Latest Post

Những công nghệ này sở hữu tính ứng dụng cao do đó có nhiều tiềm năng để trở thành công nghệ phổ biến trong tương lai gần.

Với tốc phát triển cực kì nhanh chóng, ngành công nghiệp công nghệ đang hứa hẹn mang tới cho người dùng những bất ngờ nối tiếp đồng thời cùng những thiết bị ngày càng có chất lượng cao hơn.

1. Lytro camera


Có thể bạn chưa biết, công nghệ camera Lytro mang đến cho người dùng khả năng chụp ảnh trước và lấy nét sau. Công nghệ này hiện được đánh giá là đang nắm giữ chìa khóa của cuộc cách mạng ảnh số. Hiện nay, chưa có thiết bị di động nào được tích hợp cảm biến Lytro này, tuy nhiên đã xuất hiện rất nhiều phần mềm thông minh giúp mang đến các hiệu quả tương tự nhưng dĩ nhiên không xuất sắc bằng.

2. Project Ara


Dự án điện thoại lắp ghép Project Ara của Google đang được kì vọng sẽ mở ra một thế hệ smartphone mới linh hoạt và thú vị hơn. Theo đó, những chiếc điện thoại này sẽ mang đến cho người dùng khả năng tùy biến cao nhất về cấu hình, chức năng tùy thuộc vào nhu cầu riêng có. Được biết, những thiết bị đầu tiên thuộc dự án Project Ara chắc chắn sẽ lên kệ vào tháng 1 năm tới với mức giá khởi điểm chỉ rơi vào khoảng 50 USD.

3. Oculus Rift


Cuối tháng 3 vừa qua, cộng đồng yêu công nghệ thế giới đã không khỏi bất ngờ trước động thái thâu tóm thương hiệu kính thực tế ảo Oculus Rift của Facebook với mức giá 2 triệu USD. Nhiều người bi quan cho rằng đây là dấu chấm hết cho một sản phẩm đầy tiềm năng. Tuy nhiên, mua Oculus Rift không đồng nghĩa với việc ông lớn mạng xã hội muốn nhảy vào thị trường game thực tế ảo, thật ra nhiều khả năng Facebook mua lại công nghệ tưởng như rất... không liên quan này là do niềm tin của hãng về tính ứng dụng của Oculus Rift trong lĩnh vực phim ảnh và thậm chí là cả mạng xã hội trong tương lai không xa.

4. iWatch


Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất cứ bằng chứng thực tế nào khẳng định sự tồn tại của iWatch ngoại trừ... những tin đồn, dẫu vậy, đây vẫn là một trong những thiết bị mang mặc được chờ đón nhất hiện nay. iWatch nhiều khả năng sẽ ra đời trong bối cảnh sân chơi này đã có nhiều nhà sản xuất phần cứng tham chiến nhưng chưa thực sự bùng nổ và vẫn đang rất cần một nhân tố “phá băng”.

5. Smartphone siêu bảo mật


Với hàng loạt những vụ lùm xùm gần đây liên quan đến bảo mật dữ liệu trên di động, cũng không quá khó hiểu khi người dùng ngày càng quan tâm hơn đến các thiết bị smartphone có độ bảo mật cao. Hiện nay, có không ít những thiết bị smartphone đã được giới thiệu trong đó đảm bảo mang đến cho người dùng công nghệ bảo mật và mã hóa tiên tiến nhất như GSMK Crytophone hay Blackphone. Dẫu vậy, giá thành của chúng còn khá đắt đỏ.

6. Công nghệ sạc pin mới


Mặc dù công nghệ di động đã có nhiều khởi sắc trong những năm gần đây nhưng dường như thời lượng và chất lượng viên pin vẫn là “gót chân Asin” chưa thể khắc phục được của ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, đây sẽ không còn là một vấn đề quá lớn khi những công nghệ sạc pin mới như StoreDot lên kệ thị trường đại trà bởi nó có khả năng sạc đầy một chiếc Samsung Galaxy S4 chỉ trong 30 giây.

