Latest Post

Đọc thêm:

>>> Tìm hiểu về thực tế du học Nhật Bản
>>> Các ngành được lựa chọn nhiều khi du học Nhật
>>> Những thủ tục giấy tờ cần có khi ở Nhật Bản
>>> Hướng Dẫn Cách Thức Xin Visa Du Học Nhật Bản

Việc đi du học Nhật Bản của bạn không chỉ phụ thuộc vào việc chuẩn bị hồ sơ gửi cho trường, có một số tiền đảm bảo cho việc chi trả học phí và sinh hoạt bên nước ngoài. Mà cần một điều kiện nữa là bạn phải có một người đứng ra đảm bảo vai trò chi trả tài chính trong thời gian bạn “xuất ngoại”.


Chứng minh tài chính khi du học Nhật

Người bảo trợ tài chính của bạn giống như là “hậu phương” tài chính vững chắc giúp bạn an tâm hơn ở “mặt trận tiền tuyến”. Người bảo trợ  tài chính vô cùng quan trọng, nếu không có họ thì chắc chắn giấc mơ du học tại xứ sở hoa anh đào của bạn sẽ tan thành mây khói!

Người bảo trợ tài chính là ai ?

Đó là vợ, chồng, bố, mẹ – những người có cùng huyết thống với bạn hoặc là chủ doanh nghiệp với vai trò bảo trợ tài chính trong thời gian cử nhân viên đi học nước ngoài…

Số Tiền Cần Có:
  • Tối thiểu 400.000.000 đồng trong tài khoản ngân hàng

  • Số tiền này phải được gửi trong ngân hàng trước đó 3 tháng
Chứng Minh Nguồn Thu Nhập
  • Xin Giấy Xác Nhận là chủ cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản; chủ trang trại, vườn cây ăn trái…
  • Giải trình quy mô cơ sở chăn nuôi, trang trại canh tác, vườn cây hoa quả (Có thể chụp hình cơ sở hoặc trang trại để chứng minh tính xác thực)
  • Hóa Đơn Mua Vào, Bán Ra
  • Bản Tự Khai Doanh Thu
Các trường hợp còn lại như: Có một số tiền lớn trong sổ tiết kiệm nhưng không chứng minh được thu nhập; Có tiền đảm bảo cho con em đi du học nhưng người bảo trợ tài chính lại không có sổ tiết kiệm, không có công việc…


Tìm hiểu thêm thông tin về Du Hoc Nhat
Sưu tầm




1. Cơ sở vật chất của các trường đại học Nhật Bản.

Các trường đại học Nhật Bản được trang bị rất hoàn hảo từ thư viện, phòng máy tính, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm đến ký túc xá, nhà ăn, nhà tập thể dục, bể bơi, sân bóng…nhằm phục vụ tốt nhất mục đích học tập, nghiên cứu và nghỉ ngơi của sinh viên.

Ví dụ: Thư viện được xây dựng khang trang với một kho sách đồ sộ, sinh viên ai cũng có thể mượn sách miễn phí mang về nhà học hoặc học tại thư viện. Phòng máy tính cũng được trang bị rất hiện đại, bất cứ ai cũng có thể sử dụng được và nhiều nơi còn cho phép sinh viên sử dụng 24/24. Các phòng ốc của các trường đại học luôn được trang bị đầy đủ hệ thống máy lạnh, lò sưởi làm bạn cảm thấy rất thoải mái trong những ngày đông lạnh giá hoặc ngày hè nóng nực.

Nhà ăn ở trường cũng rất tiện lợi và rẻ. Rất nhiều sinh viên, không nấu ăn ở nhà mà chủ yếu ăn ở nhà ăn. Ngoài ra, ở trường đại học còn có cả hiệu sách, đại lý bán vé tàu, cửa hàng giặt đồ, cửa hàng văn phòng phẩm, máy rút tiền ATM,… rất thuận tiện. Tại nhà tập thể dục thể thao, bể bơi, sân bóng, sinh viên có thể thư giãn sau những giờ phút học tập căng thẳng.

