Latest Post

Nếu có một giải đấu bóng đá thường niên mà hết năm này qua năm khác chức vô địch luôn thuộc về một đội bóng, giải đấu đó chắc sẽ rất nhàm chán. Ban tổ chức sẽ đau đầu vì không thể gạt bỏ một đội bóng chỉ vì họ luôn vô địch. Dường như đây cũng là tình cảnh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tổ chức các cuộc thi có thưởng trên fanpage (trang dành cho người hâm mộ) như một phần trong chiến lược tiếp thị trực tuyến.

May mắn cho bóng đá là thường có sự bất ngờ khi các đội bóng dưới cơ, vào một ngày đẹp trời nào đó, có thể chơi như lên đồng và chiến thắng đối thủ mạnh hơn. Các cuộc thi trên fanpage thì ít có may mắn như vậy khi phải đương đầu với những “thợ săn thưởng” càng lúc càng chuyên nghiệp và có tính cộng đồng hơn. Vấn đề với nhiều doanh nghiệp là đa số những thợ săn này không phải là khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới do họ tìm và săn các giải thưởng của bất kỳ thương hiệu nào. Sự trung thành của họ với thương hiệu có cuộc thi là rất thấp.

Khái niệm “thợ săn thưởng trên mạng” (online promotion hunter) dễ làm liên tưởng ít nhiều đến “thợ săn tiền thưởng” (bounty hunter), là những người đi săn lùng tội phạm truy nã để lấy tiền thưởng từ chính quyền địa phương ở nước Mỹ vào cuối thế kỷ 19. Ngày nay, cùng với sự gia tăng số lượng fanpage, số lượng thợ săn thưởng trên mạng cũng tăng đáng kể, thậm chí, một số coi đây là nghề. Các thợ săn còn liên kết với nhau lập nên các hội kín và hội mở trên Facebook, hoạt động theo nguyên tắc có qua có lại.


Chân dung thợ săn thưởng

Khác với một “bounty hunter” xinh đẹp, dữ dội và có phần bí ẩn như nhân vật Domino của cô đào Keira Knightley trong bộ phim cùng tên của Hollywood, thợ săn thưởng trên fanpage có lý lịch khá rõ ràng trên Facebook.

M. là một bà mẹ trẻ ở nhà chăm con nhỏ. Sẵn có máy tính nối mạng Internet, chị vào các trang mạng chia sẻ kinh nghiệm chăm con và tình cờ thấy các bà mẹ khoe chiến lợi phẩm từ cuộc thi ảnh cho trẻ em.

Rồi chị lên Facebook kết bạn, học hỏi kinh nghiệm và tham gia các hội săn thưởng. Chị trau chuốt cho con và đưa con đến tiệm chụp ảnh chuyên nghiệp để thi ảnh trên fanpage của một công ty thời trang trẻ em. Chị cũng mở tài khoản trên các diễn đàn (forum) và tham gia bình luận. Sau khi tạo được chút tên tuổi, chị kêu gọi các thành viên forum vào “like” ảnh con mình trên fanpage. Chị cũng làm tương tự với họ để trả ơn trong các cuộc thi khác.

Ngày nay, cùng với sự gia tăng số lượng fanpage, số lượng thợ săn thưởng trên mạng cũng tăng đáng kể, thậm chí, một số coi đây là nghề. Các thợ săn còn liên kết với nhau lập nên các hội kín và hội mở trên Facebook, hoạt động theo nguyên tắc có qua có lại.
Rồi chị bắt đầu thắng các giải thưởng. Ban đầu chỉ là chiếc áo mưa hay hộp sữa, dần dà, chị nhắm đến những cuộc thi với giải thưởng có giá trị như iPad, iPhone... Càng thi nhiều chị càng có kinh nghiệm và quyết tâm tăng thêm bộ sưu tập giải thưởng của mình. Do kết bạn nhiều, trúng thưởng nhiều và rất năng nổ trên mạng, chị nghiễm nhiên có nhiều người quan tâm (followers). Các nội dung đăng tải của chị bỗng trở nên có ảnh hưởng trên fanpage.

