Latest Post

Theo một số thông tin của trang công nghệ Geek.com, trong thời gian tới, giao diện của Gmail sẽ được thay đổi hoàn toàn, không còn giống như Gmail mà chúng ta đang được biết tới như hiện nay. Google đã mời một nhóm người dùng thử nghiệm giao diện mới của client webmail của hãng. Phiên bản Gmail mới này phối kết hợp các thành phần thiết kế vốn hiện diện trong những phiên bản đầu tiên của dịch vụ. Đáng lưu ý nhất, phần sidebar đã được loại bỏ. Giao diện mới tạo sự tập trung vào phần nội dung mail hơn.

Google thử nghiệm giao diện hoàn toàn mới cho Gmail nền web

Các nút bấm như nút tạo mail (compose) đã được đưa xuống dưới cùng góc phải, đồng thời có vẻ như Google sẽ bổ sung thêm 1 tính năng mới cho Gmail là nhắc nhở. Tương tự như trên Android, người dùng có thể thiết lập thời gian để yêu cầu Gmail nhắc mình trả lời 1 thư nào đó. Tất nhiên, dịch vụ chat video Hangouts vẫn được tích hợp vào giao diện lần này. 

Tính năng đánh dấu sao (Stars) cho email giờ đây được thanh bằng pins (ghim), và bạn có thể thiết lập để các email được pin luôn nằm ở phần đầu của hộp thư chính (inbox). Các thẻ Travel, Purchases, và Finance cũng được bổ sung, bên cạnh các thẻ Social, Promotional, Updates, và Forums như hiện nay.

Mặc dù vậy, đây vẫn mới chỉ là thiết kế thử nghiệm, và hiện không ai biết chắc được rằng hãng có áp dụng nó cho phiên bản chính thức sau này hay không. Do đó, chúng ta vẫn sẽ phải đợi chờ trong tương lai để có câu trả lời. 

Theo Trí Thức Trẻ


Bài viết cùng chuyên mục Công Nghệ


Mới đây, Facebook đã chính thức loại bỏ 2 trong số những ứng dụng của mình tại App Store là Poke và Camera mà không đưa ra tuyên bố chính thức nào. Có thể nói, đây là thất bại của nhà cung cấp mạng xã hội lớn nhất thế giới trong việc tạo dựng chỗ đứng cho các ứng dụng tự phát triển trên thị trường.

Facebook chính thức xóa sổ ứng dụng Poke và Camera

Hẳn nhiều người dùng Facebook còn nhớ tính năng Poke được ra mắt cách đây đã khá lâu, cho phép bạn có thể “chọc” người khác và có ý nghĩa thay cho lời chào. Thời gian sau đó, hãng vẫn tiếp tục phát triển tính năng này bằng cách ra mắt ứng dụng Facebook Poke riêng biệt. Nó cho phép bạn không chỉ “chọc” đối phương mà còn có thể gửi tin nhắn ảnh, video tự hủy trong vòng 1, 3, 5 hoặc 10 giây, tương tự như tính năng trên Snapchat. Tuy nhiên do không được nhiều người biết đến và sử dụng, Facebook đã quyết định gỡ bỏ nó khỏi App Store.

Facebook chính thức xóa sổ ứng dụng Poke và Camera

Ứng dụng thứ 2 vừa bị “trảm” đó là Facebook Camera, ứng dụng chụp, chỉnh sửa và upload ảnh nhanh khá hay và từng được nhiều người đón nhận tại thời điểm ra mắt. Ứng dụng Camera được đánh giá khá cao bởi hiệu ứng màu đẹp cũng như cho phép upload nhiều tấm ảnh cùng lúc - điều mà Facebook App trên iOS không thể làm được lúc đó. Tuy nhiên, ít lâu sau khi Facebook chính thức mua lại Instagram với các tính năng vượt trội và lượng người dùng đông đảo, Camera đã dần bị lãng quên và xóa sổ.

Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết cùng chuyên mục Công Nghệ

Bên cạnh câu nói đã hết yêu nhau, 7 câu nói dưới đây sẽ khiến bất cứ ai cảm thấy tổn thương khi chia tay.

Chia tay là một trạm dừng chân đau buồn trong tình yêu mà không ai trong chúng ta muốn tới. Tuy nhiên, mọi việc không đơn giản chỉ là muốn hay không. Sẽ đến một thời điểm nào đó, việc ở bên cạnh nhau cũng trở nên khó khăn. Và đó là khi ta chạm đến trạm dừng chân này mà không hề hay biết. Sẽ là những đau khổ, những giọt nước mắt và cả những tiếc nuối. Nhưng hơn hết, đừng để nỗi chán nản khiến chúng ta làm đau nhau nhiều hơn trong giờ phút mà người kia đang tan vỡ. Lời chia tay có thể sẽ khó nói, nhưng không phải vì thế mà ta cho mình cái quyền làm tổn thương người ấy với những lời lẽ… khó nghe dưới đây.

1. “Anh/Em thấy mình đang đi quá xa”

Một lời nói với đầy ẩn ý của sự chia ly. Đại loại rằng họ cảm thấy việc tiến tới với bạn không hề ổn, và rằng họ không muốn tiếp tục nữa, và tiến quá xa hay quá nhanh chỉ là một cái cớ mà thôi. Ai trong chúng ta cũng có thể hiểu những ý nghĩa đằng sau câu nói ấy. Nó khiến cả quá trình hai bạn bên nhau chẳng có một ý nghĩa gì cả. Một điều tồi tệ hơn đó là câu nói này để lại một hiện thực bỏ ngỏ cho cả 2 người, khi bản thân câu nói này tạo nên kiểu tình huống: tạm xa nhau, ngừng thân mật trong một thời gian..vv.. Và còn gì tệ hơn khi bạn lúc nào cũng phải phập phù trong cái cảm giác đe doạ của việc chia tay? 

Chúng ta sẽ không bao giờ quay lại với nhau. Không bao giờ!

2. “Anh/em không muốn làm tổn thương em/anh”

Một câu nói quen thuộc thường được nói trong mọi cuộc chia tay. Nhưng bạn có nghĩ rằng câu nói này sẽ xoa dịu cho người kia? Không, không bao giờ. Nó chỉ khiến họ thấy thật nực cười là sau khi bạn làm tổn thương họ, bạn lại nói như vậy.  

Ôi cho xin đi, đừng nói vậy nữa được không?

3. “Anh/em không tìm kiếm một mối quan hệ trong lúc này”

Thế những tin nhắn tình cảm lúc 2 giờ đêm? Ai mang bánh ngọt tới công ty mỗi buổi trưa kèm lời nhắn chúc ăn ngon miệng? Thế còn hàng giờ điện thoại tâm sự, hát cho nhau nghe và chúc ngủ ngon? Sau tất cả những nỗ lực “gây lú” như vậy và nói bạn không kiếm tìm một mối quan hệ sẽ thực sự biến bạn thành một kẻ tồi trong mắt người kia đấy. 

Anh đang đùa sao. 

4. “Anh/em không xứng đáng với tình cảm này”

Hạ thấp mình không khiến bạn trở nên cao quý hơn trong mắt người kia. Ngược lại, họ thấy bạn yếu đuối, thấp kém và hoàn toàn nhút nhát. Trong nhiều trường hợp, thậm chí còn xảy ra một cách khôi hài khi người bị đá lại ngồi an ủi người đi đá mình, rằng hãy tự tin lên, “anh hoàn hảo trong mắt em, vậy là đủ”. 

Đồ yếu đuối.

