Latest Post

Hãy nhớ, trân trọng bản thân là điều cốt yếu nhất sau khi bạn kết thúc một mối tình. Bạn sẽ sớm lấy lại được tinh thần và xứng đáng đón nhận những thứ ngọt ngào mới!

Không nên coi ex là tất cả

Sai sót lớn nhất của các chàng trai/ cô gái sau khi chia tay là cảm thấy mình tuyệt vọng, vật vã, tự trách móc bản thân rằng mình đã đánh mất tất cả. Tất nhiên không ai có thể phủ nhận một điều rằng khi tình yêu kết thúc và mọi thứ còn lại đều nhuốm màu chia ly thì không ai là không đau buồn hay cảm thấy thiếu thốn, mất mát. Nhưng cũng không thể vì sự tiếc nuối mà lại nghĩ rằng người kia thực sự quan trọng trong cuộc đời của mình, nếu thiếu vắng người đó thì bạn thấy mình “không sống nổi”. 


Những lầm tưởng như vậy sẽ khiến bạn càng trở nên cô đơn, thu hẹp và cảm thấy mình yếu kém, tự ti. Thực tế hãy nhìn nhận thẳng vào sự thật, hãy nghĩ tới lí do vì sao hai bạn chia tay. Trong suốt quá trình yêu đương của mình, liệu người đó hay bạn có thực sự vì người kia không, hai bạn đã từng bất đồng với nhau trong chuyện gì, bạn có cảm thấy an toàn khi ở bên người đó không. Bình tĩnh lại lúc này là liệu pháp ổn định tinh thần một cách đơn giản nhất. Hãy nhớ rằng trước khi họ bước vào cuộc đời của bạn, bạn vẫn có thể sống vui vẻ hạnh phúc mà không cần đến tình yêu.

Bạn có thể vượt qua được 

Tin tôi đi, dù cho đó là tình yêu đầu tiên hay tình yêu đẹp nhất thì khi kết thúc rồi bạn sẽ có thể vượt qua được. Tâm lý học đã chỉ ra rằng, con người có khả năng phục hồi rất ấn tượng. Khi phải trải qua một cuộc khủng hoảng hoặc đau đớn nào đó, bạn luôn tưởng tượng rằng mình sẽ không thể nào có lại hạnh phúc được nữa. Nhưng khi trải qua một khoảng thời gian nghỉ ngơi, bạn sẽ mất bớt những ký ức không vui đó, dần dà bạn cảm thấy mình có thể lãng quên được mọi chuyện. 


Ai trong mỗi chúng ta cũng đều không sống mãi trong đau khổ được. Nếu bạn vẫn chưa muốn quên hẳn, thì đừng cố ép mình phải quên ngay lập tức, hãy để mọi thứ từ từ ra đi. Cho đến khi hồi phục lại, bạn sẽ cảm thấy rằng mọi thứ có lẽ không hề quá khó, thời gian chữa lành mọi vết thương mà.

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân 

Có thể trong thời gian yêu nhau, bạn đã dành mọi sự quan tâm của mình tới nửa kia mà lơ là nhỏ bạn thân hay gia đình mình nhưng khi mọi chuyện kết thúc thì bạn lại vô cùng cần những lời khuyên, an ủi từ người thân hay bạn bè đấy! Những người bạn có thể là bác sĩ tâm lý giúp bạn thoát khỏi tình trạng ủ dột hiện tại. 

Bạn có thể khóc thật nhiều, buồn thật nhiều một mình nhưng khi có người an ủi, trò chuyện cũng như cùng bạn đi chơi và ra ngoài hoạt động, bạn sẽ cảm thấy mình khá hơn rất nhiều. Hãy nói chuyện với những người bạn cảm thấy họ thực sự hiểu mình để được trải lòng, giúp bạn thoát khỏi nỗi buồn chia ly đổ vỡ.


Không nên chạy tới ngay người khác

Tại sao ư? Bởi hầu hết sau khi chia tay, bạn cần phải có một khoảng thời gian nhất định để phục hồi lại những tổn thương trong lòng. Nếu chỉ vì sợ cô đơn mà nắm nhầm lấy một bàn tay khác thì thực sự sẽ chỉ càng làm bạn thêm đau khổ. 

Đến với người mới ngay lập tức trong lúc này, dù vẻ bề ngoài bạn có thể cảm thấy dễ chịu nhưng thực tế bên trong bạn không thấy mình đang phục hồi theo đúng hướng. Giống như việc bạn dùng thuốc giảm đau để cắt cơn đau tạm thời, tới khi thuốc hết tác dụng, bạn vẫn phải chiến đấu với cơn đau của mình mà thôi.

Trân trọng bản thân hơn hết

Bạn không nên quá bi lụy và tự đổ lỗi cho chính mình hay làm những điều dại dột. Cần phải gạt bỏ ngay những suy nghĩ như kiểu “nếu không có được anh ấy/ cô ấy thì mình sẽ chẳng thể yêu được ai”. Càng không được tiêu cực nghĩ tới những chuyện như rạch tay, uống thuốc hay để cho bản thân trở nên buông thả, sa ngã. 


