Sự thật "buồn bã" về tâm lý của người hài hước và vui tính
Những diễn viên hài là người buồn bã nhất, vui tính chưa hẳn đã tốt... được coi là mặt trái của sự hài hước.
Nụ cười rất cần cho cuộc sống bởi nụ cười giúp chúng ta cảm thấy thoải mái và yêu đời hơn. Chính vì vậy, nhiều người đã lựa chọn cho mình con đường sự nghiệp làm vui cho đời, đó là những diễn viên hài, chú hề đáng yêu... Nhưng ít ai biết rằng, sự hài hước cũng có mặt trái tâm lý bởi suy cho cùng, không có gì là hoàn hảo.
1. Những diễn viên hài thực ra là những người buồn bã nhất
Một nghiên cứu từ Tạp chí Tâm lý học ở Anh cho biết, các diễn viên hài thừa nhận họ hay bị xao nhãng, khó gần, dễ ức chế và không có hứng thú tiếp xúc với những người khác.
Có rất nhiều trường hợp được đưa ra để chứng minh cho giả thuyết này, chẳng hạn như diễn viên hài Jerry Lewis đã phải vật lộn với chứng trầm cảm nhiều đến nỗi nếu không phải vì hai đứa con thì anh đã tự kết liễu đời mình.
Nhiều người cho rằng, diễn viên hài thường hay trầm cảm và buồn khổ vì tuổi thơ của họ là chuỗi ngày đau khổ. Theo quan điểm này, những màn biểu diễn trên sân khấu là một cách để họ chạy trốn khỏi rắc rối thường nhật và thoải mái thể hiện những gì mình thích.
Những tràng pháo tay, tràng cười từ khán giả là một điều khích lệ. Tuy nhiên khi ở một mình, những diễn viên hài lại cảm thấy mình vô dụng, kéo theo đó là sự trầm cảm, buồn bã. Có lẽ đây là lý do mà họ chọn nghề này.
Song các nhà tâm lý học lại cho rằng, diễn viên hài có dấu hiệu mắc chứng tâm thần phân liệt hoặc rối loạn lưỡng cực (lúc vui lúc buồn khó đoán) hay trầm cảm.
Cụ thể, khả năng chọc cười của họ nằm trong lối suy nghĩ khác người mà nhóm chuyên gia tin rất giống với người bị bệnh tâm thần - họ mang hai bộ mặt: trên sân khấu rất vui tính nhưng khi ở một mình lại trầm cảm.
2. Vui tính chưa hẳn đã tốt
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng có một người bạn vui tính, biết "pha trò" khiến tất cả mọi người cười nghiêng ngả. Một vài người trong chúng ta có lẽ từng muốn mình được vui tính như vậy, đặc biệt là với những bạn trầm tính. Tuy nhiên vui tính chưa hẳn đã tốt.
Sven Svebak - giáo sư khoa thần kinh trường ĐH Khoa học và Công nghệ Na Uy cho biết, khiếu hài hước của một người nằm trong cách anh ta suy nghĩ và thường được thể hiện thông qua cách đối thoại với người khác.
Nó không nhất thiết nằm ở biểu hiện bên ngoài như chúng ta vẫn thường nghĩ. Thông thường, người có khiếu hài hước có xu hướng hiểu nhau mà không cần dùng quá nhiều cử chỉ. Đôi khi chỉ một cái nháy mắt là đủ.
Cũng theo như giáo sư Svebak, khiếu hài hước rất có lợi cho sức khỏe và ta có thể nâng cao nó bằng cách tập luyện. Svebak và đồng nghiệp đã thực hiện một nghiên cứu với hơn 50.000 bệnh nhân. Trong nghiên cứu, ông đưa ra 3 câu hỏi để kiểm tra xem những người tham gia có nhận ra sự hài hước ông cố tình đưa vào đó hay không.
Kết quả khá bất ngờ, đó là 2 năm sau cuộc nghiên cứu, tỉ lệ tử vong của những người hiểu được sự hài hước trong 3 câu hỏi ít hơn 20% so với những người không hiểu.