Nhìn chung, các thợ săn thưởng trên fanpage là người có thời gian và tần suất sinh hoạt trên mạng xã hội cao. Họ thường xuyên cập nhật thông tin giải thưởng mới, nhất là từ các công ty về hàng tiêu dùng nhanh, thời trang, ăn uống, và họ rất chịu khó đầu tư cho cuộc thi. Nếu dạo một vòng trên Facebook của họ, có thể thấy những status như “Cả nhà ơi, vào bình chọn cho bé Cà Ri nhé”, “Ôi, một em iPhone 5s đã về với mình”, và cả những phàn nàn về một cuộc thi nào đó. Họ có khả năng tạo ra ảnh hưởng nhất định tới khách hàng khác nhờ những hiểu biết về công ty, sản phẩm và luật chơi. Có thợ săn thu hút hàng chục ngàn followers trên tài khoản Facebook cá nhân.

Doanh nghiệp nghĩ gì về thợ săn thưởng?

Câu hỏi đặt ra là sự tham gia của các thợ săn thưởng ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp?

Như nhiều thứ khác, thợ săn thưởng đem đến cả lợi và hại. Một số doanh nghiệp lớn thuê công ty tiếp thị mạng (agency) quảng cáo sản phẩm thì thường quan tâm đến số lượng hơn là chất lượng fan. Do đó, đôi khi công ty tiếp thị thực hiện các thủ thuật câu “like” bằng cách trả tiền cho các thợ săn tham gia để tạo tiếng vang. Tuy nhiên, với chính sách hạn chế câu like gần đây của Facebook, điều này trở nên khó khăn hơn và doanh nghiệp chuyển hướng sang việc bổ sung một số điều lệ như mời thêm người tham gia. Tuy vậy, theo nhân viên của một công ty tiếp thị, tiêu chí “like” vẫn được doanh nghiệp lớn ưu tiên dù họ đã được tư vấn các tiêu chí khác công bằng hơn.

Doanh nghiệp muốn tổ chức một cuộc thi ấn tượng trên fanpage thì giải thưởng cần có giá trị. Điều này thu hút các thợ săn thưởng tham gia. Cái khó của doanh nghiệp là vẫn muốn các thợ săn thưởng tham gia để tạo tiếng vang nhưng đồng thời cũng cần người thắng giải có chất lượng và có hiệu ứng PR (quan hệ công chúng) tốt. Sẽ là một thất bại về mặt hình ảnh khi tên tuổi người thắng cuộc đăng tải lên báo chí lại là một thợ săn thưởng chuyên nghiệp.


Doanh nghiệp có thể bị tai tiếng vì không có chiến lược tiếp cận và làm việc với các thợ săn. Một doanh nghiệp về thời trang trẻ em cho biết họ từng dính đến rắc rối với thợ săn khi thay đổi điều lệ cuộc thi giữa chừng nhằm tạo ra sự công bằng cho người tham gia. Ai dè thợ săn đã in màn hình (print screen) điều lệ và bắt đầu phát tán các thông tin tiêu cực về cuộc thi và doanh nghiệp. Tệ hơn là các nhóm thợ săn mâu thuẫn chống đối nhau gay gắt khiến cuộc thi rơi vào tình trạng khủng hoảng. Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhóm thợ săn cũng khiến cho những người dự thi một cách công bằng cảm thấy bị uy hiếp và không có khả năng cạnh tranh, dẫn đến bỏ cuộc. Hệ quả là ảnh hưởng tiêu cực đến nhãn hàng và uy tín của doanh nghiệp.

Các phương thức để tạo ra một cuộc chơi công bằng hơn có thể bao gồm sự chuẩn bị chi tiết thể lệ và điều kiện cuộc thi; định nghĩa rõ ràng “like thật” và “like ảo”; tổ chức các trò chơi hỗ trợ (minigame) trên fanpage và các cuộc thi lớn trên ứng dụng (app) của Facebook; nhận dạng SMS khi đăng ký tài khoản và giới hạn số lần đăng ký điện thoại hay e-mail. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng chia cuộc thi thành tối thiểu hai vòng: vòng 1 lấy 50% bình chọn từ người chơi và 50% từ ban giám khảo; vòng 2 do ban giám khảo chọn. Tuy nhiên, theo một nhân viên tiếp thị, hiệu quả vẫn chưa cao và khả năng chiến thắng của các thợ săn là trên 60%.