Công nghệ sạc pin không dây nhiều khả năng cũng sẽ là một nhân tố mới thú vị khi trong một buổi giới thiệu mới đây công nghệ mới mang tên DCRS có thể sạc được tới 40 thiết bị smartphone cùng lúc trong khoảng cách 5 mét.

7. Màn hình sapphire


Màn hình Gorilla Glass sắp trở nên lỗi thời khi chất liệu sapphire chính thức xuất hiện rộng rãi bởi chúng bền hơn và có khả năng chống xước cao hơn. Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại, giá thành của loại chất liệu này vẫn nằm ở mức quá cao. Apple iPhone 6 được cho là sẽ sở hữu mặt kính được tráng sapphire.

Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết cùng chuyên mục Công Nghệ

Cùng làm bài trắc nghiệm vui để xác định sự bền chặt trong tình yêu của hai bạn…

Từ lâu, tình yêu là chủ đề được tìm hiểu và nghiên cứu trong rất nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó phải kể đến tâm lý học. 

Những phát hiện mới trong lĩnh vực này giúp chúng ta hiểu nhiều hơn về tình yêu cũng như cách để duy trì một tình yêu bền chặt.

Nhà tâm lý học Sandra Langeslag cùng các cộng sự của bà tại Đại học Maryland (Hoa Kỳ) vừa công bố một phát hiện mới về tình yêu. Họ cho rằng trong bất cứ cuộc tình nào, luôn có hai yếu tố tồn tại song song nhưng độc lập với nhau - đó là sự đam mê và sự gắn bó.


Trong nghiên cứu này, sự đam mê được định nghĩa là những rung cảm mãnh liệt, thổn thức giữa hai người yêu nhau. Còn sự gắn bó là cảm giác gắn kết, hòa quyện giữa hai tâm hồn.


Những người tham gia nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi về tình yêu để xác định xem yếu tố nào lớn hơn. Từ đó, các chuyên gia sẽ phân tích số liệu và đưa ra những kết luận thú vị về tình yêu ở mọi lứa tuổi.

Nội dung bài trắc nghiệm gồm 20 câu, 10 câu để xác định sự cuồng nhiệt trong tình yêu, 10 câu còn lại giúp xác định sự gắn kết giữa hai nửa. Bạn có thể tự cho điểm bản thân từ 1 đến 7 điểm, trong đó 1 điểm là “hoàn toàn không đúng” cho đến 7 điểm là “hoàn toàn đúng”. Chúng mình hãy cùng thử khám phá những câu trắc nghiệm qua bảng dưới đây:


Sự đam mê:

- Bạn bần thần nhìn vào khoảng không khi nghĩ về người yêu.
- Đầu gối bạn run run khi ở bên cạnh người ấy.
- Khi không có người yêu bên cạnh, bạn ăn không ngon.
- Bạn rất khó tập trung làm việc khi nghĩ về người yêu.
- Nói chuyện với người yêu, bạn sợ sẽ nói gì đó sai sót.
- Bạn chảy mồ hôi tay khi gần người ấy
- Bạn cảm thấy căng thẳng khi gần nhau
- Bạn không thể ngủ được khi nghĩ về người ấy
- Bạn có tìm hiểu những ý nghĩa của tên người yêu mình.
- Cảm giác ngượng nghịu khi ở gần nhau.

Sự gắn kết:

- Người yêu là điểm tựa vững chắc cho bạn.
- Bạn sẵn sàng chia sẻ đồ đạc với người mình yêu.
- Cảm giác cô đơn nếu thiếu người ấy.
- Bạn cảm thấy chắc chắn người ấy thuộc về mình.
- Người yêu biết hết mọi thông tin về bạn.
- Bạn hy vọng mối quan hệ này sẽ duy trì mãi mãi.
- Bạn cảm thấy gắn kết về cảm xúc với người ấy.
- Người yêu là nguồn an ủi cho bạn khi buồn.
- Người yêu là người làm bạn cảm thấy hạnh phúc nhất.
- Người yêu nằm trong kế hoạch tương lai cuộc đời bạn.