Bạn cần phải hiểu rằng, nếu bản thân bạn không hề yêu thương và trân trọng bạn thì sẽ không có một ai muốn yêu bạn hết. Trước kia bạn đã dành rất nhiều thời gian để quan tâm săn sóc nửa kia, thì giờ đây bạn hãy dành thời gian để chăm sóc, tút tát lại cho chính bản thân mình. Có thể bạn đã bỏ qua một sở thích nào đó vì trước đây quá bận yêu. Hãy xây dựng lại kế hoạch lấy lại bản thân trong một thời gian nhất định. Nếu bạn không thể làm được, có thể nhờ sự trợ giúp của bạn bè hoặc người thân. 

Hãy nhớ, trân trọng bản thân là điều cốt yếu nhất sau khi bạn kết thúc một mối tình. Bạn sẽ sớm lấy lại được tinh thần và xứng đáng đón nhận những thứ ngọt ngào mới!

Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết cùng chuyên mục Góc Trái Tim

Các nhà nghiên cứu ĐH Chiết Giang đã đưa ra bí kíp giúp bạn chơi "oẳn tù tì" có khả năng chiến thắng cao nhất.

Nhiều người cho rằng, "Oẳn tù tì" (Rock - Paper - Scissors) là trò chơi đơn giản, phụ thuộc nhiều vào may mắn. Nhưng thực tế cho thấy, trò chơi này cũng cần có chiến lược, tài quan sát và chút trí tuệ để luôn giành chiến thắng. 

Các nhà khoa học thuộc ĐH Chiết Giang, Trung Quốc mới đây đã công bố kết quả nghiên cứu quy mô lớn của trò chơi và đưa ra bí kíp giúp bạn có khả năng chiến thắng cao nhất.


Hầu hết mọi người sẽ lần lượt ra Rock - Paper - Scissors (tạm dịch: đấm (đá, búa) - lá (bao) - kéo) trong 1/3 thời gian và bạn khó có thể đoán chính xác ý đồ đối phương muốn ra là gì để "ra tay" giành chiến thắng.

Tuy nhiên, các chuyên gia ĐH Chiết Giang đã "bật mí" rằng, bạn hãy để ý vòng chơi đầu tiên. 

Lý do là bởi, nếu một người chơi thắng lượt đầu, họ sẽ thường có lối chơi tương tự ở vòng kế tiếp. Nếu người đó thua, họ nhất định sẽ chuyển hướng hành động trong chiều kim đồng hồ - tức là thay đấm bằng lá, lá thành kéo và kéo chuyển sang đấm.


Để hiểu một cách đơn giản hơn, bạn hãy cùng tham gia trò chơi với hai bạn A và B dưới đây:

Lần 1:

Vòng 1: Nếu A ra lá và B ra đấm thì A sẽ thắng.


A (bên trái) ra lá - B (bên phải) ra đấm thì A thắng.

Vòng 2: A ra lá, B sẽ chuyển sang lá. Kết quả: A và B hòa.

A (trái) và B (phải) hòa vì cùng ra lá.

Vòng 3: A ra kéo, B cũng ra kéo. Kết quả là A và B hòa.



Kết quả chung cuộc của lần chơi này, B đã thua. Nhưng nếu B lưu ý và làm theo nghiên cứu của ĐH Chiết Giang thì kết quả đã có thể thay đổi.

Lần 2: 

Vòng 1: Nếu A ra lá và B ra đấm thì A sẽ thắng.

A (bên trái) ra lá - B (bên phải) ra đấm thì A thắng.

Vòng 2:  A ra lá, B sẽ chuyển sang kéo. Kết quả là B thắng.

A (phải) ra lá và B (trái) ra kéo thì B thắng.

Vòng 3: A ra kéo, B sẽ chuyển sang đấm. Kết quả là B thắng thêm vòng nữa.

A (phải) ra kéo, B (trái) ra đấm nên B thắng.

Qua thử nghiệm trên, bạn có thể rút ra nguyên lý của trò chơi, khi đã thua thì bạn nên thay đổi chiến thuật theo vòng kim đồng hồ - thay đấm bằng lá, lá thành kéo và kéo chuyển sang đấm. 

Các nhà nghiên cứu trước đây cho rằng, trò chơi này hoạt động theo một nguyên lý lý thuyết trò chơi gọi là "cân bằng Nash". Theo đó, mỗi người chơi có một tập hợp các chiến lược hỗn hợp tối ưu khi biết sự lựa chọn chiến lược của người chơi khác. Từ đó, họ sẽ chọn ra cho mình một chiến lược chơi mà họ kỳ vọng nhất - có thể đối phó được với chiến lược của người chơi khác.


Nghiên cứu trên quy mô lớn hơn, các chuyên gia nhận định người chơi sẽ sắp xếp mô hình mang tính chu kỳ. Điều này có nghĩa, người chơi có thể sử dụng lén lút khả năng "phản ứng có điều kiện" để tối ưu hóa chiến lược của đối phương. 

Các nhà nghiên cứu ĐH Chiết Giang kết luận: "Cho dù phản ứng có điều kiện là một cơ chế được quyết định bởi bộ não con người hay đó chỉ là hệ quả của cơ chế thần kinh thì đây vẫn là một câu hỏi đầy thách thức cho các nhà nghiên cứu tương lai. Bởi vậy, chúng tôi vẫn sẽ cố gắng đi tìm lời giải cho chuỗi hoạt động đặc biệt của não bộ".