Trong Tam Quốc, Tào Tháo thua trận muốn rút quân nhưng sợ mất mặt với chư hầu nên rất lưỡng lự. Tướng sĩ hỏi mật khẩu gác đêm, Tháo vô tình buột miệng “kê cân” (gân gà) do tình cảnh của Tháo giống như đang nhai món gân gà, bỏ đi thì tiếc mà chén cũng không ổn. Với nhiều doanh nghiệp, thợ săn thưởng trên fanpage đôi khi cũng giống như món gân gà vậy. Thực tế là chừng nào còn giải thưởng thì chừng đó còn thợ săn.

Doanh nghiệp nên học cách sống chung với thợ săn thưởng và cần có chiến lược để phòng ngừa tình thế nhai phải miếng gân gà!

Tiếp thị qua fanpage

Các doanh nghiệp trong các lĩnh vực như ẩm thực, thời trang, hàng xách tay, mỹ phẩm thường tự tạo fanpage nhằm tiếp thị sản phẩm. Doanh nghiệp lớn thì thường thuê công ty quảng cáo tạo fanpage. Cách làm này vừa nhanh vừa tiết kiệm nên hiện có khá nhiều fanpage trên Facebook.

Các cuộc thi được tạo ra khi doanh nghiệp lập fanpage nhằm thu hút fan. Sau một thời gian, số lượng fan sẽ đạt mức bão hòa và đứng yên, chưa kể rất nhiều fan bấm “like” vì những lý do không rõ ràng nên không có sự trung thành với fanpage. Doanh nghiệp muốn duy trì và tăng số fan sẽ mở các cuộc thi khác. Ngoài ra, tổ chức cuộc thi trên fanpage cũng là một thủ thuật tiếp thị để tạo tiếng vang, kích thích thảo luận về sản phẩm, thử sản phẩm, hoặc nhằm định hướng niềm tin vào sản phẩm.

Người quản trị của các fanpage thường là chủ doanh nghiệp, cần nhiều thời gian lên ý tưởng cho cuộc thi sao cho vừa phù hợp với hình ảnh nhãn hàng vừa khác biệt với đối thủ. Tất nhiên, họ còn phải lên chiến lược đối phó với các thợ săn thưởng.

 Nguồn: Kinh Tế Sài Gòn

Bài viết cùng chuyên mục Social Marketing

5 số liệu bất ngờ về Social Media có thể thay đổi toàn bộ chiến lược của bạn
5 sai lầm"giết chết" fanpage Facebook
Làm thế nào để phân tích chỉ số ROI trong Social Media?
Doanh nghiệp nhỏ cần mạng xã hội

19 tỷ USD để thâu tóm WhatsApp, 7,2 tỷ USD để thâu tóm Nokia... Facebook và Microsoft là "ông lớn" đang bạo chi để tạo ra những thương vụ thâu tóm đình đám nhất trong thời điểm từ cuối năm 2013 đến nay.

Facebook với thương vụ WhatsApp
Tổng chi phí: 16 tỷ USD + 3 tỷ USD

Facebook mua lại WhatsApp với giá lên tới 16 tỷ USD

Đây chính là thương vụ đình đám nhất với mức chi phí bỏ ra lớn nhất và đặc biệt tốn nhiều giấy mực báo giới nhất trong suốt thời gian qua. Phi vụ mua lại WhatsApp với giá 19 tỷ USD của Facebook có thể là một bước đi thông minh hoặc một sự lãng phí tiền khổng lồ. Tuy nhiên những nhà mạng lại phải đối mặt với thách thức và cơ hội do Mark Zuckerberg tạo ra về một tương lai gọi điện và nhắn tin hoàn toàn miễn phí. Vụ thâu tóm này được xem là một trong những thương vụ lớn nhất lịch sử công nghệ, chỉ sau mức giá mà HP đã mua Compaq với 25 tỷ USD.

Trong thương vụ này, Facebook đã chi ra số tiền 16 tỷ USD cộng thêm 3 tỉ USD quyền chọn mua cổ phần trong 4 năm. Facebook sẽ trả 4 tỷ USD tiền mặt + 12 tỷ USD được quy ra cổ phiếu và đồng thời, những người sáng lập và các nhân viên WhatsApp sẽ được nhận thêm 3 tỉ USD quyền chọn mua cổ phần Facebook.