Sau khi cộng lại các số điểm ở mỗi bộ câu hỏi, bạn có thể tự trả lời rằng mình yêu nhiều hơn bằng sự đam mê hay sự gắn kết rồi đấy. Theo bạn, tiêu chí nào tốt hơn để nói lên một tình yêu đẹp?

Phân tích câu trả lời của nhiều đối tượng khác nhau, các nhà khoa học đã kết luận điểm đam mê cao chưa chắc đã dẫn đến hạnh phúc. Những người đang yêu có điểm đam mê cao có thể rất hạnh phúc trong một thời điểm, nhưng cũng sẽ phải trải qua nhiều vị đắng của tình yêu.


Ngược lại, những người từng trải trong tình yêu (đang sống chung, đã kết hôn) thường có điểm gắn bó cao hơn. Khác với sự đam mê, điểm gắn bó  cao chứng tỏ một tình yêu không quá cực kì nồng thắm, nhưng cũng ít hơn sự thất vọng cực điểm.

Cuối cùng, các nhà tâm lý học khuyên rằng những người yêu nhau nên cố gắng đạt được sự hài hòa giữa cả hai tiêu chí. Nhờ đó, tình yêu sẽ vẫn nồng nàn mà dài lâu. 


Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết cùng chuyên mục Khám Phá

Bạn có từng thấy những gì không đúng sự thật vẫn được lặp đi lặp lại hàng ngày? Matt Cutts – chuyên viên phân tích của Google đã thấy rất nhiều thứ như vậy. Hàng ngày ông thấy những quan niệm SEO sai lầm được lặp đi lặp lại. Ông có đề cập cụ thể những quan niệm đó trong video hỗ trợ quản trị web (Webmaster help video) gần đây.


slide

1. Trả tiền cho Google AdWords = xếp hạng hữu cơ cao hơn 

Điều đầu tiên mà ông nhắc đến trong video này là vấn đề quảng cáo. Mọi người nghĩ rằng: nếu trả tiền cho quảng cáo Google Adwords, bạn sẽ có thứ hạng cao hơn. Nhưng sự thật lại trái ngược hoàn toàn: bạn sẽ có thứ hạng cao hơn nếu không mua quảng cáo”.

"Chúng ta nên để hai quan niệm đó tự đào thải lẫn nhau, cái nào đúng ắt sẽ thắng và ngược lại” Matt Cutts chia sẻ.

2. Google thay đổi thuật toán để ép mua quảng cáo

Rất nhiều người cho rằng Google cố tình thay đổi các thuật toán để làm giảm lưu lượng truy cập khiến cho các chủ sở hữu trang web buộc phải mua quảng cáo để bù đắp lại lượng traffic hao hụt.

"Có những ý kiến cho rằng Google thay đổi để lái người dùng mua quảng cáo. Với thâm niên làm việc ở Google 13 năm và bây giờ là làm trong nhóm kiểm định chất lượng, tôi có thể nói rằng các bạn nên hiểu tại sao Google phải làm những điều nó nên làm đối với kết quả tìm kiếm”

"Chúng ta phải đem lại kết quả tốt nhất cho người dùng, vì thế họ mới hài lòng và muốn quay trở lại. Đó là điều cơ bản nhất. Khách hàng là thượng đế đúng không? Nếu chúng ta cung cấp cho họ trải nghiệm tìm kiếm tốt, họ sẽ tiếp tục quay trở lại với chúng ta những lần sau nữa khi có nhu cầu tìm kiếm thông tin.

"Và cùng lúc họ có thể nhấp chuột vào các quảng cáo, điều đó cũng tốt đấy chứ. Nhưng chúng tôi không thay đổi thuật toán chỉ vì mục đích muốn người dùng chuyển sang mua quảng cáo. Nếu bạn mua quảng cáo, bạn cũng không thể có được thứ hạng cao hơn theo cách tự nhiên mà các thuật toán quy định, đồng thời những quảng cáo đó cũng không ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn.”

