Latest Post

 5 xu hướng truyền thông xã hội năm 2014

Đây là 5 xu hướng truyền thông xã hội mọi doanh nghiệp cần quan tâm trong năm 2014 và vài năm tới:

1. Đa dạng hóa

Có thể bạn đã đọc được ở đâu đó về chuyện Facebook thay đổi thuật toán của họ. Nếu bạn đang điều hành một fanpage kinh doanh hay quảng bá thương hiệu, thì một nghiên cứu đã chỉ ra, chỉ có 6% những người theo dõi trang web xem được các post bạn đưa lên. Các chuyên gia cho biết, con số này sẽ còn tiếp tục lao dốc, thậm chí xuống tới mức 1%.

Facebook thay đổi thuật toán nhằm tăng lợi nhuận quảng cáo. Và việc này làm lộ ra điểm yếu tiềm tàng trong các chiến lược tiếp thị mạng xã hội của nhiều doanh nghiệp: việc quá lệ thuộc vào một nền tảng truyền thông duy nhất sẽ đẩy bạn vào tình huống phải phó mặc mình cho sự thay đổi ngẫu hứng của nó. Bất kể việc nền tảng này sẽ tiêu vong hay đơn giản chỉ là thay đổi các quy tắc, việc "đặt trứng vào một rổ" sẽ khiến bạn phải trả giá đắt.

2. Chú ý hơn tới Google+

Các doanh nghiệp nên dành sự chú ý đặc biệt cho Google+. Trang này đã và đang đóng vai trò quan trọng hơn trong hệ thống thuật toán xếp hạng kết quả tìm kiếm của Google. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong thời gian tới.

Trước sự ngạc nhiên của rất nhiều người trong lĩnh vực SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), chuyên gia Matt Cutts của Google khẳng định, Facebook và Twitter không có tác dụng gì cho việc thăng bậc của website thông qua các thủ thuật SEO, do các trang này hạn chế Google tiếp cận và thu thập dữ liệu. Do đó Google sẽ sử dụng dữ liệu từ trang nhà Google+ để góp phần vào việc xếp hạng kết quả tìm kiếm.

Google+ cũng là cách tốt nhất để truy cập vào Google Authorship (công cụ xác lập quyền tác giả của Google), đây là công cụ đóng vai trò rất lớn trong SEO.

Google Authorship giúp các cỗ máy tìm kiếm xác định nội dung của bạn, quy nội dung đó về với đúng tác giả thực sự và xây dựng một danh mục hồ sơ cho từng tác giả gọi là Author Rank (thứ hạng tác giả) – một thuật toán tính điểm dựa trên lịch sử xuất bản hay đưa ra ý kiến chuyên môn của người đó.

Trong hầu hết các trường hợp, hình ảnh tác giả xuất hiện bên cạnh nội dung của họ trong các kết quả tìm kiếm sẽ làm tăng tính minh bạch và tỷ lệ người xem.

3. Sự cộng hưởng của truyền thông xã hội, SEO và nội dung sáng tạo

Các chuyên gia tiếp thị trực tuyến đã quên đi quan điểm: truyền thông xã hội, SEO và tiếp thị nội dung là những hoạt động độc lập. Tiếp thị truyền thông xã hội quyết định tới việc nội dung sẽ được xem và chia sẻ như thế nào.

Nội dung và tiếp thị có mối liên hệ trực tiếp với hoạt động SEO – đặc biệt là khi Google cập nhật thuật toán mới nhất. Bạn cần nghĩ về ba “cột trụ” trong việc tiếp thị trực tuyến: SEO, nội dung và truyền thông mạng xã hội. Đó sẽ là một hệ thống hoạt động đồng bộ để tăng tính minh bạch, gây dựng thương hiệu và cuối cùng là kiếm được nhiều khách hàng và tăng doanh thu.

4. Nội dung tác động đến thị giác sẽ thắng thế

Ước tính khoảng 63% mạng truyền thông xã hội có tích hợp hình ảnh. Hình ảnh đóng vai trò ngày càng quan trọng trên các trang mạng xã hội phục vụ kinh doanh. Một nghiên cứu cho thấy, 29% người dùng của Pinterest đã mua một sản phẩm sau khi hình ảnh của nó được đăng tải.

Các video cũng phổ biến hơn bao giờ hết, với sự góp mặt của các mạng như Vine và Instagram. Infographic là một công cụ quảng cáo khác đem lại hiệu quả cho các doanh nghiệp có quá nhiều dữ liệu và muốn lồng ghép những câu chuyện vào những dữ liệu đó.

Không phải mạng xã hội nào cũng tốt, hãy dành thời gian để tìm cách kể câu chuyện của doanh nghiệp một cách sống động và thử nghiệm nó dưới các dạng thức khác nhau. Việc này sẽ thổi một làn gió mới vào chiến lược tiếp thị mạng xã hội của bạn.