2. Giờ học

Phần lớn các trường đại học Nhật Bản giảng dạy bằng tiếng Nhật. Trích lời chia sẻ của du học sinh khóa 2011của Công ty cổ phần Giáo dục IMD Việt Nam ( Viết tắt : IMD ) : Cả hai lần du học Nhật, em cũng học bằng tiếng Nhật. Khi mới đặt chân tới Nhật, tiếng Nhật chưa đủ, việc nghe giảng của em  đã gặp rất nhiều khó khăn. Sau mỗi giờ học, em  thường phải mượn vở của những người bạn Nhật, mượn rất nhiều tài liệu tham khảo ở thư viện, về Phòng nghiên cứu để vừa tự ôn lại bài giảng, vừa làm bài tập.

Vì vậy, trước khi vào học chính thức tại một trường đại học nào đó, bạn nên cố gắng trang bị càng nhiều tiếng Nhật càng tốt. Ngoài ra, trong các bài giảng của các giáo sư Nhật Bản, bên cạnh sách giáo khoa, sách tham khảo cũng được sử dụng rất nhiều, và khối lượng sinh viên phải tự học cũng rất lớn. Bạn nên tranh thủ đọc càng nhiều sách tham khảo càng tốt. Kết quả học tập mỗi môn học sẽ được đánh giá thông qua điểm thi giữa kỳ, cuối kỳ, report và cả những phát biểu tại những buổi thảo luận.

3. Làm thêm

Theo tôi việc làm thêm cần thiết đối với những du học sinh .Các công việc làm thêm được IMD  bố trí , xắp xếp trước với nhà trường .Du học sinh sang Nhật , Công ty sẽ hỗ trợ , hướng dẫn luôn việc làm các giấy tờ cần thiết cho việc nhập học, nhận việc làm thêm phù hợp với từng em học sinh .  Đi làm thêm giúp bạn  kiếm một phần sinh hoạt phí, nhưng làm thêm còn là một cơ hội tốt cho tôi tìm hiểu xã hội, con người Nhật Bản.

Với việc làm thêm, ngoài việc trang trải chi phí học tập và sinh hoạt bên Nhật , mỗi tháng các bạn các bạn tiết kiệm một số tiền trên 40 triệu cho gia đình , một số tiền không nhỏ có thể giúp gia đình . Hơn nữa, IMD Cam kết du học sinh sẽ tiết kiệm được cho gia đình ít nhất 40 triệu /tháng

4. Học bổng

Ngày nay, số lượng du học sinh ở Nhật Bản ngày một nhiều, vì vậy việc xin học bổng cũng ngày càng khó khăn. Qua bảng thông báo của nhà trường, những cuốn sách hướng dẫn tìm kiếm học bổng cho du học sinh và qua thông tin từ bạn bè, tôi đã lập một danh sách những học bổng mà mình thoả mãn điều kiện dự tuyển, sau đó tôi đã nộp hồ sơ xin học bổng rất nhiều lần. Những học bổng có giá trị cao, đối tượng tuyển rộng rãi (không giới hạn quốc tịch, ngành nghề chắng hạn) là những học bổng rất khó xin. Sau nhiều lần nộp hồ sơ tôi nhận thấy rằng, thành tích học tập cùng với bộ hồ sơ chuẩn bị thật chu đáo là những yếu tố quan trọng quyết định bạn có được chấp thuận hay không. Bộ hồ sơ xin học bổng thường bao gồm Bảng thành tích học tập, Giấy chứng nhận đã đăng ký cư trú dành cho người nước ngoài, Bản kế hoạch nghiên cứu, kế hoạch học tập… Vì phải tiến hành nộp đơn nhiều lần, nên theo tôi để tiết kiệm thời gian cho mỗi lần nộp đơn bạn nên luôn chuẩn bị sẵn những giấy tờ nêu trên. Ngoài ra, từ thời điểm nộp đơn xin học bổng đến thời điểm được chấp thuận là một khoảng thời gian khá dài, nên bạn cũng cần theo dõi xem tiến trình đến đâu.