Theo Trí Thức Trẻ


Bài viết cùng chuyên mục Mẹo Vặt

Những bí quyết dưỡng tóc mùa hè nổi tiếng hiệu quả
Phái nữ có tướng mạo thế nào thì sẽ gặp may mắn
Những mẹo ăn uống vừa ngon vừa đẹp bạn cần biết
7 tips loại bỏ vết bẩn thường gặp trên quần áo

Cùng tìm hiểu những thủ thuật siêu dễ giúp não bộ tập trung, làm việc hiệu quả hơn.

Hẳn ai trong chúng ta cũng có những lúc cảm thấy chán nản, thiếu động lực khi bắt đầu làm một công việc nào đó. Có người chơi thể thao, đọc sách, xem phim... để lấy lại cân bằng và sự tập trung cho não bộ. Bên cạnh những giải pháp này, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra vài bí kíp nhỏ khác giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.

Nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5, cùng tìm hiểu một vài cách "lừa" não bộ để giúp bạn tăng khả năng tập trung và chăm chỉ hơn trong công việc. 

1. Lên danh sách việc cần giải quyết, sắp xếp từ dễ đến khó

Khi ở trong trường hợp còn quá nhiều việc chưa được giải quyết mà thời hạn sắp hết, hẳn nhiều người trong chúng ta sẽ cảm thấy căng thẳng và đôi phần mất tập trung. Một số người sẽ đâm ra chán nản, có xu hướng "giải trí" bằng cách đọc truyện tranh, lướt web... 


Thế nhưng, giáo sư triết học John Perry ở ĐH Stanford gợi ý chúng ta có thể lợi dụng tính chần chừ này để tăng hiệu suất làm việc. Rất đơn giản, hãy viết ra một danh sách nhỏ gồm một việc quan trọng nhất cần giải quyết và một số việc ít quan trọng hơn cần làm. Bạn nhớ viết những việc nhỏ, dễ lên trên đầu danh sách và tăng dần mức độ. 


Kết quả là não bộ sẽ nhận ra rằng những việc nhỏ kia có vẻ dễ làm hơn và không quá áp lực, để rồi bắt tay vào làm. Vậy là chúng ta không lãng phí thời gian vào những việc vô bổ khác. Thêm nữa, khi có nhiều việc nhỏ trong danh sách, độ “đáng sợ” của việc khó nhất cũng phần nào giảm xuống và khiến ta có tâm lý thoải mái hơn, từ đó làm việc năng suất hơn.

2. Sử dụng ánh sáng Mặt trời và giữ ấm cơ thể

Một thí nghiệm của ĐH Cornell (Mỹ) chỉ ra rằng, nnhiệt độ phòng quá lạnh sẽ khiến cho não bộ trở nên mất tập trung. Cụ thể, nếu hạ nhiệt độ phòng từ 25 xuống 20 độ C, số lượng lỗi làm việc của một nhóm người tham gia nghiên cứu tăng lên 44%. 

Các nhà khoa học giải thích nếu nhiệt độ quá thấp, cơ thể sẽ tập trung năng lượng cho việc giữ ấm. Thế là, não bộ nhận được ít năng lượng hơn và chúng ta cũng khó tập trung học hay làm việc tốt. Bởi vậy, bạn đừng nên để cơ thể quá lạnh - một cách để giúp não không bị phân tâm.


Một yếu tố quan trọng khác là cường độ ánh sáng tự nhiên cũng góp phần không nhỏ tới sự tập trung của não bộ. Việc tiếp xúc với ánh Mặt trời sẽ giúp não tăng cường độ tiết hormone cortisol từ tuyến thượng thận, giúp chúng ta dễ tập trung, hứng thú hơn trong công việc.

3. Làm việc tại quán cà phê

Một gợi ý thú vị khác là thay vì nhốt mình trong một căn phòng yên lặng và buồn tẻ, hãy tìm không gian hơi có tiếng ồn một chút như một quán cà phê đông khách ra vào để làm việc.


Theo Wall Street Journal, các nhà khoa học nhận thấy trong không gian có nhiều tiếng ồn, não bộ sẽ tự động tăng cường sự tập trung, giúp chúng ta cảm thấy chú tâm hơn. Tuy nhiên, không gian chúng ta lựa chọn cũng không nên quá ồn ào, nhộn nhạo, bằng không sẽ phản tác dụng.

4. Ngủ trưa để não có sức "nạp năng lượng"

Đã có không ít công trình nghiên cứu chứng minh lợi ích của một giấc ngủ trưa ngắn (15 - 20 phút) đối với hiệu suất làm việc của não bộ. Thậm chí, các công ty hàng đầu thế giới như Google hay Apple cũng đã cho phép nhân viên mình ngủ trưa trong thời gian làm việc.

Theo các nhà khoa học, giấc ngủ bao gồm nhiều chu kì nối tiếp nhau. Mỗi chu kì có 2 giai đoạn là NREM (non-rapid eye movement - mi mắt hầu như không cử động) và REM (rapid eye movement - mi mắt cử động nhanh). Ở giai đoạn REM, các hoạt động của sóng não chậm lại và làm tăng cường khả năng ghi nhớ thông tin não bộ.


