Hàm Hương - mỹ nhân có thật trong lịch sử Trung Quốc
Cùng ngược thời gian tìm hiểu về nàng Hàm Hương xinh đẹp trong triều đại nhà Thanh.
Nếu bạn là fan hâm mộ của bộ phim “Hoàn Châu Cách Cách” hay đã từng đọc qua tiểu thuyết “Thanh Cung 13 triều” thì chắc hẳn sẽ nhớ tới nhân vật Hàm Hương (Hương Phi), một nàng công chúa xứ Hồi Cương, xinh đẹp tuyệt vời, giỏi ca múa và là mối tình của vua Càn Long. Đặc biệt hơn, trên người Hàm Hương còn tỏa ra hương thơm đặc biệt nữa chứ!
Những giai thoại về Hương Phi
Trong phim “Hoàn Châu Cách Cách”, nhân vật Hàm Hương (tức Hương Phi) là “đầu mối”, là nhân vật trung tâm rất quan trọng của phần 2.
Hàm Hương yêu Mông Đan, một dũng sĩ Hồi tộc nhưng không được nhà vua chấp nhận. Họ đã 7 lần chạy trốn để có thể được bên nhau mãi mãi nhưng chính mùi hương kỳ lạ tỏa ra từ người Hàm Hương đã khiến họ dễ dàng bị phát hiện.
Để giữ mối giao hảo giữa hai nước, vua xứ Hồi Cương đã đem Hàm Hương cống nạp cho vua Càn Long. Trở thành một quý phi được vua Càn Long sủng ái nhưng Hàm Hương vẫn không thể quên mối tình với Mông Đan. Tiểu Yến Tử và Hạ Tử Vy cảm động khi biết câu chuyện tình đầy sóng gió của họ nên quyết định mạo hiểm giải cứu Hàm Hương, bằng cách dựng lên cái chết “hóa thành bướm”.
Nhiều sử sách ghi chép, Hương Phi không phải con gái xứ Hồi Cương mà là phi tử (vợ) của thủ lĩnh người Hồi Đại Hòa Trắc Mộc. Chuyện kể rằng, năm 1759, Càn Long cử đại quân đi chinh phục bộ tộc Hồi ở Tân Cương, nghe nói thủ lĩnh người Hồi có một phi tử là Hương Phi xinh đẹp, tài giỏi nên đã sai phó tướng Triệu Huệ phải đem nàng về kinh cho bằng được. Sau khi giết Đại Hòa Trắc Mộc, chinh phục được người Hồi, Triệu Huệ đưa được nàng Hương Phi về kinh. Ở trong cung cấm, nhận được nhiều sự sủng ái của vua Càn Long, có kẻ hầu người hạ, mọi hình thức sinh hoạt đều theo kiểu người Hồi, song Hương Phi vẫn một mực cự tuyệt, dù có phải chết vẫn thủ tiết với chồng.
Chuyện đến tai Thái hậu, bà lo lắng cho hoàng đế khi thấy Hương Phi vẫn một mực cự tuyệt như vậy. Thái hậu cho rằng, không thể để Hương Phi hiện diện trong cung nữa nên đã khuyên vua cho nàng về quê hoặc ban cho cái chết như ý. Nhân một lần nhà vua đi vi hành, bà sai người thắt cổ Hương Phi. Khi trở về, Càn Long đau đớn khi thấy Hương Phi đã thành người thiên cổ. Từ đó đến cuối cuộc đời, tuy sủng ái nhiều phi tần khác nhưng ngài vẫn luôn đau đáu trong lòng mối tình này. Ở ngoại thành Bắc Kinh hiện nay vẫn còn ngôi mộ được cho là của Hương Phi, trên bia khắc một bài thơ đau buồn thảm thiết.
Sự thật về cuộc đời người vợ người Hồi của vua Càn Long
Tuy nhiên, nhiều sử gia khẳng định, Hương Phi trong phim ảnh và tiểu thuyết là nhân vật có thật. Nhưng nàng không hề cự tuyệt hoàng đế đến nỗi phải chết trẻ. Hình tượng Hàm Hương lấy nguyên mẫu từ Dung Phi của hoàng đế Càn Long.
