Latest Post

Chương trình học đạt tiêu chuẩn quốc tế, môi trường học tập an toàn, hiện đại với chi phí hợp lý và có cơ hội thực tập trong môi trường kinh tế phát triển là niềm mơ ước của tất cả sinh viên theo học các ngành kinh tế và ngân hàng.

Để biến niềm mơ ước ấy thành hiện thực, gần 5 năm qua Trung tâm Ngôn ngữ và Phát triển Hợp tác quốc tế, trực thuộc Trường Đại học Ngoại thương, không ngừng nỗ lực để phát triển các chương trình đào tạo cử nhân liên kết giữa trường ĐH Ngoại thương và các trường Đại học danh tiếng của Đài Loan.



Với các thí sinh không đủ điểm vào đại học, không đồng nghĩa mọi cánh cửa đã đóng sầm lại, bạn vẫn còn con đường rộng mở phía trước với vô vàn lựa chọn khác, một trong số đó là cơ hội trở thành sinh viên Tài chính ngân hàng của Đại học Ngoại thương - chương trình hợp tác với Đài Loan. Thế nên không quá khi một phụ huynh sinh viên khóa trước đã nhận xét, đây chính là chiếc “Chìa khóa Vàng” giúp con họ mở cánh cửa bước vào giảng đường đại học danh giá như Đại học Ngoại thương.

Với chương trình du học 1+4 và 2+2 hiệu quả và tiết kiệm của trung tâm, bạn hoàn toàn có đủ tự tin và tri thức để vững bước vào đời. Chương trình 2+2 bao gồm 02 năm học tại Đại học Ngoại thương và 02 năm tại các trường ĐH uy tín tại Đài Loan. Chương trình 1+4, các sĩ tử sẽ có 1 năm học tiếng và 04 năm theo học đại học tại Đài Loan.

Trong nhiều năm qua, Trung tâm Ngôn ngữ và Phát triển Hợp tác quốc tế, trực thuộc Trường Đại học Ngoại thương, là đơn vị rất có uy tín trong việc cung cấp các chương trình đào tạo liên kết giữa Đại học Ngoại thương và các trường Đại học uy tín của Đài Loan để cấp bằng cử nhân ngành Tài chính, ngân hàng và Quản trị kinh doanh. Ưu thế nổi trội của các chương trình này đã được kiểm chứng thực tế khi chỉ sau 4 năm học, sinh viên tốt nghiệp vừa có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức chuyên môn cao, vừa có khả năng sử dụng thành thạo hai ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Trung. Hơn thế, sau khi tốt nghiệp, hầu hết các sinh viên đều có việc làm phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, có thu nhập cao và nhiều em trong số đó đã chuyển tiếp học thạc sỹ tại Đại học Ngoại thương Việt Nam, tại Đài Loan và các nước Anh, Mỹ, Úc.

Trong thời gian học tập tại Đại học Ngoại thương, sinh viên luôn được hưởng môi trường năng động với các trang thiết bị hỗ trợ cho học tập và giảng dạy hiện đại do đội ngũ giáo viên giỏi của ĐH Ngoại thương giảng dạy và được tham gia các hoạt động và phong trào bổ ích của trường như các sinh viên khác. Hơn thế sinh viên còn được trung tâm hỗ trợ học tiếng Anh và tiếng Trung miễn phí.

Sau thời gian học tập trong nước, sinh viên tiếp tục chương trình du hoc Dai Loan tại các trường đại học hàng đầu của Đài Loan đạt chuẩn quốc tế và được Mỹ công nhận như trường Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Văn Lâm YUNTECH, Đại học khoa học kỹ thuật và thương mại YU DA, Đại học Khoa học và Công nghệ Minh Tân MINGHSIN, Đại học khoa học kỹ thuật Vạn Năng VANNUNG… Sinh viên sẽ được theo học chương trình bằng tiếng Anh, được giao tiếp hàng ngày bằng tiếng Trung, và quan trọng hơn cả được các giáo sư đầu nghành của Đài Loan, đa phần đều tu nghiệp ở Mỹ và châu Âu, giảng dạy và hướng dẫn chu đáo. Với môi trường học tập đạt chuẩn quốc tế, ngoài điều kiện học tập tốt sinh viên còn có cơ hội cọ xát thực tế với cơ hội thực tập trước và sau khi tốt nghiệp tại Đài Loàn để tăng thêm thu nhập và tích lũy kinh nghiệm trong môi trường kinh tế phát triển.

Một trong những ưu điểm mà cha mẹ học sinh không thể bỏ qua trong chương trình du học này là học phí. Chi phí học tập và sinh hoạt ở Đài Loan rất rẻ, chỉ khoảng 2.500-3.000 đô la Mỹ/1 năm học bao gồm cả học phí và ký túc xá, chỉ bằng 1/5 chi phí học ở Singapore và bằng 1/10 chi phí học ở châu Âu và Mỹ. Để các bậc cha mẹ yên tâm tuyệt đối trong thời gian theo học ở nước ngoài, tất cả các trường tại Đài Loan đều có ký túc xá 04 người 1 phòng, cơ sở vật chất hiện đại, vệ sinh an toàn luôn được đảm bảo như “khách sạn”.

Tới nay sau gần năm năm hợp tác và phát triển, đã có hàng trăm sinh viên đã và đang theo học Chương trình liên kết đào tạo do trung tâm tổ chức. Và để tiếp sức mùa thi 2011, Trung tâm hiện đã sẵn sàng cả về cơ sở vật chất và giáo viên để tiếp nhận các sinh viên mới cho năm học 2011 - 2015.

Nguồn: Dân Trí

Xem thêm: Du hoc Dai Loan: Những ưu thế vượt trội

Trong khu vực châu Á, nền giáo dục Đài Loan (Trung Quốc) được đánh giá là có uy tín. Không phải ngẫu nhiên, một số trường đại học ở Đài Loan được xếp vào 100 trường đại học có chất lượng trên thế giới.

Ưu thế vượt trội cho sinh viên du hoc Dai Loan là chi phí học thấp (khoảng 3.000 USD/năm), chất lượng giáo dục và nhiều cơ hội cho sinh viên, học sinh nghiên cứu. Đó là lý do trong những năm gần đây, ngày càng nhiều sinh viên nước ngoài du học xứ Đài.


Nhìn vào số lượng sinh viên nước ngoài đăng ký tham gia khóa học mới ở Trường Đại học Sư phạm Đài Bắc mới thấy sức hấp dẫn của nền giáo dục ở đây. Trung bình mỗi khóa (3 tháng) có khoảng 400 sinh viên đăng ký tham dự (ở Đài Bắc có khoảng 6 trường tổ chức dạy tiếng Trung). Một số ít trong số đó là có học bổng, còn đa phần là sinh viên tự túc, đăng ký học để rèn luyện, nâng cao vốn Hán ngữ của mình.

Sinh viên học tiếng, ngoài thời gian học tập trên lớp (2 giờ/ngày) còn bắt buộc ngồi học tập ở thư viện, phòng âm, phòng chiếu phim... mỗi tháng phải có hơn 20 tiếng tự học tập, để nhà trường đánh giá độ chuyên cần, cũng như là một trong những yếu tố để Cục Di dân Đài Loan xác định cho việc có gia hạn visa hay không.

Phương pháp giảng dạy ở Đài Loan chủ yếu tâp trung cho việc phát triển từng cá nhân. Do đó mỗi lớp học thường có sĩ số tối đa là 10 sinh viên. Trong vòng một tuần, kể từ khi nhập học, nếu sinh viên nhận thấy trình độ của mình không phù hợp với lớp học đó có thể đổi sang trình độ thấp hơn hoặc ngược lại. Thậm chí, với đội ngũ giáo viên, nếu bất kỳ một sinh viên nào không đồng tình về cách giảng dạy có thể đề đạt lên phòng giáo vụ của trường để đổi thay giáo viên khác. Tuy nhiên, những trường hợp như vậy rất hiếm khi xảy ra. Giáo viên trong trường đều rất nhiệt tình, đặc biệt họ có khả năng nói tiếng Anh rất tốt, nhưng ít khi sử dụng trên lớp để giải thích từ, cụm từ mà cố giải thích bằng tiếng Trung cho sinh viên hiểu.

