Latest Post

Đó có thể là những món đồ bạn không phải tốn quá nhiều công sức tìm kiếm hay tiền của đầu tư nhưng lại có ý nghĩa lớn đối với tủ đồ và phong cách của bạn.

1. Cặp tăm màu sắc

Những chiếc cặp tăm bé nhỏ dường như chẳng bao giờ nằm trong checklist mua đồ của một cô gái thời thượng. Thế nhưng những vị cứu tinh nhỏ xinh này lại có thể khiến cho một ngày của bạn trở nên "rực rỡ" hơn khi vô tình cứu cho mái tóc rối bời khỏi lộn xộn. Với một vài chiếc cặp tăm nhỏ, bạn có thể sáng tạo ra kha khá kiểu tóc khác nhau cho phong cách hàng ngày.








2. Túi tote đơn sắc

Thiết kế đơn giản, rộng rãi của những chiếc túi tote đã khiến cho rất nhiều cô nàng "đổ rạp" trong mọi mùa hè. Bởi lẽ, túi tote không chỉ mang lại cảm giác về sự sở hữu tiện lợi của một item đáng mua mà còn khiến bạn cảm thấy thời thượng, cá tính hơn mà không phải bỏ ra quá nhiều tiền cho một chiếc túi. Màu sắc đơn tính của chiếc túi tote sẽ giúp bạn dễ quyết định hơn trong các lựa chọn mix đồ của mình.





3. Giày sneaker vải

Dù là với bất kì set đồ nào từ cá tính, mạnh mẽ cho đến nữ tính ngọt ngào, một đôi giày sneaker vải "trứ danh" của Converse chưa khi nào khiến các cô gái thất vọng. Giày tone đen hoặc màu kem dễ đẹp và xinh đối với các cô gái ngày nay. Và tuyệt vời hơn là bất cứ khi nào bạn cũng có thể mang giày sneaker dù bạn đang là thiếu nữ trung học hay một quý cô công sở trưởng thành.






4. Dép xỏ ngón ánh kim

Mùa hè đang tới cũng là lúc bạn cần đầu tư nghiêm túc hơn cho những đôi giày, đôi dép của mình. Chúng không những phải mát mẻ, khô thoáng cho bàn chân bạn suốt mùa hè mà đồng thời cũng cần phải đẹp, phải xinh. Không gì tuyệt hơn là một đôi dép xỏ ngón ánh kim vàng hoặc bạc giúp bạn tỏa sáng dưới nắng hè nhiệt đới.


5. Áo phông trắng

Từ chiếc áo phông cổ tròn hay cổ chữ V: Bất cứ một chiếc áo phông trắng trơn nào cũng có thể được phối đồ mặc cùng với nhiều lựa chọn khác cho bạn diện xuống phố mỗi ngày. Áo có thể được mặc cùng chân váy, quần harem hay blazer mà vẫn luôn đảm bảo sự ngọt ngào nữ tính và năng động. Bạn cũng đừng ngại ngần tham khảo những chiếc áo phông trắng của phái mạnh để có nhiều lựa chọn hơn với các mẫu oversized.





6. Băng đô vải

Một chiếc băng đô cài hoa nhí xinh xắn có thể là điểm nhấn đẹp trên bộ trang phục của bạn. Chúng gia giảm thêm chút nữ tính ngọt ngào dù cho bạn có đang khoác lên mình một set đồ theo phong cách menswear hay là những bộ cánh màu trung tính đặc sệt xu hướng tối giản.



7. Mũ panama

Các cô gái đã rất quen thuộc với mũ fedora, mũ Amish… nhưng một chiếc mũ Panama rộng vành với phần đỉnh hõm xuống dường như lại ít có cơ hội xuất hiện trong tủ đồ của bạn gái. Chúng không chỉ bảo vệ làn da của bạn trong những tháng hè mà còn khiến lựa chọn phối đồ của bạn trở nên xinh xắn hơn rất nhiều.



Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết liên quan cùng chuyên mục Thời Trang

8 hỗn hợp tẩy da chết tự chế tốt hơn cả mỹ phẩm "đắt tiền"
Gợi ý mặc đồ từ thoải mái đến kiểu cách cùng 6 món đồ cơ bản
5 bước làm đẹp bạn cần biết để sẵn sàng chào hè

12 điều "kỳ quái" chỉ có nàng "nghiện" thời trang mới hiểu

Hình phạt của Google có thể tự động hoặc thủ công. Đối với các hình phạt thủ công, bạn sẽ được thông báo trong Google Webmaster Tools.

Nhưng không phải lúc nào bạn cungc có thể nhận ra mình đã tránh được một hình phạt nào đó. Những hình phạt kiểu như vậy thường khó nhận ra vì có thể nó chỉ đơn giản là từ khóa bị tụt hạng.


happy-matt-cutts ​

Có khi nào bạn tìm hiểu lí do tại sao trang của mình đột nhiên bị tụt khỏi thứ hạng mơ ước trên trang tìm kiếm? Sau đây là 32 trường hợp không thể tránh khỏi hình phạt của Google.

