quản lý chuyên nghiệp, bạn có thể tiếp cận với nhiều lựa chọn đầu tư khác nhau.

  • Đúng
  • Sai
  • Không biết

Sau khi tự trả lời các câu hỏi, bạn thử đối chiều với đáp án sau nhé.


 Các câu trả lời đúng sẽ là 1a, 2c và 3b.

Nếu trả lời đúng hết được cả 3 câu, bạn chính là một trong thiểu số người dân trên Trái đất này nắm được những kiến thức cơ bản nhất về cách sử dụng tiền. Ở Mỹ, chỉ có 30% người được khảo sát trả lời đúng được cả 3 câu hỏi.

Người Đức có điểm số cao nhất về kiến thức tài chính.

Những quốc gia “thông minh” nhất về tài chính là Đức, với tỉ lệ người trả lời đúng trọn vẹn là 53%, theo sát sau là Thụy Sĩ (50%). Những nước có số người trả lời đúng ở mức trung bình gồm có Nhật Bản (27%) và Pháp (31%). Nước Nga “đội sổ” trong nghiên cứu này, với tỉ lệ là 4%.


Vậy tại sao những kiến thức về gửi tiền ngân hàng hay chỉ số lạm phát lại quan trọng đến vậy? Có lẽ với chúng ta, đó mới là những thuật ngữ được nhắc thoáng qua trong môn kinh tế hay trong các bản tin thời sự. Nhưng theo các nhà kinh tế học, nếu hiểu được những khái niệm này, bạn sẽ tránh được nguy cơ bị phá sản khi trưởng thành.


Nhà nghiên cứu Lusardi và Mitchell cho rằng, khi không có kiến thức về tài chính, chúng ta dễ mắc phải những sai lầm trong sử dụng tiền bạc. Chẳng hạn, sau này khi đã ra trường, có việc làm, chúng ta có thể “vung tay quá trán”, mắc phải những khoản nợ thẻ tín dụng khổng lồ hoặc cho vay tiền một cách đầy rủi ro, rồi “mất cả chì lẫn chài”.

Hai nhà nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh việc học về sử dụng tiền càng cần thiết ở những nước có tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh, trong đó có Việt Nam. 

Những bạn đang đọc bài báo này nhiều khả năng sẽ trở thành một trong số 30 triệu người trung lưu và giàu có của nước ta vào năm 2020. Các bạn có sự độc lập về kinh tế cũng như khả năng tiêu dùng lớn hơn thế hệ bố mẹ, ông bà.


Để đạt được một cuộc sống đầy đủ khi trưởng thành, các nhà kinh tế học nhấn mạnh, mỗi bạn trẻ hãy không ngừng học hỏi những kiến thức về tiền bạc từ sách vở, gia đình hay thực tế cuộc sống. 

Có thể ngay từ lúc này, chúng ta làm quen với việc mua sắm tiết kiệm hay tự lên những kế hoạch tài chính cho cá nhân. Để rồi nhờ vậy, các bạn sẽ không bao giờ mắc bệnh “viêm màng túi”.

Theo Trí Thức Trẻ


Bài viết cùng chuyên mục Khám Phá

Cùng ngược dòng thời gian để hiểu hơn về thân thế thực sự của nàng Dae Jang Geum.

Bộ phim cổ trang Dae Jang Geum là một trong những series phim đi đầu tạo nên làn sóng mang văn hóa Hàn Quốc đến với thế giới. 

Đa số người xem đều bị ấn tượng bởi hình ảnh nàng Dae Jang Geum chăm chỉ, thông minh không những trong việc nấu nướng mà cả dưới vai trò một người thầy thuốc. 

Nhưng liệu bạn đã bao giờ tò mò về thân phận thực sự của người phụ nữ này?

Hình mẫu nàng Dae Jang Geum do diễn viên Lee Young Ae đảm nhận.

Hình tượng nàng Dae Jang Geum được lấy từ hình mẫu thực sự của vị nữ thầy thuốc đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc phục vụ cho đức vua. Theo phim được xây dựng, Jang Geum được tuyển vào cung ban đầu để trở thành một thị nữ phục vụ trong gian bếp của nhà vua. 

Sau khi bị đuổi khỏi gian bếp chính và đầy ra đảo, cô đã học y thuật để rồi sau này trở về làm việc trong cung dưới chức danh của một y nữ. Tuy nhiên câu chuyện này có phần khác với những gì lịch sử đã ghi chép lại về nàng Dae Jang Geum trong thực tế.

