Latest Post

Twitter thử nghiệm tính năng cho phép xem số người đã đọc tweet của bạn

Một thử nghiệm mới trên Twitter cho phép người dùng xem số lượng người đã nhìn thấy tweet của họ, chức năng này trước đây chỉ được cung cấp cho người dùng mua quảng cáo để kiểm soát và theo dõi hiệu quả.

Forreals

Với chức năng này, Twitter hi vọng người dùng sẽ có đầy đủ thông tin và khuyến khích lượt tweet. Tuy nhiên việc hiển thị số người đã đọc tweet cũng có tác dụng ngược lại. Nếu bạn có 1.000 người follow nhưng chỉ có 20 trong số đó nhìn thấy bài viết, bạn sẽ không cảm thấy hứng thú để chia sẻ thêm trên mạng xã hội này.

Tính năng trên cũng được cung cấp cho các fanpage trên mạng xã hội Facebook, nó cho biết số người nhìn thấy theo thống kê fan hâm mộ hoặc số người nhìn thấy thông qua quảng cáo.

Theo Trí Thức Trẻ

Facebook đã giới thiệu giao diện mới được thiết kế dành cho các Fanpage vào ngày 11/3 vừa qua, thiết kế mới mang tới nhiều điểm tương đồng với giao diện hiện tại của tài khoản cá nhân.

Facebook sẽ áp dụng thiết kế mới giống trang cá nhân cho các Fanpage

Giao diện cũ nội dung trên fanpage hiển thị 2 cột đan xen theo thứ tự thời gian, với giao diện mới, toàn bộ phần thông tin sẽ được đưa sang cột bên trái, cột bên phải là các bài đăng theo timeline.

Facebook sẽ áp dụng thiết kế mới giống trang cá nhân cho các Fanpage

Giao diện này mang tới những tùy chỉnh quản lý tiện lợi hơn, và ở bất cứ đâu trong fanpage bạn cũng có thể truy cập ngay tới phần quản lý bằng thanh nút bấm được bố trí ở phía trên.

Facebook sẽ áp dụng thiết kế mới giống trang cá nhân cho các Fanpage

Phần thống kê Insights được bổ sung tính năng mới hỗ trợ tốt cho các quản trị viên, nó cho phép bạn thêm các fanpage vào công cụ theo dõi, để từ đó tính toán các chỉ số và so sánh mức phát triển giữa các fanpage với nhau.

Facebook sẽ áp dụng thiết kế mới giống trang cá nhân cho các Fanpage

Ngay từ bây giờ, bạn có thể đăng ký để tham gia dùng thử giao diện mới bằng cách click vào dòng thông báo hiển thị phía trong fanpage như hình phía dưới.