3. Thủ thuật mũ đen: cách tốt nhất để xếp thứ nhất

Cutts cũng chia sẻ rằng ông muốn các quản trị web nên suy nghĩ cho bản thân họ nhiều hơn thay vì phụ thuộc vào những gì họ đọc được trên các diễn đàn Seo mũ đen. Họ nên nghĩ rằng nếu muốn đứng hạng nhất, họ sẽ phải làm những gì xứng đáng để có được thứ hạng đó.

"Đừng sợ phải suy nghĩ theo cách riêng của mình” Matt Cutts nói. “Đa số mọi người thường có xu hướng đồng bộ hóa suy nghĩ của mình với người khác – suy nghĩ nhóm.”

Matt Cutts nêu ví dụ các trang danh bạ bài viết, guest blogging, và mạng lưới liên kết kiểu bánh xe (link wheel) là những “viên đạn bạc” mà mọi người tin nó có thể giúp có được vị trí quán quân.

"Nếu ai cũng có suy nghĩ giống bạn thì tất cả mọi người đã dùng cách đó để kiếm tiền một cách dễ dàng, vậy thì lấy đâu ra những công cụ hay những cuốn ebook bán cho mọi người” – Matt bức xúc.

4. Công cụ SEO sẽ giải quyết mọi vấn đề


Ông cũng đưa ra cảnh báo về các công cụ SEO đa dạng hiện nay, ông khuyên mọi người nên thận trọng khi mua bất kỳ gói phần mềm tiếp thị (tools marketing) nào và coi nó như cách cuối cùng và duy nhất để được xếp hạng ở vị trí đầu tiên.

Có rất nhiều công cụ tự động và các gói phần mềm SEO được bán cho quản trị web trên các diễn đàn Seo mũ đen, mà không hề có sự bảo đảm nào trong khi chúng rất dễ bị phát hiện và vi phạm các hướng dẫn của Google.

"Bạn có suy nghĩ rằng khi bỏ một số tiền lớn ra mua phần mềm SEO, nó sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề từ nhỏ đến lớn? Đó là một suy nghĩ không đúng” Ông nói. “Gần đây tôi đọc một bài viết nói về việc mọi người sử dụng các gói phần mềm SEO tự động, và cố gắng để thực hiện SEO mũ trắng với nó. Thiết nghĩ việc làm đó giống như là mua một khẩu súng và cố gắng để sử dụng nó như một cái búa.”

Cutts cảnh báo rằng bạn có thể đang tự đào một cái hố cho mình.

"Chỉ vì ai đó nói rằng họ thực hiện rất nhiều tiền trên mạng nhưng thực tế thì không phải nhưu vậy” Cutts nói. “Nếu thực sự họ kiếm được nhiều tiền, họ sẽ tiếp tục làm và giữ nó cho riêng mình chứ không dại gì đem ra chia sẻ với bạn đâu. Vì thế nếu có nhu cầu, hãy tìm kiếm những công cụ, phần mềm được bán rộng rãi và có ít các cảnh báo “nguy hiểm.”

Sự thật: Hãy đem lại cho người tìm kiếm những gì họ muốn!

Hãy nghĩ đến những tiêu chuẩn xếp hạng của Google và nghĩ cách làm sao để trang của bạn đáp ứng được những tiêu chuẩn đó, hơn là phải đau đầu tìm ra cách lừa dối Google rằng bạn xứng đáng để xếp hạng nhất.

"Và nếu bạn coi tiêu chuẩn của Google là những nguyên tắc vàng cho mình và nỗ lực mang lại kết quả tốt nhất cho người dùng – thì chúng tôi chắc chắn sẽ muốn trở lại những trang chất lượng cao mà bạn đang bỏ rất nhiều công sức ra để xây dựng.

