Đã đến lúc thương hiệu Việt nên quan tâm tới cộng đồng Instagram
Mạng xã hội phát triển đã thay đổi quan niệm cũng như định hướng marketing của rất nhiều công ty và nhãn hiệu, rất nhiều khoản đầu tư đã được rót vào facebook nhằm quảng bá, xây dựng cộng đồng và phát triển fanpage. Tuy nhiên với việc thay đổi không ngừng của các thuật toán mà facebook đặt ra, lượng tương tác giữa người dùng và fanpage ngày càng giảm xuống khiến hiệu quả thực tế mang lại không đạt như mong đợi.
Tôi không phủ nhận vị trí số 1 của mạng xã hội lớn nhất thế giới này, nhưng với sự "đỏng đảnh" ngày càng tăng của nó, đã đến lúc bạn chú ý tới cộng đồng đang ngày càng bàng trướng của Instagram.
Chúng ta đều đã biết Instagram được Facebook mua lại, chắc hẳn bạn từng đọc không ít bài viết phân tích dài cả nghìn chữ về thương vụ M&A này. Tôi nghĩ không nhất thiết phải quan tâm tới lý do Mark Zuckerberg chịu bỏ một khoản lớn để thâu tóm vì hai mạng xã hội cũng như đội ngũ vận hành vẫn hoạt động độc lập, cái chúng ta cần là những thế mạnh mà Instagram dễ dàng "ăn đứt" Facebook.
1. Xu hướng mạng xã hội di động, Facebook "xách dép" Instagram
Đi tới bất cứ đâu, kể cả ngồi trên xe bus bạn cũng dễ dàng bắt gặp những người sử dụng smartphone cắm đầu cắm cổ vào chiếc điện thoại của mình. Với giá thành lấp đầy tất cả các phân khúc, smartphone đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội, và trong tương lai nó sẽ còn phát triển hơn nữa.
Facebook được xây dựng với mô hình là một mạng xã hội nền web, tuy ứng dụng Facebook đã xuất hiện khá lâu và mới đây nhất là "con cưng" Paper nhưng người dùng chưa bao giờ cảm thấy hài lòng với những gì Facebook mang lại. Rõ ràng so với Instagram được phát triển với mô hình mạng xã hội di động ngay từ thời kỳ đầu, Facebook tỏ ra yếu thế và thiếu kinh nghiệm hơn rất nhiều.
Có thể nhận thấy rõ ràng điều này thông qua giao diện fanpage trên ứng dụng di động của Facebook. Nó hoàn toàn thiếu trực quan, khó sử dụng, khó theo dõi tin bài và đi cùng với đó là tốc độ tải "nặng nề".
2. Kích thích tương tác tốt hơn
Với facebook, người dùng chỉ có thể nhấn vào nút Like ở góc bài đăng để thể hiện quan điểm đồng tình. Còn trên Instagram, công ty đã nghiên cứu rất kỹ hành vi người dùng và đưa vào cách thức like chỉ bằng việc nháy đúp vào hình ảnh đăng tải khi kéo ngón tay lướt qua nội dung. Khảo sát thực tế với 50 người sử dụng cả hai mạng xã hội trên, số người nhấn like bài đăng trên Facebook và Instagram lần lượt là 63% và 85%.
Đặc biệt hơn, nếu người dùng có kết nối tài khoản Instagram tới Facebook cá nhân và chấp nhận hiển thị mặc định, những hình ảnh họ đã nhấn like trên Instagram cũng sẽ hiển thị trên News Feed facebook, từ đó làm tăng sự lan truyền của nội dung đăng tải.
3. #hashtag trên Instagram là thiên đường, còn với Facebook là "đồ bỏ đi"
Hashtag không còn là khái niệm xa lạ với các công ty và thương hiệu, lần đầu tiên xuất hiện trên mạng xã hội Twitter, giúp gom một nhóm thông tin có cùng nội dung để truy xuất cũng như trao đổi dễ dàng hơn.
Khi Facebook giới thiệu tính năng hashtag trên mạng xã hội của mình, chúng nhanh chóng được người dùng áp dụng nhưng không đạt được hiệu quả như mong đợi. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn không hiểu tại sao một mạng xã hội lớn lại có thể tích hợp tính năng kém đến vậy. Mỗi một bài đăng được gắn hashtag sẽ nằm trong khung tổng hợp riêng, tuy nhiên khung tổng hợp nội dung hashtag của Facebook không hiển thị đầy đủ, thường xuyên gặp tình trạng thiếu bài, hiển thị ít, thiết kế giao diện người dùng xấu, không tạo cảm giác hứng thú khi xem.