5. “Anh/em đang rất bận rộn với công việc và không có thời gian nghĩ đến tình yêu”

Hai người yêu nhau có nghĩa là gắn kết với nhau không chỉ tâm hồn mà còn cả cuộc sống. Bởi bạn yêu họ nên bạn cần sắp xếp cuộc sống của mình để đặt họ vào. Và một khi bạn nói điều này, họ sẽ hiểu rằng họ chỉ là một cái gì đó rất nhỏ trong cuộc sống của bạn, nhỏ đến mức phiền phức và bạn đang tìm cách gạt họ ra để sống thoải mái hơn. Còn cảm giác nào tồi tệ hơn thế?

Thật không công bằng. 

6. “Anh/em vẫn quan tâm đến em”

Câu nói này phụ thuộc vào rất nhiều thứ, đương nhiên, nhưng bạn biết đấy, nói quá nhiều thứ lãng mạn và quá ư tốt đẹp, quan tâm khi hai người đang chia tay sẽ khiến người kia có phần nào hiểu lầm. Bạn muốn trở thành bạn của họ sau khi chia tay là tốt, nhưng đừng nói những lời khiến họ có cảm giác rằng bạn và họ vẫn là một điều gì đấy thiêng liêng, quan trọng của nhau. 

Hãy đi đi và để tôi một mình. 

7. Biến mất hoàn toàn

Đây là điều tệ nhất. Biến mất hoàn toàn là một cách cực kỳ độc ác, quá đáng và vô tâm. Bạn sẽ khiến người ấy rơi vào một quãng thời gian hoang mang tột độ, lo lắng khủng khiếp và vô cùng bối rối. Họ không biết điều gì đã, đang và sẽ xảy ra. Giống như bạn đẩy họ vào một không gian tối đen đặc trong một khoảng thời gian vậy. Hơn nữa, làm vậy sẽ khiến họ nghĩ bạn không coi trọng mối quan hệ từ trước đến giờ giữa hai người. 

Em nghĩ anh không hề có trái tim. 

Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết cùng chuyên mục Góc Trái Tim

Nhận biết thương hiệu là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình tiến trình mua sắm và là một tiêu chí quan trọng để đo lường sức mạnh của thương hiệu. Một thương hiệu có độ nhận biết càng cào thì càng nổi tiếng và có cơ hội cao hơn được khách hàng lựa chọn.

Độ nhận biết thương hiệu được tạo nên do các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp như: quảng cáo, PR, sự kiện, tài trợ, kích hoạt thương hiệu... Vì vậy, việc quảng bá thương hiệu cũng rất tốn kém nên việc hiểu rõ được mức độ ảnh hưởng của sự nhận biết đến tiến trình lựa chọn sản phẩm sẽ giúp cho các doanh nghiệp có được các thức xây dựng thương hiệu đạt hiệu quả cao với một chi phí hợp lý hơn.

Mức độ nhận biết thương hiệu có thể chia ra làm 3 cấp độ khác nhau. Cấp độ cao nhất chính là thương hiệu được nhận biết đầu tiên (Top of mind). Cấp độ kế tiếp là không nhắc mà nhớ (spontaneous). Cấp độ thấp nhất là nhắc để nhớ (Promt). Khi cộng gộp 3 cấp độ nhận biết thương hiệu thì ta sẽ là tổng số nhận biết nhãn hiệu.