1. Đăng ký tên miền với tên đã có thương hiệu nhằm thu lợi nhuận quảng cáo bằng cách “biên tập lại” ý nghĩa nội dung của một trang web khác

2. Đăng ký một tên miền “sai chính tả” của một trang web, thương hiệu nổi tiềng nhằm làm lệch hướng traffic tìm kiếm.

3. Lén lút đặt cookie liên kết trên các máy tính khi xem hoặc chia sẻ nội dung trên trang web.

4. Ví dụ: Spammer chèn URL vào hình ảnh giả trên bảng tin có đặt các cookies liên kết trên các máy tính của các thành viên trong diễn đàn.

5. Sử dụng chuyển hướng không cần thiết, đặc biệt là khi khách truy cập vaò trang con thông qua trang chủ trên máy tìm kiếm.

6. Các thanh chuyển hướng chính bao gồm Flash, Java, hay JavaScript đều được phân nhiệm vụ rõ ràng, đặc biệt là khi kết hợp một nội dung nhỏ trên trang web với vô vàn các dấu hiệu tìm kiếm theo ngữ cảnh.

7. Trình bày các trang chủ như trang tin sốc hoặc nội dung ít có giá trị hoặc thường xuyên thay đổi URL trang chủ bằng tên khác, mà không mảy may đến việc chuyển hướng trang chủ cũ.

8. Sử dụng frames trên các trang đích và các thư mục cấp cao.

9. Nhắm mục tiêu đến các trang mạng xã hội và nhắn tin quảng cáo làm phiền khách hàng.

10. Bao gồm nhiều dấu &, ID theo từng phần hoặc ID người dùng trong cấu trúc URL, và không hợp thức hóa các dấu &.

11. Ping trang chủ nhiều lần trong mỗi phút nhằm thông báo về việc trang có nội dung mới.

12. Sử dụng thẻ tiêu đề giống nhau cho tất cả các trang hoặc sử dụng thẻ tiêu đề không rõ ý nghĩa hoặc không bao giờ thay đổi thẻ tiêu đề.

13. Xuất hiện các trang lỗi trong kết quả tìm kiếm và có thông báo “phiên làm việc đã hết hạn” khi có khách truy cập.

14. Chỉ sử dụng "Nhấp chuột vào đây", hoặc "Đọc thêm", vân vân cho các liên kết có anchor text quan trọng.

15. Sử dụng trang có cấu trúc điều hướng rộng, chẳng hạn như trình đơn thả xuống, cửa sổ pop-up, và nhiều bảng quảng cáo “bay” làm xáo trộn tín hiệu ngữ cảnh cho bọ tìm kiếm.

16. Dùng nội dung ẩn chỉ để dành cho bọ tìm kiếm.

17. Có dấu hiệu nhồi nhét từ khóa và dử dụng các từ khóa chính trong thẻ meta với số lượng lớn.

18. Mua tên miền hết hạn từng có lượng truy cập lớn và chuyển hướng về trang có nội dung không liên quan.

19. Nội dung được viết một cách máy móc đồng thời chèn các truy vấn tìm kiếm thiếu tự nhiên.

20. Sao chép nội dung của các trang web khác và tổng hợp lại để đưa vào các trang “mặt tiền” trên trang web.

21. Lặp lại các nội dung gửi cho máy tìm kiếm và người dùng.

22. Tham gia các hội liên kết hoặc trao đổi liên kết miễn phí với cả những trang có chủ đề không liên quan dẫn người dùng đến các URL khác nhau.

23. Trùng lặp nội dung trên các subdomain.

24. Kêu gọi hoặc cho phép các bình luận rác ở hầu hết các trang trên website.

25. Không liên kết với bất kỳ trang nào khác hoặc chủ yếu liên kết tới các trang không đáng tin với anchor text mang tính miêu tả cao.

26. Tạo ra hàng trăm personas (trang cá nhân) để đánh bóng tên tuổi trên các trang xã hội.

27. Ẩn liên kết trong hình ảnh hoặc liên kết ở những nơi người dùng không nhìn thấy.

28. Mua các liên kết dưới danh nghĩa một nhà tài trợ hoặc ẩn links trong các trang, các widgets không liên quan.

29. Tìm mọi cách để xây dựng liên kết tới các trang có chủ đề không liên quan như các trang đánh bài trực tuyến, trang bán dược phẩm.

30. Chèn vô số các truy vấn tìm kiếm có mật độ tìm kiếm cao vào nội dung cũ không liên quan.

31. Xuất hiện trang lỗi 404-trang "File không tìm thấy" và trả về mã phản hồi 200 thông báo cho bọ tìm kiếm.

32. Đưa hình ảnh của Matt Cutts hoặc video với khuôn mặt của ông ta vào trong bài viết (nghe hài hước và thiếu căn cứ quá :p).


slide ​

Nếu bạn đang không biết làm sao để được an toàn với các hình phạt của Google, thì hãy coi những trường hợp trên làm giới hạn đừng bao giờ vi phạm.


Nguồn www.thegioiseo.com 


Nếu bạn đang tìm một địa chỉ cung cấp Dich vu seo uy tín. Liên hệ: 01684854514

Với tôi, con gái có hai thứ đáng được trao huy chương. Thứ nhất là dứt được người làm mình tổn thương. Thứ hai là thành công khi giảm béo. Đúng không?