Có thể điểm ra rất nhiều chiến dịch của các công ty Việt Nam có sử dụng hashtag trên facebook, nhưng phần lớn chúng chỉ xuất hiện để... cho đẹp, không nhiều người dùng quan tâm tới việc tìm kiếm thông tin từ nó.
Còn đối với Instagram thì sao? Nếu hashtag trên Facebook chỉ mang tới cho bạn vài chục kết quả không bõ công xem thì Instagram mang tới cho bạn hàng chục nghìn kết quả phong phú. Người dùng Instagram ý thức rất tốt việc dùng hashtag trong các bài đăng, nó gần như một thứ "liên kết" riêng của công dân mạng thời hiện đại. Chính vì lý do trên, mỗi khi công ty/thương hiệu chạy một chiến dịch và sử dụng hashtag Instagram, toàn bộ thông tin, nội dung được người dùng truy xuất đầy đủ và dễ dàng theo dõi. Hashtag thực sự phát huy tác dụng với mạng xã hội di động này.
Mạng xã hội hình ảnh trên di động Instagram cũng không ngừng tạo ra các cuộc thi, sự kiện sử dụng hashtag để người dùng cùng tham gia và nhận được kết quả tốt. Tôi còn nhớ một người bạn sử dụng mạng xã hội lâu năm nói rằng: "Trên Twitter và Instagram, hashtag giúp người ta tìm thông tin và gắn kết tốt hơn, còn với Facebook nó như trò cho trẻ con chơi vậy, vô tác dụng".
4. Dễ tìm kiếm nội dung
Bất kỳ công ty/nhãn hiệu nào việc được đặt lên hàng đầu cũng là đáp ứng một cách nhanh và đầy đủ nhất khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm thông tin về sản phẩm. Với giao diện và cách sắp xếp bài đăng trên các fanpage Facebook, rất khó để bạn có thể tìm chính xác thông tin ở một thời điểm nhất định về sản phẩm, chưa kể tới việc càng "load" nhiều nội dung, facebook càng tỏ ra nặng nề và đôi khi gặp lỗi.
Tuy không thể đăng những dòng trạng thái, tạo event hay video dài như Facebook nhưng đó vừa là điểm yếu mà cũng chính là điểm mạnh của Instagram. Với đặc thù là mạng xã hội hình ảnh, cách bố trí, sắp xếp bài đăng của Instagram dễ nhìn, dễ tìm kiếm.
5. Không tạo cảm giác bị làm phiền
Tính năng bình luận (comment) trên Faebook được đánh giá cao, nhưng mỗi khi có bạn bè tham gia bình luận, những dòng thông báo (notification) liên tục được gửi về thiết bị của bạn. Để giải quyết vấn đề trên, Facebook đã phải cập nhật thêm nút "Stop Notifications" nhưng không nhiều người để ý tới chức năng này.
Trái ngược với Facebook, Instagram chỉ gửi thông báo tới thiết bị khi có người dùng nhắc tới tên bạn trong bình luận. Việc này nhằm tránh tình trạng người dùng bị spam thông báo gây khó chịu khi sử dụng.
6. Tỉ lệ nhìn thấy nội dung "ăn đứt" Facebook
Khi người dùng nhấn like fanpage, chỉ có một tỉ lệ rất ít trong số đó có thể nhìn thấy bài đăng (hay còn gọi là reach) trên News Feed của bạn vì thuật toán Facebook đã hạn chế để "câu" tiền quảng cáo. Rất nhiều thông tin sản phẩm hay, hữu ích buộc phải "móc ví" để đảm bảo khách hàng tiềm năng thấy được chúng.
Còn đối với Instagram thì sao? Hiện tại mạng xã hội hình ảnh này chưa có chức năng tạo fanpage, nhưng có lẽ nó không cần thiết vì người dùng chỉ cần nhấn "Follow" là có thể đăng ký theo dõi toàn bộ nội dung đăng tải.
Những hình ảnh đăng trên Instagram sẽ hiển thị với 100% người dùng, không bị giới hạn tỉ lệ reach như
Facebook, bài đăng hiệu quả hơn mà không hề tốn một đồng chi phí cho quảng cáo.
Bài viết chỉ nêu lên một số ưu điểm của Instagram so với Facebook dưới góc nhìn cá nhân sau một thời gian dài sử dụng cả hai mạng xã hội. Sẽ còn nhiều điểm mà Facebook tỏ ra vượt trội hơn, nhưng chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng Facebook liên tục thay đổi để... "hút máu" doanh nghiệp. Vậy tại sao chúng ta không phát triển cộng đồng song song trên cả hai mạng xã hội này để đạt kết quả tốt nhất?