Trong nghiên cứu của ĐH California, những người tham gia được yêu cầu tìm một từ liên quan với cả 3 từ mà các nhà khoa học đưa ra. Sau lần làm bài đầu tiên, các tình nguyện viên được nghỉ ngơi. 

Một số ngủ một lát, số khác ngủ sâu để đạt đến giai đoạn REM và số còn lại chỉ ngồi thư giãn. Sau đó, họ làm lại bài tập trên, nhóm ngủ đến giai đoạn REM làm tốt hơn hơn đến 40%, trong khi hai nhóm còn lại không tiến bộ gì.

5. Nghe một loại nhạc mới mẻ

Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng khi nghe nhạc (hoặc bất cứ hành động nào gây thỏa mãn), não bộ sẽ tiết ra chất dopamine. Đây là một hợp chất dẫn truyền thần kinh, giúp việc dẫn truyền thông tin của các tế bào não trở nên dễ dàng hơn. Hơn thế nữa, nồng độ dopamine trong cơ thể càng lớn, động lực và hứng thú làm việc càng cao.


Vậy tại sao ta nên nghe một loại nhạc lạ, chứ không phải dòng nhạc ta quen thuộc? Các nhà khoa học chỉ ra rằng, nếu nghe thứ nhạc quá quen, não sẽ liên hệ đó là tín hiệu của sự nghỉ ngơi và giải lao. Kết quả là não bộ sẽ lại trở nên “chây ì”.

6. Ngắm ảnh động vật "cute"

Các nhà nghiên cứu ở ĐH Hiroshima (Nhật Bản) đã thực hiện một thử nghiệm thú vị sau. Một nhóm tình nguyện viên được cho xem bức ảnh đáng yêu của chó con, mèo con. Kết quả, hiệu suất làm việc của những người này tăng lên tới 44%.


Các nhà nghiên cứu vẫn chưa giải thích được nguyên nhân cụ thể của hiện tượng này. Có giả thuyết cho rằng, những hình ảnh đáng yêu của loài vật kích thích cảm giác muốn chăm sóc, bảo vệ con vật đó trong bộ não của chúng ta. Từ đó, khả năng tập trung nhằm thực hiện những ước muốn trên cũng tăng lên.

Những cách thức trên cũng sẽ chỉ giúp bạn chống lại sự xao nhãng trong ngắn hạn và không nên lạm dụng quá nhiều. Điều cốt lõi nhất giúp bạn hoàn thành tốt công việc vẫn là sự chăm chỉ, quyết tâm cũng như một thời gian biểu sắp xếp khoa học và hợp lý.

Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết cùng chuyên mục Khám Phá

Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và cũng là một phương pháp rèn luyện sức khỏe.

Để trở thành một phương tiện giao thông hoàn thiện như ngày nay, xe đạp đã trải qua một lịch sử phát triển với hàng loạt các cải tiến của nhiều nhà phát minh. Chuyên mục " Mỗi tuần một phát minh " tuần này mời các bạn cùng điểm lại những cột mốc lịch sử quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của xe đạp nhé.

Năm 1817: Cỗ máy đi bộ của Drais - xe đạp được khai sinh

Khái niệm đầu tiên về xe đạp xuất hiện từ đầu thế kỷ 19. Nam tước người Đức - Baron von Drais đã có ý tưởng phát minh một phương tiện dùng sức người và có thể giúp ông di chuyển nhanh quanh khu vườn hoàn gia. Năm 1817, ông đã trình làng một chiếc xe "đi bộ" có tên Laufmaschine (trong tiếng Đức có nghĩa là "cỗ máy chạy bằng chân"). Trong lần sử dụng đầu tiên vào ngày 12 tháng 6 năm 1817, ông đã đi được đoạn đường 13 km mà chỉ mất khoảng 1 giờ đồng hồ.

1_ZweiRadMuseumNSU_Draisine1.JPG

Mẫu xe đạp Draisine được lưu trữ ở bảo tàng xe 2 bánh tại Đức​

Laufmaschine còn được gọi với là Draisine (tiếng Anh) hay draisienne (tiếng Pháp) hoặc Hobby Horse (ngựa gỗ) vì nó được chế tạo gần như hoàn toàn từ gỗ. Chiếc xe nặng 22 kg với cấu tạo gồm 2 bánh xe bằng gỗ được bọc sắt có kích thước bằng nhau và được lắp thẳng hàng trên một chiếc khung gỗ. Bánh trước có thể lái được và bánh sau được trang bị một chiếc phanh. Chiếc xe được vận hành bằng cách người điều khiển sẽ đẩy chân xuống đất ra phía sau và nó sẽ tiến về phía trước.

Ông được cấp bằng sáng chế thương mại cho phát minh này vào năm 1818. Hàng nghìn chiếc đã được sản xuất chủ yếu tại thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ nhưng vẫn còn một khuyết điểm là rất khó để có thể giữ thăng bằng khi điều khiển. Phát minh của Drais nhanh chóng bị người sử dụng từ chối do số lượng các vụ tai nạn ngày càng nhiều khiến chính quyền một số thành phố phải cấm sử dụng loại phương tiện này.