Theo Trí Thức Trẻ


HƯỚNG DẪN XIN VISA DU HỌC CHÍNH QUY

  • Mẫu đơn xin visa 1 bản có chữ ký của đương sự (kèm 2 tấm hình 4x6 chụp trong 6 tháng gần nhất, nền trắng).
  • Hộ chiếu bản chính và bản sao. Còn hiệu lực trên 6 tháng. Photo trang đầu hộ chiếu, nếu trong hộ chiếu có con dấu xuất nhập cảnh, yêu cầu photo thêm trang đó.
  • Bản chính và bản sao Văn bằng học lực và thành tích học tập. Các loại văn bằng phải được Phòng Tư pháp dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Hoa, đồng thời thông qua thị thực Sở ngoại vụ Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh và Văn phòng Kinh tế Văn hoá Đài Bắc tại Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Giấy thông báo nhập học của các trường bản chính và bản sao, bản chính đối chiếu xong sẽ trả lại.
  • Kế hoạch học tập 1 bản, viết bằng tiếng Hoa hoặc tiếng Anh.
  • Giấy khám sức khỏe trong 3 tháng gần nhất 1 bản: theo mẫu quy định của Cục vệ sinh hành chính Đài Loan và khám tại những bệnh viện được chỉ định sau: Tại Hà Nội: bệnh viện Tràng An ,bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Saint Paul, bệnh viện Giao thông vận tải Hà Nội. Tại Huế: bệnh viện Trung Ương Huế. Tại TPHCM: bệnh viện Thống Nhất, bệnh viện Chợ Rẫy.
  • Chứng chỉ trình độ ngoại ngữ 1 bản. Trường hợp đương sự xin học các học vị mà chương trình học được giảng dạy bằng tiếng Anh, yêu cầu phải cung cấp một trong những chứng chỉ Anh ngữ quốc tế (TOEFL, TOEIC, IELTS). Trường hợp đương sự xin theo học chương trình được giảng dạy bằng tiếng Hoa, hoặc chứng chỉ trình độ tiếng Hoa Kỳ thi Năng lực Hoa Ngữ (TOCFL) do Bộ giáo dục Đài Loan cấp. Tiêu chuẩn cụ thể như sau:
  • Chứng minh tài chính: sổ tiết kiệm ngân hàng hoặc giấy chứng nhận chủ quyền nhà đất bản chính và bản sao, bản chính đối chiếu xong trả lại. Trường hợp tài sản nhà đất của cha mẹ thì phải chứng minh quan hệ với chủ hộ.

Trình độ tiếng Trung:

Đối tượng xin du học Đại học phải cung cấp giấy chứng nhận Kỳ thi Năng lực Hoa Ngữ (TOCFL)từ cấp 2 trở lên.

Các lớp chuyên dành cho sinh viên nước ngoài, hoặc xin theo học chương trình học tiếng Hoa một năm phải cung cấp giấy chứng nhận trình độ tiếng Hoa (TOCFL) từ cấp 1 trở lên.

Trình độ tiếng Anh:

TOEIC: 375 điểm trở lên.
TOEFL: iBT 26 điểm trở lên; pBT 385 điểm trở lên.
IELTS: 3.0 điểm trở lên.

  •   Chi phí và thời gian làm visa: Loại làm gấp: 99USD, thời gian 2 ngày làm việc, loại thường: 66 USD, thời gian 5 ngày làm việc.
  • 10. Căn cứ theo điều khoản thứ 5 quy định về điều lệ thi hành cấp visa cho người nước ngoài. Văn phòng chúng tôi được quyền yêu cầu đương sự phỏng vấn hoặc yêu cầu đương sự cung cấp những chứng từ hồ sơ có liên quan.


HƯỚNG DẪN XIN VISA DU HỌC TIẾNG HOA

I.       Đối tượng tiếp nhận hồ sơ:

Có bằng chứng nhận tốt nghiệp THPT, cao đẳng. Điểm trung bình mỗi năm học đạt từ 6.0 điểm trở lên.
Sinh viên Việt Nam tốt nghiệp đại học hoặc Giấy chứng nhận đang theo học.