5. Cuộc sống ở Nhật

Ở Nhật Bản, bất cứ cái gì bạn cần đều có thể mua được, Hệ thống những cửa hàng tiện ích mở cửa 24 tiếng một ngày có ở khắp nơi.

Ở Nhật người ta ít sử dụng xe máy. Hệ thống xe buýt và tàu điện ở Nhật Bản rất phát triển giúp bạn đi tới bất cư nơi đâu bạn muốn trên nước Nhật. Nên bạn chỉ cần mua thêm chiếc xe đạp là tiện lợi nhất. Phần lớn sinh viên ở Nhật sử dụng xe đạp làm phương tiện đi lại.

6. Một vài lời nhắn gửi tới các bạn có nguyện vọng du học Nhật Bản

Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của internet, các bạn có thể thu thập được bất cứ thông tin gì về du học Nhật Bản. Tôi mong rằng các bạn sẽ thu thập thật nhiều thông tin về du học Nhật Bản sau đó sẽ đề ra một mục tiêu cụ thể và một kế hoạch du học thật chu đáo. Và tìm được Công ty tư vấn dịch vụ miễn phí tốt nhất cho các bạn

Tìm hiểu thêm thông tin về Du Hoc Nhat


Sưu tầm

Đọc thêm:



Chúng tôi xin thống kê một số những ngành được du học sinh Việt Nam lựa chọn nhiều nhất khi du học Nhật Bản. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn định hướng được phần nào ngành học của mình.

1) Ngành y tế


Các ngành được lựa chọn nhiều khi du học Nhật

Theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số tại Nhật Bản, 1/5 dân số ở đây đang ở độ tuổi 65 trở lên, và con số này được dự báo là tiếp tục tăng mạnh khi các thanh niên Nhật Bản vẫn ngại lập gia đình, ngại sinh con.

Dân số ngày càng già đi, trong khi lực lượng lao động trong nước ngày một khan hiếm, nên các nguồn lao động nước ngoài luôn được chào đón tại Nhật Bản, đặc biệt là ở lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe người già.Thấy được thị trường tiềm năng này, không ít các bạn trẻ Việt Nam đã đăng ký vào các chuyên khoa y, điều dưỡng.

Đối với người già, thời tiết ở Nhật Bản vào mùa đông là rất lạnh, và khó chống đỡ, nên họ thường đi du lịch hoặc nghỉ dưỡng tại những đất nước ấm áp khác. Việt Nam là địa điểm đáng tin cậy bởi khí hậu ở đây ôn hòa và an ninh tốt. Trong tương lai, Nhật Bản dự định sẽ xây thêm nhiều viện dưỡng lão tại Việt Nam. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy là có rất ít y tá, bác sĩ có thể nói được tiếng Nhật. Do đó, đây thực sự là ngành học tiềm năng cho các bạn trẻ Việt Nam khi muốn làm việc tại Nhật, hoặc làm việc tại các bệnh viện Nhật Bản tại Việt Nam.

2) Điện tử, điện lạnh


Các ngành được lựa chọn nhiều khi du học Nhật

Thị trường Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn các doanh nghiệp điện tử Nhật Bản nhờ đội ngũ lao động có tay nghề , chi phí nhân công rẻ, chỉ bằng một nửa so với lao động Trung Quốc, và tiềm lực tiêu thụ các sản phẩm công nghệ, điện tử đang tăng mạnh tại Việt Nam.

Nhận thấy Việt Nam là một thị trường đang bỏ ngỏ, nhiều tập đoàn lớn tại Nhật Bản như Nidec Corp, Nitto Denko Corp, Toko Inc… đã đầu tư vào nhiều vùng tại Việt Nam, với số vốn lên đến hàng tỷ USD.

Từ đó, các ngành công nghiệp phụ trợ, khai thác, chế tạo máy, lắp ráp, tự động hóa cũng đang ngày được mở rộng và phát triển tại Việt Nam. Đây là mảnh đất màu mỡ cho những du học sinh đi học tại Nhật Bản về, có vốn tiếng Nhật tốt, và có chuyên môn về điện tử, điện lạnh. Ngành này đang dần thay thế vị trí của các ngành học kinh tế, khách sạn, du lịch, vốn được coi là “hot” trong những năm trước.