Dung Phi không phải là vợ góa của thủ lĩnh người Hồi chống lại triều Thanh như trong truyền thuyết mà là con gái của gia đình có công với triều đình trong cuộc bình định Tân Cương. Năm 1759, Dung Phi theo người anh trai là Đồ Nhĩ Đô về Bắc Kinh nhận sắc phong "Phụ quốc công", sau đó nàng được tuyển vào hậu cung, phong là Hòa quý nhân theo tên họ gốc, sau được thăng lên hàng tần phi.
Người vợ Hồi duy nhất này được Càn Long rất sủng ái. Nhà vua cho phép nàng giữ tín ngưỡng và cách ăn mặc của dân tộc mình, đến khi nàng được phong quý phi mới may trang phục kiểu Mãn Thanh. Điều kiện của Dung Phi trước khi lên kiệu hoa như khi nàng về kinh phải có anh trai đi cùng và nếu nàng chết thì phải đưa thi thể về cố hương an táng cũng được Càn Long chấp thuận.
Mặc dù trước đó, những người đồng bào Hồi của nàng đã gây rối loạn ở Tân Cương khiến triều đình nhiều phen đau đầu nhưng sự trân trọng của Càn Long đối với nàng không hề giảm. Trong cung, số cung tần mĩ nữ nhiều vô số nhưng nhà vua vẫn dành nhiều sự sủng ái cho Dung Phi dù nàng đã sang tuổi xế chiều.
Dung Phi qua đời vì bệnh nặng ở tuổi 55, Càn Long đau buồn đến mức bỏ thiết triều suốt 3 ngày. Tang lễ được tổ chức rất long trọng, đàn ông từ thân vương trở xuống, đàn bà từ công chúa, phúc tấn trở xuống đều phải có mặt để dự tang lễ.
Nhà vua Càn Long giữ lời hứa khi xưa, phái 120 binh sĩ mang thi thể của Dung Phi về an táng tại khu Đông lăng (Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày nay) của dòng họ A Bá Hòa Trác do ông tổ của bà xây dựng từ năm 1640. Khu lăng mộ ấy hiện vẫn tồn tại như một thánh đường rộng lớn nằm ở ngoại ô Bắc Kinh. Hàng ngày, có rất nhiều người đến thăm nơi đây, chiêm ngưỡng kỳ quan lăng mộ xây theo kiểu mộ cổ Hồi giáo.
Tuy nhiên, sự thật về cuộc đời và cuộc sống cả người vợ Hồi của vua Càn Long vẫn luôn là điều bí ẩn của lịch sử. Không ai có thể chắc chắn rằng, bà phi này thân thể có tỏa mùi hương, hay chuyện có một "ngôi mộ Hương Phi" ở ngoại thành Bắc Kinh là thật hay chỉ do người sau lập nên cho phù hợp với truyền thuyết...
Nếu bạn là fan hâm mộ của bộ phim “Hoàn Châu Cách Cách” hay đã từng đọc qua tiểu thuyết “Thanh Cung 13 triều” thì chắc hẳn sẽ nhớ tới nhân vật Hàm Hương (Hương Phi), một nàng công chúa xứ Hồi Cương, xinh đẹp tuyệt vời, giỏi ca múa và là mối tình của vua Càn Long. Đặc biệt hơn, trên người Hàm Hương còn tỏa ra hương thơm đặc biệt nữa chứ!
Những giai thoại về Hương Phi
Trong phim “Hoàn Châu Cách Cách”, nhân vật Hàm Hương (tức Hương Phi) là “đầu mối”, là nhân vật trung tâm rất quan trọng của phần 2.
Tạo hình của nhân vật Hàm Hương trong phim "Hoàn Châu Cách Cách".
Hàm Hương yêu Mông Đan, một dũng sĩ Hồi tộc nhưng không được nhà vua chấp nhận. Họ đã 7 lần chạy trốn để có thể được bên nhau mãi mãi nhưng chính mùi hương kỳ lạ tỏa ra từ người Hàm Hương đã khiến họ dễ dàng bị phát hiện.
Để giữ mối giao hảo giữa hai nước, vua xứ Hồi Cương đã đem Hàm Hương cống nạp cho vua Càn Long. Trở thành một quý phi được vua Càn Long sủng ái nhưng Hàm Hương vẫn không thể quên mối tình với Mông Đan. Tiểu Yến Tử và Hạ Tử Vy cảm động khi biết câu chuyện tình đầy sóng gió của họ nên quyết định mạo hiểm giải cứu Hàm Hương, bằng cách dựng lên cái chết “hóa thành bướm”.