5. Truyền thông xã hội là công cụ xây dựng thương hiệu

Nên dùng các kênh truyền thông xã hội như công cụ để xây dựng thương hiệu. Hãy xây dựng thương hiệu của bạn trên bất cứ mạng xã hội nào giúp cải thiện SEO và doanh thu.

Những gì bạn thể hiện trên các trang mạng xã hội của bạn có phù hợp với tiêu chí chung của thương hiệu? Bạn có thường xuyên chọn đăng các trạng thái (status) có thông điệp cần thiết và phù hợp với thương hiệu bạn đang gầy dựng? Năm nay, bạn nên tập trung vào việc xây dựng thương hiệu thông qua các tương tác trên mạng xã hội.

Một bài học rút ra từ sự phát triển của mạng xã hội: Ai có phương thức tiếp cận linh hoạt và tập trung nhất sẽ đạt tỷ lệ hoàn vốn cao nhất. Bạn hãy dành thời gian để hiểu các xu hướng chung và tập trung vào các mục tiêu trọng yếu, và bắt tay vào thử nghiệm ngay những chiến lược cụ thể.
Mạng xã hội đang phát triển rất nhanh chóng, vì thế, chiến lược tiếp thị truyền thông của bạn trên nền tảng này không thể dậm chân tại chỗ. Thay vào đó, bạn cần thường xuyên đánh giá lại các mục tiêu kinh doanh, các chiến dịch truyền thông xã hội, các kết quả đặt ra và điều chỉnh lại chiến lược của bạn một năm một lần, hoặc mỗi quý một lần nếu có điều kiện.

Theo Trần Đắc Luân
Doanhnhansaigon.vn/Entrepreneur

Năm 1978, một nhân viên quản trị marketing cho một công ty sản xuất máy tính đang đứng trước thử thách vô cùng khó khăn: làm thế nào để quảng bá cho máy tính của công ty ông khi những kênh truyền thông khác đã bị các đối thủ thống trị. Sau rất nhiều chuẩn bị và tính toán, ông đã quyết định gửi email tới 400 người ở phía Tây nước Mỹ để mời họ mua hàng.

Người đàn ông đó tên là Gary Thuerk, và chiếc email đó là sản phẩm của chiến lược Email Marketing đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

Sau gần 40 năm và vô số các cuộc “tiểu phẫu”, bộ mặt của Email Marketing đã không ngừng biến chuyển và cải tiến. Công cụ này vẫn giữ vị thế là một báu vật có giá trị với các marketers với sự phát triển của điện thoại thông minh và máy tính bảng ngày nay.


Chiếc email quảng cáo đầu tiên (1978) – 1 chiến email quảng cáo hiện tại (2014)

Nối tiếp với bài viết tuần trước về “5 chiến dịch Email Marketing được thực hiện đúng cách”, hôm nay Mix xin chia sẻ với bạn những bí kíp của chuyên gia cho việc tối đa hóa hiệu quả chiến lược Email Marketing của bạn.

1. Liên tục cập nhật dữ liệu về khách hàng

Khách hàng và hành vi của họ đang thay đổi rất nhanh chóng. Các khách hàng tuổi teen dùng smartphone, chụp selfie và thích Justin Bieber ngày nay khác hẳn với các khách hàng tuổi teen thích đọc báo Hoa học trò vài năm về trước.


Hãy đảm bảo rằng bạn luôn có một cơ sở dữ liệu đúng nhất và cập nhật nhất về các khách hàng cũ và mới, về nhân khẩu học cũng như tâm lý và hành vi của họ.

2. Chia nhỏ ra từng phân khúc thị trường

Tương tự, các khách hàng với các đặc điểm khác nhau cũng có thể có hành vi hoàn toàn khác nhau. Chiến lược Email Marketing của bạn nên bao gồm các chiến dịch hướng đến từng đối tượng và được điều chỉnh sao cho phù hợp với hành vi của từng đối tượng.

3. Cá nhân hóa các email

Khách hàng đặc biệt trân trọng các nỗ lực cá nhân hóa email của bạn. Điều này tạo cho họ có cảm giác rằng email này không phải là spam mà là một cuộc trò chuyện thân mật.


Một số phương pháp cá nhân hóa bạn có thể sử dụng là: thêm tên khách hàng vào dòng chào (“Kính gửi…”, “… thân mến”…), giới thiệu các nội dung nên đọc dựa trên hành vi truy cập của họ trên trang web của bạn…

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các email với nội dung được các nhân hóa có lượng phản hồi tăng 15-25%, tỷ lệ được nhấp chuột tăng 25-35%.

4. Đừng chỉ gửi email để bán hàng

Chiến lược Email Marketing của bạn cũng nên bao gồm các loại email có mục đích khác nhau. Thi thoảng gửi những email chúc mừng ngày nghỉ lễ, hoặc các email cảm ơn nhằm tri ân khách hàng sẽ tăng thêm gắn kết thương hiệu và tạo dựng được một mối quan hệ khăng khít hơn với họ.