3) Công nghệ sinh học


Các ngành được lựa chọn nhiều khi du học Nhật

Hiện nay, cả Việt Nam lẫn Nhật Bản đều đang cần nhiều kĩ sư nghiên cứu về công nghệ sinh học.
Các ngành công nghệ sinh học cũ như lên men, sản xuất enzyme, chất phụ gia sản phẩm và thực phẩm lên men đóng một vai cực kỳ quan trọng trong công nghiệp Nhật Bản trong suốt thế kỷ qua. Tuy nhiên, Nhật Bản tin rằng họ vẫn đang bị tụt lại phía sau trong các nghành công nghệ sinh học mới như kỹ thuật tái tổ hợp DNA, kỹ thuật di truyền…Nhận thức được tầm quan trọng, Nhật Bản đã dành nhiều ưu tiên cho nghành này khi thiết lập thêm nhiều viện nghiên cứu, hội đồng chiến lược…

Đây cũng là một ngành nghề tiềm năng, cần nhiều nguồn nhân lực, và là ngành mà nhiều du học sinh Việt Nam muốn theo học tại Nhật Bản.

4) Công nghệ thông tin


Các ngành được lựa chọn nhiều khi du học Nhật

Nhật Bản vốn nổi tiếng là cường quốc về công nghệ thông tin, với nhiều sáng tạo về công nghệ, phần mềm tiện ích, và sản xuất máy vi tính. Họ đã từng bỏ ra hơn 300 triệu USD để đầu tư cho việc phổ cập tin học tại các trường học.

Công nghệ thông tin được sử dụng nhiều trong đời sống, giải trí và công việc của người Nhật, như một phần không thể thiếu của đại đa số người dân Nhật Bản, do đó rất được coi trọng, và được đầu tư nhiều.

Nước này cũng là nơi có nhiều trường đại học đào tạo về công nghệ thông tin, được đánh giá là có chất lượng tốt. Do đó mà nhiều học sinh lựa chọn công nghệ tin là ngành học khởi nghiệp cho tương lai.

5) Kinh tế, quản lý


Các ngành được lựa chọn nhiều khi du học Nhật

Xứ sở hoa anh đào được coi là cái nôi của những tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới với nhiều tập đoàn xuyên quốc gia, các công ty lớn nhỏ về điện tử, sản xuất ô tô….Để có được vị thế kinh tế đó, Nhật Bản đã phải đào tạo ra nhiều nhà quản lý giỏi, với những bí quyết kinh doanh đặc biệt. Do đó mà các vị phụ huynh đều rất tin tưởng khi cho con em mình học tập các chuyên nghành kinh tế, quản lý tại đất nước này.

Học viên khi theo học tại đây, không những được học những kiến thức chuyên nghành, họ còn được rèn dũa những kỹ năng mềm nhưng lại vô cùng cần thiết như: thuyết trình trước đám đông, khả năng làm việc theo nhóm, sáng tạo các ý tưởng, làm việc đúng giờ, nghiêm túc trong công việc…

Tìm hiểu thêm thông tin về Du Hoc Nhat


Sưu tầm

Đọc thêm:


Có thể bạn đã chuẩn bị mọi thứ rất kỹ càng trước khi đi du học nhưng cuộc sống luôn có những điều bất ngờ xảy đến. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê cho bạn những thủ tục và giấy tờ cần thiết khi sống tại Nhật Bản.