Phức tạp như con gái, đa mang như con gái. Mạnh mẽ như con gái, yếu đuối cũng như con gái đó thôi!

Thật khó hình dung khi con gái chính là tổng hòa các mâu thuẫn rắc rối nhất tạo thành một thực thể chỉ có chúa mới hiểu được trên thế gian. Tôi chưa bao giờ gặp một vấn đề nào khó giải quyết như các cô ấy. Thật đúng con gái nói một là hai, nói không là có. Càng cố hiểu lại càng khó quá các nàng ơi!

Các bạn đã thấy ai bỏ ra một đống tiền mua mỹ phẩm trang điểm chỉ để trông càng tự nhiên càng tốt chưa? Mà đã động chạm đến những thứ nhân tạo đấy rồi thì làm sao lại đòi hỏi chuyện tự nhiên được nữa chứ. Rồi nữa, họ còn vào tiệm cắt tóc chỉnh sửa hàng tiếng đồng hồ để đổi lấy một mái tóc chẳng khác gì trước đây. Và nếu cậu bạn trai không thể nhận ra thay đổi của cô ấy thì chắc chắn sẽ không xong với nàng đâu. Khó chiều thế đấy!

Bây giờ ra đường, có hai xu hướng ăn mặc rất dễ nhận ra. Đó là các cô nàng trẻ trung luôn cố ăn vận, make-up sao cho già dặn và sang trọng nhất. Trong khi những người nhiều tuổi lại muốn trở về phong cách xì-tin, càng teen lại càng tốt. Thật khó để tìm câu giải thích cho việc họ mất đến mấy mươi năm cuộc đời chỉ để tráo đổi phong cách ăn mặc với chính mình ngày xưa, trong khi đáng lẽ ra từ lúc đầu đã phải làm thế.

Con gái ấy, thấy có ai đó mặc đẹp hơn mình thì buồn nhưng có người đối xử với mình không ra gì thì cứ cắn răng bào chữa. Để rồi cứ bênh vực họ mà khiến mình đau. Con gái ấy, thấy những cậu con trai lụy tình thì cứ bảo họ… điên, nhưng lại muốn một người nào đó cũng vì mình mà sống chết.

Con gái, thương thì giấu, giận cũng yên lặng để người khác chẳng thể nào đoán được lý do. Người tốt thì bị nàng ngó lơ, người khiến mình khóc trắng đêm lại cứ cam tâm không oán trách…


Với tôi, con gái có hai thứ đáng được trao huy chương. Thứ nhất là dứt được người làm mình tổn thương. Thứ hai là thành công khi giảm béo. Đúng không? Vì đó là khi ý chí và quyết tâm của các nàng đã được lên giây cót để sẵn sàng chiến đấu. Không đùa được đâu! Tôi rất ái ngại cho những chàng trai khinh thường sự mạnh mẽ của con gái, vì quả thực, chẳng có sự vùng lên nào đáng sợ như những người vốn yếu đuối muốn đánh đổi để cứng cỏi hơn!

Tôi nghĩ, phụ nữ thời nào cũng thế thôi, biết nấu ăn là một việc rất nên. Không hẳn để ghi điểm, dịu dàng, nữ tính hơn; lại càng không phải để tiếp nối quan niệm từ thời phong kiến, mà là để hạnh phúc hơn và dễ dàng giữ chân hạnh phúc của mình hơn. Sao các nàng suốt ngày cứ so đo, đòi bình đẳng mấy chuyện linh tinh trong bếp? Rồi lại muốn tự tay chăm sóc người đàn ông của mình bằng những thứ giản đơn?

Các nàng cứ khó hiểu, khó chiều mãi thôi. Để nam giới bọn tôi, suốt đời xoay vần tìm câu giải đáp…

Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết cùng chuyên mục Góc Trái Tim

Hẳn nhiều người sẽ "ngã ngửa" trước sắc đẹp của những cung tần mỹ nữ xưa.

Chúng ta hẳn đã quá quen với hình tượng những mỹ nữ Trung Quốc trên màn ảnh được tái hiện vô cùng kiều diễm và xinh đẹp. Tuy nhiên ít người biết rằng, nét đẹp của thiếu nữ trong hậu cung xưa không hề “long lanh” đến vậy. 

Hãy cùng ngược dòng lịch sử tìm hiểu về nhan sắc thật sự của những cung tần mỹ nữ và quan niệm về cái đẹp của người xưa qua bài viết dưới đây.

1. Sự đối lập giữa phim ảnh và đời thực

Có thể khẳng định rằng, dòng phim cổ trang của Trung Quốc phát triển rất mạnh. Phim đã góp công lớn trong việc quảng bá không chỉ lịch sử hào hùng mà còn phô diễn sức mạnh của Trung Quốc thông qua hình ảnh hoành tráng với cung điện nguy nga và dàn diễn viên “đẹp như hoa”.

Vẻ đẹp lộng lẫy của diễn viên trong phim.

Tuy nhiên, sự phổ biến của những bộ phim cổ trang đã khiến người xem bị... ngã ngửa khi biết được sự thật về bộ mặt cung cấm khi xưa, đặc biệt là vẻ đẹp các cung phi của vua.