Chiến lược về nội dung cho Email cũng là một vùng đất rộng để bạn có thể thỏa sức sáng tạo. Trang thiết kế nội thất Houzz gửi các email hàng tuần để tổng hợp những xu hướng trang trí nhà cửa nóng hổi nhất trên trang web của họ trong tuần, mạng xã hội cho người đọc sách Goodreads cung cấp các nhận xét và bàn luận mới về những cuốn sách mà khách hàng đã đọc…


Một email của Houzz

5. Dùng một mẫu giao diện cố định cho các email của bạn

Mẫu giao diện cố định sẽ đảm bảo khách hàng nhận ra được email của bạn, tăng độ nhận biết thương hiệu cũng như tạo trải nghiệm thương hiệu ổn định.

6. Tạo tương thích với giao diện điện thoại

47% số email được mở ra là ở màn hình điện thoại (Số liệu năm 2013 của hãng marketing Litmus)

Nếu email của bạn được thiết kế cho màn hình lớn hơn màn hình của khách hàng, khách hàng có thể không tiếp nhận được các thông tin quan trọng, hay cảm thấy bực bội và dẫn đến ấn tượng tiêu cực về thương hiệu của bạn.

Sau đây là một số cách để email bạn hiển thị tốt trên màn hình điện thoại:

Viết toàn bộ email thành 1 cột
Tăng cỡ chữ
Các nút bấm nên có kích thước ít nhất là 44×44 pixels
Để diện tích dòng Call-to-Action lớn và dễ chạm trúng

7. Thử nghiệm liên tục

Với sự khó đoán của hành vi khách hàng và sự thay đổi liên tục của thị trường, không có chiến dịch nào đảm bảo thành công đến khi đã được bạn thử nghiệm và đo lường. Bạn nên thử nghiệm tách biệt một số yếu tố sau đây:

Bố cục và thiết kế email
Giọng điệu trong email
Độ dài email
Tần suất và thời gian gửi
Nội dung các dòng “Người gửi”, “Tiêu đề”, Pre-text, Lời chào
Calls-to-Action (Các dòng kêu gọi hành động trong email)

 Nguồn: Mix Digital

Giống như nhiều hãng công nghệ nổi tiếng khác trên thế giới, Apple được xem như một trong những tập đoàn thành công nhất và nổi tiếng nhất. Mỗi khi nhắc tới cái tên Táo khuyết, hầu hết mọi người trong chúng ta đều liên tưởng ngay tới Steve Jobs, cha đẻ của hãng. Không ai có thể phủ nhận rằng, Jobs chính là yếu tố tiên quyết khi đưa Apple trở thành “hãng công nghệ đắt giá nhất hành tinh”.

Tuy nhiên, ông cũng chỉ là một con người và trên bước đường thành công của mình, cố CEO của Apple cũng cần có những trợ thủ đắc lực, những cộng sự và những người cùng chí hướng. Chúng ta có thể kể đến CEO đầu tiên của hãng - Micheal Scott hay trợ thủ đắc lực của Jobs - Steve Wozniak. Tuy nhiên, Apple còn có những cá nhân khác, những người đã góp một phần công sức của mình xây dựng lên một đế chế như chúng ta thấy ngày nay.

10. Gary Martin – Kế toán công ty

Martin từng nghĩ Apple sẽ lụi tàn nhưng ông vẫn cố tham gia vào công ty bằng mọi giá. Ông làm việc tại Apple cho tới năm 1983 và sau đó chuyển sang Startruck – một công ty hoạt động trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Trong những thập kỉ sau đó, ông liên tục giữ chức vụ Giám đốc tài chính (CFO) ở nhiều công ty khác nhau như: MobileSmarts, Halo Data Devices,… Hiện nay, Martin là một cổ đông và cũng là thành viên ban quản trị của công ty điện toán đám mây LeoNovus.

Gary Martin - CFO của Apple (ảnh minh họa)
Gary Martin - CFO của Apple (ảnh minh họa)

9. Sherry Livingston – Cánh tay phải của Micheal Scott

Livingston là thư kí đầu tiên làm việc tại Apple và bà đã có những đóng góp đáng kể cho công ty. Micheal Scott – người nhận bà vào làm, nhận xét bà đã làm tất cả mọi việc từ A tới Z cho công ty từ những ngày đầu. Hiện bà đã có cháu và không ai biết liệu bà có còn làm việc nữa hay không.

Bà Sherry Livingston làm mọi việc từ A tới Z cho công ty
Bà Sherry Livingston làm mọi việc từ A tới Z cho công ty

8. Chris Espinosa – Học sinh trung học từng làm việc bán thời gian cho Apple

Vào năm 14 tuổi, Chris Espinosa xin vào làm việc tại Apple khi ông còn đang học trung học. Có khả năng, hiện nay, ông vẫn đang làm việc cho công ty. Mặc dù trước đó, trên trang blog của mình, ông phàn nàn về việc CEO Micheal “Scotty” Scott đặt ông ở vị trí thứ 8 trong công ty do còn đang đi học.