Ngoài thời gian học tập trên lớp, hệ thống thư viện, phòng máy tính kết nối internet, phòng nghe... luôn thường trực, mở cửa từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối, đáp ứng từng thời gian học của mỗi sinh viên. Mỗi tuần, nhà trường đều bố trí thời gian khoảng 10-12 tiếng giới thiệu về Hán ngữ, cách viết, phát âm ở những lớp học tập thể, hay tổ chức chiếu phim giúp sinh viên thêm kỹ năng trong việc học. Bởi thế mà nhiều người đánh giá môi trường học tập tại Đài Loan là khá hiện đại.

Với môi trường học tập thân thiện như vậy, những năm gần đây, số lượng du học sinh Việt Nam sang học tập, nghiên cứu tại Đài Loan ngày một đông. Một lợi thế nữa cũng khá thú vị đối với sinh viên học tập tại Đài Loan là các trường đại học, cao đẳng tại đây thường có sự hợp tác với các công ty, các tập đoàn. Thông qua các mối quan hệ hợp tác, sinh viên có thể thực tập hoặc nghiên cứu trong những công ty đó ngay trong thời gian học. Cơ hội làm thêm dành cho sinh viên nước ngoài khá nhiều, nhất là những công việc phổ thông với thu nhập khá cao. Đặc biệt, các sinh viên giỏi tiếng Trung có thể làm phiên dịch bán thời gian với mức lương cao, ước tính mỗi lần phiên dịch trong nội thành Đài Bắc trong vòng hai tiếng sẽ được trả thù lao khoảng 2.000 Đài tệ (hơn 1 triệu đồng Việt Nam).

Sau hai năm học tiếng, các sinh viên có thể nộp đơn đăng ký thi vào các trường đại học tại Đài Loan. Việc nộp đơn đăng ký cũng thuận tiện, tùy theo từng trình độ, nguyện vọng của mỗi sinh viên. Nhiều sinh viên Việt Nam cho biết, việc nộp đơn, thi vào các trường đại học ở đây không khó nhưng theo học, đáp ứng yêu cầu của chương trình học thì không hề đơn giản, đòi hỏi các sinh viên phải thật sự chuyên cần mới hy vọng có kết quả cao, mới có khả năng lấy được chứng chỉ, bằng cấp tại một số trường Đài Loan được thừa nhận trên toàn thế giới.

Sưu Tầm

1. Hành trang

Những thứ tối thiểu bạn cần mang: Máy tính, điện thoại, máy nghe nhạc, kim từ điển, tư trang, văn phòng phẩm…; thông tin cần biết về nước đến du học như thời tiết, tỷ giá tiền tệ, phong tục tập quán, những số điện thoại trợ giúp…; hộ chiếu còn thời hạn tối thiểu 6 tháng và thị thực nhập cảnh (visa), vé máy bay, giấy tờ bảo hiểm, thẻ sinh viên quốc tế (nếu có), một số ảnh 4×6 và 3×4 dùng cho việc làm các loại thẻ khi cần, các giấy tờ liên quan đến trường sẽ học như thư mời học, thông tin nhà ở (địa chỉ, điện thoại, tên chủ nhà), người đón ở sân bay (tên, điện thoại…), tên người phụ trách sinh viên quốc tế tại trường đến học, các giấy tờ liên quan đến quá trình học tập trước đây, hồ sơ tiêm chủng, giấy tờ chứng minh tài chính… vì bạn có thể cần đến khi gia hạn khoá học; một ít tiền tiêu vặt trong thời gian đầu, số điện thoại, fax, email cần thiết, thuốc dự phòng thông thường như dầu xoa, thuốc ho, đau đầu, cảm sốt, nhỏ mũi, kháng sinh, đau bụng, ảnh gia đình, bạn bè và một số đĩa nhạc yêu thích… vì chúng sẽ giúp bạn bớt nhớ nhà trong thời gian đầu; dán tên, địa chỉ nơi bạn đến, số điện thoại liên lạc lên tất cả túi hành lý, ghi lại đồ đạc đóng gói trong mỗi vali để tiện trình báo trong trường hợp hành lý bị thất lạc, nên kiểm tra xem hành lý có bị quá cân không trước khi ra sân bay, kiểm tra để tránh mang những đồ bị cấm ở nước sẽ đến học.


2. An toàn cá nhân khi đi du hoc Dai Loan

- Nếu thấy người lạ mặt có những hành vi khả nghi, hãy báo cho bảo vệ hoặc cảnh sát ở gần bạn nhất.
- Sử dụng hệ thống chuông báo động khi cần.
- Nếu cần phải đi đâu một mình, hãy nói với bạn cùng phòng, gia đình chủ nhà hay họ hàng nơi bạn đến và khi nào bạn sẽ về.
- Luôn khoá cửa phòng, tủ đồ đạc khi ra ngoài.
- Luôn mang theo ĐTDĐ và lưu các số điện thoại khẩn trong điện thoại;
- Không nên đi ra ngoài với người lạ, người mới quen hay người say.
- Đừng đọc số điện thoại của bạn nếu có ai gọi nhầm tới số máy của bạn, hãy hỏi họ đã gọi tới số nào và khuyên họ nên thử lại.
- Đừng nói với người gọi đến là bạn đang ở một mình. Dập máy khi nhận phải những cú điện thoại tục tĩu.
- Không cung cấp thông tin cá nhân cho người lại gọi tới.
- Báo với bảo vệ/ cảnh sát khi thấy những món đồ bị bỏ rơi hoặc đáng nghi.
- Chỉ mang theo người số tiền mặt cần thiết và thẻ tín dụng.

Khi đi đâu xa:
- Để ý xung quanh. Tránh đi đường tắt.
- Khi trời tối, nên đi cùng người quen hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
- Chọn đi những đường có hệ thống sáng, gần đường giao thông chính.
- Ghi nhớ những số điện thoại khẩn cấp, chắc chắn rằng có đủ tiền điện thoại trong suốt chuyến đi.
- Nếu mang theo ví tiền, hãy giữ cẩn thận bên mình.
- Không nghe headphone khi đi bộ một mình.

Nếu nhận thấy mình đang bị người khác bám theo:
- Băng qua phố và đổi hướng đi.
- Luôn nhìn lại phía sau để cảnh báo mình đã nhận ra họ.
- Ghi nhớ đặc điểm nhận dạng để có thể tả lại.
- Đi đến khu vực có đèn sáng và đông người.
- Thông báo sự việc với bảo vệ hoặc cảnh sát.

Trong một toà nhà

- Không bước vào thang máy cùng lúc với người có hành vi khả nghi. Báo lại với cảnh sát hoặc bảo vệ.
- Luôn khoá cửa phòng và khi có người gõ cửa thì phải hỏi rõ trước khi mở cửa.
- Luôn giữ những thứ có giá trị ở nơi có khoá, không để lung tung.

Trong xe ôtô
- Khóa xe nếu bạn không ở trong xe ôtô.
- Phải chú ý khu vực quanh xe, kiểm tra sàn, ghế sau của xe trước khi lên.
- Nên đậu xe ở chỗ sáng.
- Không nên để những thứ có giá trị ở những chỗ dễ thấy trên xe, nên để vào trong thùng xe.
- Không nên lái xe một mình vào buổi đêm.
- Không nên đi nhờ xe trên đường.
- Khoá cửa xe khi ở trong xe và tốt nhất là đóng cả cửa kính.
- Khi xe hỏng trên đường, nếu có người dừng lại muốn giúp, tốt nhất hãy nhờ người đó gọi điện giúp bạn hơn là đi nhờ xe.
- Nếu nhìn thấy ánh đèn xanh của cảnh sát phía sau, chưa nên lái xe vào lề đường ngay mà hãy để đến chỗ có ánh đèn hoặc đông người, cảnh sát sẽ hiểu sự lo ngại của bạn.

Nếu nghĩ mình đang bị theo dõi
- Hãy đến trạm cảnh sát hoặc cứu hoả, ký túc xá hoặc toà nhà gần nhất, hoặc chỗ đông người.
- Nếu không có khu vực nào an toàn gần đó thì hãy bấm còi xe thật to.

An toàn tài sản
- Luôn khoá cửa phòng khi ra ngoài, dù chỉ một lúc.
- Nên giữ số model, seri sản xuất của các thiết bị.
- Ghi ký hiệu cá nhân lên đồ vật của mình.
- Khi không sử dụng, cất máy tính và thiết bị khác vào phòng, khoá cửa.
- Viết tên của mình vào sách.
- Không để ví, cặp lung tung khi đang ở trong lớp, thư viện hay nhà ăn.
- Cất cẩn thận và không để trong xe giấy đăng ký xe, giấy tờ quan trọng, thẻ tín dụng, tiền hay giấy phép lái xe.
- Dựng xe đạp ở nơi có đèn sáng, đông người và khoá xe.