Những năm 1860: Bàn đạp xuất hiện và chiếc xe Boneshaker hay Velocipede

2_Boneshaker,_European,_circa_1868.JPG
Xe đạp Boneshaker tại Châu Âu vào những năm 1868​

Sự phát triển tiếp theo của xe đạp là chiếc xe tương tự như Laufmaschine của Drais nhưng được trang bị thêm trục khuỷu và bàn đạp lắp trực tiếp vào trục bánh xe trước. Mô hình này được Pierre Michaux - một nhà phát minh người Pháp, giới thiệu vào những năm 1865 với tên gọi là Fast-Foot và gây nên một cơn sốt thời trang khi mọi người đua nhau sở hữu. Thời bấy giờ, người ta còn đặt cho nó một tên gọi khác là xe lắc xương (Boneshaker). Tên gọi hài hước Boneshaker bắt nguồn từ việc bánh xe được làm bằng gỗ trong khi viền bánh xe được chế tạo từ kim loại. Sự kết hợp này khiến việc chạy xe trên những con đường gồ ghề trở nên cực kỳ khó chịu, dằng xóc giống như vừa đi vừa "lắc xương". Cũng chính vì lí do nêu trên mà Boneshaker trong giai đoạn này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.

Những năm 1870: Xe đạp bánh cao (The High Wheel Bicycle)

Sự phát triển của trình độ luyện kim thời bấy giờ cho phép tạo ra những chi tiết kim loại nhỏ, mảnh nhưng đủ chắc chắn để chịu được trọng lượng cơ thể người. Năm 1870, chiếc xe đạp được chế tạo hoàn toàn bằng kim loại đầu tiên được phát minh bởi hai nhà sản xuất xe đạp là James Starley và William Hillman. Chiếc xe này được đặt tên là "Ariel" với bánh trước lớn và bánh nhỏ phía sau.

3_ariel-bicycle-18702.
Xe đạp Ariel năm 1870 với đặc trưng bánh trước to và bánh sau nhỏ.​

Với một khung xe có trọng lượng nhẹ, Ariel có thể di chuyển với vận tốc 24 km/h, một vận tốc kỷ lục của xe đạp vào thời đó. Tương tự Boneshaker, bàn đạp vẫn được lắp trực tiếp vào trục bánh trước và chưa có cơ cấu líp. Lốp xe được chế tạo từ cao su cứng và đặc ruột cộng với các nan hoa dài, mảnh cho phép chiếc xe chuyển động mượt mà hơn rất nhiều so với các mẫu xe trước đây.

Xuất phát từ nhu cầu một mẫu thiết kế xe đạp dành cho phụ nữ, năm 1876, James Starley tiếp tục phát minh mẫu xe đạp 3 bánh mang tên Salvo. Đây là chiếc xe đạp đầu tiên được trang bị dây xích nối bánh răng kép trên bánh xe với nhau, thiết kế này cho phép bánh xe quay được 2 vòng khi người điều khiển đạp 1 vòng. Cả 2 bánh xe đều được trang bị các nan hoa bằng kim loại. Thời gian sau đó, mẫu xe này trở nên rất phổ biến do có giá thành rẻ, dễ điều khiển và vận hành một cách an toàn.

Starley-in-Royal-Pavilion-Brighton-1877.

James Starley (người thứ 3 từ phải qua) cùng mẫu xe đạp Salvo trong bức ảnh được chụp vào năm 1877. Ông chính là người phát minh ra cơ cấu dây xích nối 2 bánh răng lắp trên xe đạp với nhau. Ông được mệnh danh là cha đẻ của ngành công nghiệp sản xuất xe đạp.​

Năm 1878, 2 nhà sản xuất xe đạp đến từ nước Anh là Otto và Wallace phát minh nên mẫu xe đạp 2 bánh mang tên Kangaroo. Đây là chiếc xe đạp được phổ biến rộng rãi đầu tiên được trang bị hệ thống sên - dĩa đầy đủ nhất. Kangaroo có bánh trước to hơn bánh sau rất nhiều cho phép nó có thể di chuyển nhanh hơn. Các nhà nhà sản xuất nhận thấy rằng nếu bánh xe càng lớn thì một vòng đạp của người điều khiển sẽ đưa chiếc xe đi được quãng đường dài hơn. Chính vì lí do đó mà các nhà sản xuất đua nhau làm nên những chiếc xe với bánh trước ngày càng to hơn. Người mua sẽ phải lựa chọn một chiếc xe với độ lớn của bánh trước phù hợp với chiều dài chân của mình để đảm bảo họ có thể sử dụng được. Đây cũng là lần đầu tiên người ta dùng từ Bicyle (xe đạp) để chỉ phương tiện di chuyển 2 bánh bằng, dùng sức người "đạp và chạy".

5_Kangaroo_Bicycle_Rev.
Xe đạp Kangaroo của Otto và Wallace năm 1878​

Khuyết điểm lớn nhất của các mẫu xe đạp trong thời kỳ này là do chỗ ngồi của người lái quá cao nên trọng tâm trên xe không được phân bố đều. Nếu bánh trước vấp phải một hòn đá hoặc đang di chuyển xuống một con dốc, toàn bộ chiếc xe sẽ bổ nhào về phía trước trong khi chân của người lái bị mắc kẹt vào bàn đạp cộng với việc vị trí điều khiển khá cao nên rất dễ xảy ra những chấn thương nguy hiểm, đặc biệt là chấn thương đầu.