Thương hiệu được nhận biết đầu tiên chính là thương hiệu mà khách hàng sẽ nghĩ đến đầu tiên khi được hỏi về một loại sản phẩm nào đó. Ví dụ, khi nghĩ đến tivi thì người Việt Nam thường nghĩ đến Sony đầu tiên, tương tự khi nói đến xe gắn máy thì mọi người thường nghĩ ngay đến Honda, về mạng điện thoại di động thì có thể nghĩ đến Mobifone, sữa tươi thì nghĩ đến Vinamilk... Và kết quả là Sony và Honda và các nhãn hiệu có độ nhận biết đầu tiên cao luôn là những thương hiệu được mọi người cân nhắc khi chọn lựa mua sản phẩm. Với những loại sản phẩm hay dịch vụ mà người tiêu dùng lên kế hoạch mua sắm trước khi đến nơi bán hàng thì tiêu chí thương hiệu nhận biết đầu tiên đóng vai trò rất quan trọng. Điều này được lý giải là đối với những sản phẩm đắt tiền thì người ta thường luôn lên kế hoạch cho việc mua sắm, vì vậy mà thường người mua đã lựa chọn thương hiệu mà mình sẽ mua từ trước, và thường thì thương hiệu mà họ nghĩ đến đầu tiên sẽ rất dễ được người mua chọn lựa. Một số ví dụ về sản phẩm thuộc chủng loại này như tivi, xe máy, máy tính, điện thoại...
Thông thường khi một thương hiệu có độ nhận biết đầu tiên lớn hơn 50% thi hầu như rất khó có thể nâng cao chỉ số này. Chính vì vậy, để cải thiện chỉ số này thì đòi hỏi phải quá nhiều chi phí trong khi hiệu quả thì không được bao nhiêu nên nhiệm vụ của doanh nghiệp là nên duy trì mức độ nhận biết ở mức độ này.

Đối với các sản phẩm hàng tiêu dùng như dầu gội đầu, kem đánh răng, bột giặt... thì tổng số nhận biết thương hiệu đóng vai trò quan trọng. Tiêu chí nhận biết đầu tiên luôn luôn quan trọng nhưng đối với những sản phẩm mà người ta quyết định tại điểm mua hay mua sắm mà không hoạch định trước thì chỉ số tổng độ nhận biết luôn được doanh nghiệp quan tâm hơn. Khi một người nội chợ đi siêu thị mua sắm trong tuần thì họ thường nghĩ là sẽ mua bột giặt nhưng họ thường không hoạch định sẽ mua Omo hay Tide nên khi đi siêu thị đến nơi trưng bày họ đều có thể quyết định mua bất kỳ thương hiệu nào mà họ biết.

Nếu tổng độ nhận biết thương hiệu lớn hơn 90% thì rất tốt và hầu như rất khó để nâng độ nhận biết lên 100%. Chính vì vậy, chi phí cho việc quảng bá thương hiệu khi hầu hết mọi người đã biết đến thương hiệu của mình thì không hiệu quả. Doanh nghiệp chỉ nên quảng bá thương hiệu một cách không thường xuyên nhằm duy trì mức độ nhận biết này.

 Nguồn: Chiến lược Marketing


Bạn muốn xây dựng mạng xã hội cho doanh nghiệp nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu? Nếu thế hãy dành thời gian trả lời những câu hỏi sau trước khi bắt tay xây dựng cộng đồng trực tuyến, dù đó có thể là cộng đồng khách hàng hay cộng đồng mạng xã hội cho doanh nghiệp.

1. Mục tiêu bạn muốn đạt được là gì?
Với câu hỏi đầu tiên này, bạn hãy nghĩ lại mục tiêu kinh doanh hiện tại. Có thể có những mục tiêu đã có trong chiến lược marketing hiện hữu, vì thế câu hỏi lúc này nên hỏi là: làm thế nào để đạt được những mục tiêu bạn đang thực hiện nếu có thêm mạng xã hội vào trong chiến lược chung? Để có thể đo lường được hiệu quả của mạng xã hội thì những mục tiêu này phải cụ thể, có thể đo lường và có khả năng thực hiện được.

Bạn chỉ nên bắt đầu xây dựng mạng xã hội nếu có mục tiêu kinh doanh rõ ràng và có khả năng đạt được chúng từ cộng đồng trực tuyến này.


2. Thị trường mục tiêu của bạn là ai?
Trả lời được câu hỏi này tức là bạn đã hiểu cần xây dựng cộng đồng trực tuyến này cho ai, và tập trung mọi thứ hướng vào đó.

Mạng xã hội chỉ có ý nghĩa khi có người tham gia.