Sau khi không được làm việc trong gian bếp, Jang Geum đã theo học y thuật.

Không có nhiều tài liệu lịch sử ghi lại về cuộc đời của nàng danh y nổi tiếng này, những gì còn sót lại đến bây giờ hầu như chỉ là ghi chép vụn vặt về nỗ lực và thành công cô đạt được khi làm việc trong hoàng cung. 

Theo đó thì Jang Geum xuất phát là một y nữ phục vụ trong hậu cung thời kỳ Joseon (1392 - 1910). Cái tên Jang Geum xuất hiện lần đầu trong sách sử vào năm 1515 với thân phận người đã chăm sóc cho hoàng hậu thứ hai của nhà vua trong thời kì bà thai nghén. Hoàng hậu lúc đó đang mang trong mình một hoàng tử và cậu bé này có ý nghĩa rất lớn đối với triều đình cũng như nhà vua. 

Hình ảnh một gia đình trong triều đại Joseon.

Không may là sau khi sinh, hoàng hậu đã mất do sinh nở khó khăn. Dae Jang Geum bị quy là có tội và phải chịu trách nhiệm về cái chết của hoàng hậu. 

Tuy nhiên, nhà vua đã hủy bỏ những cáo buộc trừng phạt cô và nói rằng “Jang Geum đã có công lớn trong việc chăm sóc hoàng hậu nên xứng đáng được thưởng. Nhưng do hoàng hậu mất nên cô không được nhận thưởng cho những công sức của mình. Việc ta có thể làm là không trừng phạt cô”.

Jang Geum xuất hiện nhiều lần trong tài liệu lịch sử với công lao trong việc chăm sóc sức khỏe cho hoàng thái hậu cũng như nhà vua. 

Jang Geum đặc biệt được coi trọng và tin cậy giao phó để chăm sóc cho vua Jung Jong (1488 - 1544). Cô cùng ba thầy thuốc khác luôn túc trực bên cạnh nhà vua và Jang Geum được coi như thầy thuốc chịu trách nhiệm chính trong việc này.  

Jang Geum được giao nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhà vua Jung Jong (ảnh minh họa).

Đây cũng chính là nguồn gốc của thông tin cho rằng Jang Geum là nữ y đầu tiên phục vụ cho nhà vua trong lịch sử Hàn Quốc. Cô cũng nổi tiếng là người hiểu rõ và có công lớn khi giúp nhà vua giảm đau và hồi phục phần nào sức khỏe dù mắc phải căn bệnh nguy kịch. 

Ghi chép về cô cũng kết thúc khi vua Jung Jong băng hà vào năm 1544. Người ta cho rằng, cô khó có thể tiếp tục tồn tại trong cung sau cái chết của nhà vua.

Theo nhiều tài liệu, Jang Geum đã đảm nhận việc nấu nướng cho hoàng thượng và hoàng hậu.

Có những nguồn tài liệu khác lại nhắc đến Jang Geum như một người tài giỏi trong việc nấu nướng. Theo đó, cô đã thực sự có một khoảng thời gian làm việc như một đầu bếp trong gian bếp chính của hoàng cung. Jang Geum đã đảm nhận việc nấu nướng cho hoàng thượng và hoàng hậu trong gian bếp chính.

Cô đã sáng tạo ra nhiều món ăn, đặc biệt là những món ăn có tác dụng trong việc chữa bệnh. Những món ăn này được truyền lại qua nhiều thế hệ trong cung và được gọi là “ẩm thực hoàng cung”. 

Đó là những món ăn được làm từ các nguyên liệu lấy từ khắp nước Hàn Quốc. Những món ăn này được coi là đại diện cho những món ăn ngon, hiếm nhất Hàn Quốc với sự trình bày công phu, đẹp mắt và chất lượng dinh dưỡng thượng hạng.


Có thể nói, hình tượng nàng Dae Jang Geum nổi tiếng đã được khắc họa một cách khá chính xác thông qua bộ phim cùng tên. Bộ phim đã thể hiện được vẻ đẹp về tài năng và trí tuệ của nữ danh y này đồng thời giới thiệu và quảng bá được nhiều nét đẹp văn hóa Hàn Quốc đến toàn thế giới. 