II.      Hồ sơ yêu cầu cung cấp:

  • Mẫu đơn xin visa 1 bản có chữ ký của đương sự (kèm 2 tấm hình 4x6 nền trắng chụp trong 6 tháng gần nhất).
  • Hộ chiếu bản chính và bản sao. Hộ chiếu phải còn hiệu lực trên 6 tháng. Photo trang đầu, nếu trong hộ chiếu có con dấu xuất nhập cảnh, yêu cầu photo thêm trang đó.
  • Chứng minh tài chính: sổ tiết kiệm ngân hàng hoặc giấy chứng nhận chủ quyền nhà đất bản chính và bản sao, bản chính đối chiếu xong trả lại. Trường hợp tài sản nhà đất của cha mẹ thì phải chứng minh quan hệ với chủ hộ.
  • Giấy thông báo nhập học của trung tâm Hoa ngữ bản chính và bản sao, bản chính đối chiếu xong sẽ trả lại.
  • Bản chính và bản sao Văn bằng học lực cao nhất và thành tích học tập, bản chính đối chiếu xong trả lại. Các loại văn bằng trên phải được Phòng Tư pháp các tỉnh thành dịch sang tiếng Hoa hoặc tiếng Anh, đồng thời thông qua thị thực Sở ngoại vụ Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh.
  • Kế hoạch học tập 1 bản, viết bằng tiếng Hoa hoặc tiếng Anh.
  • Chứng chỉ trình độ ngoại ngữ 1 bản, yêu cầu phải có một trong những chứng chỉ sau:
  • Chứng chỉ Kỳ thi năng lực Hoa ngữ (TOCFL) từ cấp 1 (cấp vỡ lòng) trở lên.
  • Chứng chỉ Quốc gia tiếng Hoa trình độ A trở lên do Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM cấp, hoặc Trường Đại học Sư phạm TPHCM cấp.
  • Chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế: TOEFL (iBT: 18 điểm trở lên; pBT: 340 điểm trở lên), TOEIC 300 điểm trở lên, IELTS: 2.5 điểm trở lên.
  • Sinh viên đại học, cao đẳng đang theo học chuyên ngành tiếng Hoa hoặc tiếng Anh, có bản điểm học lực ít nhất từ 1 năm trở lên, và điểm trung bình mỗi năm từ 6.0 điểm trở lên.
  • Chi phí và thời gian cấp visa: loại thường: 50 USD, thời gian 5 ngày làm việc. Loại làm gấp: 75 USD, thời gian 2 ngày làm việc.
  • Căn cứ theo điều khoản thứ 5 quy định về điều lệ thi hành cấp visa cho hộ chiếu người nước ngoài. Văn phòng chúng tôi được quyền yêu cầu đương sự phỏng vấn hoặc yêu cầu cung cấp những chứng từ hồ sơ có liên quan khác.
Sưu tầm

Tuy Đài Loan trực thuộc Trung Quốc nhưng mọi hoạt động gần như một quốc gia độc lập hoàn toàn. Với sự đầu tư vào bảo trợ của nhiều nước trên thế giới, Đài Loan đã vươn lên là một quốc gia phát triển, trình độ dân trí cao, các giáo sư đa phần được đào tạo tại Mỹ, Châu Âu nên khả năng chuyên môn rất cao và giao tiếp tiếng anh khá chuẩn. Khi lựa chọn học tập tại Đài Loan thì bạn có cơ hội được nâng cao cả Anh Ngữ lẫn Hoa Ngữ.

Chúng ta sẽ thử cùng nhau điểm qua những thuận lợi và khó khăn mà bạn có thể sẽ gặp khi chọn Du học tại Đài Loan:

A. Khó khăn:

1. Ngôn ngữ: ngôn ngữ chính ở Đài Loan là tiếng phổ thông Trung Quốc nên những ai học chuyên môn bằng tiếng Anh (thường là không biết tiếng Hoa) sẽ gặp ít nhiều khó khăn trong thời gian đầu học tập ở Đài Loan. Nhiều trường ở Đài Loan có chương trình tiếng Anh nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể học toàn bộ chương trình bằng tiếng Anh. Vì vậy việc tìm hiểu thông tin về chương trình đào tạo, lựa chọn trường đặc biệt quan trọng đối với các du học sinh. Để có thông tin cụ thể, tốt nhất hãy hỏi trực tiếp trường mà bạn định nộp hồ sơ học hoặc hỏi các sinh viên đang học ở đấy. Ngoài học tập, việc không biết tiếng Hoa cũng sẽ khiến bạn gặp một số khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Rào cản ngôn ngữ tuy khó khăn nhưng cũng không đến nỗi quá khó, ngược lại môi trường ngôn ngữ này cũng chính là một thuận lợi cho những người biết phát huy.

