Lý giải tại sao một số người là "miếng mồi ngon" của muỗi
Nghiên cứu mới chỉ ra, muỗi hứng thú đặc biệt khi hút máu những người có đôi chân bốc mùi...
Hẳn bạn đã từng gặp trường hợp có người đi đến đâu cũng bị muỗi đốt trong khi có người dường như lại "miễn dịch" với loài động vật này. Phải chăng ai không được muỗi "ghé thăm" là do thịt của họ không "thơm"?
Trong một cuộc thảo luận tại hội nghị TED 2014 diễn ra tại Vancouver (Canada), nhà vi sinh vật học Rob Knight đã giải thích rằng vi khuẩn hay vi trùng trên da sản sinh ra các hóa chất khác nhau, một số trong đó có một số mùi thực sự hấp dẫn hơn với muỗi.
Trên bề mặt da của chúng ta tồn tại hàng tỷ vi khuẩn, nó đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra mùi cơ thể đặc trưng của từng người. Nếu không có những vi khuẩn này, mồ hôi con người không thể "tỏa" ra được bất cứ mùi gì.
Tuy nhiên, những vi khuẩn khác nhau này trên người này lại rất khác với người kia. Ông Knight giải thích rằng, dù cho DNA của chúng ta có đến 99,9% như nhau thì mọi người cũng chỉ có khoảng 10% vi khuẩn là tương đồng.
Để chứng minh việc muỗi bị thu hút bởi những dạng vi khuẩn trên da nhất định, các nhà nghiên cứu đã đề nghị 48 tình nguyện viên nam giới không uống rượu, ăn tỏi hay thức ăn cay và tắm trong hai ngày. Những người này đi tất nilon trong vòng 24 giờ để thu thập một bộ sưu tập vi khuẩn trên da đặc biệt.
Sau đó, để nghiên cứu mẫu mùi hôi, các chuyên gia yêu cầu tình nguyện viên chà chân trên hạt thủy tinh. Kết quả là 9 trong số 48 tình nguyện viên có mùi đặc biệt hấp dẫn với muỗi, trong khi mùi của 7 tình nguyện viên may mắn khác bị muỗi phớt lờ hoàn toàn.
Tiến hành kiểm tra vi khuẩn ở những người có sức "hấp dẫn muỗi" cao độ, các chuyên gia phát hiện, nồng độ vi khuẩn trên da ở những người này cao gấp 2,62 lần so với nhóm bị muỗi phớt lờ.
Do đó, nếu chẳng may là người “hợp khẩu vị” với muỗi hay không thì bạn nên cố gắng giữ cơ thể luôn sạch sẽ, hạn chế uống bia bởi theo các nhà nghiên cứu, những người uống bia luôn là "miếng mồi ngon" đối với các loài côn trùng.
Hẳn bạn đã từng gặp trường hợp có người đi đến đâu cũng bị muỗi đốt trong khi có người dường như lại "miễn dịch" với loài động vật này. Phải chăng ai không được muỗi "ghé thăm" là do thịt của họ không "thơm"?
Trong một cuộc thảo luận tại hội nghị TED 2014 diễn ra tại Vancouver (Canada), nhà vi sinh vật học Rob Knight đã giải thích rằng vi khuẩn hay vi trùng trên da sản sinh ra các hóa chất khác nhau, một số trong đó có một số mùi thực sự hấp dẫn hơn với muỗi.
Trên bề mặt da của chúng ta tồn tại hàng tỷ vi khuẩn, nó đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra mùi cơ thể đặc trưng của từng người. Nếu không có những vi khuẩn này, mồ hôi con người không thể "tỏa" ra được bất cứ mùi gì.
Tuy nhiên, những vi khuẩn khác nhau này trên người này lại rất khác với người kia. Ông Knight giải thích rằng, dù cho DNA của chúng ta có đến 99,9% như nhau thì mọi người cũng chỉ có khoảng 10% vi khuẩn là tương đồng.
Để chứng minh việc muỗi bị thu hút bởi những dạng vi khuẩn trên da nhất định, các nhà nghiên cứu đã đề nghị 48 tình nguyện viên nam giới không uống rượu, ăn tỏi hay thức ăn cay và tắm trong hai ngày. Những người này đi tất nilon trong vòng 24 giờ để thu thập một bộ sưu tập vi khuẩn trên da đặc biệt.
Sau đó, để nghiên cứu mẫu mùi hôi, các chuyên gia yêu cầu tình nguyện viên chà chân trên hạt thủy tinh. Kết quả là 9 trong số 48 tình nguyện viên có mùi đặc biệt hấp dẫn với muỗi, trong khi mùi của 7 tình nguyện viên may mắn khác bị muỗi phớt lờ hoàn toàn.
Tiến hành kiểm tra vi khuẩn ở những người có sức "hấp dẫn muỗi" cao độ, các chuyên gia phát hiện, nồng độ vi khuẩn trên da ở những người này cao gấp 2,62 lần so với nhóm bị muỗi phớt lờ.
Do đó, nếu chẳng may là người “hợp khẩu vị” với muỗi hay không thì bạn nên cố gắng giữ cơ thể luôn sạch sẽ, hạn chế uống bia bởi theo các nhà nghiên cứu, những người uống bia luôn là "miếng mồi ngon" đối với các loài côn trùng.
Theo Trí Thức Trẻ