Điều này có nghĩa là nếu bạn không vui tính như bạn của mình thì chớ vội buồn bã. Khiếu hài hước mới là thứ giúp bạn sống lâu hơn, chưa kể bạn hoàn toàn có thể học và tập luyện để nâng cao khiếu hài hước của mình.
3. Những chú hề vẫn luôn đáng sợ
Chú hề là một nhân vật phổ biến, xuất hiện nhiều ở công viên, rạp xiếc... mang nét vui tươi, tiếng cười cho mọi người. Nhưng với nhiều người, chú hề luôn đáng sợ. Sở dĩ nhiều người sợ chú hề là bởi họ bị ám ảnh về những câu chuyện có thật về những chú hề.
Điển hình là câu chuyện về diễn viên kịch câm Joseph Grimaldi - ông tổ của hình tượng chú hề hiện đại vào thập niên 1800. Grimaldi biến chú hề thành nhân vật chính trong những vở kịch câm của mình.
Trước kia, chú hề chỉ mang chút phấn trang điểm trên má nhưng Grimaldi thì khác, ông mặc trang phục kỳ dị, màu mè, khuôn mặt dày một lớp phấn hóa trang cùng hai chấm đỏ bên má...
Ông pha trò từ việc làm đau chính bản thân mình. Có lẽ vì cuộc đời ông là một tấn bi kịch khi vợ ông chết vì sinh con, đứa con cũng mất sớm nên nhiều khi trò đùa không còn để mua vui cho khán giả mà là cách để ông thoát khỏi thực tại đau khổ, "cười" vào số phận.
Tuy nhiên lý do trực tiếp là vì thế giới đã chứng kiến nhiều trường hợp phạm tội của diễn viên hề - kẻ mượn hình ảnh chú hề để gây tội. Đó là những ấn tượng không thể xóa nhòa trong lòng công chúng, khiến hình tượng chú hề trở nên đáng sợ hơn bao giờ hết.
Nụ cười rất cần cho cuộc sống bởi nụ cười giúp chúng ta cảm thấy thoải mái và yêu đời hơn. Chính vì vậy, nhiều người đã lựa chọn cho mình con đường sự nghiệp làm vui cho đời, đó là những diễn viên hài, chú hề đáng yêu... Nhưng ít ai biết rằng, sự hài hước cũng có mặt trái tâm lý bởi suy cho cùng, không có gì là hoàn hảo.
1. Những diễn viên hài thực ra là những người buồn bã nhất
Một nghiên cứu từ Tạp chí Tâm lý học ở Anh cho biết, các diễn viên hài thừa nhận họ hay bị xao nhãng, khó gần, dễ ức chế và không có hứng thú tiếp xúc với những người khác.
Có rất nhiều trường hợp được đưa ra để chứng minh cho giả thuyết này, chẳng hạn như diễn viên hài Jerry Lewis đã phải vật lộn với chứng trầm cảm nhiều đến nỗi nếu không phải vì hai đứa con thì anh đã tự kết liễu đời mình.
Trên sân khấu nhìn các diễn viên luôn vui biết nhường nào.
Nhiều người cho rằng, diễn viên hài thường hay trầm cảm và buồn khổ vì tuổi thơ của họ là chuỗi ngày đau khổ. Theo quan điểm này, những màn biểu diễn trên sân khấu là một cách để họ chạy trốn khỏi rắc rối thường nhật và thoải mái thể hiện những gì mình thích.
Những tràng pháo tay, tràng cười từ khán giả là một điều khích lệ. Tuy nhiên khi ở một mình, những diễn viên hài lại cảm thấy mình vô dụng, kéo theo đó là sự trầm cảm, buồn bã. Có lẽ đây là lý do mà họ chọn nghề này.
Ít ai biết, nhiều người lại phải vật lộn với chứng trầm cảm của mình.
Song các nhà tâm lý học lại cho rằng, diễn viên hài có dấu hiệu mắc chứng tâm thần phân liệt hoặc rối loạn lưỡng cực (lúc vui lúc buồn khó đoán) hay trầm cảm.