WhatsApp thành lập năm 2009 bởi các cựu kỹ sư của Yahoo là Jan Koum và Brian Acton. WhatsApp là một trong những ứng dụng nhắn tin di động phổ biến nhất hiện nay với trên 450 triệu người dùng mỗi ngày.

Microsoft thâu tóm bộ phận di động của Nokia
Tổng chi phí: 7,2 tỷ USD

Nokia chính thức thuộc về Microsoft

Tháng 9/2013, Microsoft gây bất ngờ cho người dùng trên toàn cầu khi tuyên bố mua lại bộ phận thiết bị và dịch vụ của “ông lớn di động” một thời Nokia với mức giá 7,2 tỷ USD. Tổng chi phí trong thương vụ này bao gồm 5 tỷ USD cho bộ phận di động và 2,2 tỷ USD cho lượng sáng chế khổng lồ liên quan mà Nokia đang nắm giữ.

Ngay sau tuyên bố trên, đã xuất hiện nhiều thông tin, ý kiến trái chiều của giới chuyên gia lẫn người dùng xoay quanh việc thâu tóm trên. Đáng chú ý là nhiều người tỏ ra nghi ngờ và cho rằng CEO Stephen Elop là “gián điệp” của Microsoft, đột nhập để làm suy yếu và cuối cùng là thôn tính gã khổng lồ di động một thời với một mức giá "hời". Tuy nhiên, hoài nghi trên không phải là không có cơ sở nhưng quyết định bán đi Nokia đều được ban lãnh đạo của thương hiệu này cân nhắc và quyết định. Ông Risto Siilasmaa - Chủ tịch hội đồng quản trị của Nokia đã thừa nhận rằng, một mình Nokia không đủ nguồn lực tài chính để thúc đẩy smartphone Lumia của hãng, việc thoái lui khỏi mảng điện thoại di động và chọn Microsoft là lựa chọn tốt nhất và có thể đem lại nhiều lợi ích nhất cho cổ đông.

Ngày 25/4 vừa qua, thương vụ này đã được Microsoft chính thức công bố đã hoàn tất việc mua lại bộ phận thiết bị và Dịch vụ của Nokia. Tổng giám đốc điều hành Microsoft - Ông Satya Nadella sẽ là người chỉ đạo trực tiếp bộ phận di động của Nokia. Đối với Cựu chủ tịch và Giámd đốc điều hành Nokia - Stephen Elop sẽ giữ chức Phó chủ tịch điều hành của Nhóm thiết bị Microsoft.

Google thâu tóm Nest Labs
Tổng chi phí: 3,2 tỷ USD

Những thương vụ thâu tóm đình đám trong làng công nghệ năm qua

Đầu tháng 1 năm nay, Google cũng đã gây bất ngờ khi tuyên bố sở hữu Nest Labs - hãng chuyên cung cấp thiết bị chỉnh nhiệt và báo cháy kết nối với Internet – cao hơn giá trị thực tế với 3,2 tỷ USD.

Theo các nhà phân tích, việc mua lại Nest được kì vọng sẽ giúp Google tạo nên các thiết bị gia dụng thông minh có khả năng kết nối Internet và điều khiển nó. Đây chính là tiền đề cho các ngôi nhà thông minh trong tương lai. Việc thâu tóm này được xem là nằm trong tầm nhìn chiến lược của CEO Lary Page, cho thấy khả năng “lấn sân” của gã khổng lồ tìm kiếm này trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đơn giản hóa các công cụ gia dụng thông minh cho người tiêu dùng.

Trước khi về tay Google, Nest thuộc sở hữu của Fadell và Rogers – 2 cựu nhân viên của Apple.

Lenovo mua Motorola từ Google
Tổng chi phí: 2,91 tỷ USD

Hộp đựng của Moto X “khá màu mè” ngay từ ấn tượng ban đầu

Cuối tháng 1 vừa qua, Google cũng đã “gây sốc” khi tuyên bố bán lại Motorola - bộ phận di động được hãng mua về từ năm 2012 có giá lên tới 12,5 tỷ USD - với giá “bèo” 2,91 tỷ USD cho hãng điện tử Lenovo, chấp nhận lỗ gần 9,6 tỷ USD.