Chris Espinosa - Học sinh trung học làm việc bán thời gian cho Apple
Chris Espinosa - Học sinh trung học làm việc bán thời gian cho Apple

7. Micheal “Scotty” Scott – CEO đầu tiên của hãng

Trả lời phóng viên của trang BusinessInsider, Scott tự nhận bản thân mình ở vị trí số 7 bởi nó liên quan tới điệp viên 007, James Bond. Scotty cũng là người từng gán các số thứ tự cho nhân viên công ty. Vào năm 1977, ông được cổ đông đầu tiên của Apple – Mike Markkula (đầu tư 250.000 USD) đề xuất làm CEO của hãng nhờ vào những đóng góp trong chiến lược kinh doanh.

Micheal Scotty Scott - CEO đầu tiên của Apple
Micheal "Scotty" Scott - CEO đầu tiên của Apple

6. Randy Wigginton – Lập trình viên làm việc cho nhiều hãng công nghệ lớn

Công việc chính của Wigginton chính là lập trình ngôn ngữ BASIC cho máy tính Apple II. Sau khi rời khỏi Apple, ông làm việc cho eBay, Google, Chegg (công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục) và Square, startup hoạt động trong lĩnh vực thanh toán di động.

Randy Wigginton - Lập trình viên của máy Apple II
Randy Wigginton (giữa) - Lập trình viên của máy Apple II

5. Rod Holt – Người cực kì quan trọng trong việc phát triển Apple II

Holt là người thiết kế phần cứng được đánh giá cao nhưng ông cũng từng hoài nghi bản thân khi gia nhập Apple. Tuy nhiên, trong cuốn “Trở lại tiểu vương quốc” (Return to the Little Kingdom), ông nói rằng Steve Jobs từng “dụ” ông vào công ty. Tại đây, Holt đã tham gia vào nhóm phát triển bộ nguồn cho máy tính Apple II. Sau 6 năm công tác, Holt nói ông bị đẩy ra khỏi công ty bởi ban quản trị mới.

Rod Holt - Người thiết kế bộ nguồn cho máy tính Apple II
Rod Holt - Người thiết kế bộ nguồn cho máy tính Apple II

4. Bill Fernandez – Nhân viên đầu tiên của công ty

Bill Fernandez gặp Steve Jobs lần đầu tiên tại Trường tiểu học Cupertino khi Jobs mới chuyển tới. Lúc đó, Fernandez cũng là bạn hàng xóm của Steve Wozniak. Khi Jobs cùng Wozniak bắt đầu sự nghiệp, họ đã tuyển Fernandez làm nhân viên đầu tiên của công ty. Ông rời Apple vào năm 1993 và làm việc cho công ty dữ liệu Ingres. Hiện nay, Fernandez là CEO của một startup vô danh – Omnibotics với phương hướng hoạt động có vẻ sẽ giống Nest. Website chính thức của hãng chỉ có một khẩu hiệu duy nhất “Đem đến cho gia đình bạn những tiện ích công nghệ.”

Bill Fernandez - Bạn học và cũng là nhân viên đầu tiên làm việc cho Jobs
Bill Fernandez - Bạn học và cũng là nhân viên đầu tiên làm việc cho Jobs

3. Mike Markkula – Nhà đầu tư đầu tiên

Markkula là một trong những người hỗ trợ phát triển Apple từ những ngày đầu. Ông từng đầu tư 250.000 USD cho công ty để đổi lấy quyền nắm giữ 30% cổ phần. Ông cũng là người quản lý công ty, phát triển chiến lược kinh doanh, tuyển CEO đầu tiên cho hãng và thuyết phục Steve Wozniak gia nhập Apple. (Lúc đó Wozniak đang nghĩ tới việc tham gia HP).

Mike Markkula - Người đầu tiên đầu tư 250.000 USD cho Apple
Mike Markkula - Người đầu tiên đầu tư 250.000 USD cho Apple

Markkula cũng là một trong những nhân viên đầu tiên của Intel, ông trở thành triệu phú vào năm 30 tuổi khi công ty thị trường hóa cổ phần. Theo cuốn “Trở lại tiểu vương quốc”, vốn đầu tư ban đầu của Markkula cho Apple chỉ chiếm gần 10% tổng tài sản của ông vào thời điểm đó.

Ông làm việc cho Apple tới năm 1997, sau khi chứng kiến sự ra đi rồi trở lại của Steve Jobs. Ngay khi Jobs trở lại vị trí CEO của mình, Markkula nghỉ việc. Sau đó, ông tham gia đầu tư vào một số startup nhỏ khác và quyên góp tiền cho trung tâm nghiên cứu ứng dụng Markkula thuộc đại học Santa Clara.

2. Steve Jobs – CEO thiên tài của Apple

Tại sao Jobs chỉ đứng ở vị trí thứ hai chứ không phải thứ nhất? Micheal Scott trả lời: “Tôi biết, tôi chỉ cho Jobs đứng ở vị trí thứ hai bởi tôi nghĩ như vậy là quá nhiều.” Như chúng ta đều biết, Jobs từng bị đuổi khỏi Apple trước khi trở lại cầm quyền và đưa công ty đến với đỉnh vinh quang. Trong khoảng thời gian hoạt động bên ngoài, ông lãnh đạo Pixar. Steve Jobs mất vào tháng 10 năm 2011.