Cụ thể, khả năng chọc cười của họ nằm trong lối suy nghĩ khác người mà nhóm chuyên gia tin rất giống với người bị bệnh tâm thần - họ mang hai bộ mặt: trên sân khấu rất vui tính nhưng khi ở một mình lại trầm cảm.
2. Vui tính chưa hẳn đã tốt
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng có một người bạn vui tính, biết "pha trò" khiến tất cả mọi người cười nghiêng ngả. Một vài người trong chúng ta có lẽ từng muốn mình được vui tính như vậy, đặc biệt là với những bạn trầm tính. Tuy nhiên vui tính chưa hẳn đã tốt.
Sven Svebak - giáo sư khoa thần kinh trường ĐH Khoa học và Công nghệ Na Uy cho biết, khiếu hài hước của một người nằm trong cách anh ta suy nghĩ và thường được thể hiện thông qua cách đối thoại với người khác.
Nó không nhất thiết nằm ở biểu hiện bên ngoài như chúng ta vẫn thường nghĩ. Thông thường, người có khiếu hài hước có xu hướng hiểu nhau mà không cần dùng quá nhiều cử chỉ. Đôi khi chỉ một cái nháy mắt là đủ.
Cũng theo như giáo sư Svebak, khiếu hài hước rất có lợi cho sức khỏe và ta có thể nâng cao nó bằng cách tập luyện. Svebak và đồng nghiệp đã thực hiện một nghiên cứu với hơn 50.000 bệnh nhân. Trong nghiên cứu, ông đưa ra 3 câu hỏi để kiểm tra xem những người tham gia có nhận ra sự hài hước ông cố tình đưa vào đó hay không.
Kết quả khá bất ngờ, đó là 2 năm sau cuộc nghiên cứu, tỉ lệ tử vong của những người hiểu được sự hài hước trong 3 câu hỏi ít hơn 20% so với những người không hiểu.
Điều này có nghĩa là nếu bạn không vui tính như bạn của mình thì chớ vội buồn bã. Khiếu hài hước mới là thứ giúp bạn sống lâu hơn, chưa kể bạn hoàn toàn có thể học và tập luyện để nâng cao khiếu hài hước của mình.
3. Những chú hề vẫn luôn đáng sợ
Chú hề là một nhân vật phổ biến, xuất hiện nhiều ở công viên, rạp xiếc... mang nét vui tươi, tiếng cười cho mọi người. Nhưng với nhiều người, chú hề luôn đáng sợ. Sở dĩ nhiều người sợ chú hề là bởi họ bị ám ảnh về những câu chuyện có thật về những chú hề.
Điển hình là câu chuyện về diễn viên kịch câm Joseph Grimaldi - ông tổ của hình tượng chú hề hiện đại vào thập niên 1800. Grimaldi biến chú hề thành nhân vật chính trong những vở kịch câm của mình.
Chú hề Grimaldi.
Trước kia, chú hề chỉ mang chút phấn trang điểm trên má nhưng Grimaldi thì khác, ông mặc trang phục kỳ dị, màu mè, khuôn mặt dày một lớp phấn hóa trang cùng hai chấm đỏ bên má...
Ông pha trò từ việc làm đau chính bản thân mình. Có lẽ vì cuộc đời ông là một tấn bi kịch khi vợ ông chết vì sinh con, đứa con cũng mất sớm nên nhiều khi trò đùa không còn để mua vui cho khán giả mà là cách để ông thoát khỏi thực tại đau khổ, "cười" vào số phận.
Tuy nhiên lý do trực tiếp là vì thế giới đã chứng kiến nhiều trường hợp phạm tội của diễn viên hề - kẻ mượn hình ảnh chú hề để gây tội. Đó là những ấn tượng không thể xóa nhòa trong lòng công chúng, khiến hình tượng chú hề trở nên đáng sợ hơn bao giờ hết.
Theo Trí Thức Trẻ
Bài viết cùng chuyên mục Khám Phá