"Nếu bạn không tuân thủ những hướng dẫn của Google, mà muốn “đi đêm”, lừa dối, dùng SEO mũ đen, spam, nhồi nhét từ khóa thì những thủ thuật đó sẽ không thể tồn tại lâu, sớm muộn gì chúng tôi cũng sẽ phát hiện ra. Bạn đang làm ngược lại với các thuật toán, làm ngược lại với nhu cầu người dùng. Người dùng hiện nay có kỹ năng và yêu cầu tìm kiếm rất cao, chưa kể công nghệ tìm kiếm cũng rất hiện đại, nếu như họ vào trang web của bạn và thấy nội dung như một mớ hỗn độn của bạn, hẳn họ sẽ tức giận hoặc đơn giản hơn là sẽ không bao giờ quay lại.

Ông cũng nhắc nhở quản trị web rằng Google không nghĩ đến lợi nhuận khi xếp hạng tự nhiên các trang web, mà họ nghĩ đến làm sao để đưa đến cho người dùng kết quả tìm kiếm tốt nhất.

"Thật thú vị khi nhiều người nghĩ rằng Google chỉ quan tâm đến số tiền họ kiếm được chứ không phải là chất lượng của kết quả tìm kiếm. Thực chất chúng tôi luôn phải nghĩ làm sao để kết quả tìm kiếm tốt hơn? Chính điều đó sẽ mang lại lợi ích lâu dài hơn cho chúng tôi, và chắc chắn một điều rằng chúng tôi vẫn sẽ làm như vậy rất lâu sau này nữa” – trích lời Matt Cutts.



Các bạn nên xem đoạn video hướng dẫn các quản trị web nói về những quan niệm SEO sai lầm dưới đây. Rất nhiều người vẫn lặp đi lặp lại những suy nghĩ này dù cho họ có thể vừa bị phạt bởi một trong quan niệm sai lầm đó.


Nếu bạn đang tìm một địa chỉ cung cấp Dich vu seo uy tín. Liên hệ: 01684854514


Nguồn www.thegioiseo.com



Bài viết cùng chuyên mục Kiến Thức Seo

Bạn đã tốn hàng giờ đồng hồ cho kênh truyền thông xã hội nhưng không nảy ra những ý tưởng để dẫn đến thành công?

Khách hàng của bạn vẫn thường xuyên hỏi han về những kết quả mà Social Media mang lại ?

Bạn chưa làm được điều này, vì vậy bạn cần tìm một chiến lược để đo lường tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI- Return On Investment) trong chiến dịch truyền thông xã hội của bạn.

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ các công cụ và các tip để đo lường ROI trong nỗ lực truyền thông của bạn.

Tại sao cần phân tích ROI?
ROI là minh chứng cho những nỗ lực truyền thông bạn đang làm. Khách hàng và người giám sát cần biết là bạn đã làm chiến dịch thành công như thế nào… và bạn cũng cần biết điều đó.

Điều này rất quan trọng đối với một công ty truyền thông xã hội, nhà tư vấn và nhân viên tham gia trong một tổ chức.

Thử thách chính trong đo lường ROI là bắt kịp với những thay đổi trong thuật toán. Sử dụng những công cụ đánh vào thị trường và chứng minh cho khách hàng của bạn thấy rằng họ đang tận dụng tối đa hóa sự đầu tư của họ vào bạn.


Dưới đây là 5 bước cho chiến thuật đo lường ROI.

1. Đặt ra mục tiêu truyền thông xã hội
ROI có thể được đo lường bằng nhiều cách: qua khách hàng có được, tìm kiếm khách hàng, số click chuột, doanh thu, tham gia cuộc thi, v.v. Tất cả phụ thuộc vào mục tiêu của riêng bạn. Trước khi bạn có thể tìm ra và đo lường chỉ số ROI, bạn cần xác định rõ mục tiêu của bạn, từ đó bạn mới biết được những nhân tố nào bạn cần đo lường và thành công đối với bạn là gì.