Sử dụng máy rút tiền tự động:
- Sử dụng máy rút tiền tự động ở nơi có nhiều người lui tới, có đèn sáng.
- Tránh đi đến máy rút tiền tự động một mình vào ban đêm.
Không đứng ngay tại máy rút tiền tự động để đếm tiền.

Sưu tầm

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục xin Visa du học Đài Loan

Du học là ước mơ của nhiều bạn trẻ, với Thiên Trang cũng không phải là ngoại lệ. Cô bạn sống ở nước ngoài từ nhỏ sau đó trở về Việt Nam và lại tiếp tục sang Canada để du học. Cùng Tiin.vn lắng nghe những chia sẻ thú vị của cô bạn xinh xắn này khi sống và học tập ở nước ngoài nhé!

Họ và tên: Hồ Hoài Thiên Trang
Nickname: Bơsin
DOB: 4/2/1995
Quê quán: Đà Lạt
Từng là cựu HS trường THPT chuyên Thăng Long, Đà Lạt
Đang là HS lớp12 ở J. Percy Page Public High School, Canada
Câu nói yêu thích: Hãy làm tốt những việc dành cho mình!


Mọi người thường chọn du học trong lúc học ĐH hoặc khi đã tốt nghiệp, vì sao Thiên Trang lại chọn du học sớm như vậy?

Thật ra cũng do mình may mắn có bố là giáo sư tham gia giảng dạy ở bên này nên mình có nhiều điều kiện tìm hiểu thông tin du học từ rất sớm. Ngày còn bé, gia đình mình đã từng định cư ở Bồ Đào Nha nên vốn tiếng Anh của mình cũng khá. Sau khi trở về Đà Lạt mình tiếp tục học cấp hai rồi cấp ba ở đây nhưng mình luôn nuôi giấc mơ du học. Việc đăng ký thủ tục cũng khá suôn sẻ cộng “kinh nghiệm” đã từng sống ở nước ngoài nên mình có phần dạn dĩ hơn các bạn khác.




Bạn đang sống ở một khu như thế nào? Theo bạn khi du học mà có bố mẹ “đi theo” thì có gì đặc biệt không?

Khu mình sống rất đầy đủ các dịch vụ cần thiết như bệnh viện, công viên, trường học, đó là một nơi khá an ninh và thoáng mát. Cuộc sống bên này cũng không quá xô bồ, người Canada sống khá chân thành và tôn trọng nhau. Nhà mình cách trường khoảng 20 phút đi xe buýt. Vì ba mình đang kí hợp đồng với trường ĐH ở Canada nên hiện tại mình đang sống cùng với ba mẹ.

Có bố mẹ ở bên mình không phải cảm nhận nỗi nhớ nhà. Mình sắp “nếm” cảm giác ấy rồi, khi kết thúc hợp đồng ba mẹ mình sẽ về Việt Nam, lúc đó mình tha hồ mà “khóc nhè”!

Thiên Trang có chơi thân với người bạn Canada nào không?

Lúc mới sang có một gia đình người bản xứ, bạn của ba giúp đỡ mình rất nhiều trong việc làm quen với văn hóa, cách ứng xử, giao tiếp… Hiện tại mình đang chơi thân với 1 cô bạn người Canada tốt bụng, thích học hỏi và luôn sẵn sàng giúp đỡ Trang từ những điều nhỏ nhất. Bạn ấy hay kể cho mình nghe những câu chuyện thú vị, những điều mà người Canada coi trọng và ngược lại, mình đã kể rất nhiều điều về cuộc sống trước đây ở Việt Nam cho cô ấy nghe. Cả hai luôn thấy ở nhau mới mẻ và thật nhiều điều để khám phá…


Xong Nghe cô gái Việt kể chuyện du học Canada
Xong Nghe cô gái Việt kể chuyện du học Canada
Khu Trang đang sống rất thoáng mát, có rất nhiều cây xanh

Theo bạn, sự khác biệt lớn nhất giữa Canada và Việt Nam là gì?

Mình nghĩ đó là khí hậu. Mặc dù thời tiết ở Đà Lạt cũng khá mát mẻ nhưng khi sang Canada, mình không thể chống cự lại với cái lạnh ở đây. Mùa đông lúc nào cũng phải âm 30 - 35 độ C, mặc rất nhiều áo, việc đi lại, sinh hoạt, học tập cũng rất khó khăn, vì trời lạnh thì chỉ muốn ngủ thôi, lười hoạt động lắm!

Thiên Trang có thể kể đôi nét về ngôi trường mà bạn đang theo học?

Ngôi trường mình đang học có tên là J. Percy Page Public High School. Điểm đặc biệt của ngôi trường này là có rất đông du HS đến từ Châu Á và Châu Âu. Cũng bởi thế mà trường rất hay tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, các lễ hội, tạo điều kiện để du HS các nước có thể theo học và phát huy khả năng của mình.

Cách học bên ấy có gì khác biệt?

Các trường ĐH ở đây xét tuyển sinh viên theo bảng điểm ba năm lớp 10,11,12 chứ không tổ chức thi tuyển như bên mình. Bởi vậy nên mỗi HS ngay từ khi còn học cấp ba là đã lo tìm hiểu khá kĩ các thông tin về chọn ngành và chọn trường sao cho phù hợp.

Tuỳ ngành học mà sẽ chọn những môn học tương ứng để làm quen dần. Ví dụ như mình chọn học Kinh tế đối ngoại nên khi ở cấp III, mình cần có tín chỉ nâng cao đạt trên 75% ở những môn tiếng Anh, Xã hội, Khoa học, Vật lý, Thiết kế vĩ mô và Toán cao cấp ở trình độ 30. Mình cũng cần hoàn thành những môn căn bản 30 để tốt nghiệp nữa (30 tương đương với lớp 12).

Học phí ở trường của bạn có đắt không? Bạn có đi làm thêm không?

Do ba mình đang là giáo sư ĐH tại Canada nên mình được miễn học phí nhưng nếu là du HS bình thường bạn sẽ phải đóng 14.000 USD/năm. Mình đang là HS cấp ba nên chưa đủ tuổi đi làm, thỉnh thoảng mình đi theo trường làm tình nguyện.




Trang là người bạn đáng yêu, thích chia sẻ

Canada để lại cho bạn ấn tượng gì?

Mình thấy Canada là một đất nước rất rộng nên khoảng cách giữa các khu phố rất xa, đa số HS như tụi mình muốn đi đâu cũng ngồi xe buýt từ 20 phút đến 1 tiếng mới đến được chỗ cần đến. Điều đó tạo cho mình cảm giác giống như đang đi du lịch nên cảm thấy rất thích.

Hệ thống xe buýt và tàu điện ở đây rất dày nên việc đi lại cũng tiện, không phải mất quá nhiều thời gian cho việc đợi chờ giữa các tuyến. Siêu thị Việt Nam, Châu Á cũng rất nhiều nên mình khá thoải mái trong việc ăn uống, mua sắm.

Người Canada rất thích người Châu Á mình nhé, trong đó có Việt Nam nữa. Khi biết Trang là người Việt, họ thích lắm. Họ cũng rất thân thiện và dễ gần nên mình cảm thấy rất thoải mái khi đi học hay đi chơi, du lịch ở Canada.

Điều bạn mong muốn nhất trong thời gian gần là gì?

Mình thực sự rất muốn hoàn thành các môn học với điểm số cao và được nhận vào trường ĐH mà mình đã chọn.

Nhưng điều mình đang muốn làm ngay lúc này là được trở về Việt Nam dự lễ ra trường cùng các bạn lớp chuyên Anh tại trường THPT chuyên Thăng Long, khóa của mình. Trang thật sự rất nhớ các bạn và muốn thấy nụ cười hạnh phúc của mọi người trong ngày trọng đại ấy.

Cuộc sống du học đã cho bạn những trải nghiệm gì?