2. Ẩm thực: đa số người Việt Nam không thích thức ăn Đài Loan vì thức ăn ở đây thường nhiều dầu mỡ và nhạt. Các món ăn phổ biến ở Đài Loan là gà tẩm bột chiên, thịt heo tẩm bột chiên, cá tẩm bột chiên, trứng chiên (ốp la), cơm chiên … nói chung cái gì cũng đưa vào chiên với dầu mỡ. Đặc biệt là các món xào (rau xào, mì xào, . . .) thường rất nhiều dầu mỡ.

B. Thuận lợi

1. Chất lượng giáo dục: các trường đại học ở Đài Loan, đặc biệt các trường hàng đầu, có vị trí không hề khiêm tốn trong khu vực và trên thế giới. Trong khi Việt Nam chưa có trường nào lọt vào tốp 100 trường Đại học tốt nhất thế giới thì Đài Loan đã góp mặt 4 trường đó là National Taiwan University, National Cheng Kung University, National Tsing Hua University, National Chiao Tung University. Việc so sánh chất lượng giữa các trường đôi khi chỉ đúng ở một khía cạnh nào đó nhưng tôi có thể khẳng định là đội ngũ giáo sư, nguồn tài liệu, thiết bị, điều kiện làm việc, sự hỗ trợ của giáo sư và nhà trường ở Đài Loan cực tốt, không thua kém các nước tiên tiến. Ở Đài Loan các giáo sư thường tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng ở Mỹ, có kết quả nghiên cứu khoa học xuất sắc mới có thể trở thành giáo sư đại học, nhất là đối với các trường đại học hàng đầu. Sách vở tài liệu trong thư viện rất phong phú, số lượng tạp chí mà trường mua bản quyền rất nhiều nên hầu như các sinh viên chưa bao giờ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu chuyên ngành. Thiết bị thí nghiệm, thực hành đáp ứng được yêu cầu công việc và bạn có thể vào LAB làm việc bất cứ lúc nào bạn muốn. Giáo sư hỗ trợ rất nhiều trong việc mua sắm thiết bị, phần mềm phục vụ cho việc nghiên cứu trong khi trường hỗ trợ kinh phí tham dự hội thảo quốc tế.

2. Học phí và sinh hoạt phí: học phí và sinh hoạt phí tại Đài Loan dễ chịu hơn nhiều so với nhiều nước khác. Nếu bạn phải tự túc chi phí học tập và sinh hoạt thì mỗi năm cũng không vượt quá 2500 USD. Vật dụng sinh hoạt hàng ngày cũng chỉ đắt hơn ở Việt Nam khoảng 1,5 lần.

3. Học bổng: Đài Loan đang trong quá trình quốc tế hóa giáo dục nên cấp học bổng khá nhiều cho sinh viên nước ngoài. Một trong những học bổng tốt nhất là học bổng của chính phủ Đài Loan với mức 30.000NT/tháng (khoảng 20.000.000 VND) kéo dài 3 năm cho tiến sĩ và 2 năm cho thạc sĩ.

Các trường cũng cấp nhiều học bổng cho sinh viên nước ngoài. Mức học bổng thấp nhất cho sinh viên nước ngoài thường là miễn 50% tiền học (loại B), bên cạnh đó cũng có trường thấp nhất là miễn toàn bộ tiền học phí và tiền ký túc xá. Mức học bổng thông thường sẽ được nhận thêm sinh hoạt phí khoảng 5.000 – 10.000NT/tháng và đổi lại bạn phải làm trợ lý cho giáo sư hoặc một số công việc văn phòng khác.

4. Tuyển sinh: Trong những năm qua Đài Loan đang cố gắng thu hút sinh viên nước ngoài nên sinh viên quốc tế tham gia học tập tại trường khá được ưu ái. Tiêu chí tuyển sinh đầu vào cũng vừa phải chứ không quá khắt khe, có lẽ là dễ hơn so với sinh viên bản địa.