Top 5 cách đo để phân tích ROI trong Marketing truyền thông xã hội: Đằng sau doanh thu, tham gia truyền thông xã hội có nhiều lợi ích đi kèm cho Doanh nghiệp ví dụ như hỗ trợ dịch vụ khách hàng và thu hút quan hệ công chúng.

Lượng tương tác (reach), lượng truy cập (traffic), vị trí dẫn đầu (leads), khách hàng và tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) là cách đo của Pamela Vaughan trên Hubspot, những điều gợi ý này bạn nên quan tâm đến khi nói về thành công Marketing truyền thông xã hội.

Đo lường chỉ số ROI Online bằng 6 bước đơn giản: Troels Kjems, một nhà tư vấn thâm niên của công ty Think! Digital, chia sẻ nhiều ví dụ về mục tiêu chuyển đổi website (được gọi là hành động khao khát) mà bạn muốn trình bày cho khách ghé thăm (visitor).

Những điều này bao gồm giao dịch Online, thông tin liên lạc, số clicks vào đường link, số đăng ký nhận bản tin (newsletter signups), tải file PDF, tương tác xã hội, lượt xem video…


Ba bước sau đây sẽ giúp bạn tìm thấy mục tiêu chiến dịch của bạn và đo lường kết quả cho khách hàng.

Một khía cạnh tiếp theo là: Làm thế nào nào để đặt ra mục tiêu về Social Media, hãy kiểm tra lại qua bài viết MarketingProfs của Laura Patterson.

Patterson yêu cầu bạn định lượng rằng bạn đang hướng đến điều gì và thiết lập mục tiêu. “Nếu kết quả kinh doanh như mong đợi liên quan đến việc thu hút được khách hàng hay mở rộng khách hàng, mục tiêu hoạt động cho chiến dịch…có thể bao gồm một số yêu cầu, những cuộc hẹn hay thậm chí là những yêu cầu về bảng báo giá.”

2. Xác định đúng nền tảng/ platforms
Mục tiêu và chiến lược chạy kết quả cho Social Media phải phù hợp với những nền tảng bạn sử dụng. Một số fan thì dựa trên Twitter, số khác lại dựa trên Facebook, Pinterset hay Instagram. Hãy tìm những nơi khách hàng của bạn bỏ thời gian vào, vì vậy việc xác định kế hoạch sẽ giúp bạn sẽ thành công.

Làm thế nào để chọn nền tảng Social Media: Infographic này được Melissa Leiter chia nhỏ thành những nền tảng khác nhau như: Pinterest, Twitter, Facebook, Instagram, Google+ và Linkedln.

Khi bạn xác định được nền tảng cho Social Media, bạn phải nghĩ ra được chúng là những thứ gì, nền tảng nào họ thích hơn và cần tốn thời gian bao lâu cho những thứ đó. Bạn có thể nhận ra những nền tảng phù hợp với mục tiêu của bạn.


Social Media: Bạn có biết khách hàng của bạn đang nằm ở đâu không? Heidi Cohen chia sẻ những nghiên cứu về thuộc tính nhân khẩu học của khách hàng trên Social Media ở Mỹ. Cô ấy đã đề nghị một số tips Marketing có thể hoạt động được trên Facebook, Twitter, Pinterest, Tumblr và Instagram, dựa trên những kết quả đạt được.

3. Theo dõi chiến dịch
Bạn cần theo dõi về thời gian tiêu tốn, chi phí của quảng cáo, v.v cũng như các hoạt động và chiến dịch mà bạn nhắm vào như một phần của Marketing truyền thông xã hội. Có nhiều công cụ bạn có thể sử dụng để thực hiện.

7 công cụ phân tích đa nền tảng trong Social Media: Việc giám sát Social Media là cần thiết để xác định ROI của bạn. Trên RazorSocial, Ian Cleary chia sẻ về chi phí, chức năng và những lợi ích của các công cụ đo lường từ miễn phí như Google Analytics đến trả phí như Socialbakers và Simply Measured.