Theo tài liệu lịch sử thì trong bức phác họa này, Hạ Tử Vy là người đứng thứ 2 từ trái sang, còn đứng giữa là Hoàn châu cách cách.

Ta có thể lấy hình tượng Thục phi Văn Tú - phi tần của vua Phổ Nghi (vị hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa) làm ví dụ cụ thể. Có thể dễ dàng thấy được rằng hình ảnh trên thực tế của vị phi tần này khác xa so với vẻ đẹp trên phim ảnh do diễn viên thủ vai.

Thục phi Văn Tú, vợ vua Phổ Nghi - vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc.

Thục phi Văn Tú nổi tiếng là người đầu tiên li dị với hoàng đế. Cô xuất thân từ một gia đình quý tộc sa sút, do muốn lấy lại vinh quang xưa mà được gả cho vua Phổ Nghi lúc chỉ 14 tuổi. 

Điều đáng chú ý là cô được chính hoàng đế chọn lựa từ tranh được gửi đến để làm hoàng hậu. Tuy nhiên, do những thế lực khác trong cung mà cô chỉ được làm vợ lẽ, phong là Thục phi.

Thục phi Văn Tú ngoài đời và do diễn viên thủ vai trong phim Mạt Đại hoàng phi.

Cuộc sống trong cung của cô rất buồn bã và cô đơn. Nhà vua không hề quan tâm đến cô và Văn Tú bị hoàng hậu Uyển Dung ghen ghét. Sau này khi Phổ Nghi liên kết với quân Nhật, cô càng bị ghẻ lạnh hơn. Cuối cùng, cô đòi ly hôn với Phổ Nghi, trở thành phi tần đầu tiên dám đề đạt việc ly hôn vua và thành công.

2. Quan niệm khác biệt về sắc đẹp

Sự chênh lệch giữa phim ảnh và hiện thực trên phần nào có thể được giải thích bằng quan niệm khác biệt về cái đẹp thời xưa và ngày nay. Điều này ta có thể thấy rõ thông qua hình tượng những mỹ nhân nổi tiếng của Trung Quốc.

Điều này hoàn toàn đúng với Dương Quý Phi - một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc thời xưa bởi bà không mang vẻ đẹp "thanh mảnh" như những mỹ nữ hiện đại. 


Tranh vẽ Dương Quý Phi với vẻ đẹp mặn mà.

Dương Quý Phi trên phim do Phạm Băng Băng thủ vai.

Theo sử sách vào thời Đường, phụ nữ được cho là đẹp, hấp dẫn thì phải tròn trịa, mập mạp. Ta cũng nhận thấy điều này phần nào thông qua những bức tranh miêu tả lại hình ảnh của Dương Quý Phi thường là với khuôn mặt tròn trịa và nước da trắng. 

Võ Tắc Thiên - người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử Trung hoa cũng nổi tiếng bởi vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” khiến không chỉ nhà vua đương triều mà cả thái tử cũng phải xiêu lòng mà lập bà thành phi. 




Hình tượng Võ Tắc Thiên trong tranh vẽ.

Võ Tắc Thiên trên màn ảnh.

Tuy nhiên ít người biết rằng, theo sử sách ghi lại thì Võ Chiếu (tên thật của Võ Mị Nương) từ nhỏ “mặt vuông trán rộng, béo phục phịch, đôi mắt phụng dài, có tướng đế vương”. Miêu tả này khác hẳn với hình tượng thiếu nữ mặt trái xoan với đôi mắt bồ câu thường thấy trên phim ảnh.

Từ Hy Thái Hậu - người đàn bà độc ác nổi tiếng của chốn hậu cung cũng được ca ngợi bởi vẻ đẹp không tuổi của mình. Theo nhiều tư liệu ghi lại thì bà vẫn giữ được nét đẹp của tuổi đôi mươi khi bước sang tuổi... 68. 

Dung nhan kém sắc của Từ Hy Thái Hậu trong phác họa lịch sử.

Sang đến tuổi 70, bà vẫn được miêu tả là có “làn da trắng mịn, tươi tắn và mềm mại như da thiếu nữ” cùng với “khuôn mặt sáng đẹp và trẻ trung”. Vậy mà những bức ảnh chụp bà lại khiến nhiều người... "ngã ngửa".

Từ Hy Thái Hậu và phi tần trong hậu cung.

Có thể thấy rõ phim ảnh Hoa ngữ đã có phần nào đó “nói quá” lên về diện mạo thực tế của hậu cung Trung Quốc xưa. Tuy nhiên, chính điều này lại là điểm thu hút lớn của những bộ phim cổ trang, phần nào củng cố danh tiếng cho ngành điện ảnh nước này. 

Trên một phương diện nào đó, ta có thể nói phim ảnh đã diễn tả thành công hình tượng những mỹ nữ “tuyệt sắc giai nhân” trong sử sách, chỉ là các đạo diễn đã cố gắng lột tả vẻ đẹp đó phù hợp với quy chuẩn cái đẹp thời hiện đại mà thôi.

Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết cùng chuyên mục Khám Phá

Nếu có một giải đấu bóng đá thường niên mà hết năm này qua năm khác chức vô địch luôn thuộc về một đội bóng, giải đấu đó chắc sẽ rất nhàm chán. Ban tổ chức sẽ đau đầu vì không thể gạt bỏ một đội bóng chỉ vì họ luôn vô địch. Dường như đây cũng là tình cảnh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tổ chức các cuộc thi có thưởng trên fanpage (trang dành cho người hâm mộ) như một phần trong chiến lược tiếp thị trực tuyến.

May mắn cho bóng đá là thường có sự bất ngờ khi các đội bóng dưới cơ, vào một ngày đẹp trời nào đó, có thể chơi như lên đồng và chiến thắng đối thủ mạnh hơn. Các cuộc thi trên fanpage thì ít có may mắn như vậy khi phải đương đầu với những “thợ săn thưởng” càng lúc càng chuyên nghiệp và có tính cộng đồng hơn. Vấn đề với nhiều doanh nghiệp là đa số những thợ săn này không phải là khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới do họ tìm và săn các giải thưởng của bất kỳ thương hiệu nào. Sự trung thành của họ với thương hiệu có cuộc thi là rất thấp.

Khái niệm “thợ săn thưởng trên mạng” (online promotion hunter) dễ làm liên tưởng ít nhiều đến “thợ săn tiền thưởng” (bounty hunter), là những người đi săn lùng tội phạm truy nã để lấy tiền thưởng từ chính quyền địa phương ở nước Mỹ vào cuối thế kỷ 19. Ngày nay, cùng với sự gia tăng số lượng fanpage, số lượng thợ săn thưởng trên mạng cũng tăng đáng kể, thậm chí, một số coi đây là nghề. Các thợ săn còn liên kết với nhau lập nên các hội kín và hội mở trên Facebook, hoạt động theo nguyên tắc có qua có lại.


Chân dung thợ săn thưởng

Khác với một “bounty hunter” xinh đẹp, dữ dội và có phần bí ẩn như nhân vật Domino của cô đào Keira Knightley trong bộ phim cùng tên của Hollywood, thợ săn thưởng trên fanpage có lý lịch khá rõ ràng trên Facebook.

M. là một bà mẹ trẻ ở nhà chăm con nhỏ. Sẵn có máy tính nối mạng Internet, chị vào các trang mạng chia sẻ kinh nghiệm chăm con và tình cờ thấy các bà mẹ khoe chiến lợi phẩm từ cuộc thi ảnh cho trẻ em.

Rồi chị lên Facebook kết bạn, học hỏi kinh nghiệm và tham gia các hội săn thưởng. Chị trau chuốt cho con và đưa con đến tiệm chụp ảnh chuyên nghiệp để thi ảnh trên fanpage của một công ty thời trang trẻ em. Chị cũng mở tài khoản trên các diễn đàn (forum) và tham gia bình luận. Sau khi tạo được chút tên tuổi, chị kêu gọi các thành viên forum vào “like” ảnh con mình trên fanpage. Chị cũng làm tương tự với họ để trả ơn trong các cuộc thi khác.

Ngày nay, cùng với sự gia tăng số lượng fanpage, số lượng thợ săn thưởng trên mạng cũng tăng đáng kể, thậm chí, một số coi đây là nghề. Các thợ săn còn liên kết với nhau lập nên các hội kín và hội mở trên Facebook, hoạt động theo nguyên tắc có qua có lại.
Rồi chị bắt đầu thắng các giải thưởng. Ban đầu chỉ là chiếc áo mưa hay hộp sữa, dần dà, chị nhắm đến những cuộc thi với giải thưởng có giá trị như iPad, iPhone... Càng thi nhiều chị càng có kinh nghiệm và quyết tâm tăng thêm bộ sưu tập giải thưởng của mình. Do kết bạn nhiều, trúng thưởng nhiều và rất năng nổ trên mạng, chị nghiễm nhiên có nhiều người quan tâm (followers). Các nội dung đăng tải của chị bỗng trở nên có ảnh hưởng trên fanpage.

Nhìn chung, các thợ săn thưởng trên fanpage là người có thời gian và tần suất sinh hoạt trên mạng xã hội cao. Họ thường xuyên cập nhật thông tin giải thưởng mới, nhất là từ các công ty về hàng tiêu dùng nhanh, thời trang, ăn uống, và họ rất chịu khó đầu tư cho cuộc thi. Nếu dạo một vòng trên Facebook của họ, có thể thấy những status như “Cả nhà ơi, vào bình chọn cho bé Cà Ri nhé”, “Ôi, một em iPhone 5s đã về với mình”, và cả những phàn nàn về một cuộc thi nào đó. Họ có khả năng tạo ra ảnh hưởng nhất định tới khách hàng khác nhờ những hiểu biết về công ty, sản phẩm và luật chơi. Có thợ săn thu hút hàng chục ngàn followers trên tài khoản Facebook cá nhân.

Doanh nghiệp nghĩ gì về thợ săn thưởng?

Câu hỏi đặt ra là sự tham gia của các thợ săn thưởng ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp?