Steve Jobs - Người đã đưa Apple tới đỉnh vinh quang
Steve Jobs - Người đã đưa Apple tới đỉnh vinh quang

1. Steve Wozniak – Chuyên viên kĩ thuật

Wozniak suýt không làm việc cho Apple. Ông từng được mời làm việc cho HP ở Oregon và đang cân nhắc chuyện đó. Nhưng ông đã đưa ra quyết định đúng đắn. Hiện ông vẫn đang là một nhân viên của Apple nhưng chỉ trên danh nghĩa.

Steve Wozniak - Chuyên viên kĩ thuật và cũng là đồng sáng lập Apple
Steve Wozniak - Chuyên viên kĩ thuật và cũng là đồng sáng lập Apple

Có thể bạn chưa biết: Ronald Wayne quyết định bán số cổ phần của mình với giá 1.700 USD.
Ronald Wayne cũng được xem như một trong những người sáng lập Apple cùng với Steve Jobs và Steve Wozniak nhưng ông lại cho rằng kinh doanh không phù hợp với bản thân. Ông đã rời công ty và bán lại cổ phần của mình cho Markkula với giá 1.700 USD vào năm 1977.

Bộ 3 sáng lập Apple: Steve Jobs, Ronald Wayne và Steve Wozniak
Bộ 3 sáng lập Apple: Steve Jobs, Ronald Wayne và Steve Wozniak

Vào năm 2012, Wayne đăng một bài viết giải thích lý do tại sao lại rời khỏi công ty. Ông viết: “Tôi tách biệt bản thân mình ra khỏi Apple bởi không có niềm đam mê với các sản phẩm tin học. Ngoài những lo ngại liên quan tới rủi ro tài chính, tôi rời công ty bởi tôi cảm thấy rằng đây không phải là môi trường kinh doanh phù hợp với bản thân, đặc biệt trong những ngày làm việc tại đây. Tôi cũng có niềm tin vào thành công nhưng tôi không biết liệu mình sẽ phải từ bỏ hay hi sinh điều gì để đạt được mong ước đó hay thậm chí là sẽ phải mất bao lâu để đạt được mục tiêu đề ra.

Trái với những gì tôi từng trả lời với báo chí về bản thân mình, tôi không hối tiếc khi bỏ lỡ hàng tỷ USD. Đó là một khoảng thời gian khá dài từ năm 1976 tới 2012. Apple cũng phải trải qua những khoảng thời gian khó khăn và nhiều người cũng từng nghĩ rằng hãng sẽ phá sản khi đến lúc. Có thể, tôi đã bỏ qua hàng chục triệu USD nhưng thực lòng mà nói, giữa bạn và tôi, đó lại là sự khác biệt về phong cách sống.”

Theo Trí Thức Trẻ


Bạn đã bao giờ để ý xem trở lại và thay đổi trang web của bạn mỗi khi Google thay đổi thuật toán hoặc bổ sung thêm một thuật toán mới? Một số thay đổi quan trọng nhất kể từ năm 2008 đã ảnh hưởng rất nhiều đến các trang web.

>> Dịch vụ khắc phục hình phạt và thuật toán google

Google thay đổi nhiều thứ trong suốt một năm và cố gắng để xử lý những đối tượng không cần thiết. Phần nhiều trong số những thay đổi đó được thiết kế để ngăn cản những kẻ gian lận và các trang web lừa đảo lạm dụng hệ thống để được đứng trong top đầu của kết quả tìm kiếm.


algorithm-update

Xét về mặt khái niệm, điều quan trọng là phải hiểu được những thay đổi này có ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp của bạn. Điều này cũng quan trọng không kém để hiểu rằng tiếp thị web không có điểm cuối và thay đổi là điều không thể tránh khỏi. “Mong sự thay đổi và chấp nhận thay đổi” là những cái mà tôi đã trình bày trong những năm qua. Bạn cần phải sử dụng thời gian hiệu quả để chống lại hoặc thích ứng với những thay đổi này.

Chúng tôi sẽ xem xét một vài những thay đổi thuật toán nổi bật của Google và những tác động ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Chủ đề liên quan đến quảng cáo không được đề cập trong cuộc thảo luận này.

Thuật toán Google: Nội dung liên quan

- Thay đổi: khoảng năm 2008 nó bắt đầu với các thuật toán liên quan đến chủ đề nội dung mỗi khi tối ưu trang. Thời gian tối ưu toàn bộ trang web sử dụng thẻ mô tả, meta keywords và titles cho mỗi trang đã trở nên lỗi thời.