Chỉ số ROI của Social Media:

11 công cụ miễn phí đo lường thành công Social Media: Theo nghiên cứu của Engine Watch, Chuck Price chia sẻ 11 công cụ quản lý miễn phí trên Social Media.

Danh sách này gồm có HootSuite (không nằm trong kế hoạch), Social Mention (công cụ cho phép bạn theo dõi hoạt động người sử dụng) và Bitly (công cụ cho phép bạn tùy biến các link rút gọn vì vậy bạn có thể theo dõi mọi thứ bạn chia sẻ).


4. Báo cáo những khám phá mới
Đừng quan tâm là bạn đang báo cáo cho một giám sát viên hay cho chính bạn, bạn cần xác định cách báo cáo kết quả của bạn. Bạn cũng muốn khám phá/thực hiện với một khung thời gian hợp lý: hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm hay tất cả trên.

Top 5 những báo cáo Google Analytics cho Marketer Social Media: Convince and Convert có một nguồn dữ liệu tuyệt vời, quan trọng được đưa vào báo cáo của Google Analytics. Chris Sietsema chia sẻ một số bài tập cổ điển và mới để đo sự tác động của Social đến các chiến dịch của bạn.


The Perfect Social Media Report—Tips and Tricks to Get the Best Results: Báo cáo bởi Alexandra Cojocaru trên Blog uberVu mang tính toàn diện hơn một chút, điều này sẽ làm hoàn hảo hơn cho phần thuyết trình.

Nó bao gồm sự phân bổ các nền tảng, cũng như đo lường về số lượng và chất lượng, cảm tính/ý kiến và những kết quả cho sites Social rõ ràng.


Học cách làm thế nào tạo báo cáo ROI cao nhất từ blog Ubervu.com. Dưới đây là giao diện Báo cáo trên Facebook, cũng như là các mẹo truyền thống để báo cáo và một giao diện bạn có thể cho Twitter, Linkedln và một blog từ Rachel Melia.

5. Kết quả đánh giá và tái thiết lập mục tiêu
Một khi bạn nhìn thấy những thống kê trước mắt bạn, bạn có thể tính toán ROI của bạn và xem những kết quả của Marketing để thấy đã và chưa làm được gì. Nếu bạn thực hiện những quảng cáo phải trả tiền thì việc đo lường rất quan trọng bởi vì nó liên quan đến chi phí.

Một hướng dẫn cụ thể trong việc Làm thế nào để tính toán ROI của chiến dịch Social Media: Chuyên gia Marketing trên 60Second, Jamie Turner chỉ cho bạn việc chỉ định một giá trị cho khách hàng của bạn và sử dụng những minh họa để xác định chiến dịch truyền thông xã hội bạn tiêu tốn. Sau đó, Jamie dẫn dắt bạn bằng cách sử dụng các phép đo để dẫn dắt những thay đổi trong chiến dịch truyền thông.


ROI trong Social Media là trò chơi của con số: Bài viết này định nghĩa những việc cần làm khi phân tích ROI- đừng bận tâm đến kết quả như thế nào. Nichole Kelly, nhà nghiên cứu về Social Media, nói chuyện về hiểu biết trong toán học, thích nghi và xác định lại mục tiêu.

 Nguồn: Làm Marketing

Bài viết cùng chuyên mục Social Marketing

Thợ săn thưởng trên fanpage và món gân gà
5 số liệu bất ngờ về Social Media có thể thay đổi toàn bộ chiến lược của bạn
5 sai lầm"giết chết" fanpage Facebook
Làm thế nào để phân tích chỉ số ROI trong Social Media?

Trong khi Motorola vẫn rất kín kẽ về Moto E, smartphone giá rẻ sắp được ra mắt của hãng thì mới đây, thông tin về phiên bản màu trắng của chiếc điện thoại này đã được tiết lộ trên trang Zauba của Ấn Độ. Theo đó, thiết bị sẽ có tên mã XT1022 và hỗ trợ sử dụng 2 SIM. Giá của máy được ghi nhận là 6.330 INR tương đương 2,2 triệu đồng, khá hấp dẫn đối với người dùng có hầu bao eo hẹp.