Đó là sự trưởng thành! Là em út trong nhà lại là con gái nữa nên mình luôn được ba mẹ cưng chiều, từ khi sang Canada, gặp gỡ và tiếp xúc với những bạn ngoại quốc, mình thấy có những điều mình suy nghĩ đơn giản và non nớt quá. Có những việc bằng tuổi mình người ta đã có thể hoàn thành dễ dàng mà mình cứ loay hoay mãi và luôn dựng lên những lý do để cho phép bản thân mình chấp nhận thất bại. Điều đó là không nên, dù rằng đang sống cùng ba mẹ, nhưng mình cũng ý thức được rằng bản thân mình phải học cách tự lập ngay từ bây giờ, bởi dù sao bước đi bằng đôi chân của mình thì luôn vững vàng hơn bao giờ hết mà, phải không?

Cám ơn Trang. Chúc bạn sớm đạt được những mục tiêu trong học tập và luôn sống thật hạnh phúc nhé!


Xong Nghe cô gái Việt kể chuyện du học Canada
Xong Nghe cô gái Việt kể chuyện du học Canada
Xong Nghe cô gái Việt kể chuyện du học Canada
Xong Nghe cô gái Việt kể chuyện du học Canada
Xong Nghe cô gái Việt kể chuyện du học Canada
Xong Nghe cô gái Việt kể chuyện du học Canada
Xong Nghe cô gái Việt kể chuyện du học Canada
Theo Tiin


Truy Cập vào website Ahedulink.com.vn để được tư vấn về du hoc canada và làm hồ sơ miễn phí 

Không phải trường hợp nào Lãnh Sự Quán Canada cũng yêu cầu phỏng vấn vì LSQ có đến 3 tháng để xem xét hồ sơ của các bạn. Trong trường hợp LSQ còn một số điều chưa rõ và gởi thư mời phỏng vấn đến bạn thì bạn nên lưu ý đến một vài kinh nghiệm sau đây vì nó có thể có thể giúp bạn chứng minh bạn đủ tư cách trong cuộc phỏng vấn



Nhân viên lãnh sự sẽ hỏi bạn muốn phỏng vấn bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt. Tốt nhất bạn nên trả lời phỏng vấn bằng Tiếng Anh vì truoc khi đi học Canada bạn đã có thời gian đầu tư cho chương trình tiếng Anh giao tiếp của mình

Lúc trả lời câu hỏi, bạn nên tránh kể chuyện đời bạn hay kể chuyện gia đình của bạn cho nhân viên lãnh sự. Thật vậy, nhận viên lãnh sự rất bận và phải phỏng vấn nhiều người trong một ngày. Họ không muốn nghe bạn kể chuyện dài dòng cho một câu hỏi ngắn. Khi họ đặt câu hỏi là họ muốn xem bạn đủ tư cách để được cấp visa theo đòi hỏi của luật di trú hay không.

Bám vào vấn đề và trả lời thẳng vào câu hỏi. Thỉnh thoảng, nhân viên lãnh sự đặt một câu hỏi chỉ cần trả lời «Có» hay «Không». Nếu gặp một câu hỏi như vậy, bạn nên trả lời thẳng câu hỏi thay vì trả lời vòng quanh không nhắm vào câu hỏi đặt ra. Nói một cách khác, bạn nên trả lời ngắn gọn, nhưng nhắm vào suy tư của nhân viên lãnh sự và thỏa mãn quan tâm của họ. Dĩ nhiên là nếu gặp một câu hỏi cần sự giải thích thì bạn giải thích cho họ, nhưng đi thẳng vào vấn đề.

Nghe hết câu hỏi của nhân viên lãnh sự trước khi trả lời. Thật vậy, nếu bạn trả lời trước khi nhân viên lãnh sự dứt lời thì có khi bạn không trả lời đúng câu hỏi mà họ đặt, và thay vì làm cho cuộc phỏng vấn được mau kết thúc, bạn lại làm kéo dài cuộc phỏng vấn.

Bạn phải chắc chắn hiểu câu hỏi. Nếu bạn không hiểu câu hỏi thì bạn lịch sự cho họ biết để họ có thể lập lại câu hỏi, dùng từ đơn giản hơn hay nhờ người thông dịch lại cho bạn. Nhân viên lãnh sự không muốn bạn trả lời một câu hỏi mà bạn không hiểu và họ sẽ không biết rằng bạn không hiểu câu hỏi nếu bạn không cho họ biết.

Không nên đoán câu hỏi. Nếu bạn không biết trả lời câu hỏi, hay bạn không nhớ thì bạn cho nhân viên lãnh sự biết. Họ không muốn bạn đoán nếu bạn không biết.

Nên nói sự thật. Có nhiều người đủ điều kiện để được cấp visa, nhưng họ lại nói dối nhân viên lãnh sự vi họ nghĩ rằng điều đó tốt cho trường hợp của họ. Khi nhân viên lãnh sự khám phá được, họ bị cấm nhập cư. Nếu những người đó nói sự thật ngay từ đầu và giải thích trường hợp của họ thì họ đã được cấp visa. Nếu bạn nghi ngờ về trường hợp của bạn thì bạn nên nói sự thật và giải thích chuyện gì đã xảy ra.

Nên nộp những giấy tờ chính thống và xác thực. Nôp những giấy tờ giả có sửa đổi bị xem là gian lận và là một trong những nguyên nhân đưa đến việc bị từ chối visa.

Các kinh nghiệm trên đây không bảo đảm rằng bạn sẽ được cấp visa. Tuy nhiên, nó có thể giúp bạn gia tăng xác suất thành công trong cuộc phỏng vấn. Chúc các bạn gặp thành công trong cuộc phỏng vấn sắp tới của các bạn.

Sưu Tầm!

Đọc thêm: Du Hoc Canada - Những câu hỏi thường gặp


Truy Cập vào website Ahedulink.com.vn để được tư vấn về du hoc canada và làm hồ sơ miễn phí 



1. Yêu cầu lực học trung bình như thế nào đối với du học sinh sang Canada học các cấp bậc TH, CD, DH?

-       Việc yêu cầu các điểm số đầu vào của du học sinh còn tùy thuộc vào từng trường và từng tỉnh bang, tuy nhiên để có cơ hội cao được nhận vào trường thì các bạn nên chuẩn bị số điểm như sau:
-       Trung học: điểm trong bình các môn trong 2 năm học gần nhất từ 6.5 trở lên
-       Cao Đẳng: điểm trong bình các môn trong 3 năm học gần nhất từ 6.5 trở lên
-       Đại học: điểm trong bình các môn trong 3 năm học gần nhất từ 7.0 trở lên ( một số trường còn yêu cầu GPA từ 8.8 trở lên)

2. Yêu cầu điểm tiếng Anh đầu vào đối với các bậc học thế nào?

- Ở bậc trung học thì trường Canada không đòi hỏi văn bằng tiếng Anh đối với du học sinh, nhưng phần lớn các em có trình độ tiếng Anh khá sẽ vượt trội hơn các bạn khác, khi sang Canada các em sẽ tham dự buổi kiểm tra toán và anh văn để phân loại trình độ và xếp lớp.

- Ở bậc Cao Đẳng, Đại Học và sau Đại Học thì bắt buộc du học sinh phải có bằng Anh văn quốc tế là TOEFL hoặc IELTS, tùy vào mỗi trường sẽ có những yêu cầu cụ thể về số điểm. Tuy nhiên, trong trường hợp học sinh không thể thi lấy bằng Anh văn tại Việt Nam thì cũng có thể sang Canada tham dự khóa tiếng Anh (ESL) 1 năm sau đó mới vào học khóa chính thức tại trường.

- Để tiết kiệm thời gian và chi phí cho những khóa tiếng Anh tại Canada cũng như cơ hội được vào học trực tiếp khóa chính thì các bạn nên chuẩn bị điểm số tiếng Anh trước khi nộp đơn xin nhập học
- Trung Học: Chưa yêu cầu văn bằng Anh văn quốc tế

- Cao Đẳng: IELTS 6.0 trở lên ( không kỹ năng nào dưới 5.5) TOEFL > 71
- Đại học:     IELTS 6.5 trở lên ( không kỹ năng nào dưới 6.0) TOEFL > 90

3. Nếu chưa có bằng Anh văn quốc tế thì có sang Canada học được không?

- Hầu hết các trường Canada đều có lớp dạy tiếng Anh đầu vào cho du học sinh chưa có bằng tiếng Anh tại thời điểm nộp đơn như ESL/ EAP/ IEP/ ELF. Các khóa này mở thường xuyên trong năm.

* Nếu học sinh chỉ muốn xin học tiếng Anh tại Canada với thời gian trên 6 tháng thì khả năng có xin được visa không?