​Năm 1879, Bayliss Thomas phát minh xe đạp "The Bayliss Thomas" với khung xe chế tạo bằng những ống thép rỗng ruột và được trang bị phuộc trước. Cùng thời gian đó, nhà phát minh người Anh là Harry John Lawson chế tạo mẫu xe đạp đầu tiên có sử dụng dây sên. Dây sên được nối giữa dĩa ở trục bánh sau với bàn đạp của người điều khiển. Mẫu xe này được gọi là xe đạp an toàn. Đây là tiền thân của chiếc xe đạp ngày nay.

plus safe bicyle.

Hình ảnh xe đạp an toàn được chế tạo vào năm 1879 bởi Lawson. Xe đạp an toàn sử dụng dây sên để nối dĩa ở trục bánh sau với bàn đạp của người điều khiển. Đây chính là hệ thống sên-dĩa hoàn thiện đầu tiên trên xe đạp.​

Năm 1874, Đến năm 1878, những chiếc xe đạp đầu tiên được sản xuất công nghiệp với số lượng lớn tại Mỹ bởi công ty Pope thuộc sở hữu của Albert Augustus Pope.

Những năm 1880 - 1899: giai đoạn hoàng kim

Năm 1880, nhà phát minh người Anh là E.C.F. Otto chế tạo mẫu xe đạp "dicycle" với hai bánh xe có kích thước bằng nhau được đặt song song cạnh nhau. Người điều khiển ngồi ở giữa 2 bánh xe và vận hành xe bằng bàn đạp ở hai bên. Khi muốn điều khiển xe rẽ trái hay phải, người điều khiển dừng đạp ở bên tương ứng với hướng muốn rẽ. Mẫu xe này không được sản xuất đại trà do việc điều khiển khá phức tạp và gặp nhiều khó khăn.

6_60774_otto-dicycle_lg.
Mẫu xe đạp của E.C.F. Otto năm 1880​

Năm 1885, John Kemp Starley, cháu của nhà phát minh James Starley, đã chế tạo ra mẫu xe đạp an toàn với 2 bánh xe có kích thước bằng nhau được lắp thẳng hàng trên một khung kim loại rỗng. Xe được trang bị đầy đủ các bộ phận như phanh, hệ thống dây sên - dĩa. Đây chính là nguyên mẫu của chiếc xe đạp hiên đại. Khoảng 2 đến 3 năm sau đó, mẫu xe này được đưa vào sản xuất hàng loạt và phổ biến một cách rộng rãi.

7_ John Kemp Starley.

Mẫu xe đạp mang tên Rover do John Kemp Starley (cháu của James Starley) phát minh năm 1885.​

Năm 1888, nhà phát minh người Scotland, John Dunlop phát minh ra lốp xe khí nén áp dụng cho xe đạp. Chiếc lốp này cho phép xe đạp vận hành êm ái và nhẹ nhàng hơn trên những con đường gồ ghề, khắc phục được những nhược điểm của lốp xe đặc ruột. Sau đó, người ta cũng tìm thấy được mô hình thiết kế khung xe gọi là kiểu "kim cương" với khả năng chịu lực tốt hơn. Thiết kế lốp xe khí nén và khung xe kiểu "kim cương" đơn giản làm xe đạp có trọng lượng nhẹ giúp vận hành trơn tru, hiệu quả hơn. Đồng thời, các cải tiến nói trên cũng tạo điều kiện cho việc bảo trì, sữa chữa trở nên thuận lợi hơn.

8_dunlop-history.
John Dunlop (1840 -1921) người phát minh ra lốp xe khí nén. Ông chính là người sáng lập nên công ty Dunlop nổi tiếng chuyên sản xuất lốp xe và các dụng cụ thể thao.​

Với các khía cạnh quan trọng là dễ điều khiển, an toàn, thoải mái và di chuyển nhanh chóng, xe đạp trở thành phương tiện giao thông phổ biến đối với tầng lớp trung và thượng lưu tại châu Âu và Bắc Mỹ trong nửa cuối những năm 1890. Mẫu xe đạp có lốp cao su, kích thước 2 bánh bằng nhau được lắp trên khung với "thiết kế kim cương" chính là mẫu xe đạp đầu tiên mà cả nam và nữ đều có thể sử dụng một cách thuận lợi. Giai đoạn này là thời kỳ phát triển hoàng kim trong lịch sử phát triển xe đạp với hàng loạt những cải tiến góp phần hoàn thiện mô hình xe đạp hiện đại ngày nay.

Từ thế kỷ 20 đến nay…

Xe đạp ngày càng trở thành một phương tiện di chuyển quan trọng ở châu Âu trong nửa đầu thế kỷ 20, nhưng nhu cầu sử dụng xe đạp lại giảm đi đáng kể tại Mỹ từ năm 1900 đến năm 1910 do sự ra đời của xe hơi. Đến những năm 1920, xe đạp dần biến thành một món đồ chơi trẻ em và vào năm 1940, hầu hết xe đạp tại Mỹ đều được sản xuất dành cho trẻ em. Tuy nhiên, tại châu Âu, xe đạp vẫn được sử dụng hết sức rộng rãi.