Những thủ tục giấy tờ cần có khi ở Nhật Bản

Thủ tục gia hạn, cấp lại hay đổi hộ chiếu

a. Gia hạn hộ chiếu

Thông thường hộ chiếu được cấp có giá trị trong 5 năm từ ngày cấp. Khi bạn học tập và nghiên cứu ở Nhật trong thời gian dài hơn 5 năm, hộ chiếu của bạn sẽ hết giá trị. Trước khi hết hạn bạn phải liên lạc ngay với Ðại sứ quán Việt Nam ở Tokyo Lãnh sự quán Việt Nam để hỏi thủ tục xin gia hạn hộ chiếu. Để được gia hạn, bạn phải mang trực tiếp hay gửi bằng thư bảo đảm đến Đại sứ quán hay Lãnh sự quán các giấy tờ sau đây:

Ðơn xin gia hạn hộ chiếu
Hộ chiếu
Giấy chứng nhận đang học tập do trường đại học cấp.
Lệ phí
Phong bì bảo đảm đã dán tem

b. Xin cấp lại và đổi hộ chiếu
Trường hợp bạn bị mất hộ chiếu, hộ chiếu rách nát, hết trang thì bạn phải liên lạc tới Ðại sứ quán hay Lãnh sự quán để hỏi thủ tục xin cấp lại hoặc đổi hộ chiếu mới. Các giấy tờ gửi bằng thư bảo đảm hay mang trực tiếp đến Đại sứ quán/Lãnh sự quán bao gồm:

Ðơn xin cấp (đổi) hộ chiếu (đơn tự viết, nêu rõ lí do)
Hộ chiếu bị rách nát hay hết trang (không phải trường hợp mất hộ chiếu)
Các giấy tờ liên quan
Lệ phí
Phong bì bảo đảm đã dán tem
Mời người thân sang Nhật

Các du học sinh đang học ở Nhật có thể bảo lãnh cho người thân trong gia đình sang Nhật theo 2 diện khác nhau:

1. Bảo lãnh cho vợ (chồng), con sang Nhật cùng sống trong thời gian học tập – với visa gia đình (Family dependent – Kazoku Taizai).
2. Bảo lãnh cho người thân khác trong gia đình (bố, mẹ, anh, chị em) sang thăm, du lịch – với visa tạm trú ngắn hạn (Short Period of Stay – Tanki Taizai).

Ðiều quan trọng nhất để người trong gia đình bạn xin được visa nhập cảnh là bạn và người thân gia đình bạn phải đảm bảo được tiền chi phí sinh hoạt ở Nhật. Nếu bạn thiếu điều kiện này thì khả năng xin được visa nhập cảnh vào Nhật rất ít.

Trong mọi trường hợp, bạn nên hỏi chi tiết tại các cơ quan cấp hộ chiếu, visa xuất cảnh phía Việt Nam cũng như Ðại sứ quán hay Lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam đề phòng có những thay đổi trong quy định.

a. Xin cấp hộ chiếu và giấy phép xuất cảnh

Trường hợp người trong gia đình bạn chưa có hộ chiếu, hay hộ chiếu hết hạn thì bạn phải xin cấp hộ chiếu hoặc xin gia hạn hộ chiếu. Nếu như người trong gia đình bạn đã có hộ chiếu hợp lệ và có thị thực xuất cảnh, hoặc không cần giấy tờ của bạn thì không cần phải làm bước này. Ðể xin cấp hộ chiếu và visa xuất cảnh thì cách gọn nhất là thuê các công ty du lịch làm thủ tục trọn gói. Bạn cũng có thể xin đơn có giấy chứng nhận của Ðại sứ quán hay Lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản và gửi về Việt Nam cho người trong gia đình bạn làm thủ tục xin cấp hộ chiếu và thị thực xuất cảnh.

Xin giấy chứng nhận tư cách tạm trú

Trường hợp mời gia đình sang cư trú dài hạn (trên 3 tháng), bạn cần tiến hành thủ tục xin Giấy chứng nhận tư cách tạm trú (Certificate of Eligibility- Zairyu Shikaku Nintei Shyomeisho) ở Cục Quản lý nhập cảnh nơi bạn cư trú. Thủ tục này có thể mất từ một tuần đến ba tháng.