Năm 2012, hãng phân tích thị trường Gartner đã dự đoán đến năm 2014 sẽ có tới 70% cộng đồng trực tuyến thất bại trong hoạt động. Một trong những lí do chính cho việc này bởi sự thiếu vắng một kế hoạch rõ ràng để xây dựng cộng đồng hướng tới ai và ai sẽ được lợi từ cộng đồng ấy. Khi có một ai vào cộng đồng thì họ phải thấy mình được chào đón và như thể họ thuộc về cộng đồng đó. Còn nếu họ vào mà phải lưỡng lự liệu họ có phù hợp, hoặc không chắc về vị trí của mình trong cộng đồng đó thì hẳn họ sẽ rời khỏi và cộng đồng sẽ không thể phát triển được.

3. Các thành viên sẽ muốn gì ở cộng đồng mạng xã hội?
Để các thành viên còn trở lại với cộng đồng thì họ cần được tương tác và cộng đồng của bạn cần nhắm đến mục tiêu phục vụ cho được nhu cầu của các thành viên trong này. Trong cộng đồng mà bạn xây dựng không chỉ để nói lên những thông điệp của riêng bạn mà phải có chỗ cho các thành viên được lên tiếng, được thể hiện suy nghĩ của họ. Ngoài ra, khi xây dựng nội dung, bạn cũng chú ý đến xây dựng những nội dung hướng đến nhóm khách hàng chính, nhóm khách hàng trung thành, có như vậy mới đảm bảo bạn vừa được tương tác vừa giữ lại được khách hàng trung thành cho doanh nghiệp của mình.


4. Bạn có được sự đồng thuận trong doanh nghiệp?
Động lực đứng sau thành công của bất kì cộng đồng nào chính là sự đồng thuận trong công ty. Social nên được trải rộng trong lòng doanh nghiệp, nghĩa là những người đứng đầu phải hiểu rõ mục đích của cộng đồng trực tuyến ấy và lợi ích doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ đó là gì. Nếu sự đồng thuận không có được từ ban lãnh đạo cho đến nhân viên bên dưới thì mọi nỗ lực bạn thực hiện sẽ không nhận được đánh giá đúng mức cũng như doanh nghiệp khó có thể có được sự hỗ trợ từ nỗ lực này và cuối cùng, thành công sẽ chỉ là điều xa vời đối với một cộng đồng như thế.

5. Tôi có thể dành bao nhiêu thời gian cho cộng đồng này?
Vấn đề quản lí được cộng đồng không đơn giản như mọi người vẫn nghĩ và có thể chiếm trọn thời gian của bạn. Nếu cá nhân bạn không thể làm việc này do vướng bận công việc khác, hoặc không rõ phải làm thế nào thì nên nghĩ đến tìm một người thay bạn để quản lí cộng đồng. Và đây cũng là câu hỏi tiếp theo của chúng ta.

6. Tôi có nên thuê người quản lí cộng đồng?
Có nhiều khía cạnh để trở thành một người quản lí cộng đồng (hay còn có tên gọi thân thiện là admin) và đó thực sự không phải là công việc dễ dàng hay chỉ là việc vặt của trẻ con. Tìm một người có kinh nghiệm và kiến thức làm admin cần phải qua sự cân nhắc kĩ lưỡng, thậm chí bạn sẽ cần đến nhiều admin hơn nữa để làm công tác quản lí nếu đó là một cộng đồng lớn.


Admin là người có vai trò quan trọng để thực thi chiến lược social của bạn, và có thể chiếm cả vai trò quan trọng trong toàn tổ chức. Bạn cần tinh tế chọn ra đúng người ngay từ đầu và cùng họ lập kế hoạch thực hiện nếu muốn cộng đồng phát triển và phát triển đúng hướng với mục tiêu của doanh nghiệp.