Tuy nhiên, Google cũng sẽ giữ lại phần lớn lượng sáng chế đã mua từ Motorola (lên tới 10.000 sáng chế) trong năm 2012. Google sẽ dùng nó để cấp phép cho các hãng khác.

Theo nhiều phân tích, việc bán Motorola là bước đi “chuẩn xác” của Google. Sau khi mua lại từ 2012, doanh thu của Motorola liên tục sụt giảm một cách trầm trọng không thể cứu vãn. Moto X – smartphone đáng chú ý nhất của sự sáp nhập trên đã không thể làm gì hơn khi có doanh số èo uột và liên tục phải giảm giá. Và trực quan nhất chính là việc giá cổ phiếu Google đã tăng hơn 2% chỉ vài giờ sau thương vụ này.

Về phía Lenovo, CEO Yang Yuanqing của Lenovo cho hay  sau khi hoàn tất thương vụ Motorola từ Google, hãng sẽ thực hiện những chiến lược quan trọng như giảm giá thành vật liệu sản xuất, giảm mức chi tiêu trên quy mô toàn cầu, đồng thời sẽ giới thiệu nhiều sản phẩm mang thương hiệu Motorola, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi. Vị CEO của Lenovo cũng tỏ ra lạc quan khi cho rằng sản phẩm mang thương hiệu Motorola sẽ được khách hàng nhanh chóng nhận diện và đón nhận.

Facebook thôn tính Oculus VR
Tổng chi phí: 2 tỷ USD

Facebook tin rằng thực tế ảo sẽ là tương lai của máy tính 

Chỉ hơn 1 tháng sau khi thâu tóm WhatsApp, Facebook lại tiếp tục gây sự chú ý với việc mua lại Oculus VR, hãng sản xuất kính chơi game thực tế ảo Oculus Rift với giá lên tới 2 tỷ USD.

Theo như chính CEO Mark Zukerberg, Oculus VR sẽ là tiền đề để đẩy nhanh tiến độ hiện thực hóa “kế hoạch lớn” của hãng mà game nhập vai là bước đi đầu tiên, giúp game thủ “trải nghiệm những điều không thể”. Với thương vụ này, có thể đoán ra phần nào việc Facebook đang muốn “bành trướng” tầm ảnh hưởng đến những lĩnh vực như: game tương tác, giải trí, y tế, giáo dục… bên cạnh mạng xã hội và Internet.

Oculus VR  ra đời từ tháng 6/2012 dưới dạng một dự án gây quỹ từ cộng đồng, trong vòng 2 năm qua, nhóm phát triển Oculus đã thu hút rất nhiều tài năng trong lĩnh vực phát triển game và thực tế ảo. Tính đến nay đã có hơn 75.000 nhà phát triển ứng dụng đặt mua kính thực tế ảo của Oculus VR cũng như bộ công cụ phát triển cho sản phẩm này. Dự kiến sản phẩm thương mại đầu tiên của Oculus VR sẽ được ra mắt vào đầu năm sau.

Rakuten mua OTT Viber
Tổng chi phí: 900 triệu US

Viber đã trở thành “người nhà” của Rakuten với giá 900 triệu USD

Giữa tháng 2, Rakuten cũng đã gây sự chú ý khi mua lại ứng dụng nhắn tin di động (OTT) Viber với mức giá lên tới 900 triệu USD, mức giá khá cao so với dự đoán trước đó.

Theo giới phân tích nhận định, việc mua lại Viber sẽ giúp Rakuten có thêm một kênh đầu tư mới, tận dụng lượng người dùng toàn cầu của Viber cho việc khai thác các mục tiêu chính mà hãng đang theo đuổi. Hiện tại, ứng dụng OTT này đang có hơn 300 triệu người dùng tại 193 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.

Rakuten thường được xem là Amazon của châu Á, kinh doanh rất nhiều lĩnh vực khác nhau như thương mại điện tử, tài chính, du lịch, thể thao…

Hiện hãng này có trụ sở chính và kinh doanh chủ yếu tại Nhật Bản.