5. Môi trường: Đài Loan là đất nước thanh bình và an toàn. Ở Đài Loan, bạn có thể lang thang ở những chỗ vắng vẻ vào bất kỳ giờ nào mà không cần phải lo lắng. Trong suốt thời gian học tại đây tôi chưa hề thấy một vụ gây gổ nào chứ đừng nói đánh nhau. Nhiều người ở Đài Loan hơn chục năm cũng xác nhận điều này. Đài Loan có khá nhiều cây xanh, không khí trong lành, ít bụi, không ồn ào, khí hậu rất dễ chịu.

6. Con người: Người Đài Loan thân thiện, dễ mến, tốt bụng và có văn hóa khá cao nên bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi ở đây. Ví dụ, người Đài Loan thường xếp hàng một cách trật tự chứ không chen lấn, xô đẩy. Ý thức của người Đài Loan cực cao, xã hội không hề có khái niệm gửi xe, thời gian đầu tôi đến Đài Loan cũng hơi bất ngờ, toàn bộ xe máy, xe đạp sau khi đi về đều dựng ở ngăn nắp ở lề đường, hôm sau ra vẫn còn nguyên trạng, thậm chí tuần sau hay tháng sau quay lại vẫn vậy. Các cửa hàng mở từ 8h sang đến 10h đêm và hầu như chẳng cần phải có bảo vệ, khách hàng lựa chọn thoải mái và đem vào quầy thu ngân đứng sắp hàng tính tiền. Các quán ăn rất ít phục vụ nhưng vẫn gọn gàng và ngăn nắp, thực khách sau khi ăn sẽ tự ý thức mang đồ ăn thừa đổ vào thùng và xếp mọi thứ trên bàn ăn gọn gàng trước khi bước ra khỏi quán.

7. Ẩm thực: dân số Đài Loan đa phần là người Hoa nên họ cũng thừa hưởng nền ẩm thực phong phú của Trung Quốc. Dẫu thức ăn khá nhiều dầu mỡ nhưng dẫu sao bạn vẫn có thể ăn cơm, không phải suốt ngày ăn bánh mì, khoai tây chiên với bơ sữa như ở châu Âu, Mỹ, . . . Nếu bạn thích khám phá và trải nghiệm với các món ăn, hẳn bạn sẽ không thất vọng với các món ăn ở đây.

8. Ngôn ngữ: tiếng Anh không được sử dụng rộng rãi vừa là rào cản vừa là thuận lợi cho sinh viên vì yêu cầu tiếng Anh khi xét tuyển không cao. Điều này thực sự là một thuận lợi không nhỏ đối với nhiều du học sinh mà tiếng Anh chưa thật tốt. Ngoài ra, vài năm học tập Du học Đài Loan là cơ hội rất tốt để bạn học thêm 1 ngôn ngữ nữa.



Môi trường học tập thật thoải mái và dễ chịu


Thư viện 13 tầng của trường STUT với đầy đủ các thiết bị tiện nghi ngoài phục vụ nghiên cứu còn có không gian giải trí sau những giờ học căng thẳng



Thư viện có những phòng multimedia phục vụ cho tập thể hoặc từng cá nhân giải trí sau những giờ học căng thẳng 

 

Ký túc xá 13 tầng của trường STUT - được xem là một trong những ký túc xá đạt tiêu chuẩn năm sao với đầy đủ các tiện nghi phục vụ sinh hoạt

Sưu tầm

Đọc thêm: 

>>> Kinh nghiệm du học Nhật Bản
>>> Chứng minh tài chính khi du học Nhật
>>> Tìm hiểu về thực tế du học Nhật Bản
>>> Các ngành được lựa chọn nhiều khi du học Nhật


Nhật Bản là một môi trường du học tuyệt vời.Tại Nhật, số lượng các trường đại học, đại học ngắn hạn, trung học chuyên nghiệp là nhiều nhất trong các quốc gia nổi tiếng về giáo dục tại châu Á.