Một vấn đề cũng cần phải nói qua là chi phí. Nếu chi phí cho người quản lí cộng đồng trở thành vấn đề khó khăn trở ngại, thì có thể chọn ra những tình nguyện viên trong chính cộng đồng để giúp bạn quản lí và đảm bảo cộng đồng sinh ra vì người dùng, không phải vì doanh nghiệp.

Tóm lại, để nhận thức được lợi ích của mạng xã hội, bạn phải thực sự hiểu được đối tượng của mình, phân bổ nguồn lực đúng và đủ, có sự đồng thuận từ những người có tầm ảnh hưởng trong công ti cùng một chiến lược vững chắc trong tay. Xây dựng một cộng đồng trực tuyến sẽ tốn không ít quĩ thời gian của bạn để lập kế hoạch, cống hiến và làm việc liên tục và không nên bị xem nhẹ. Tuy nhiên, nếu được thực hiện đúng đắn thì kế hoạch ấy có thể nâng doanh nghiệp lên tầm cao mới và mang lại lợi ích lớn lao cho cả doanh nghiệp.

Và dĩ nhiên, còn nhiều câu hỏi khác nữa cần được suy xét và không phải câu hỏi nào trong đó cũng dễ trả lời. Khía cạnh nào bạn nghĩ là quan trọng nhất cần xem xét khi xây dựng cộng đồng trực tuyến của mình? Hãy cùng chia sẻ trong phần bình luận dưới đây nhé.

 Nguồn: Chiến lược Marketing

Bài viết cùng chuyên mục Social Marketing

Làm thế nào để phân tích chỉ số ROI trong Social Media?
Thợ săn thưởng trên fanpage và món gân gà
5 số liệu bất ngờ về Social Media có thể thay đổi toàn bộ chiến lược của bạn
5 sai lầm"giết chết" fanpage Facebook

Mới đây, một trang bán hàng trực tuyến đã chính thức đăng tin về phiên bản cao cấp của Galaxy S5 với tên mã là SM - G906S. Nhiều khả năng đây chính là chiếc Galaxy S5 Prime được đồn đoán bấy lâu nay với cấu hình được nâng cấp mạnh mẽ hơn hẳn so với Galaxy S5.

Xuất hiện Galaxy S5 bản màn hình 2K, vi xử lý Snapdragon 805

Cụ thể, chiếc smartphone này sở hữu màn hình 5,1 inch độ phân giải QHD 2K 1.440x2.560 pixel cùng vi xử lý Qualcomm Snapdragon 805 và 3 GB RAM. Giống như bản Galaxy S5 quốc tế, chiếc Galaxy S5 LTE - A này được tích hợp camera sau 16 megapixel cùng camera trước 2 megapixel và hoạt động trên nền hệ điều hành Android 4.4.3 KitKat mới nhất. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu biến thể Galaxy S5 này sẽ mang vỏ nhựa hay vỏ kim loại. Đây cũng chính là một trong những mối quan tâm lớn của người dùng về smartphone này trong thời gian qua.

Xuất hiện Galaxy S5 bản màn hình 2K, vi xử lý Snapdragon 805

Với việc LG sẽ có thể trình làng siêu phẩm LG G3 vào cuối tháng này, có lẽ Samsung cũng không muốn tỏ ra hụt hơi so với người hàng xóm. Qua những rò rỉ xuất hiện liên tục trong thời gian gần đây, rất có thể ngày ra mắt của Galaxy S5 Prime sẽ không còn xa. Một số nguồn tin khác cũng cho biết Galaxy S5 LTE-A sẽ được sản xuất với số lượng hạn chế do chi phí sản xuất màn hình QHD AMOLED khá cao.

Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết cùng chủ đề Mobile

Top những "cặp song sinh" tablet và smartphone nổi bật của làng di động
Thêm hình ảnh mới về iPhone 6
Rỏ rỉ cấu hình Moto E giá 2,2 triệu đồng
Thêm hình ảnh rõ nét về LG G3: viền màn hình mỏng, thiết kế đẹp

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.