Nguồn: Dân Trí

Bài viết cùng chuyên mục Công Nghệ

Trong tự nhiên, nỗi sợ hãi là bản năng nguyên sơ giúp bảo vệ động vật khỏi những kẻ thù ăn thịt. Tuy nhiên, đối với con người, xúc cảm này có thể phức tạp hơn nhiều. Ở con người, nỗi sợ hãi có thể kích hoạt phản ứng "chiến đấu hay bỏ chạy", làm tăng nhịp tim, khiến các giác quan trở nên sắc bén và nâng cao năng lượng nhằm đối phó với các hiểm họa sinh tồn.

Đôi khi, mối đe dọa mãnh liệt đến mức có thể gây ra phản ứng "đóng băng" hay "chết sững người". Hiện tượng này có thể được hiểu là khi bộ não bị choáng ngợp hoặc là một cách giữ bất động nhằm ẩn nấp kẻ thù trong quá trình tiến hóa.

Khám phá hiện tượng "chết đứng" vì sợ hãi

Hiện tại, các chuyên gia thần kinh đã khám phá chính xác cách thức bộ não kết nối hệ thống sinh tồn của nó với cột sống, khiến cơ thể "chết sững" khi đối mặt với nguy hiểm.

Như chúng ta đã biết, các ký ức được tiếp thu và lưu trữ ở một cấu trúc nhỏ trong bộ não, gọi là hạch hạnh nhân. Bất kỳ sự kiện gây náo động nào cũng sẽ kích hoạt các tế bào thần kinh ở vùng bên và tiếp đến là vùng chính giữa của hạch hạnh nhân. Các tín hiệu này sau đó được truyền tải nội bộ, trước khi kết nối với các tế bào thần kinh ở gốc não, trung tâm phụ trách phản ứng sợ hãi.

Khám phá hiện tượng "chết đứng" vì sợ hãi

Các nhà nghiên cứu tin rằng, vùng chất xám của não giữa (PAG) có thể kích hoạt những phản ứng như "đóng băng", tăng nhịp tim và áp huyết cũng như mong muốn chiến đấu hoặc bỏ chạy. Nghiên cứu của Đại học Bristol (Mỹ) đã phát hiện ra một con đường hoạt động của bộ não từ vùng PAG dẫn tới vùng tháp kiểm soát vận động của tiểu não.

Các thử nghiệm cho thấy, vùng tháp của tiểu não có liên quan đến việc khởi phát hành vi chết sững khi ai đó đối đầu với nguy hiểm. Khám phá này được kỳ vọng có thể giúp phát triển những biện pháp chữa trị hữu hiệu đối với các rối loạn cảm xúc, chẳng hạn như sự lo âu, hoảng loạn hay ám ảnh sợ hãi.

Theo Vietnamnet


Bài viết cùng chuyên mục Khám Phá

Google Chrome phiên bản mới có thể ẩn các URL dài từ thanh địa chỉ, tính năng này tới từ phiên bản thử nghiệm Chrome Canary.

Screen Shot 2014-05-02 at 11.25.00 AM

Theo đó, với mỗi địa chỉ URL dài, Chrome sẽ chỉ hiển thị duy nhất tên miền gốc của website đó. Ví dụ URL có dạng http://genk.vn/tin-trong-nuoc.html sẽ được rút gọn lại chỉ còn genk.vn trên Chrome. Tính năng này không xa lạ với người dùng iOS, trên trình duyệt Safari, URL cũng được rút gọn tương tự, để xem URL đầy đủ, người dùng cần click vào thanh địa chỉ.

Với tính năng mới trên Canary khi được kích hoạt, nó hoạt động tương tự Safari trên iOS, giúp người dùng luôn biết rõ mình đang truy cập website nào, tránh tình trạng bị dẫn tới các địa chỉ web lừa đảo.

Canary của Google là một phiên bản Chrome dành cho các nhà lập trình viên, được ưu tiên sử dụng tính năng mới và kiểm tra lỗi trước khi nó được đưa vào phiên bản Chrome chính thức.

Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết cùng chuyên mục Công Nghệ

Mang tên PaperFold, sản phẩm này được chờ đợi sẽ là bước phát triển tiếp theo sau smartphone.

Những thiết bị di động thông minh đã trải qua nhiều bước phát triển vượt trội trong thời gian vừa qua, nhớ lại thời điểm những năm 1990, sẽ không có gì "đỉnh" hơn khi sở hữu một chiếc điện thoại màn hình màu. Vào năm 2000, những sản phẩm điện thoại với màn hình trượt đồng thời là bàn phím QWERTY dần chiếm lĩnh thị trường. Cho tới năm 2007 khi iPhone ra mắt, khái niệm về chiếc smartphone màn hình cảm ứng cũng từ đó được hình thành.