Nhật Bản - một môi trường du học tuyệt vời

Có thể nói, Nhật Bản là đất nước mà về mặt học vấn, số lượng các môn học vừa phong phú, người ta vừa có thể học bất cứ môn nào mình muốn học. Những cơ quan hỗ trợ học tập như thư viện không chỉ có tại trường mà còn có trong thành phố. Những cơ quan này được tập trung lại nhằm đáp ứng nguyện vọng của những học sinh ham học.

Ngoài ra, những cơ quan hỗ trợ du học sinh cũng có không ít. Họ thường xuyên giúp đỡ các du học sinh trên nhiều mặt như sinh hoạt hay giúp đỡ tìm việc làm thêm.

Những du học sinh học tại các trường dạy tiếng Nhật hoặc đại học thì mang nhiều quốc tịch khác nhau. Những du học sinh này không chỉ là những người châu Á như người Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan … mà những du học sinh đến từ các nước Âu Mĩ như Úc, Mỹ, châu Âu … cũng có không ít. Bên cạnh đó, việc sử dụng tiếng Nhật để giao lưu với nhau là việc thông thường. Như vậy, bạn vừa có thể ở Nhật, vừa có hội hướng đến thế giới rộng lớn.

Ngoài ra, trong số những người bạn đó, trong tương lai, bạn cũng có thể kết bạn với những người tri kỉ cho cuộc đời. Việc giao kết bạn bè như thế, có lẽ sẽ làm phong phú thêm cho cuộc sống của bạn.

Để biết thêm thông tin vào Du hoc Nhat


Sưu tầm

Đọc thêm:

>>> Chứng minh tài chính khi du học Nhật 
>>> Tìm hiểu về thực tế du học Nhật Bản
>>> Các ngành được lựa chọn nhiều khi du học Nhật
>>> Những thủ tục giấy tờ cần có khi ở Nhật Bản


Chia sẻ những kinh nghiệm quý báu cho các bạn du học sinh Nhật Bản. Rõ ràng rằng, mặc dù có ký túc xá dành cho sinh viên (SV), nhưng số lượng không nhiều nên có khoảng 70% số SV phải thuê nhà riêng để ở.




Bạn cần lưu ý rằng khi ký hợp đồng thuê nhà, theo tập quán người Nhật thì người đi thuê nhà phải trả một khoản tiền lễ, tức tiền mua quyền sử dụng đất cho chủ nhà, với số tiền bằng khoảng 1-6 tháng tiền nhà, tùy theo từng khu vực. Bên cạnh đó là tiền đặt cọc, hoặc nếu bạn thuê nhà thông qua công ty môi giới bất động sản thì còn phải trả một khoản phí bằng 1-2 tháng tiền nhà.

Tìm nhà thuê là việc không dễ, nhất là ở những thành phố lớn. Vì vậy, nếu có visa du học, bạn có thể dễ dàng hơn, tiết kiệm hơn trong việc này thông qua văn phòng nhà trường, hoặc Trung tâm hỗ trợ SV trong nước và quốc tế (AIEJ)… Một phòng trọ bình dân tại Tokyo, với diện tích chừng 9,6 mét vuông và dùng chung nhà vệ sinh có giá thuê khoảng 40.000 yên/tháng (khoảng 5,6 triệu đồng). Thế nhưng, cũng căn phòng ấy nếu ở ngoại ô hoặc các khu vực địa phương thì có thể rẻ hơn nhiều, có khi chỉ bằng một nửa.