Trong suốt nửa đầu thế kỷ 20, xe đạp luôn được tiếp tục phát triển cho phù hợp với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Hệ thống líp xe nhiều dĩa cỏ thể chuyển đổi qua lại khi đang chạy được phát triển tại Pháp từ năm 1900 đến 1910 và dần được hoàn thiện theo thời gian. Năm 1930, Tổ chức đua xe đạp châu Âu đã cho phép các tay đua sử dụng hệ thống này. Trước đó, nếu muốn thay đổi dĩa xe trong cuộc đua, tay đua phải dừng lại, tháo bánh xe ra để thay đổi chiếc dĩa mong muốn và lắp lại. Điều này cực kỳ mất thời gian. Hệ thống này giúp các tay đua tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi muốn thay đổi tốc độ của chiếc xe.

9_Velocio velo chains.
Hệ thống nhiều dĩa có thể luân chuyển khi đang xe đang chạy​

Khoảng giữa thế kỷ 20, nhiều thiết bị khác trên xe đạp được tiếp tục chế tạo và hoàn thiện như hệ thống phanh tay, vòng đạp nhẹ hơn, hệ thống đèn chiếu sáng chạy bằng dinamo gắn trên bánh xe, lốp xe cũng được thiết kế hẹp hơn giúp giảm ma sát cho phép xe đạp di chuyển trơn tru và nhẹ nhàng hơn. Những chiếc xe đạp này trở nên rất phổ biến tại châu Âu đặc biệt là tại Anh vào những năm 1950 và luôn được cải tiến trong suốt những thập niên còn lại của thế kỷ 20. Xe đạp dần trở thành là một sở thích phổ biến của nhiều người.
Khám phá lịch sử phát triển của chiếc xe đạp

Khám phá lịch sử phát triển của chiếc xe đạp
Chiếc siêu xe đạp của Audi.

Kể từ đầu thế kỷ 21, xe đạp bắt đầu được cải tiến mạnh mẽ với sự phát triển của công nghệ. Trong thiết kế, khung xe được chế tạo bằng các vật liệu khác nhau để giảm trọng lượng nhưng vẫn đảm bảo độ bền cũng như các yêu cầu về khí động họ. Sự cân bằng của xe đạp được tính toán và mô phỏng bởi các phần mềm máy tính cho phép chế tạo những chiếc xe đạp an toàn với người điều khiển hơn. Các công nghệ mới được áp dụng như chế tạo các chi tiết bằng sợi cacbon hay hệ thống tự chuyển đổi líp bằng điện tử khiến chiếc xe đạp ngày càng hiện đại hơn. Cho đến thời điểm hiện tại, xe đạp vẫn luôn được cải tiến song song với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật để đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của người dùng.

Theo Tinhte

Bài viết cùng chuyên mục Khám Phá

Tình cảm còn đầy nhưng vết đau vẫn nhức, người cũ – nói là cũ nhưng chắc gì đã là người xưa?

Thực ra, yêu lại người cũ là một thứ tình cảm dễ khiến người ta rối trí nhất. Phần vì phải làm quen với một người đã – từng – yêu, phần lại phải gạt những hoài nghi, sợ hãi của đoạn đường lỡ dở ngày trước. Phần đã thuộc lòng những chuyện có cố mấy cũng không thể khác xưa. Phần lại bỡ ngỡ về một con người vừa quen, vừa lạ.

Không phải ai cũng đủ can đảm để nắm lại bàn tay hoặc đã nhẫn tâm chối bỏ mình đi, hoặc bị mình buông lơi mà ngược hướng về phía khác. Không phải ai cũng đủ liều lĩnh, để đưa thương – nhớ đánh cược vào người đã từng cùng mình khổ đau. Dù vẫn còn yêu, vẫn còn thiết tha…

Nhưng nếu có một ngày, bỗng nhiên người cũ rủ, thì bạn có muốn tới và bắt đầu lại chuyện yêu đương?

Có nhiều người trải qua biết mấy thăng trầm vẫn chưa nguôi được nghĩa cũ tình xưa, trong họ, người cũ vẫn là một nỗi đau đáu, găm sâu vào tim mà chưa dễ dàng quên được. Chẳng biết là may mắn thay hay bi kịch thay, đối phương cũng chưa hề muốn xóa đi bóng hình họ trong kí ức. Cả hai đều muốn trở về và cùng nhau nắm tay đi tiếp thêm một đoạn đời nữa, nhưng ám ảnh tổn thương vẫn đứng đó như một bức tường rào không dễ gì xô đi.


Tình cảm còn đầy nhưng vết đau vẫn nhức, người cũ – nói là cũ những chắc gì đã là người xưa?

Chúng ta thường nói nếu tim vẫn muốn thì hãy để mình yêu. Nhưng kỳ thực, những người đã trải qua một quãng đường dày vò – trăn trở - dằn vặt lẫn nhau, thì lý trí không bao giờ muốn thua khi giằng co chuyện đi hay ở. Đôi lúc, yêu một người cũng cần phải cân nhắc, đắn đo, nói gì tới người cũ với những thứ đã sứt mẻ từ ngày xưa.