Cặp đôi Hàm Hương - Mông Đan trong "Hoàn Châu Cách Cách".
Cặp đôi Hàm Hương - Mông Đan trong "Tân Hoàn Châu Cách Cách".
Chuyện đến tai Thái hậu, bà lo lắng cho hoàng đế khi thấy Hương Phi vẫn một mực cự tuyệt như vậy. Thái hậu cho rằng, không thể để Hương Phi hiện diện trong cung nữa nên đã khuyên vua cho nàng về quê hoặc ban cho cái chết như ý. Nhân một lần nhà vua đi vi hành, bà sai người thắt cổ Hương Phi. Khi trở về, Càn Long đau đớn khi thấy Hương Phi đã thành người thiên cổ. Từ đó đến cuối cuộc đời, tuy sủng ái nhiều phi tần khác nhưng ngài vẫn luôn đau đáu trong lòng mối tình này. Ở ngoại thành Bắc Kinh hiện nay vẫn còn ngôi mộ được cho là của Hương Phi, trên bia khắc một bài thơ đau buồn thảm thiết.
Sự thật về cuộc đời người vợ người Hồi của vua Càn Long
Tuy nhiên, nhiều sử gia khẳng định, Hương Phi trong phim ảnh và tiểu thuyết là nhân vật có thật. Nhưng nàng không hề cự tuyệt hoàng đế đến nỗi phải chết trẻ. Hình tượng Hàm Hương lấy nguyên mẫu từ Dung Phi của hoàng đế Càn Long.
Dung Phi không phải là vợ góa của thủ lĩnh người Hồi chống lại triều Thanh như trong truyền thuyết mà là con gái của gia đình có công với triều đình trong cuộc bình định Tân Cương. Năm 1759, Dung Phi theo người anh trai là Đồ Nhĩ Đô về Bắc Kinh nhận sắc phong "Phụ quốc công", sau đó nàng được tuyển vào hậu cung, phong là Hòa quý nhân theo tên họ gốc, sau được thăng lên hàng tần phi.
Người vợ Hồi duy nhất này được Càn Long rất sủng ái. Nhà vua cho phép nàng giữ tín ngưỡng và cách ăn mặc của dân tộc mình, đến khi nàng được phong quý phi mới may trang phục kiểu Mãn Thanh. Điều kiện của Dung Phi trước khi lên kiệu hoa như khi nàng về kinh phải có anh trai đi cùng và nếu nàng chết thì phải đưa thi thể về cố hương an táng cũng được Càn Long chấp thuận.
Mặc dù trước đó, những người đồng bào Hồi của nàng đã gây rối loạn ở Tân Cương khiến triều đình nhiều phen đau đầu nhưng sự trân trọng của Càn Long đối với nàng không hề giảm. Trong cung, số cung tần mĩ nữ nhiều vô số nhưng nhà vua vẫn dành nhiều sự sủng ái cho Dung Phi dù nàng đã sang tuổi xế chiều.
Dung Phi qua đời vì bệnh nặng ở tuổi 55, Càn Long đau buồn đến mức bỏ thiết triều suốt 3 ngày. Tang lễ được tổ chức rất long trọng, đàn ông từ thân vương trở xuống, đàn bà từ công chúa, phúc tấn trở xuống đều phải có mặt để dự tang lễ.
Nhà vua Càn Long giữ lời hứa khi xưa, phái 120 binh sĩ mang thi thể của Dung Phi về an táng tại khu Đông lăng (Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày nay) của dòng họ A Bá Hòa Trác do ông tổ của bà xây dựng từ năm 1640. Khu lăng mộ ấy hiện vẫn tồn tại như một thánh đường rộng lớn nằm ở ngoại ô Bắc Kinh. Hàng ngày, có rất nhiều người đến thăm nơi đây, chiêm ngưỡng kỳ quan lăng mộ xây theo kiểu mộ cổ Hồi giáo.
Tuy nhiên, sự thật về cuộc đời và cuộc sống cả người vợ Hồi của vua Càn Long vẫn luôn là điều bí ẩn của lịch sử. Không ai có thể chắc chắn rằng, bà phi này thân thể có tỏa mùi hương, hay chuyện có một "ngôi mộ Hương Phi" ở ngoại thành Bắc Kinh là thật hay chỉ do người sau lập nên cho phù hợp với truyền thuyết...
Theo Pháp Luật Xã Hội