Sản phẩm sẽ thế chỗ smartphone?

Thế nhưng, sau smartphone màn hình cảm ứng sẽ là gì? Một chiếc smartphone thời điểm hiện tại hầu như đã thực hiện được tất cả những nhu cầu cơ bản của người dùng, sẽ rất khó để biết được tương lai sẽ ra sao.

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Queens ở Toronto đã đưa ra mẫu thử nghiệm sản phẩm di động mà họ cho là tương lai của smartphone. Đây sẽ là thiết bị cho phép smartphone "biến hình" thành nhiều sản phẩm công nghệ khác nhau cũng như tích hợp nhiều tiện ích mà smartphone chưa từng sở hữu như in 3D chỉ với vài thao tác đơn giản.

Sản phẩm có thể được tương tác bằng cách cảm ứng hay "lật" và có thể kết nối nhiều màn hình với nhau.

Khi ghép 2 chiếc PaperFold, người dùng có thể sử dụng sản phẩm như một chiếc máy tính thông thường.

Theo những nhà nghiên cứu tại đây, chiếc smartphone tương lai sẽ có khả năng uốn cong, lắp ráp với nhau cũng như hoạt động đa dạng hơn một chiếc smartphone thông thường. Sản phẩm mà nhóm sáng chế phát triển thành công có thể thay thế cả máy tính, máy tính bảng cũng như những thiết bị công nghệ cao cấp khác.

Sản phẩm có thể chuyển đổi từ sử dụng Google Maps sang Google Earth với chỉ một thao tác duy nhất.

Mang tên PaperFold, sản phẩm thời điểm hiện tại mới sở hữu màn hình đơn sắc với công nghệ hiển thị e-paper, sản phẩm này có thể gấp lại và bẻ cong nên khi không cần dùng tới, người dùng không phải lo lắng sẽ bỏ sản phẩm vào đâu cho hợp lý.

Điểm nổi bật nhất trên PaperFold có lẽ là khả năng in 3D nhanh chóng. Khi sử dụng 3 màn hình của PaperFold và rồi kích hoạt tính năng in 3D, người dùng có thể nhanh chóng in ra những nội dung đang có trên sản phẩm. Ví dụ cơ bản nhất là việc in ra bản đồ Google Earth dưới dạng 3D để nghiên cứu hoặc in ra những mô hình kiến trúc, phục vụ cho việc theo dõi sản phẩm.

Khả năng in 3D khi kết nối 3 màn hình lại với nhau, tính năng in 3D buộc phải thông qua một máy in phụ, PaperFold không thể in trực tiếp.

Hiện tại, PaperFold vẫn đang trong giai đoạn phát triển, chưa rõ liệu bao giờ sản phẩm sẽ xuất hiện trên thị trường, thế nhưng với những gì mà PaperFold làm được, liệu nó có thể "choán" ngôi smartphone trong tương lai?

Với nhiều màn hình, người dùng có thể sử dụng một màn hình cho các thao tác nhắn tin, gọi thoại và màn hình còn lại để sử dụng các tiện ích.

Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết cùng chuyên mục Công Nghệ

Cái tôi thực sự là thủ phạm chính khiến bạn ghen tị với những người xung quanh. Có một số cách để bạn thôi ghen tỵ với người khác.

Ghen tị là thói xấu trong tất cả các mối quan hệ, cho dù trong tình yêu hay với anh chị em của bạn, hay với bạn cùng lớp của bạn. Ghen tỵ gây cản trở giao tiếp hiệu quả và chỉ dẫn đến sự hiểu lầm và tổn thương. Cái tôi thực sự là thủ phạm chính khiến bạn ghen tị với những người xung quanh. Có một số cách để bạn thôi ghen tỵ với người khác.