- Hiện tại theo kinh nghiệm của CEI thì những hồ sơ chỉ sang học 1 khóa tiếng Anh là không nhiều và thường thì rất khó đạt visa ở các trường hợp này. Tốt nhất các bạn nên xin 2 khóa học cùng lúc là ESL/ Khóa chính sau đó để trình bày cho phòng visa biết kế hoạch học tập của mình là lâu dài.

4. Học sinh nên tốt nghiệp tối đa bao nhiêu năm  thì dễ dàng lấy visa (tốt nghiệp bao lâu tính đến thời điểm đi du học?)

- Tốt nghiệp bao lâu không quan trọng, chủ yếu các bạn chứng minh được việc học tập và làm việc liên từ lúc tốt nghiệp tới lúc đi du học. Trường hợp đã tốt nghiệp lâu và không chứng minh được các hoạt động liên tục do lý do nào đó thì phải có chứng từ đi kèm ( vd giấy chữa bệnh) hoặc phải có thư giải trình về vấn đề này.

5. Học sinh đi từ lớp 11 sang đó có được học thẳng đại học không?

- KHÔNG. Để được chấp nhận vào các trường Cao Đẳng hay Đại Học Canada, bắt buộc các bạn phải tốt nghiệp THPT.

6. Hồ sơ nộp xin visa (học bạ, bảng điểm...) là hồ sơ gốc hay copy công chứng?

- Các giấy tờ nộp vào trường  và LSQ đều là bản phôtô công chứng và dịch sang tiếng Anh có công chứng. Riêng Hộ chiếu phải nộp bản chính.

7. Tôi có thể theo học chương trình ngắn hạn dưới 6 tháng không?

- Theo nguyên tắc là được, tuy nhiên với chương trình học ngắn hạn dưới 6 tháng bạn khó mà xin được visa du học vì kế hoạch học tập của bạn không được lâu dài. Trong trường hợp này bạn nên xin visa du lịch để dễ dàng được chấp nhận hơn.

8. Có thể học trình độ và ngành nghề gì tại Canada?

- Hệ thống giáo dục Canada cũng tương tự như VN, có các cấp học từ tiểu học, Trung học, Cao Đẳng, Đại Học và các bậc học sau Đại học như Cao học, Thạc Sỹ, Tiến sỹ. Hầu hết các trường ở Canada là trường tổng hợp nên sẽ đáp ứng được tất cả các ngành nghề mà du học sinh quốc tế muốn theo học.

9. Canada có chấp nhận học sinh nhỏ tuổi không?

- Canada chào đón tất cả du học sinh trên toàn thế giới ngay cả các em học sinh nhỏ tuổi, tuy nhiên với các em quá nhỏ thì gia đình cần chuẩn bị tâm lý cho các em và tốt nhất là nên có người thân ở Canada để giúp các em dễ dàng trong quá trình hội nhập cộng đồng và chăm sóc các em trong vấn đề ăn ở cũng như học tập.

Riêng các em học bậc tiểu học, việc có ba hay mẹ đi cùng là điều bắt buộc

10. Bằng cấp của Canada có công nhận trên toàn thế giới không?

- Các văn bằng, chứng chỉ và bằng cấp của Canada đều được công nhận trên toàn thế giới nên các du học sinh sẽ dễ dàng trong việc học chuyển tiếp cũng như xin việc làm ở các quốc gia khác ngoài Canada.

11. Học để lấy bằng phải mất bao lâu?

- Tùy vào chương trình, ngành học và kế hoạch học tập mà có thời gian học khác nhau. Thông thường Cao Đẳng từ 2- 3 năm, Đại Học từ 3- 4 năm. Bên cạnh đó cũng có các khóa học từ 1.5 – 2 năm tùy ngành

 12. Học phí thế nào?

- Chi phí học tập ở Canada không quá đắt đỏ, Trung Học khoảng $13 ngàn CAN, Cao Đẳng từ $11 -$12 ngàn CAN, Đại Học $15-$18 ngàn CAN. (Chi phí học tập có thể thay đổi theo từng thời điểm) 

13. Ăn ở tại Canada tốn kém như thế nào?

- Chi phí sinh hoạt tại CAN dao động từ $8000 – $10.000CAN, điều này còn tùy thuộc vào từng vùng và điều kiện sinh hoạt của học sinh. 

14. Có thể xin học bổng không?

- Học bổng đầu vào của các trường Canada là rất ít, thường thì các bạn sẽ giành được học bổng khi đã học tại trường một năm. Ngoài ra, đối với bậc thạc sỹ thì các bạn có liên hệ chương trình học bổng 322 (911) của Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam để tìm hiểu và đăng ký thi vào chương trình học bổng này.
Mời các bạn tham khảo thông tin học bổng tại www.scholarship.gc.ca

15. Có cần mua bảo hiểm y tế không?

- Các bạn du học sinh nên mua bảo hiểm trong suốt thời gian sinh sống tại Canada, nên hiểu rõ rằng phí bảo hiểm trong trường chỉ có hiệu lực trong thời gian học tại trường. Mọi trường hợp khác như các em qua Canada sớm hơn ngày khai giảng hoặc đi du lịch ở đâu mà gặp rủi ro thì sẽ không được bồi hoàn chi phí. 
- Một số tỉnh bang như BC tạo điều kiện cho các du học sinh có thể mua bảo hiểm theo chương trình Chính Phủ khi các bạn sang BC được 3 tháng.

* Ích lợi của việc mua bảo hiểm du lịch trong thời gian bạn sang Canada sớm hơn ngày khai giảng là gì?
- Nếu chẳng may du học sinh phải sử dụng đến dịch vụ y tế ở Canada thì chi phí rất cao nên chúng tôi thường khuyên các bạn nên mua bảo hiểm du lịch vì loại này sẽ có giá trị trong suốt thời gian bạn ở Canada cho dù là mùa hè hay thời gian bạn qua sớm hơn ngày khai giảng.

16. Có thể đi làm trong lúc học không?

- Các bạn có thể làm việc trong hoặc ngoài trường trong thời gian học khóa chính thức với thời gian là 20h/tuần, bậc trung học thì không được phép đi làm. Tuy nhiên mục đích chính của việc du học là đạt được kết quả cao trong học tập nên các bạn nên cân nhắc kỹ để công việc làm thêm không ảnh hưởng đến việc học của mình.



17. Có thể ở lại Canada làm việc trong vòng bao lâu?

- Từ tháng 4/2008, với chính sách mới của chính phủ Canada thì sau khi các bạn tốt nghiệp chương trình Cao Đẳng hoặc Đại Học sẽ được ở lại Canada làm việc là 3 năm không phân biệt tỉnh bang. Các chương trình khác thì thời gian học bao lâu bạn được ở lại bấy lâu.

18. Tôi có quyền chuyển trường không?

- Theo nguyên tắc là không có vấn đề gì trong vịêc chuyển trường, nhưng các bạn có thể sẽ bị mất số tiền đặt cọc ban đầu của trường cũ (nếu có). Tốt nhất bạn nên đọc kỹ thông tin về chính sách hoàn tiền của trường cũ để không bị mất tiền một cách phi lý.

19. Đi du học sẽ ăn ở tại đâu, chất lượng như thế nào?

Các bạn có thể lựa chọn sinh sống tại Ký túc xá tại trường on –campus (vì chỗ rất hạn chế nên cần phải đăng ký sớm, các bạn nên ở KTX ở những năm học cuối để tiện việc đi lại, gần thư viện và bạn bè). Sống tại gia đình bản xứ (chương trình này giúp các bạn cải thiện ngôn ngữ nhanh chóng và có được không khí gia đình cũng như tìm hiểu được văn hóa Canada và cơ hội kết bạn với dân bản xứ). Sống với người thân (nơi này tiết kiệm được chi phí khá nhiều). Hay cùng các bạn khác sống riêng độc lập hoặc kiểu off- campus tại trường (các bạn tự nấu ăn, chương trình này thích hợp với các bạn lớn tuổi và có tính tự lập cao).

20. Nếu muốn đi du học thì độ tuổi nào là thích hợp nhất?

Trung học (cấp 3) là bậc học lý tưởng nhất để quý phụ huynh cân nhắc cho con em mình du học. Vì độ tuổi này thích nghi với môi trường mới rất nhanh và thuận lợi, bên cạnh đó chương trình học trung học tại Canada tập trung vào hướng nghiệp để các em dễ dàng chọn lựa ngành học và trường học phù hợp nhất với mình sau bậc trung học.