Theo Trí Thức Trẻ


Bài viết cùng chuyên mục Khám Phá

Để có thể tìm được người mà bạn tin tưởng thì điều quan trọng nhất mà bạn cần biết là tự bản thân mình cũng phải là người xứng đáng nhận được niềm tin của người khác. Chỉ có như thế thì bạn mới tạo dựng được niềm tin ở mọi mối quan hệ.

Ảnh minh họa

Làm sao để tạo niềm tin?

Niềm tin phải xuất phát từ hai phía. Một mối quan hệ đạt độ tin tưởng phải xuất phát từ ý thức của những người tham gia. Yêu cầu đầu tiên là bạn phải đủ độ tin cậy và là người đáng tin cậy. Khi đó bạn mới thu hút được những người đang tin và có đủ năng lực để biết ai đáng tin để gần gũi hay ai là người cần phải tránh xa.

Dấu hiệu của niềm tin

Đây là những dấu hiệu để xác định một người đủ độ tin cậy và nên tin tưởng. Tuy nhiên bạn cần nhớ nguyên tắc trước tiên là bạn cần phải thể hiện mình là người đáng tin cậy trước.

1. Luôn nói đi đôi với làm

Bạn phải là người thường xuyên tỏ ra quyết tâm thực hiện những điều cam kết. Nếu như không chắc chắn về việc mình có thể hoàn thành những gì mình nói nên cần phải cân nhắc kỹ trước khi nói ra. Cam kết nên được đưa ra từ sự khiêm tốn, dựa trên lợi ích tập thể chứ không phải từ sự sĩ diện

2. Nói thẳng, nói thật

Bạn không nên né tránh vấn đề. Nếu có rắc rối hay vướng mắc thì nên nói để mọi người biết lập trường, không bóp méo hay nói tránh sự thật.

3. Không nói xấu người khác sau lưng

Nhiều người ngại góp ý người khác trước mặt mà lại thích nói xấu người khác sau lưng. Bởi mọi người thường nghĩ nói về thói xấu của người khác trước mặt tức là xúc phạm trực tiếp đến thể diện người khác sẽ khiến người ta “mất mặt”, gây thù chuốc oán. Vì vậy, việc nói xấu luôn chỉ diễn ra sau lưng để người bị nói xấu không nghe thấy, thay vì nói thẳng.

Tuy nhiên điều này lại rất cấm kị nếu bạn muốn xây dựng một mối quan hệ tin cậy ở người khác. Bởi người ta sẽ nghĩ rằng có một lúc nào đó bạn cũng sẽ nói xấu họ sau lưng như cách mà bạn đang làm với người khác bây giờ.

4. Không tâng bốc nịnh nọt

Thậm chí, nhiều khi dù ghét, dù không thích người nào đó, nhưng nhiều người lại xu hướng không thể hiện rõ mà còn khen, kể cả tâng bốc dù thực sự lời tâng bốc ấy là không có cơ sở, cao quá so với những gì người ta có. Nhiều khi, lời khen đó còn mang tính nịnh nọt, tâng bốc người khác để hòng đạt được mục đích riêng. Với cách xử sự này, bạn sẽ không thể nào khiến mọi người tin tưởng được ở mình. Vì ở bên bạn người ta không nhìn thấy được sự chân thành.

5. Phấn đấu tạo ra kết quả và hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn

Không hứa hẹn nhiều và thực hiện ít. Không biện minh khi không tạo được thành quả. Không đổ lỗi và dám chịu trách nhiệm khi thất bại. Hành động minh bạch và sửa chữa sai lầm, nhanh chóng xin lỗi và cố gắng chuộc lỗi, đền bù tổn thất mình gây ra.

6. Sự cởi mở, tiếp thu

Luôn lắng nghe trước, nói sau. Lắng nghe và thấu hiểu và nghiêm túc xem xét quan điểm và sẵn sàng tiếp thu nguyên tắc/lối tư duy mới.

7. Xác định đúng đối tượng đáng tin cậy và đặt niềm tin đúng chỗ

Đây là một điều rất quan trọng. Bởi khi bạn chưa là một người đáng tin thì bạn cũng sẽ có hay có biểu hiện nghi ngờ và gặp khó khăn khi đặt niềm tin vào người khác. Bạn sẽ biết cách đặt niềm tin vào một ai đó khi bạn hiểu rõ như thế nào là một người đáng tin, đâu là những thói quen và biểu hiện của một người đáng tin là gì. Muốn biết rõ điều đó, bạn cần trở thành một người đáng tin.

Bạn cần phải rèn luyện tính cách gì?