- Tác động Marketing: tối ưu các trang cá nhân dựa vào thông tin duy nhất của họ nghĩa là bất kỳ trang nào có thể được xếp hạng và được hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Điều này cũng có nghĩa là các điểm truy cập vào một trang web không còn là trang chủ - nơi kêu gọi các hành động đã được thiết lập. Thay vào đó, tất cả các trang web cần phải được đối xử như trang chủ và có thể nhìn thấy để kêu gọi hành động.

Thay đổi đặc biệt này không phải là một cái gì đó mà một nhà phát triển kỹ thuật web hoặc thậm chí một nhà thiết kế sáng tạo sẽ chọn. Thay vào đó, một nhà tiếp thị sẽ cần thiết để hiểu làm thế nào để giải thích những thay đổi và lãnh đạo việc kinh doanh đi đúng hướng.


slide ​

Thuật toán Google với các thương hiệu đáng tin cậy

- Thay đổi: trong năm 2009, Google đã phát hành một thuật toán ít được biết đến gọi là Vince. Thuật toán này để xác định xem một thương hiệu có đáng tin cậy hay không. Trong khi thuật toán này được thiết kế để loại bỏ tính gian lận và các trang web lừa đảo thì nó áp đặt tiếp thị tập trung nhiều hơn vào việc lao động tích cực. Đầu tiên, chúng ta hãy nhìn Wikipedia, các biên tập viên của họ làm việc theo một quy trình rất giống nhau nếu bạn muốn có một bài viết trên trang web Wikipedia về công ty của bạn. Trên Wikipedia, notability là một chuẩn được các biên tập viên sử dụng để quyết định xem một chủ đề nào đó có thể có riêng mình một trang trên Wikipedia hay không. Thông tin về một chủ đề Wikipedia phải được kiểm chứng cùng với các nguồn của bên thứ ba đáng tin cậy. Ý tưởng của Wikipedia là sử dụng chuẩn này để tránh phân biệt đối xử trong các chủ đề. Chúng ta phải hiểu rằng việc xác định notability không cần thiết phải phụ thuộc vào những thứ như sự nổi tiếng, tầm quan trọng hoặc tính phổ biến. Mặc dù, sự nổi tiếng, tầm quan trọng và xu hướng phổ biến có các nguồn của bên thứ 3 đáng tin cậy hơn để xác minh và xác nhận thông tin. Nhiều người đã lấy thuật toán này để ủng hộ thương hiệu lớn và vì lợi ích của họ, các thương hiệu lớn bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trong các kết quả tìm kiếm so với các thương hiệu nhỏ. Tuy nhiên, đây không phải là ý định của Google. Thay vào đó, điều đó có nghĩa là các thương hiệu nhỏ hơn cần phải làm nhiều hơn để hợp thức hóa chính mình bằng các phương pháp kiểm chứng và đáng tin cậy.

- Các tác động Marketing: trước hết, nhiều kênh tiếp thị đã trở nên quan trọng. Các doanh nghiệp phải tiếp thị bản thân thông qua các kênh khác nhau bao gồm các bài xã luận, thông cáo báo chí, video, tài liệu, tiếp thị truyền thông xã hội, infographics... Điều này có nghĩa là bạn phải dành thời gian nhiều hơn để chuẩn bị nội dung, quản lý việc phân phối các nội dung và tham gia vào các trang web bên ngoài chỉ trả tiền cho quảng cáo. Nó xảy ra đúng như vậy, rằng cách tham gia vào việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp của bạn thông qua nhiều kênh tiếp thị, tăng giá trị tin cậy và tạo ra lượng truy cập từ các nguồn khác nhau ngoài công cụ tìm kiếm.

Các thuật toán của Google 

- Thay đổi: năm 2011-2013 là năm của Penguin (chất lượng liên kết) và cập nhật Panda (nội dung chất lượng). Cả hai thuật toán này có đặc điểm chung là coi trọng chất lượng hơn số lượng. Google có một danh sách các câu hỏi đặt ra khi xác định những biểu hiện chất lượng. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn qua danh sách các câu hỏi thì bạn sẽ thấy chúng rất chủ quan dựa vào nhận thức của khách truy cập. Câu hỏi thực sự là làm thế nào nó ảnh hưởng đến chất lượng vị trí xếp hạng trang web trong kết quả tìm kiếm dựa trên các phương trình toán học logic mà Google có thể xác định?

- Tác động Marketing: khi nói đến Penguin là chúng ta nghĩ ngay đến các trang web cùng với các liên kết chất lượng đến trang web của bạn. Điều này không có nghĩa là ai đó đã có một ý tưởng tốt về cách xác định các trang web chất lượng dựa trên thước đo của trang web như Google Page Rank, Alexa Traffic Rank, khối lượng của các trang được lập chỉ mục và khối lượng của các liên kết trên web. Một trang web chất lượng sẽ có giá trị hơn và điều đó có nghĩa là một người nào đó thực sự phải nghiên cứu thông tin. Khi nói đến Panda, chúng ta có thể nghĩ ngay đến khuyến cáo về khả năng đọc của trang web. Càng có nhiều trang web có thể phục vụ cho công chúng thì khả năng nó sẽ đáp ứng mức độ chất lượng dựa trên phương trình toán học. Khi nói đến Hummingbird, đây là thuật toán tìm kiếm mới của Google. Nghĩa là trang web của bạn cần phải được tối ưu xung quanh tìm kiếm đàm thoại. Khi mọi người tiếp tục tìm kiếm với một câu truy vấn dài, đặc biệt là với các thiết bị di động, thì trang web của bạn phải được điều chỉnh dựa vào toàn bộ câu thay vì chỉ dựa vào từ khóa riêng lẻ hoặc cụm từ khóa.