21. Hiện tôi có bằng trung cấp nhưng không có bằng tốt nghiệp THPT vậy có thể xin vào một trường cao đẳng ở Canada được không?

- Hầu hết các trường sau trung học tại Canada đều yêu cầu các ứng viên phải có bằng THPT. Trường hợp của bạn nên đăng ký học trung học chương trình dành cho người lớn tuổi. 

22. Chất lượng trường công lập và trường Tư thục ở Canada như thế nào?

Chất lượng các trường là ngang nhau, tuy nhiên trường công thường không có ký túc xá, học sinh phải ở nhà người thân hoặc dân bản xứ, ngược lại trường tư có nhiều dịch vụ chăm sóc và quản lý du học sinh cũng như ký túc xá tạo sự an tâm cho phần lớn phụ huynh. Văn bằng trường công hay tư đều được công nhận như nhau.

 23. Có cần đóng học phí trước khi nhập học không?

Bậc trung học đòi hỏi các bạn phải đóng hết học phí của 1 năm đầu tiên trước khi có thư chấp nhận học chính thức.

Bậc Cao Đẳng và Đại học yêu cầu đặc cọc phí cho khóa tiếng Anh hoặc 1 học kỳ cho khóa chính thức. Ngoài ra có những trường học không yêu cầu đặt cọc.

 24.Tôi có ước mơ vào một trường đại học nhưng điểm số chưa đủ và có thể nộp vào trường cao đẳng. Vậy làm thế nào tôi có thể học đại học?

Với trường hợp này bạn cũng có thểchọn các trường Cao Đẳng liên thông theo chương trình 2+2 hoặc là nộp đơn vào hệ cao đẳng của các trường Đại Học có chương trình này.

 * Khả năng xin việc của cử nhân cao đẳng có thấp hơn so với cử nhân đại học hay không?

- Việc làm ở Canada rất phong phú, tuy nhiên bạn có xin được việc hay không điều này còn tùy thuộc vào chất lượng văn bằng và khả năng thật sự của bạn. Thực tế thì hệ cao đẳng dễ xin việc làm hơn vì các bạn được trang bị những kiến thức cơ bản ứng dụng nhất về nghề để dễ dàng tìm việc và gây dựng kinh nghiệm làm việc cho mình. 

25. Khi nào nên gia hạn giấy phép du học (study permit) và thị thực du học (visa)?

Du học sinh thường quên hoặc không chú ý đến việc gia hạn visa và study permit. Đây là việc rất quan trọng có thể ảnh hưởng đến việc học tập của các bạn

Khi nào cần gia hạn Study Permit?

Khi HS gần kết thúc năm học thì sẽ được nhà trường cấp thư nhập học mới dựa trên điểm số các bạn đã học trước đó. Bước này để HS có thể gia hạn Giấy phép du học mới đồng nghĩa với việc tiếp tục được ở lại Canada. Thông thường khi Study Permit còn khoảng 4 tháng hết hạn thì học sinh phải chuẩn bị gia hạn.
Các thủ tục cần gia hạn Study Permit

Giấy phép du học (study permit) sẽ được cấp tương ứng với thời gian học tập tại Canada và thời hạn còn giá trị của hộ chiếu. nếu tiếp tục học tiếp tại Canada mà giấy phép du học hết hạn, bạn phải xin lại GPDH mới. Bạn xin gia hạn GPDH ngay tại Canada bằng cách gửi hồ sơ gia hạn đến văn phòng di trú (tại Vegreville, Alberta) tối thiểu 30 ngày trước khi hết hạn. Nếu không sẽ xem như là bất hợp pháp. Thủ tục gồm có: Thư chấp thuận mới, Bảng điểm hiện tại. Bạn có thể nhờ tư vấn viên của trường hướng dẫn thêm thủ tục này

Khi nào cần gia hạn visa?

Khi HS có ý định về VN chơi thì phải kiểm tra xem Visa còn hạn tới lúc trở lại CAN hay không/ Nếu còn ít hơn hoặc hết thì phải gia hạn để đảm bảo có giấy thông hành khi trở lại CAN học tập.

Các thủ tục cần gia hạn Visa

Có thể xin cấp lại visa nếu gần hoặc hết hạn sử dụng bằng cách nộp hộ chiếu và giấy phép du học còn hạn, các giấy tờ cần thiết của việc học và điền vào bộ đơn gia hạn (form du lịch) tới Lãnh Sự Quán Canada tại Mỹ. Học sinh cũng có thể về VN và xin cấp tương tự tại Lãnh Sự Quán Canada tại Tp HCM nếu giấy phép du học còn hạn tối thiểu 6 tháng. Trong trường hợp giấy phép du học còn giá trị ít hơn 6 tháng hoặc đã hết hạn, bạn phải tiến hành nộp đơn xin lại giấy phép du học mới.

26. Quá trình chuẩn bị hồ sơ xin trường đến khi có kết quả visa kéo dài trong bao lâu?

-Một bồ hồ sơ thông thường từ lúc xin thư nhập học đến lúc đạt visa là từ 5 – 6 tháng,

 27. Nếu Lãnh Sự Quán yêu cầu khám sức khỏe chắc chắn tôi được cấp visa phải không?

- KHÔNG. Việc bạn được chỉ định khám sức khỏe chỉ là một bước trong quy trình xét cấp Visa của LSQ, khám sức khỏe không chắc chắn rằng bạn sẽ đạt visa.

28.Vui lòng cho tôi biết địa điểm khám sức khỏe? Tôi có nên gọi điện thoại đặt lịch hẹn?

- Khi bạn có thư yêu cầu khám sức khỏe từ LSQ, bạn nên gọi điện thoại đặt hẹn với bác sỹ tại một trong những phòng khám được chỉ định trong thư.

29. Nếu con tôi đang học lớp 10 ở Việt Nam, vậy tôi sẽ xin tiếp chương trình lớp 11 ở Canada cho cháu hay vẫn xin cho cháu học lại lớp 10?

- Ngay sau khi có điểm số HK1 của lớp hiện tại em đang học, chị nên xúc tiến làm hồ sơ xin thư nhập học cho cấp lớp tiếp theo. Về nguyên tắc mình sẽ xin lên lớp 11 cho đúng độ tuổi và trình độ. Tuy nhiên, trường Canada sẽ xem xét học bạ và sẽ là người quyết định cuối cùng em được tham dự lớp 11 hay phải học lại lớp 10.

30. Nếu chỉ học lớp 12 ở Canada thôi liệu con tôi có thể nhận được bằng tốt nghiệp phổ thông trung học của Tỉnh?

- KHÔNG. Nếu chỉ tham dự một lớp 12 thì em chỉ nhận được chứng nhận hoàn thành lớp 12 chứ không nhận được bằng TN tỉnh bang, điều kiện nhận bằng là em phải học ít nhất là 2 năm trung học tại Canada. Do đó. Lý tưởng nhất là quý phụ huynh nên cho các em sang học từ năm lớp 10 để các em có bước chuẩn bị thật tốt vào Đại Học.

*Vậy, với chứng chỉ hoàn thành lớp 12 thì con tôi có gặp khó khăn gì trong việc xin trường bậc đại học không?

- Sẽ không khó khăn nếu điềm GPA và văn bằng tiếng Anh của cháu đáp ứng được với yêu cầu đầu vào của trường mà mình muốn nộp đơn. Trường hợp không có văn bằng tiếng anh thì có thể chọn hướng học tiếng anh trước khi vào khóa học chính thức.

31. Nếu tôi đã tốt nghiệp chương trình đại học ở VN mà không đủ điều kiện vào thẳng chương trình thạc sỹ  quản trị kinh doanh (MBA) thì có trường nào dạy khóa dự bị thạc sỹ (Pre-MBA)?

- Bạn có thể đăng ký khóa học pre- MBA tại trường Thompson Rivers University, British Columbia để được chuẩn bị GMAT và các tín chỉ kinh doanh còn thiếu trước khi vào khóa MBA.

32. Nếu tôi tự xin thư nhập học của trường CEI có hướng dẫn giúp tôi các thủ tục để xin visa hay không?

- CÓ. CEI sẵn sàng hướng dẫn các bạn khi các bạn có yêu cầu.

33. Tôi đang học năm cuối ở Việt Nam nhưng tôi thấy ngành này không phù hợp với mình vậy tôi có thể học ngành khác tại các trường cao đẳng hoặc đại học ở Canada không?