Chính trực: Không có sự khác biệt giữa ý định và hành vi. Đấy là sự thống nhất giữa lời nói và hành động. Bạn nên là người khiêm tốn và chỉ quan tâm đến hành động đúng hơn là chứng tỏ mình đúng.

Có lập trường: Sự tin tưởng mà bạn nhận được sẽ phải trên nguyên tắc động cơ trong sạch. Bạn đặt lợi ích chung lên lợi ích riêng của mình. Vì người có ý định tốt sẽ luôn quan tâm đến việc xây dựng tập thể hơn là đề cao bản thân, đề cao sự đóng góp của mọi người hơn là được mọi người công nhận.

Có năng lực để thực hiện tốt những gì đã hứa hẹn. Bởi người ta sống nhờ tin vào điều gì đó chứ không phải nhờ bàn luận và tranh cãi về quá nhiều thứ.

Sưu Tầm

Bài viết cùng chuyên mục Mẹo Vặt

7 kiểu người khó thành bạn đồng hành dễ chịu
Thói quen chăm sóc da nên làm khi bạn ở tuổi 20
12 việc làm khiến cuộc sống của bạn trở nên lãng phí
Màu sắc của ngày sinh nói gì về tính cách của bạn?

Ồn ào trong suốt chuyến đi hay liên tục đòi dừng xe để tắm rửa, vệ sinh cá nhân... là những mẫu người không nên rủ đi cùng trong chuyến du lịch bằng xe cá nhân.

Ảnh minh họa

1. Những người có bàng quang nhỏ nằm ở đầu danh sách không phù hợp làm bạn đồng hành. Bạn sẽ cảm thấy phiền phức khi cứ 20 phút lại phải dừng xe một lần để bạn mình tìm một chỗ nào đó "giải quyết nỗi buồn". Điều này khiến cuộc hành trình sẽ bị chậm lại và thời gian ngồi trên xe bị kéo dài hơn.

2. Những người không cảm thấy hài lòng và liên tục thay đổi kênh phát thanh trên radio. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi nghe người đó kêu ca hoặc đang nghe một chương trình yêu thích lại bị chuyển sang mục khác.

3. Những người nói liên tục, hát liên tục và ầm ĩ ở trong xe cũng không phải "người bạn đường tin cậy". Điều đó khiến bạn khó có thể có một góc yên tĩnh trong xe để nghỉ ngơi.

4. Nếu người ngồi cùng bạn là một anh chàng/cô nàng thích chỉ đạo hướng đi, vượt trái vượt phải sớm muộn cũng khiến bạn khó chịu và mất hứng cho cuộc vui. Ngoài ra bạn cũng không nên đi du lịch cùng những người có tay lái không vững nhưng vẫn lái xe.

5. Những người luôn lưỡng lự, không dứt khoát cũng không nên nằm trong danh sách bạn đồng hành bởi đi cùng họ, áp lực về việc quyết định mọi thứ sẽ được dồn hết lên vai bạn mà không có ai chia sẻ.

6. Những người nói không ngừng khiến bạn đau đầu và sau đó lăn ra ngủ, mặc bạn chống cự với cơn buồn ngủ mà vẫn phải lái xe.

7. Những người quá cứng nhắc, không chịu dừng xe để bạn đi WC sau khi đã đi được một chặng đường xa, bất chấp bạn nài nỉ.

Sưu Tầm

Bài viết cùng chuyên mục Mẹo Vặt

Thói quen chăm sóc da nên làm khi bạn ở tuổi 20
12 việc làm khiến cuộc sống của bạn trở nên lãng phí
Màu sắc của ngày sinh nói gì về tính cách của bạn?
Trắc nghiệm chỉ số háo sắc của phái đẹp

Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang có những ảnh hưởng rất lớn đến môi trường trên trái đất, gây ra những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Bên cạnh đó, một trong những tác động lớn nhất của hiện tượng nóng lên toàn cầu là khiến cho băng ở hai cực tan chảy. Theo những thống kê mới nhất, băng ở Nam Cực đã tan chảy một lượng lớn và có nguy cơ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như hiện tượng nước biển dâng cao.
Trước tình trạng đó, vẫn có những quan niệm sai lầm về hiện tượng đáng báo động này.