White Motorola Moto E (XT1022) mentioned in India

Cũng theo nguồn tin trên, Moto E sẽ được tích hợp vi xử lý lõi kép tốc độ 1,2 GHz, RAM 1 GB, bộ nhớ trong 4 GB, camera chính 5 megapixel và viên pin dung lượng 1.900 mAh. Ngoài ra, chiếc smartphone này còn được trang bị màn hình 4,3 inch độ phân giải 720x1.280 pixel và chạy trên nền hệ điều hành Android 4.4 KitKat ngay khi xuất xưởng.

Rỏ rỉ cấu hình Moto E giá 2,2 triệu đồng

Đặc biệt, máy sẽ sở hữu độ mỏng ấn tượng chỉ 6,2 mm tạo cảm giác cầm nắm thoải mái hơn nhiều so với các "đàn anh" Moto G (11,6 mm) và Moto X (10,4mm). Sau thành công của Moto G, Moto E được kỳ vọng sẽ giúp Motorola tiến thêm một bước dài nữa trong việc chinh phục phân khúc smartphone cấp thấp. Dự kiến, ngày 13/5 tới có thể sẽ là màn ra mắt của Moto E, chiếc điện thoại hướng tới thị trường giá rẻ của Motorola.

Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết cùng chủ đề Mobile

Thêm hình ảnh rõ nét về LG G3: viền màn hình mỏng, thiết kế đẹp
iPhone 6 "khoe dáng" cùng iPhone 6C
Loạt smartphone được chờ đợi nhiều nhất hiện nay
Triptih - Smartphone 3 màn hình "lai" laptop

Như chúng ta đã biết trước đây, Google đang tiến hành thử nghiệm dịch vụ mới có tên Google Stars để giúp người dùng lưu, chia sẻ, và sắp xếp các nội dung trên web mà họ quan tâm. Hãng tìm kiếm hiện đang thử nghiệm nhiều tính năng cho Stars, như mô tả trong video cũng như hình ảnh rò rỉ bên dưới. 

Như chúng ta có thể thấy, màn hình chính của Stars hiển thị tất cả các nội dung web mà bạn yêu thích và đã lưu lại. Bạn có thể sắp xếp các nội dung này vào các thư mục hay thông qua bộ lọc. Google cung cấp thêm lựa chọn xuất các bookmark, tuy nhiên hiện chưa rõ file xuất ra sẽ có định dạng gì. 


google stars splash Leaked Google Stars video and screenshots show built in search, filter, folder, security, and sharing features

Như vậy, trọng tâm Google Stars sẽ là các thư mục. Bạn có thể thiết lập các thư mục ở chế độ riêng tư hoặc chế độ public để chia sẻ cho mọi người thông qua 1 đường link. Mỗi thư mục sẽ yêu cầu 1 tên gọi và mô tả cho nó. Bạn cũng có thể chuyển 1 thư mục nào đó vào thư mục mẹ. Tất nhiên, các lựa chọn sửa và xóa thư mục cũng có mặt trên Stars. 

Google Stars sẽ cho phép tìm kiếm, với khả năng đưa ra các kết quả gợi ý và tự động hoàn thiện. Các bookmark cũng có thể hiển thị dưới dạng ảnh và cho phép người dùng thêm vào các ghi chú. Stars cũng hỗ trợ kéo thả. thêm vào đó, các bộ lọc sẽ tự động sắp xếp nội dung. Google cũng áp dụng công nghệ nhận diện spam cho dịch vụ của mình. 




Ảnh chụp rò rỉ cũng cho thấy Google Stars sẽ là 1 dịch vụ đám mây và được đưa lên Chrome dưới dạng 1 ứng dụng hay extension. Cũng có thể Google sẽ đưa Stars lên các sản phẩm khác như Android hay iOS. 

Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết cùng chuyên mục Công Nghệ

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.