Sinh viên được làm thêm tối đa 28 giờ mỗi tuần

Làm thêm luôn được xem là một phần tất yếu nếu bạn muốn giảm gánh nặng chi phí cho gia đình, tích lũy kinh nghiệm và nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. Vì vậy, ngay sau khi nhà trường và Phòng xuất nhập cảnh địa phương cho phép, bạn đã có thể bắt đầu công việc làm thêm ngay từ năm đầu tiên. Dù vậy, bạn phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định như: không ảnh hưởng đến việc học, không làm tại các địa chỉ có thể gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức du học sinh (DHS). Tất nhiên việc làm thêm này không quá 28 giờ mỗi tuần với SV, 14 giờ/tuần với nghiên cứu sinh và mỗi ngày 4 giờ nếu bạn chỉ học tiếng Nhật.

Có nhiều công việc để bạn lựa chọn: đưa đón trẻ, giao hàng, bán hàng, dạy ngoại ngữ, dọn vệ sinh, phụ việc quán ăn, phục vụ nhà hàng, thậm chí là làm phụ hồ…, với mức lương dao động 800-1.000 yên/giờ (khoảng 100.000-140.000 đồng). Kinh nghiệm cho thấy sẽ không quá khó để có mức thu nhập cao nếu bạn tỏ ra là người thành thạo tiếng Nhật và tỉ mẩn trong công việc. Phòng phúc lợi của trường, trung tâm giới thiệu việc làm Hello Work… là những địa chỉ tìm việc khá quen thuộc của DHS ở đây.

Hiện nay, chăm sóc y tế là một trong những ưu tiên hàng đầu trong đời sống của người dân và chi phí này là phần không thể thiếu trong ngân sách của cá nhân và gia đình. Và DHS cư trú tại Nhật Bản một năm hoặc dài hơn đều phải tham gia bảo hiểm y tế quốc gia, điều này là quy định và cũng là quyền lợi. Người tham gia phải trả từ 20-30% chi phí y tế cho bất cứ loại điều trị nào đã được bảo hiểm. Chi phí cho phần không được bảo hiểm sẽ phải tự thanh toán. Thủ tục tham gia bảo hiểm được thực hiện ở các ủy ban hành chính thành phố hay thị trấn nơi bạn cư trú, tiền đóng bảo hiểm trả theo hàng tháng. Mỗi khu vực phí bảo hiểm không giống nhau, và những DHS không có nguồn thu nhập khi đang cư trú thì được giảm phí. Nếu thông qua AIEJ, bạn có thể được trả lại một phần phí y tế đã tự trả (tối đa 80%) trừ những loại bệnh không nằm trong bảo hiểm y tế quốc gia. Trong trường hợp này, DHS sẽ chỉ phải trả 6% chi phí khám chữa bệnh với mọi loại bệnh nằm trong phạm vi được bảo hiểm. Trường hợp khi SV khám bệnh ngoại trú, AIEJ sẽ thanh toán số tiền thuốc phát sinh.

Hãy tận dụng đại hạ giá và miễn phí

Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng đắt đỏ nhất thế giới, vì vậy, tận dụng những cơ hội mua hàng giảm giá sẽ là lựa chọn khôn ngoan cho túi tiền giới hạn của mình. Nếu ở Nhật một thời gian, bạn sẽ khám phá ra những địa điểm mua bán giá rẻ dành cho thanh niên. Nhật có nhiều cửa hàng có giá 100 yen, tiêu biểu là hãng Daiso với cả khoảng 2.000 tiệm khắp nơi với đủ các loại hàng hóa: thực phẩm, mỹ phẩm, văn phòng phẩm, thời trang… Hoặc bạn có thể mua sắm tại các cửa hàng đại hạ giá ở khu Harajuku ở Tokyo. Nhật cũng có những nơi sử dụng miễn phí internet dành cho SV, trong trường học hoặc những quán cà phê mà chỉ cần đăng ký thẻ hội viên. Tận dụng được món hàng này cũng là một cách giữ gìn “hầu bao” cho những ngày dùi mài kinh sử nơi đất khách.

Tìm hiểu thêm thông tin về Du hoc Nhat


Sưu tầm

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.