1. Băng Nam Cực ngày càng lớn hơn và không bị thu hẹp

Đó là sự thật, biển băng ở Cực Nam đang ngày càng phát triển lớn hơn trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, có một sự nhầm lẫn giữa biển băng và băng trên đất liền. Khi các nhà khoa học nói về việc băng bị tan chảy ở Nam Cực, họ đang nói về băng ở trên bề mặt.

Những điều lầm tưởng về hiện tương băng tan ở Nam Cực

Việc biển băng ngày càng được mở rộng không giúp tăng tổng khối lượng băng có ở Nam Cực. Vì khác với Bắc Cực, nơi mà biển băng (các chỏm băng trên biển) tồn tại quanh năm, biển băng ở Nam Cực sẽ tan chảy vào mùa hè.

Gió mạnh cùng với sự thay đổi nhiệt độ của nước biển và độ mặn của muối là một trong những lí do khiến biển băng ở Nam Cực ngày càng mở rộng. Tuy nhiên nó không góp phần cải thiện tình trạng những khối băng khổng lồ trên bề mặt đang bị tan chảy.

2. Nguyên nhân băng tan là do núi lửa?

Ở Tây Nam Cực, nơi mà những tảng băng khổng lồ tan chảy nhanh nhất, cũng là nơi có khá nhiều núi lửa đang hoạt động. Do đó, một số người cho rằng nguyên nhận của việc băng tan là do các núi lửa này, chứ không phải do sự biển đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu.

Những điều lầm tưởng về hiện tương băng tan ở Nam Cực

Tuy nhiên một số nhà khoa học đã bác bỏ điều lầm tưởng này. Có thể thấy ở Iceland, nơi có rất nhiều núi lửa hoạt động liên tục, tuy nhiên vẫn có những dòng sông băng bao phủ trên bề mặt của chúng. Iceland cũng chỉ là một trong rất nhiều ví dụ cho thấy lửa và băng có thể cùng tồn tại mà không gây ra hiện tượng băng tan chảy trên diện rộng.

Các hoạt động núi lửa bên dưới khu vực Tây Nam Cực không có nhiều thay đổi trong vài thập kỷ qua, do đó đây không thể là nguyên nhân của hiện tượng băng tan chảy trong một vài năm qua ở Nam Cực. Ngoài ra, theo tính toán của các nhà khoa học, để làm tan chảy lượng băng khổng lồ như thế, cần phải có một vụ phun trào tương tự của siêu núi lửa Yellowstone.

3. Trái Đất sẽ có một kỷ băng hà tiếp theo bất chấp hiện tượng nóng lên toàn cầu

Các nhà khoa học cho biết, Trái Đất vẫn tự nóng lên và lạnh đi trong suốt lịch sử tồn tại của nó. Các chu kỳ này lặp đi lặp lại mỗi 100.000 năm. Nếu đúng theo quá trình này, Trái Đất sắp bước sang một kỷ băng hà tiếp theo, tuy nhiên có một thứ gây gián đoạn đó là con người.

Những điều lầm tưởng về hiện tương băng tan ở Nam Cực

Những tác động của con người đến tự nhiên đã gây ra các hiện tượng ô nhiễm, khí nhà kính và thay đổi khí hậu, khiến cho chu kỳ của tự nhiên thay đổi. Bên cạnh đó, mức độ CO2 đã tăng đến mức báo động khiến Trái Đất nóng lên rất nhiều so với khoảng 3 triệu năm trước. Do đó, sẽ rất khó để Trái Đất có thể có một kỷ băng hà tiếp theo, hoặc là sẽ trong một khoảng thời gian rất lâu nữa.

4. Băng giảm thể tích khi nó tan chảy, do đó mực nước biển sẽ không tăng

Các tảng băng khổng lồ ở Nam Cực là nằm trên lục địa, chúng không phải những chỏm băng nổi trên đại dương. Trên thực tế, có một lượng băng đã chìm xuống đại dương, tuy nhiên phần lớn băng vẫn nằm trên đất liền.

Như vậy, phần lớn băng ở Nam Cực không nằm dưới đại dương và không chiếm thể tích dưới nước, do đó nó sẽ làm tăng mực nước biển khi tan chảy.

Hiện tượng băng tan chảy lại góp phần giúp diện tích đất liền ở Nam Cực tăng lên. Hiện tượng này gọi là phục hồi băng, hiện tượng này vẫn diễn ra ở Bắc Mỹ, nơi có đất đai được sử dụng sau khi những khối băng khổng lồ bao phủ lục địa tan chảy.

Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết cùng chuyên mục Khám Phá

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.