Tôi không phủ nhận vị trí số 1 của mạng xã hội lớn nhất thế giới này, nhưng với sự "đỏng đảnh" ngày càng tăng của nó, đã đến lúc bạn chú ý tới cộng đồng đang ngày càng bàng trướng của Instagram.
Chúng ta đều đã biết Instagram được Facebook mua lại, chắc hẳn bạn từng đọc không ít bài viết phân tích dài cả nghìn chữ về thương vụ M&A này. Tôi nghĩ không nhất thiết phải quan tâm tới lý do Mark Zuckerberg chịu bỏ một khoản lớn để thâu tóm vì hai mạng xã hội cũng như đội ngũ vận hành vẫn hoạt động độc lập, cái chúng ta cần là những thế mạnh mà Instagram dễ dàng "ăn đứt" Facebook.
1. Xu hướng mạng xã hội di động, Facebook "xách dép" Instagram
Đi tới bất cứ đâu, kể cả ngồi trên xe bus bạn cũng dễ dàng bắt gặp những người sử dụng smartphone cắm đầu cắm cổ vào chiếc điện thoại của mình. Với giá thành lấp đầy tất cả các phân khúc, smartphone đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội, và trong tương lai nó sẽ còn phát triển hơn nữa.
Facebook được xây dựng với mô hình là một mạng xã hội nền web, tuy ứng dụng Facebook đã xuất hiện khá lâu và mới đây nhất là "con cưng" Paper nhưng người dùng chưa bao giờ cảm thấy hài lòng với những gì Facebook mang lại. Rõ ràng so với Instagram được phát triển với mô hình mạng xã hội di động ngay từ thời kỳ đầu, Facebook tỏ ra yếu thế và thiếu kinh nghiệm hơn rất nhiều.
Có thể nhận thấy rõ ràng điều này thông qua giao diện fanpage trên ứng dụng di động của Facebook. Nó hoàn toàn thiếu trực quan, khó sử dụng, khó theo dõi tin bài và đi cùng với đó là tốc độ tải "nặng nề".
2. Kích thích tương tác tốt hơn
Với facebook, người dùng chỉ có thể nhấn vào nút Like ở góc bài đăng để thể hiện quan điểm đồng tình. Còn trên Instagram, công ty đã nghiên cứu rất kỹ hành vi người dùng và đưa vào cách thức like chỉ bằng việc nháy đúp vào hình ảnh đăng tải khi kéo ngón tay lướt qua nội dung. Khảo sát thực tế với 50 người sử dụng cả hai mạng xã hội trên, số người nhấn like bài đăng trên Facebook và Instagram lần lượt là 63% và 85%.
Chỉ cần nháy đúp ngón tay vào hình ảnh để nhấn "like" trên Instagram.
Đặc biệt hơn, nếu người dùng có kết nối tài khoản Instagram tới Facebook cá nhân và chấp nhận hiển thị mặc định, những hình ảnh họ đã nhấn like trên Instagram cũng sẽ hiển thị trên News Feed facebook, từ đó làm tăng sự lan truyền của nội dung đăng tải.
3. #hashtag trên Instagram là thiên đường, còn với Facebook là "đồ bỏ đi"
Hashtag không còn là khái niệm xa lạ với các công ty và thương hiệu, lần đầu tiên xuất hiện trên mạng xã hội Twitter, giúp gom một nhóm thông tin có cùng nội dung để truy xuất cũng như trao đổi dễ dàng hơn.
Khi Facebook giới thiệu tính năng hashtag trên mạng xã hội của mình, chúng nhanh chóng được người dùng áp dụng nhưng không đạt được hiệu quả như mong đợi. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn không hiểu tại sao một mạng xã hội lớn lại có thể tích hợp tính năng kém đến vậy. Mỗi một bài đăng được gắn hashtag sẽ nằm trong khung tổng hợp riêng, tuy nhiên khung tổng hợp nội dung hashtag của Facebook không hiển thị đầy đủ, thường xuyên gặp tình trạng thiếu bài, hiển thị ít, thiết kế giao diện người dùng xấu, không tạo cảm giác hứng thú khi xem.
Có thể điểm ra rất nhiều chiến dịch của các công ty Việt Nam có sử dụng hashtag trên facebook, nhưng phần lớn chúng chỉ xuất hiện để... cho đẹp, không nhiều người dùng quan tâm tới việc tìm kiếm thông tin từ nó.