Như nhiều thứ khác, thợ săn thưởng đem đến cả lợi và hại. Một số doanh nghiệp lớn thuê công ty tiếp thị mạng (agency) quảng cáo sản phẩm thì thường quan tâm đến số lượng hơn là chất lượng fan. Do đó, đôi khi công ty tiếp thị thực hiện các thủ thuật câu “like” bằng cách trả tiền cho các thợ săn tham gia để tạo tiếng vang. Tuy nhiên, với chính sách hạn chế câu like gần đây của Facebook, điều này trở nên khó khăn hơn và doanh nghiệp chuyển hướng sang việc bổ sung một số điều lệ như mời thêm người tham gia. Tuy vậy, theo nhân viên của một công ty tiếp thị, tiêu chí “like” vẫn được doanh nghiệp lớn ưu tiên dù họ đã được tư vấn các tiêu chí khác công bằng hơn.

Doanh nghiệp muốn tổ chức một cuộc thi ấn tượng trên fanpage thì giải thưởng cần có giá trị. Điều này thu hút các thợ săn thưởng tham gia. Cái khó của doanh nghiệp là vẫn muốn các thợ săn thưởng tham gia để tạo tiếng vang nhưng đồng thời cũng cần người thắng giải có chất lượng và có hiệu ứng PR (quan hệ công chúng) tốt. Sẽ là một thất bại về mặt hình ảnh khi tên tuổi người thắng cuộc đăng tải lên báo chí lại là một thợ săn thưởng chuyên nghiệp.


Doanh nghiệp có thể bị tai tiếng vì không có chiến lược tiếp cận và làm việc với các thợ săn. Một doanh nghiệp về thời trang trẻ em cho biết họ từng dính đến rắc rối với thợ săn khi thay đổi điều lệ cuộc thi giữa chừng nhằm tạo ra sự công bằng cho người tham gia. Ai dè thợ săn đã in màn hình (print screen) điều lệ và bắt đầu phát tán các thông tin tiêu cực về cuộc thi và doanh nghiệp. Tệ hơn là các nhóm thợ săn mâu thuẫn chống đối nhau gay gắt khiến cuộc thi rơi vào tình trạng khủng hoảng. Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhóm thợ săn cũng khiến cho những người dự thi một cách công bằng cảm thấy bị uy hiếp và không có khả năng cạnh tranh, dẫn đến bỏ cuộc. Hệ quả là ảnh hưởng tiêu cực đến nhãn hàng và uy tín của doanh nghiệp.

Các phương thức để tạo ra một cuộc chơi công bằng hơn có thể bao gồm sự chuẩn bị chi tiết thể lệ và điều kiện cuộc thi; định nghĩa rõ ràng “like thật” và “like ảo”; tổ chức các trò chơi hỗ trợ (minigame) trên fanpage và các cuộc thi lớn trên ứng dụng (app) của Facebook; nhận dạng SMS khi đăng ký tài khoản và giới hạn số lần đăng ký điện thoại hay e-mail. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng chia cuộc thi thành tối thiểu hai vòng: vòng 1 lấy 50% bình chọn từ người chơi và 50% từ ban giám khảo; vòng 2 do ban giám khảo chọn. Tuy nhiên, theo một nhân viên tiếp thị, hiệu quả vẫn chưa cao và khả năng chiến thắng của các thợ săn là trên 60%.

Trong Tam Quốc, Tào Tháo thua trận muốn rút quân nhưng sợ mất mặt với chư hầu nên rất lưỡng lự. Tướng sĩ hỏi mật khẩu gác đêm, Tháo vô tình buột miệng “kê cân” (gân gà) do tình cảnh của Tháo giống như đang nhai món gân gà, bỏ đi thì tiếc mà chén cũng không ổn. Với nhiều doanh nghiệp, thợ săn thưởng trên fanpage đôi khi cũng giống như món gân gà vậy. Thực tế là chừng nào còn giải thưởng thì chừng đó còn thợ săn.

Doanh nghiệp nên học cách sống chung với thợ săn thưởng và cần có chiến lược để phòng ngừa tình thế nhai phải miếng gân gà!

Tiếp thị qua fanpage

Các doanh nghiệp trong các lĩnh vực như ẩm thực, thời trang, hàng xách tay, mỹ phẩm thường tự tạo fanpage nhằm tiếp thị sản phẩm. Doanh nghiệp lớn thì thường thuê công ty quảng cáo tạo fanpage. Cách làm này vừa nhanh vừa tiết kiệm nên hiện có khá nhiều fanpage trên Facebook.

Các cuộc thi được tạo ra khi doanh nghiệp lập fanpage nhằm thu hút fan. Sau một thời gian, số lượng fan sẽ đạt mức bão hòa và đứng yên, chưa kể rất nhiều fan bấm “like” vì những lý do không rõ ràng nên không có sự trung thành với fanpage. Doanh nghiệp muốn duy trì và tăng số fan sẽ mở các cuộc thi khác. Ngoài ra, tổ chức cuộc thi trên fanpage cũng là một thủ thuật tiếp thị để tạo tiếng vang, kích thích thảo luận về sản phẩm, thử sản phẩm, hoặc nhằm định hướng niềm tin vào sản phẩm.

Người quản trị của các fanpage thường là chủ doanh nghiệp, cần nhiều thời gian lên ý tưởng cho cuộc thi sao cho vừa phù hợp với hình ảnh nhãn hàng vừa khác biệt với đối thủ. Tất nhiên, họ còn phải lên chiến lược đối phó với các thợ săn thưởng.