Nhưng khước từ người đó thì mấy ai đủ cam tâm? Vì dù có đi cùng ai thì tình yêu vẫn thế. Vẫn cần niềm tin và hai trái tim sẵn sàng thứ tha, nhường nhịn. Đã yêu rồi, đâu dễ để ngưng…

Dù lúc này, đã đủ tỉnh táo và thời gian, để chọn lựa xem hạnh phúc của mình nên đặt vào đâu thì tốt nhất? Nhưng những chuyện định mệnh vốn dĩ do ông trời sắp đặt, thì chỉ có đến cuối đường mới biết được ai đúng, ai sai.

Ngã vào ai thì bớt đau? Tựa bờ vai nào thì sẽ không còn thương tổn? Hay kết cục vẫn chỉ là hai bàn tay trái phải đan chặt vào nhau trước gối, nước mắt lã chã vì nhìn đâu cũng chỉ thấy chia ly.

Có người đủ mạnh mẽ để gật đầu đồng ý đi tiếp những ngày xưa. Có người từ chối vì chẳng thà đau bởi người mới còn hơn để một người liên tiếp khiến mình khổ sở. có người phân vân vì niềm tin nay đã chẳng còn lành lặn.

Còn bạn, nếu người cũ rủ, bạn có tới không?

Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết cùng chuyên mục Góc Trái Tim

Sức mạnh về tài chính là một bệ đỡ vững chắc để Apple khẳng định thêm vị thế của mình và tiếp tục phát triển các sản phẩm mang tính đột phá hơn trong tương lai.

Kể từ khi được thành lập cho đến nay, Apple đã đạt được rất nhiều thành tựu và cống hiến lớn như định hình lại khái niệm smartphone bằng chiếc iPhone hay cách mạng hóa phân khúc máy tính cá nhân bằng iPad. Mặc dù hiện nay, các đối thủ của hãng này cũng đã dần dần bắt đầu bắt kịp được với những gì Apple sở hữu, khi nhìn trên phương diện tài chính, "táo khuyết" vẫn là một gã khổng lồ đầy sức mạnh.

1. Doanh thu 3 tháng đầu năm 2014 của Apple chạm ngưỡng 43,7 tỷ USD.


Con số này nhiều hơn cả những gì ba ông lớn khác là Google, Amazon và Facebook làm được cộng lại.

2. Cùng kì, doanh thu tính riêng iPhone đạt 26 tỷ USD.


Bạn có thể tưởng tượng độ lớn của con số này bằng cách so sánh với doanh thu của Microsoft cùng giai đoạn này (20,04 tỷ USD). Hơn nữa, iPhone còn sở hữu tốc độ tăng trưởng cao hơn Microsoft.

3. iPad tạo ra 7,6 tỷ USD doanh thu.


Mặc dù con số này thể hiện một khoảng thời gian có phần ảm đạm của iPad nhưng nếu so sánh với doanh thu quý I của Facebook (2,5 tỷ USD), xem ra tình hình của Apple cũng chẳng đáng lo là bao.

4. Bộ phận iTunes/phần mềm của Apple ghi nhận doanh thu 4,57 USD trong quý I.


Con số này mà Netflix (một công ty truyền hình Internet) đạt được là 4,37 tỷ USD.

5. Lợi nhuận ròng Apple đạt được trong quý I cán mốc 10,2 tỷ USD.


Số tiền Apple kiếm được trong ba tháng nhiều hơn những gì Amazon kiếm được trong... 20 năm.

6. Lợi nhuận ròng quý I của Apple được ghi nhận là con số cao thứ 14 trong lịch sử.


Thống kê này được trang thông tin uy tín Business Insider đưa ra.

7. 150,6 tỷ USD là lượng tiền mặt Apple đang sở hữu.


Với số tiền này, Apple có thể mua lại Facebook bằng tiền mặt, hoặc họ có thể “shopping” thoải mái với giỏ hàng là loạt thương hiệu Netflix, Tesla, Twitter, Dropbox, Pandora và Spotify. Sau khi mua lại 6 công ty này, Apple vẫn còn 59 tỷ USD tiền mặt để... shopping tiếp.

8. Doanh thu tại thị trường Trung Quốc đạt 9,3 tỷ USD.


Đây là con số tương đương với những gì Apple đạt được tại thị trường Hoa Kỳ ở thời điểm ba năm trước. Vào quý tới, doanh thu của Apple tại Trung Quốc nhiều khả năng sẽ vượt qua doanh thu của hãng tại Châu Âu.

9.  Apple đang sở hữu 800 triệu tài khoản iTunes.


Nếu coi mỗi tài khoản iTunes là một tài khoản tín dụng, không một công ty nào trên thế giới có được con số như Apple.

10. Về cuộc chiến với đối trọng lớn nhất Samsung.


Samsung bán được lượng thiết bị nhiều gấp đôi Apple với doanh thu gần như tương đương nhưng xét về mặt lợi nhuận, ông lớn công nghệ Hàn Quốc chưa phải là đối thủ của Apple.

11. Apple cho hay hãng có thêm 60 triệu người dùng mới trong 6 tháng qua.


Trong khi đó, cùng thời kì một dịch vụ miễn phí là Twitter chỉ ghi nhận con số 23 triệu người dùng mới.

Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết cùng chuyên mục Công Nghệ

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.