- Về nguyên tắc là được vì việc học không bao giờ là trễ, tuy nhiên bạn cần phải có thư giải trình kèm theo hồ sơ khi nộp LSQ, bạn nên nêu rõ lý do bạn chuyển ngành và hai ngành này có bổ sung gì cho nhau hay không.

* Nếu tôi đang học tại Mỹ và muốn chuyển sang Canada thì các bằng cấp và tín chỉ của tôi có được công nhận và được chuyển tiếp (transfer) không?

- Điều này còn tùy thuộc vào từng trường bạn muốn nộp đơn, bạn cần nộp hết những gì mình đã học trước đó và họ sẽ trả lời là bạn có transfer credit được hay không.

Về nguyên tắc thì sau khi bạn sang trường Canada thì mới tiến hành transfer credit ( có đóng phí).

34. Có thể cho tôi biết mức học phí và ăn ở tại các trường nằm trong Hiệp Hội Các Trường Trung Học Tư Thục Cao Cấp Canada (CAIS)?

- Các trường trong hệ thống CAIS họ giảng dạy theo kiểu tập trung nam/ nữ riêng và dạy thao phương pháp cao cấp, chương trình thể thao của giới thượng lưu để sau này các em có thể trở thành nhà lãnh đạo. Học phí dao động tùy trường từ 40 – 60,000#CAD.

35. Tôi nghe mọi người nói rằng chỉ những sinh viên nào tốt nghiệp ở Tỉnh Manitoba mới được ở lại làm việc 3 năm sau khi tốt nghiệp?

- SAI. Tất cả sinh viên sau khi tốt nghiệp CĐ hay ĐH đều được ở lại Canada làm việc 3 năm không phân biệt tỉnh bang.

37. Giúp tôi phân biệt Master và Post-Graduate?

- Post-Graduate được hiểu là một chứng nhận sau đại học với đầu vào tương đối dễ hơn, chi phí thấp hơn, Master là bằng Thạc Sỹ với yêu cầu cao hơn, chi phí đắt và học dài hơn.

38. Có thể xin học ngành y tại Canada hay không?

- Rất khó để có thể được chấp nhận vào ngành Y, nhưng các bạn có thể đăng ký ngành Y tá, Nha khoa, điều dưỡng. Riêng với Bác sỹ thì họ không khuyến khích du học sinh quốc tế, bạn muốn làm bác sỹ phải tốn nhiều năm đi đường vòng và phải chi trả học phí rất cao. Một số trường có yêu cầu với các ứng viên ngành Y là phải có cơ bản từ 4-5 năm.  

39. Cách đóng phí xét đơn và học phí cho các trường Canada?

- Tốt nhất bạn nên sử dụng thẻ Credit card như Visa/Master để việc chuyển tiền được dễ dàng và nhanh chóng hơn. Riêng đối với học phí có số tiền lớn thì bạn nên chuyển khoản trực tiếp vào TK ngân hàng của trường.

 40. Con tôi học ở Quebec vậy có cần giấy phép để vào Tỉnh không?

- BẮT BUỘC. Vui lòng xem hướng dẫn và xin CAQ tại đây http://www.immigration-quebec.gouv.qc.ca/en/electronic-services/caq-electronic/index.html

41. Tại sao tôi đã xin CAQ hơn 8 tuần mà vẫn chưa có kết quả?

- Nếu bạn không nhận được email xác nhận từ phía Quebec, bạn nên vào website CAQ để xem tiến trình hồ sơ của mình tại Access my file hoặc điện thoại trực tiếp đến văn phòng CAQ để có câu trả lời chính xác nhất.

42. Nếu kết quả xét visa không kịp khóa học tôi có thể xin dời lại khóa học? Và tôi có phải đóng thêm phí xét đơn?

ĐƯỢC. Nên thông báo dời khóa học với trường khi gần ngày học mà chưa có kết quả visa. Thông thường bạn sẽ không bị mất thêm phí xét đơn, nhưng nếu bạn thông báo sau ngày nhập học có thể bạn mất khoảng 500$ cho việc này ( tùy trường).

43. Trường có hoàn trả học phí nếu tôi không đạt visa? Thời gian xét và thủ tục thế nào?

- CÓ. Trường hợp xấu nhất bạn không đạt visa trường sẽ hoàn trả phần đặt cọc học phí của bạn ( không trả phí xét đơn) trong khoảng thời gian từ 1 – 1.5 tháng. Bạn cần gửi cho trường thư từ chối của LSQ, thư nhập học của bạn và một thư yêu cầu bồi hoàn học phí.

44. Con tôi đang học lớp 9, làm thế nào để tôi biết được cháu có phù hợp với môi trường học tập ở Canada không?

- Nếu có thời gian quý phụ huynh nên cho các em làm quen với đất nước, môi trường học tập của Canada thông qua các chương trình Hè được tổ chức hàng năm tại các trường trung học Canada. Khóa học này kéo dài 4 tuần với những bài học tiếng Anh vui và những chuyến dã ngoại vừa học vừa chơi rất thú vị.

45. Các du học sinh Việt Nam thường gặp những khó khăn nào khi du học tại Canada?

- Các bạn mới sang gặp trở ngại nhiều nhất về vấn đề thời tiết, múi giờ. Bên cạnh đó, khác biệt ngôn ngữ cũng là một rào cản rất lớn đối với các bạn mới. Tuy nhiên chuyện này không chỉ có một mình bạn phải gánh chịu mà ai cũng phải trải qua thời kỳ Sốc văn hóa này và nó sẽ dần cải thiện và thời gian nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tính thích nghi và cố gắng của từng bạn.

46. Tôi có được làm thêm toàn thời gian vào các kỳ nghỉ hè hoặc nghỉ đông tại Canada?

- ĐƯỢC PHÉP. Bạn được phép làm toàn thời gian trong mùa hè và mùa đông.



  B/ VISA:
 1. Sức khỏe như thế nào thì không được visa? khám sức khoẻ ở đâu? Lãnh sự quán có yêu cầu học sinh nhất thiết phải khám ở một phòng khám được chỉ định không?

- Thông thường các bệnh truyền nhiễm hay da liễu thì khó được đi, hay bệnh về phổi, viêm gan thì phải chữa trị dứt mới được đi. LSQ sẽ yêu cầu khám sức khỏe ở một trong những nơi họ quy định và thường có kết quả sau 3 – 4 tuần.

2.Thời gian làm hồ sơ bao lâu?

- Thông thường với hồ sơ xin visa du học các bạn sẽ được phía tiếp nhận hồ sơ hẹn 3 tháng sau có kết quả, nhưng nhìn chung thì khoảng 2 tháng là các bạn đã có câu trả lời. Thời gian xét hồ sơ nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào chất lượng và số lượng của các hồ sơ nộp vào.

3. Tôi có phải qua phỏng vấn khi xin visa không?

- Tùy vào từng hồ sơ mà phía Lãnh Sự Quán sẽ yêu cầu các bạn có phỏng vấn hay không, nhưng nếu hồ sơ các bạn nộp vào có phần giải trình rõ ràng thì khả năng không cần phỏng vấn là rất cao.

4. Tôi có thể nộp hồ sơ ở đâu và đóng phí là bao nhiêu?

Bạn cần chuẩn bị 140$USD ( lệ phí có thể thay đổi từng thời điểm) và nộp tại Phòng Tiếp Nhận Hồ Sơ và Thị Thực Nhập Cảnh Canada tại IOM từ thứ hai đến thứ sáu

Nơi tiếp nhận hồ sơ:

TPHCM: Cao Ốc PDD, 162 Pasteur, Q.1| Đt: 08 38296376| 08 38296377| www.iom.int.vn

HN: Cao Ốc Kim DMC, 535 Kim Mã, lầu 7, Ba Đình, HN| Đt: 04 37366258

5. Đi du học sẽ ăn ở tại đâu, chất lượng như thế nào?

Các bạn có thể lựa chọn sinh sống tại Ký túc xá tại trường on –campus (vì chỗ rất hạn chế nên cần phải đăng ký sớm, các bạn nên ở KTX ở những năm học cuối để tiện việc đi lại, gần thư viện và bạn bè). Sống tại gia đình bản xứ (chương trình này giúp các bạn cải thiện ngôn ngữ nhanh chóng và có được không khí gia đình cũng như tìm hiểu được văn hóa Canada và cơ hội kết bạn với dân bản xứ). Sống với người thân ( nơi này tiết kiệm được chi phí khá nhiều). Hay cùng các bạn khác sống riêng độc lập hoặc kiểu off- campus tại trường ( các bạn tự nấu ăn, chương trình này thích hợp với các bạn lớn tuổi và có tính tự lập cao).