Còn đối với Instagram thì sao? Nếu hashtag trên Facebook chỉ mang tới cho bạn vài chục kết quả không bõ công xem thì Instagram mang tới cho bạn hàng chục nghìn kết quả phong phú. Người dùng Instagram ý thức rất tốt việc dùng hashtag trong các bài đăng, nó gần như một thứ "liên kết" riêng của công dân mạng thời hiện đại. Chính vì lý do trên, mỗi khi công ty/thương hiệu chạy một chiến dịch và sử dụng hashtag Instagram, toàn bộ thông tin, nội dung được người dùng truy xuất đầy đủ và dễ dàng theo dõi. Hashtag thực sự phát huy tác dụng với mạng xã hội di động này.
Hashtag trên Instagram được cộng đồng sử dụng tích cực và có "văn hóa".
Mạng xã hội hình ảnh trên di động Instagram cũng không ngừng tạo ra các cuộc thi, sự kiện sử dụng hashtag để người dùng cùng tham gia và nhận được kết quả tốt. Tôi còn nhớ một người bạn sử dụng mạng xã hội lâu năm nói rằng: "Trên Twitter và Instagram, hashtag giúp người ta tìm thông tin và gắn kết tốt hơn, còn với Facebook nó như trò cho trẻ con chơi vậy, vô tác dụng".
4. Dễ tìm kiếm nội dung
Bất kỳ công ty/nhãn hiệu nào việc được đặt lên hàng đầu cũng là đáp ứng một cách nhanh và đầy đủ nhất khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm thông tin về sản phẩm. Với giao diện và cách sắp xếp bài đăng trên các fanpage Facebook, rất khó để bạn có thể tìm chính xác thông tin ở một thời điểm nhất định về sản phẩm, chưa kể tới việc càng "load" nhiều nội dung, facebook càng tỏ ra nặng nề và đôi khi gặp lỗi.
Tuy không thể đăng những dòng trạng thái, tạo event hay video dài như Facebook nhưng đó vừa là điểm yếu mà cũng chính là điểm mạnh của Instagram. Với đặc thù là mạng xã hội hình ảnh, cách bố trí, sắp xếp bài đăng của Instagram dễ nhìn, dễ tìm kiếm.
5. Không tạo cảm giác bị làm phiền
Tính năng bình luận (comment) trên Faebook được đánh giá cao, nhưng mỗi khi có bạn bè tham gia bình luận, những dòng thông báo (notification) liên tục được gửi về thiết bị của bạn. Để giải quyết vấn đề trên, Facebook đã phải cập nhật thêm nút "Stop Notifications" nhưng không nhiều người để ý tới chức năng này.
Trái ngược với Facebook, Instagram chỉ gửi thông báo tới thiết bị khi có người dùng nhắc tới tên bạn trong bình luận. Việc này nhằm tránh tình trạng người dùng bị spam thông báo gây khó chịu khi sử dụng.
6. Tỉ lệ nhìn thấy nội dung "ăn đứt" Facebook
Khi người dùng nhấn like fanpage, chỉ có một tỉ lệ rất ít trong số đó có thể nhìn thấy bài đăng (hay còn gọi là reach) trên News Feed của bạn vì thuật toán Facebook đã hạn chế để "câu" tiền quảng cáo. Rất nhiều thông tin sản phẩm hay, hữu ích buộc phải "móc ví" để đảm bảo khách hàng tiềm năng thấy được chúng.
Còn đối với Instagram thì sao? Hiện tại mạng xã hội hình ảnh này chưa có chức năng tạo fanpage, nhưng có lẽ nó không cần thiết vì người dùng chỉ cần nhấn "Follow" là có thể đăng ký theo dõi toàn bộ nội dung đăng tải.
Những hình ảnh đăng trên Instagram sẽ hiển thị với 100% người dùng, không bị giới hạn tỉ lệ reach như
Facebook, bài đăng hiệu quả hơn mà không hề tốn một đồng chi phí cho quảng cáo.
Bài viết chỉ nêu lên một số ưu điểm của Instagram so với Facebook dưới góc nhìn cá nhân sau một thời gian dài sử dụng cả hai mạng xã hội. Sẽ còn nhiều điểm mà Facebook tỏ ra vượt trội hơn, nhưng chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng Facebook liên tục thay đổi để... "hút máu" doanh nghiệp. Vậy tại sao chúng ta không phát triển cộng đồng song song trên cả hai mạng xã hội này để đạt kết quả tốt nhất?
Theo GenK