 Nguồn: Kinh Tế Sài Gòn

Bài viết cùng chuyên mục Social Marketing

5 số liệu bất ngờ về Social Media có thể thay đổi toàn bộ chiến lược của bạn
5 sai lầm"giết chết" fanpage Facebook
Làm thế nào để phân tích chỉ số ROI trong Social Media?
Doanh nghiệp nhỏ cần mạng xã hội

19 tỷ USD để thâu tóm WhatsApp, 7,2 tỷ USD để thâu tóm Nokia... Facebook và Microsoft là "ông lớn" đang bạo chi để tạo ra những thương vụ thâu tóm đình đám nhất trong thời điểm từ cuối năm 2013 đến nay.

Facebook với thương vụ WhatsApp
Tổng chi phí: 16 tỷ USD + 3 tỷ USD

Facebook mua lại WhatsApp với giá lên tới 16 tỷ USD

Đây chính là thương vụ đình đám nhất với mức chi phí bỏ ra lớn nhất và đặc biệt tốn nhiều giấy mực báo giới nhất trong suốt thời gian qua. Phi vụ mua lại WhatsApp với giá 19 tỷ USD của Facebook có thể là một bước đi thông minh hoặc một sự lãng phí tiền khổng lồ. Tuy nhiên những nhà mạng lại phải đối mặt với thách thức và cơ hội do Mark Zuckerberg tạo ra về một tương lai gọi điện và nhắn tin hoàn toàn miễn phí. Vụ thâu tóm này được xem là một trong những thương vụ lớn nhất lịch sử công nghệ, chỉ sau mức giá mà HP đã mua Compaq với 25 tỷ USD.

Trong thương vụ này, Facebook đã chi ra số tiền 16 tỷ USD cộng thêm 3 tỉ USD quyền chọn mua cổ phần trong 4 năm. Facebook sẽ trả 4 tỷ USD tiền mặt + 12 tỷ USD được quy ra cổ phiếu và đồng thời, những người sáng lập và các nhân viên WhatsApp sẽ được nhận thêm 3 tỉ USD quyền chọn mua cổ phần Facebook.

WhatsApp thành lập năm 2009 bởi các cựu kỹ sư của Yahoo là Jan Koum và Brian Acton. WhatsApp là một trong những ứng dụng nhắn tin di động phổ biến nhất hiện nay với trên 450 triệu người dùng mỗi ngày.

Microsoft thâu tóm bộ phận di động của Nokia
Tổng chi phí: 7,2 tỷ USD

Nokia chính thức thuộc về Microsoft

Tháng 9/2013, Microsoft gây bất ngờ cho người dùng trên toàn cầu khi tuyên bố mua lại bộ phận thiết bị và dịch vụ của “ông lớn di động” một thời Nokia với mức giá 7,2 tỷ USD. Tổng chi phí trong thương vụ này bao gồm 5 tỷ USD cho bộ phận di động và 2,2 tỷ USD cho lượng sáng chế khổng lồ liên quan mà Nokia đang nắm giữ.

Ngay sau tuyên bố trên, đã xuất hiện nhiều thông tin, ý kiến trái chiều của giới chuyên gia lẫn người dùng xoay quanh việc thâu tóm trên. Đáng chú ý là nhiều người tỏ ra nghi ngờ và cho rằng CEO Stephen Elop là “gián điệp” của Microsoft, đột nhập để làm suy yếu và cuối cùng là thôn tính gã khổng lồ di động một thời với một mức giá "hời". Tuy nhiên, hoài nghi trên không phải là không có cơ sở nhưng quyết định bán đi Nokia đều được ban lãnh đạo của thương hiệu này cân nhắc và quyết định. Ông Risto Siilasmaa - Chủ tịch hội đồng quản trị của Nokia đã thừa nhận rằng, một mình Nokia không đủ nguồn lực tài chính để thúc đẩy smartphone Lumia của hãng, việc thoái lui khỏi mảng điện thoại di động và chọn Microsoft là lựa chọn tốt nhất và có thể đem lại nhiều lợi ích nhất cho cổ đông.

Ngày 25/4 vừa qua, thương vụ này đã được Microsoft chính thức công bố đã hoàn tất việc mua lại bộ phận thiết bị và Dịch vụ của Nokia. Tổng giám đốc điều hành Microsoft - Ông Satya Nadella sẽ là người chỉ đạo trực tiếp bộ phận di động của Nokia. Đối với Cựu chủ tịch và Giámd đốc điều hành Nokia - Stephen Elop sẽ giữ chức Phó chủ tịch điều hành của Nhóm thiết bị Microsoft.

Google thâu tóm Nest Labs
Tổng chi phí: 3,2 tỷ USD

Những thương vụ thâu tóm đình đám trong làng công nghệ năm qua

Đầu tháng 1 năm nay, Google cũng đã gây bất ngờ khi tuyên bố sở hữu Nest Labs - hãng chuyên cung cấp thiết bị chỉnh nhiệt và báo cháy kết nối với Internet – cao hơn giá trị thực tế với 3,2 tỷ USD.

