Công nghệ sạc pin mới nhanh hơn 3 lần
Điện thoại thông minh hay máy tính bảng đang ngày càng được trang bị các tính năng mới cùng cấu hình khủng nhưng lại gặp phải những giới hạn về năng lượng khiến chúng không thể đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của người dùng. Hiện tại, smartphone hiện nay vẫn dùng những viên pin lithium-ion xuất hiện từ cách đây gần 20 năm.
Mới đây, các chuyên gia tại đại học Tokyo đã phát minh một công nghệ mới nhằm thay thế hoàn toàn những viên pin hiện tại. Theo đó, họ đã cách vượt qua các giới hạn về mật độ năng lượng cũng như tốc độ chuyển hóa vật lý trong công nghệ pin Li-on khi sử dụng điện áp từ 3V thông thường lên tới 5V giúp cải thiện tốc độ đáng kinh ngạc. Với công nghệ này, tốc độ sạc pin giờ đây có thể rút ngắn tới 3 lần so với thông thường.
Công nghệ pin mới nhất hiện nay thuộc về LG khi hãng này ra mắt chiếc LG G Flex với màn hình cong. Tuy nhiên, đây chỉ đơn giản là một phiên bản pin được cải tiến dựa trên những ý tưởng cũ. Trong đó, giới hạn điện năng và cơ chế hoạt động của nó vẫn không có gì thay đổi đối với những viên pin Li-on thông thường.
Việc smartphone hay tablet hiện đại ngốn pin luôn là một vấn đề khiến cả người dùng và các nhà sản xuất phải đau đầu. Do công nghệ trên vốn được nghiên cứu nhằm phục vụ cho các loại xe hơi chạy điện trong tương lai nên việc hiện thực hóa trên các thiết bị cầm tay sẽ phải chờ thêm một thời gian nữa.
Mới đây, các chuyên gia tại đại học Tokyo đã phát minh một công nghệ mới nhằm thay thế hoàn toàn những viên pin hiện tại. Theo đó, họ đã cách vượt qua các giới hạn về mật độ năng lượng cũng như tốc độ chuyển hóa vật lý trong công nghệ pin Li-on khi sử dụng điện áp từ 3V thông thường lên tới 5V giúp cải thiện tốc độ đáng kinh ngạc. Với công nghệ này, tốc độ sạc pin giờ đây có thể rút ngắn tới 3 lần so với thông thường.
Công nghệ pin mới nhất hiện nay thuộc về LG khi hãng này ra mắt chiếc LG G Flex với màn hình cong. Tuy nhiên, đây chỉ đơn giản là một phiên bản pin được cải tiến dựa trên những ý tưởng cũ. Trong đó, giới hạn điện năng và cơ chế hoạt động của nó vẫn không có gì thay đổi đối với những viên pin Li-on thông thường.
Việc smartphone hay tablet hiện đại ngốn pin luôn là một vấn đề khiến cả người dùng và các nhà sản xuất phải đau đầu. Do công nghệ trên vốn được nghiên cứu nhằm phục vụ cho các loại xe hơi chạy điện trong tương lai nên việc hiện thực hóa trên các thiết bị cầm tay sẽ phải chờ thêm một thời gian nữa.
Theo Trí Thức Trẻ