Những gì cần phải làm để thay đổi thuật toán Google

Điểm mấu chốt là các doanh nghiệp cần sự giúp đỡ của các chuyên gia để quản lý và tiếp thị trang web của họ và các doanh nghiệp cũng cần phải tiếp thị thương hiệu của họ.

Mặc dù các nhân viên trong doanh nghiệp có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đó nhưng họ không có kinh nghiệm của một công ty chuyên nghiệp để có thể làm việc với nhiều khách hàng và nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

Một yếu tố tài chính đến từ các doanh nghiệp sử dụng nguồn lực tài chính của họ không có hiệu quả bởi vì họ phản ứng lại những thay đổi mà thực sự họ không hiểu. Các phản ứng như hiểu biết đúng đắn và thiếu tính khách quan, tập trung vào duy trì doanh thu mong muốn. Trong thực tế, họ đang làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Môi trường thay đổi nhanh, phải có một người nào đó đứng ra giải thích những thay đổi này ảnh hưởng như thế nào, lập kế hoạch làm thế nào di chuyển một cách lâu dài. Trong khi chờ đợi sự thay đổi thì những hiểu biết về lịch sử trở nên rất quan trọng, chấp nhận thay đổi và trở thành những người theo trào lưu của những ý tưởng mới. Không có chỗ cho hiện tại khi nói đến Internet marketing và áp dụng những thay đổi sớm là quan trọng.


Nguồn www.thegioiseo.com

Đêm đã về khuya, tôi có lang thang trên mạng và vô tình vào được bài viết khá cũ về chủ đề xây dựng backlink chất lượng, đây cũng là một trong các bài viết thu hút sự chú ý của tôi, không phải vì bài viết quá hay, mà nội dung hay kiến thức trong bài viết là cực kỳ quan trọng và mang tính trải nghiệm cao, nói chung các SEOer khi muốn làm một dự án liên quan tới website nào đó đều mơ ước sở hữu các backlink chất lượng, chất là phải chất thật, thỏa mãn các yếu tố như:

- Backlink từ trang có PR cao.

- Backlink từ trang có nội dung tốt.
- Cùng chủ đề.
- Backlink nên có trong bài viết.

Khoan đã, tôi đang chú ý tới backlink trong bài viết là backlink như thế nào? Tại sao backlink trong bài lại quan trọng hơn các backlink đặt ở chỗ khác? Tôi không biết các bạn đã nghiên cứu về vấn đề này chưa, nhưng nhân tiện hôm nay cũng có bạn đang vướng mắc vấn đề tương tự và có hỏi tôi nên tôi cũng xin chia sẻ với các bạn để chúng ta cùng bàn luận, và nếu các bạn cũng đang có vướng mắc tương tự có thể tìm được câu trả lời tại bài viết này.


>> Dịch vụ SEO link building chất lượng

Các vị trí có thể bố trí backlink


Trong một website thì luôn có các vùng khác nhau để hiển thị các thông tin khác nhau tới người dùng, và chính chúng góp phần tạo nên bố cục của một website, không có website nào thẳng và phẳng từ trên xuống dưới cả. Chúng ta thử nhìn qua ảnh để biết được các vị trí bố cục:



bo cuc website 
Bố cục phổ thông của một website​

Thông thường thì bố trí backlink nhiều nhất vẫn là footer, hơi ít các website cho phép chúng ta trao đổi backlink trên header vì nó phá vỡ các quy tắc hoặc bố cục của website, hoặc đơn giản là người ta không thích tạo ra cho người đọc của mình cái cảm giác đây chỉ là một trang giới thiệu.


Sidebar cũng được bố trí ít backlink hơn footer, vì ngoài chức năng hiển thị các thành phần phụ trong trang, có khi người ta còn thiết kế quảng cáo banner hoặc PR cho dịch vụ nào đó của website nên thường ít các website trao đổi hay hiển thị backlink tại đó.


Phần nội dung, và cũng là phần “động đậy” được trong website chính là nơi bố trí ít backlink nhất, đơn giản là nó chỉ có thể hiển thị backlink trong bài viết chứ không xuyên suốt như các thành phần khác của website.