Theo các nhà phân tích, việc mua lại Nest được kì vọng sẽ giúp Google tạo nên các thiết bị gia dụng thông minh có khả năng kết nối Internet và điều khiển nó. Đây chính là tiền đề cho các ngôi nhà thông minh trong tương lai. Việc thâu tóm này được xem là nằm trong tầm nhìn chiến lược của CEO Lary Page, cho thấy khả năng “lấn sân” của gã khổng lồ tìm kiếm này trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đơn giản hóa các công cụ gia dụng thông minh cho người tiêu dùng.

Trước khi về tay Google, Nest thuộc sở hữu của Fadell và Rogers – 2 cựu nhân viên của Apple.

Lenovo mua Motorola từ Google
Tổng chi phí: 2,91 tỷ USD

Hộp đựng của Moto X “khá màu mè” ngay từ ấn tượng ban đầu

Cuối tháng 1 vừa qua, Google cũng đã “gây sốc” khi tuyên bố bán lại Motorola - bộ phận di động được hãng mua về từ năm 2012 có giá lên tới 12,5 tỷ USD - với giá “bèo” 2,91 tỷ USD cho hãng điện tử Lenovo, chấp nhận lỗ gần 9,6 tỷ USD.

Tuy nhiên, Google cũng sẽ giữ lại phần lớn lượng sáng chế đã mua từ Motorola (lên tới 10.000 sáng chế) trong năm 2012. Google sẽ dùng nó để cấp phép cho các hãng khác.

Theo nhiều phân tích, việc bán Motorola là bước đi “chuẩn xác” của Google. Sau khi mua lại từ 2012, doanh thu của Motorola liên tục sụt giảm một cách trầm trọng không thể cứu vãn. Moto X – smartphone đáng chú ý nhất của sự sáp nhập trên đã không thể làm gì hơn khi có doanh số èo uột và liên tục phải giảm giá. Và trực quan nhất chính là việc giá cổ phiếu Google đã tăng hơn 2% chỉ vài giờ sau thương vụ này.

Về phía Lenovo, CEO Yang Yuanqing của Lenovo cho hay  sau khi hoàn tất thương vụ Motorola từ Google, hãng sẽ thực hiện những chiến lược quan trọng như giảm giá thành vật liệu sản xuất, giảm mức chi tiêu trên quy mô toàn cầu, đồng thời sẽ giới thiệu nhiều sản phẩm mang thương hiệu Motorola, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi. Vị CEO của Lenovo cũng tỏ ra lạc quan khi cho rằng sản phẩm mang thương hiệu Motorola sẽ được khách hàng nhanh chóng nhận diện và đón nhận.

Facebook thôn tính Oculus VR
Tổng chi phí: 2 tỷ USD

Facebook tin rằng thực tế ảo sẽ là tương lai của máy tính 

Chỉ hơn 1 tháng sau khi thâu tóm WhatsApp, Facebook lại tiếp tục gây sự chú ý với việc mua lại Oculus VR, hãng sản xuất kính chơi game thực tế ảo Oculus Rift với giá lên tới 2 tỷ USD.

Theo như chính CEO Mark Zukerberg, Oculus VR sẽ là tiền đề để đẩy nhanh tiến độ hiện thực hóa “kế hoạch lớn” của hãng mà game nhập vai là bước đi đầu tiên, giúp game thủ “trải nghiệm những điều không thể”. Với thương vụ này, có thể đoán ra phần nào việc Facebook đang muốn “bành trướng” tầm ảnh hưởng đến những lĩnh vực như: game tương tác, giải trí, y tế, giáo dục… bên cạnh mạng xã hội và Internet.

Oculus VR  ra đời từ tháng 6/2012 dưới dạng một dự án gây quỹ từ cộng đồng, trong vòng 2 năm qua, nhóm phát triển Oculus đã thu hút rất nhiều tài năng trong lĩnh vực phát triển game và thực tế ảo. Tính đến nay đã có hơn 75.000 nhà phát triển ứng dụng đặt mua kính thực tế ảo của Oculus VR cũng như bộ công cụ phát triển cho sản phẩm này. Dự kiến sản phẩm thương mại đầu tiên của Oculus VR sẽ được ra mắt vào đầu năm sau.

Rakuten mua OTT Viber
Tổng chi phí: 900 triệu US

Viber đã trở thành “người nhà” của Rakuten với giá 900 triệu USD

Giữa tháng 2, Rakuten cũng đã gây sự chú ý khi mua lại ứng dụng nhắn tin di động (OTT) Viber với mức giá lên tới 900 triệu USD, mức giá khá cao so với dự đoán trước đó.

Theo giới phân tích nhận định, việc mua lại Viber sẽ giúp Rakuten có thêm một kênh đầu tư mới, tận dụng lượng người dùng toàn cầu của Viber cho việc khai thác các mục tiêu chính mà hãng đang theo đuổi. Hiện tại, ứng dụng OTT này đang có hơn 300 triệu người dùng tại 193 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.

Rakuten thường được xem là Amazon của châu Á, kinh doanh rất nhiều lĩnh vực khác nhau như thương mại điện tử, tài chính, du lịch, thể thao…

Hiện hãng này có trụ sở chính và kinh doanh chủ yếu tại Nhật Bản.

Nguồn: Dân Trí

Bài viết cùng chuyên mục Công Nghệ

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.