1. Yêu chính mình

Yếu tố chính mà bạn cần phải nhận thức được rằng bạn là quan trọng nhất đối với chính mình. Điều đó không có nghĩa là ích kỷ, nhưng bạn nên hiểu và chấp nhận những gì bạn đang có. Bạn không nên ghen tỵ vì những điều người khác có mà bạn không có. Thay vào đó, chấp nhận để được hạnh phúc với những gì bạn có. Bạn phải trân trọng và yêu chính mình. Bạn nên tự động viên bản thân cố gắng hơn thay vì ghen tỵ hay suy nghĩ tiêu cực khi các bạn cùng lớp đạt thành tích tốt hơn bạn.

2. Làm ngược lại những gì bạn thường làm

Điều này có nghĩa rằng bất cứ khi nào bạn cảm thấy một cơn ghen tỵ đến, bạn nên tránh nó. Ví dụ,bạn trai nói rằng anh ấy sẽ đi xem phim với bạn bè của mình, bạn nên đồng ý và nói rằng anh ấy có thể đi ăn tối với bạn bè và về muộn hơn. Hãy suy nghĩ tích cực và đẩy lùi sự ghen tỵ. Ví dụ, nếu người bạn thân của bạn nói chuyện với người khác, tránh ghen tỵ vì điều đó.  


3. Hiểu rằng ghen tỵ chỉ là niềm tin của bạn thôi

Bạn nghĩ ghen tị thường bắt nguồn từ hành vi của người khác. Sai . Ghen tị bắt nguồn từ chính những suy nghĩ về bạn.

4. Hãy tự tin về bản thân

Đây là cơ bản nhất trong tất cả các bước mà bạn nên thử để thôi không ghen tỵ. Khi bạn tự tin về bản thân, không có gì có thể làm cho bạn cảm thấy ghen tỵ cả. Nếu bạn thất bại, đừng lo lắng vì bạn đã có một cơ hội để trải nghiệm điều đó một lần nữa. 

5. Đừng so sánh mình với những người khác

Hãy nhớ nguyên tắc này: không bao giờ so sánh mình với người khác. Hãy nhớ rằng tất cả mọi người là duy nhất và bạn cũng vậy. Thiên Chúa đã không làm cho tất cả mọi người với khuôn mặt hoặc cá tính giống nhau. Vì vậy, bạn nên hài lòng với cá tính của bạn và bản thân bạn chứ không phải so sánh mình với người khác. Ngay cả khi bạn cảm thấy ai đó có tất cả mọi thứ trong cuộc sống, hãy nhìn kỹ và hiểu rằng không ai có một cuộc sống hoàn hảo. 

6. Viết ra suy nghĩ của bạn

Viết là một trong những cách tốt nhất để suy nghĩ một cách thấu đáo. Nếu bạn viết ngay lập tức những gì bạn đang cảm thấy, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn. Ngoài ra , hãy tự hỏi lý do tại sao bạn cảm thấy ghen tị? Và sau đó ghi lại tất cả những lý do trong suy nghĩ của bạn. Điều này sẽ cung cấp cho bạn một bức tranh lớn hơn của chính mình. Sau khi văn bản lý do, suy nghĩ về các giải pháp như những gì bạn có thể làm gì để xóa những lý do từ tâm trí của bạn .

7. Hãy thực tế

Trong mọi tình huống , bạn cần phải thực tế và hợp lý. Nếu người yêu của bạn không gọi cho bạn, không cần phải càu nhàu và giận dỗi anh ấy vài ngày. Thay vào đó, bạn có thể nghe anh ấy nói về những lý do riêng của mình. Ngồi lại và tự hỏi mình : "Nếu tôi không thích cảm giác này, thì tại sao tôi tiếp tục cảm giác ấy?”

8. Làm những việc khác

Khi bạn đang ghen tỵ với ai đó, bạn không ngừng suy nghĩ và tự làm khổ mình. Bạn cần phải thoát ra khỏi suy nghĩ đó vì càng suy nghĩ chỉ làm bạn càng ghen tỵ hơn mà thôi. Thay vào đó, nên dành thời gian của bạn để làm việc khác hoặc những hoạt động giải trí mà bạn yêu thích. 

Theo Kênh 14

Bài viết cùng chuyên mục Mẹo Vặt

30 điều không nên từ bỏ trong cuộc sống
Tìm ra bí kíp "oẳn tù tì" giúp bạn dễ dàng chiến thắng
Những bí quyết dưỡng tóc mùa hè nổi tiếng hiệu quả
Phái nữ có tướng mạo thế nào thì sẽ gặp may mắn

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.