6. Nhà tôi kinh doanh nên tiền không gửi vào TK vậy phải làm thế nào?

Nên bỏ tiền vào tài khoản tiết kiệm dần dần từ sau khi có ý định cho con em đi du học, càng sớm càng tốt.

7. Cha mẹ có thể đưa con sang Canada để sắp xếp chỗ ăn ở trong những ngày đầu tiên?

-CẦN THIẾT. trong điều kiện thời gian gia đình sắp xếp được thì phụ huynh cũng nên làm visa du lịch để đi cùng con em mình đến Canada trong những ngày đầu tiên để giúp các em thêm tự tin và phụ huynh cũng có cái nhìn thực tế về trường mà con em mình theo học. 

8.Tôi có nên khai tên người thân ở Canada trong bộ đơn xin thị thực du học?

- LSQ đã có một buổi họp báo về vấn đề này vào năm 2009 và họ nhấn mạnh rằng việc có người thân hay không có tại Canada đều không ảnh hưởng tới hồ sơ. Những trường hợp quên không khai hoặc cố tình giấu thông tin sẽ bị liệt vào hàng hồ sơ gian và có thể bị cấm nộp trong 2 năm.

9.Tôi nghe nói tình hình xét visa hiện tại đang chậm hơn so với trước đây có đúng không?

- Việc xét hồ sơ nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào chất lượng và số lượng hồ sơ nộp vào cùng thời điểm. Sự chậm trễ có thể gây ra bởi khâu xác minh tài chính hay khâu giám định kết quả khám sức khỏe. Do vậy, Phòng Visa khuyên các bạn nên nộp hồ sơ sớm ít nhất là 3 tháng trước khi khóa học bắt đầu.

10. Tôi có thể cho hai con đi học cùng một lúc?

- ĐƯỢC. Nếu gia đình chứng minh đủ chi phí cho cả hai em.  

11. Con tôi dưới 18 tuổi có cần người giám hộ ở Canada không? Nếu tôi không có người thân thì ai sẽ đứng ra làm thủ tục này?

- BẮT BUỘC. Nếu gia đình không có người thân thì có thể nhờ nhà trường, chủ nhà homestay hoặc dịch vụ bên ngoài để hỗ trợ vấn đề này.

 12. Hiện nay có những hãng hàng không nào có chuyến bay từ Hà Nội/TP.HCM đến Vancouver/Toronto? Quá cảnh ở đâu?

- Tùy vào từng thời điểm mà các bạn có thể đặt vé tại các hãng sau: China Airlines, Cathay pacific, Korea Airlines, Eva… quá cảnh tại HK hay Đài Loan hoặc Hàn Quốc tùy hãng

13. Nếu đã bị từ chối visa lần đầu có thể xin nộp hồ sơ lại được không?

-ĐƯỢC PHÉP. Nếu như hồ sơ của bạn không bị cấm nộp, và bạn biết được lý do từ chối cũng như có sự bổ sung thay đổi vào hồ sơ thì bạn nên nộp lại.

14. Cần mang theo các giấy tờ gì khi đi khám sức khỏe?

- Bạn nên đặt hẹn với BS trước khi đến khám để không phải chời đợi và cần mang theo CMND bản chính, Photo hộ chiếu, giấy yêu cầu của LSQ, 4 hình thẻ và phí khám (tùy phòng khám)

15. Người thân có thể giúp tôi đi nộp hồ sơ xin visa?

- ĐƯỢC. Ai cũng có thể nộp giúp hồ sơ cho Học sinh.

16. Tôi có nên khai báo trong mẫu đơn xin visa nếu tôi bị từ chối visa du học Mỹ?

- BẮT BUỘC. bạn phải khai vào mục này nếu bạn đã từng bị từ chối các loại visa vào tất cả các nước khác.

17. Con tôi có cần làm giấy giải trình học tập và tài chính khi chuẩn bị hồ sơ du học?

- CẦN THIẾT. Mình cần giải trình thật cụ thể về kế hoạch học tập và khai báo chính xác các khoản thu nhập, tài sản của mình để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người xét, điều này hoàn toàn có lợi cho hồ sơ.

18. Làm thế nào biết được Lãnh Sự Quán thông báo khám sức khỏe?

- Bạn cần cung cấp thông tin địa chỉ email chính xác và số điện thoại di động cá nhân trong bộ đơn điền xin visa, thông báo khám sức khỏe sẽ được gửi qua email và hệ thống tin nhắn.

 C.CEI

 1.CEI có làm việc vào ngày thứ 7 hoặc chủ nhật không, có tư vấn qua diện thoại di động không?

-       Văn phòng CEI làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, riêng thứ sáu chỉ mở cửa tới 15h chiều. Khách hàng có thể gọi điện thoại số 08 39305875 để được tư vấn qua điện thoại hoặc đặt lịch hẹn đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng.

-       Nhân viên tư vấn CEI không được phép tư vấn du học qua số điện thoại di động cá nhân.

 2.Tài chính của tôi k đủ cho con tôi đi du học ,vậy CEI có cách nào giúp tôi chứng minh đủ thu nhập va số dư ngân hàng không?

-       CEI hướng dẫn làm hồ sơ xin visa dựa trên các chứng từ mà gia đình có sẵn và có thật; không tạo ra những chứng từ giả tạo mang tính chất đối phó viên chức lãnh sự. Phụ huynh chịu trách nhiệm sự thật về những chứng từ cũng như các số liệu cung cấp cho CEI, văn phòng không có trách nhiệm xác minh những chứng từ của phụ huynh.

-       CEI luôn luôn tôn trọng sự thật và tính minh bạch của hồ sơ.

 3.Gia đình tôi muốn làm hồ sơ định cư, CEI có thể giúp tôi được không?

CEI hiện tại không có chức năng và trách nhiệm tư vấn dề định cư và di trú.

 4.Phí dịch vụ của CEI là bao nhieu?

CEI không thu bất cứ chi phí dịch vụ nào. Mọi sự hướng dẫn và hỗ trợ của CEI là hoàn toàn miễn phí.

Phụ huynh tự chi trả phí dịch thuật hồ sơ, phí xét đơn cho trường và phí xét visa.

5. CEI Vietnam có thường tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề và Triển Lãm Giáo Dục Canada?

- CÓ. Thông tin về các buổi hội thảo chúng tôi thường xuyên thông báo trên Website và gửi email hay thư mời trực tiếp đến nhà các bạn theo thông tin liên hệ các bạn lưu lại tại CEI.

6. Văn phòng CEI hỗ trợ gì cho các bạn học sinh sinh viên?

CEI là cơ quan phi lợi nhuận nên chúng tôi tôn trọng quyền lựa chọn trường và quyết định ngành nghề của SV, chúng tôi là đại diện cho hơn 40 trường tại Canada, tuy nhiên CEI không áp đặt các bạn vào các trường thành viên của mình. CEI hỗ trợ tất cả thắc mắc của các bạn quanh vấn đề trường lớp và visa.

CEI hướng dẫn xin thư nhập học, tư vấn chứng minh tài chính, hướng dẫn làm thư giải trình học tập, điền đơn xin visa. Tất cả đều miễn phí.

7. CEI Vietnam có thường xuyên cử nhân viên sang Canada tìm hiểu về các trường Canada cũng như đời sống của các bạn du học sinh?

- Hàng năm CEI đều có nhân viên tham gia vào các chương trình FAM TOUR sang Canada kết hợp đến thăm các trường học và HSSV. Bên cạnh đó chúng tôi cũng tham gia vào các khóa học tại trường và trãi nghiệm đời sống homestay/ ký túc xá để có được những kinh nghiệm thực tế, điều này giúp chúng tôi cung cấp thông tin chính xác đến quý phụ huynh và các bạn HSSV.

8. CEI có bài viết nào nói về cảm nhận của các bạn du học sinh về môi trường học tập và ăn ở tại Canada?

-CEI khuyến khích các bạn đã sang Canada viết các bài cảm nhận của riêng mình về những gì mình đang trãi nghiệm tại Canada. 

Đọc thêm: Những trở ngại khi xin visa du học Canada

Truy Cập vào website Ahedulink.com.vn để được tư vấn về du hoc canada và làm hồ sơ miễn phí

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.