Độ quan trọng trong từng vị trí tới backlink


Mỗi một vị trí trong website lại mang các giá trị khác nhau, chúng ta có thể nhìn hình ảnh diễn giải như sau:



backlink-position
Chất lượng của backlink phân bổ trong trang​

Phần “nhọ” nhất chính là chân trang, ít mang giá trị hơn cả, tiếp theo là phần sidebar và header, vẫn là content mang giá trị cao nhất, vùng này là vùng hiển thị backlink ít nhất nhưng mang giá trị cao nhất, trong nguyên tắc backlink chất lượng thì không bao giờ bao hàm số lượng backlink mà chính là số lượng nằm trong content.


Lý do đến từ Google


Google hiện tại đang là cỗ máy tìm kiếm lớn nhất thế giới, và tất nhiên là chúng ta cần phải có sự chú ý đặc biệt tới nó rồi, trong quá trình làm seo tôi cũng đã nghiệm ra một điều, rằng mỗi một lần thay đổi bố cục của website chắc chắn thứ hạng từ khóa có chút lung lay, có thể là đôi ba tuần, có khi là cả tháng trời, nhưng sau đó mọi sự sẽ quay trở lại quỹ đạo, vì sao?


Google học từ chính bạn: Một website khi mới sinh ra nếu không thiết kế theo chuẩn XHTML hoặc nhúng Schema vào các thẻ div, hoặc các thẻ div vô nghĩa (không khai báo theo chuẩn class name như class=”content/header/sidebar/footer”) thì Google sẽ tự “học” theo nguyên tắc mà bạn đề ra cho riêng mình, ví dụ như trước kia khi người ta chưa biết tới schema để khai báo breadcrum thì Google đã hiển thị Yahoo hỏi đáp luôn có breadcrum, tôi có soi Yahoo để thiết kế cho website của tôi nhưng không thành công, có thể do thời gian quá ngắn để Google học được quy tắc của website tôi.


Google học những gì? Trong bài viết này tôi chỉ đề cập tới độ quan trọng đánh vào các backlink dựa theo vị trí trong một website, vậy nếu bạn có một bố cục website như thế kia thì Google sẽ cắt bỏ các phần không quan trọng và chỉ tập chung index hai thứ quan trọng nhất trong website của bạn đó là Tựa đề và Nội dung.


Từ năm 2009, Google giới thiệu thuật toán “real time Search” cùng lúc tuyên bố tài nguyên máy chủ cạn kiệt do lưu trữ quá nhiều thông tin website trên thế giới, họ kêu gọi mọi người thiết kế các website nhẹ nhàng và hữu dụng nhằm giúp Google lưu trữ chúng mọt cách nhanh chóng nhất…

Kể từ đó, một cải tiến nhỏ cho máy chủ mới là xóa bỏ các thành phần không quan trọng và Google giữ lại các thứ cốt yếu, đó là lý do các bạn thấy các website bị lỗi XHTML mà vẫn lên top như thường chính là nguyên nhân này.

Okey vậy website sẽ chỉ còn thế này trong mắt Google:



GoogleSee
Google sẽ chỉ chú ý tới content trong website​

Vì content mới là công trình quan trọng nhất trong một website nên nó mới chú ý đặc biệt, còn các phần khác Google sẽ tính sau, vì thế chất lượng của backlink mới phụ thuộc vào vị trí trong website.

Tôi có mua bán backlink với mấy anh GOV và EDU, tới tận 4 và thậm chí 6 tháng sau Google mới hiển thị link về trang của tôi trên danh sách tìm kiếm, trong khi đó tôi mua có 1 năm cho website của mình, vậy là công toi mất nửa năm, và tất nhiên vị trí đặt backlink là chân trang rồi.

Trong quá trình làm seo tôi cũng nghiệm ra một điều, các backlink tại chân chữ ký trong các diễn đàn không mang lại hiệu quả như mong muốn, từ khóa tại đó không lên nổi, nhưng với các từ khóa nằm trong nội dung thì lại lên rất tốt và thậm chí là nhanh chóng lên top, từ đó tôi cũng không mấy hứng thú với cách đặt backlink tại chữ ký nữa, đơn giản là nếu số lượng vượt quá ngưỡng cho phép ( toàn là kém chất lượng mà ) thì dễ dàng bị cảnh báo tác vụ thủ công, lúc đó các bác lại dùng Google Disavow mỏi tay ấy chứ.


Lý do thứ hai, Contextual Link


Dĩ nhiên các backlink trong bài viết đều là dạng Contextual Link (backlink theo ngữ cảnh) mà các Contextual Link đều có hiệu ứng rất cao đến thứ hạng website vì thường backlink dạng này đều cùng nội dung, cùng chủ đề.


Tổng kết


Số lượng backlink cao bây giờ không còn là tiêu chí đánh giá website nữa rồi, Google cũng đã thoát khỏi kiếp sống mông muội và giờ nó đủ thông minh để nhận ra backlink nào là chất lượng, và đâu là SPAM, vì thế các bạn hãy tập chung vào xây dựng các backlink chất lượng cao nằm trong chính bài viết sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho website của mình, cũng nên tránh đặt backlink tại các vị trí footer vì chúng mang giá trị nhỏ nhất trong một website.


Chúc các SEOer thành công!



Theo blog thachpham​

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.