Các giấy tờ cần thiết để xin COE gồm:

Đơn xin cấp theo mẫu (mỗi người một đơn)

Chứng minh khả năng hỗ trợ tài chính cho các thành viên gia đình sẽ bảo lãnh sang (xác nhận học bổng, thu nhập, số dư tài khoản…)

Giấy chứng nhận đang học tập (do trường cấp)

Các giấy tờ chứng minh quan hệ với người bảo lãnh (hôn thú, khai sinh…) (phải được dịch sang tiếng Nhật)
Hai ảnh 4cm x 3cm cho mỗi người.

Bạn không phải nộp lệ phí cho việc xin cấp COE này.

b. Xin thị thực nhập cảnh vào Nhật Bản

Sau khi người thân trong gia đình bạn đã được cấp hộ chiếu và thị thực xuất cảnh thì sẽ tiến hành xin thị thực nhập cảnh ở ÐSQ hay LSQ Nhật Bản ở Việt Nam. Các giấy tờ nộp cho bộ phận cấp visa ở ÐSQ hay LSQ Nhật gồm:

Giấy bảo lãnh (Letter of Guarantee – Mimoto Hoshyoshyo). Giấy này nên xin thầy giáo hướng dẫn hoặc một người Nhật nào bạn quen làm người bảo lãnh ký cho bạn thì sẽ nhanh và chắc chắn hơn, hoặc bạn hỏi chi tiết ở Ðại sứ quán Nhật Bản ở Việt Nam xem có cần giấy này không.

Ðơn xin nhập cảnh (A letter of explanation – Riryushyo), trong giấy này bạn nêu rõ lí do xin cho gia đình đi theo, và thường viết bằng tiếng Nhật.

Lịch trình ở Nhật, giấy này do bạn tự viết bằng tiếng Nhật.

Bản sao Thẻ đăng ký người nước ngoài của bạn hay Giấy chứng nhận đăng ký người nước ngoài của bạn (do văn phòng hành chính nơi bạn cư trú cấp).

Giấy chứng nhận nhập học và giấy chứng nhận kết quả học tập do trường cấp

Giấy chứng nhận học bổng

Giấy chứng nhận tư cách tạm trú

Các giấy tờ khác mà ÐSQ hay LSQ Nhật Bản ở Việt Nam yêu cầu: đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của con, giấy chứng nhận quan hệ gia đình…

Lệ phí

Chú ý:
Thời hạn làm thủ tục xin thị thực lưu trú ngắn hạn có thể mất đến 3 tháng.
Nếu bạn là du học sinh tư phí thì bạn sẽ phải nộp thêm những giấy tờ liên quan đến thu nhập của bạn như giấy chứng nhận khả năng tài chính, giấy chứng nhận thu nhập làm việc ngoài giờ (giờ làm thêm phải nằm trong thời gian quy định), giấy chứng nhận tiền còn trong tài khoản ngân hàng v.v… cho Đại sứ quán Nhật ở Việt Nam.

Tìm hiểu thêm về thông tin Du Hoc Nhat


Sưu tầm

Một phi công hạng nhất người Canada cho rằng có ngọn lửa xuất hiện trên MH370, buộc phi hành đoàn phải chuyển hướng đến sân bay gần nhất để hạ cánh khẩn, nhưng họ đã không kịp.

Chris Goodfellow. Ảnh: Google+/The Christian Post.

Chris Goodfellow. Ảnh: Google+/The Christian Post.

Nhiều giả thiết xung quanh sự mất tích bí ấn của chuyến bay MH370 thuộc hãng hàng không Malaysia Airlines đã được đưa ra, từ bị khủng bố, không tặc tấn công, phi công tự sát và thậm chí là va chạm với thiên thạch hoặc sao băng.

Tuy nhiên, Chris Goodfellow không tin vào những giả thiết trên. Ông tìm ra một cách lý giải đơn giản hơn sau khi quan sát đường băng dài 4 km ở sân bay quốc tế Langkawi trên quần đảo Langkawi, tây bắc Malaysia.

Chris Goodfellow là phi công lái máy bay nhiều động cơ hạng nhất người Canada với 20 năm kinh nghiệm. Ông có bài viết trên tài khoản mạng xã hội Google+ phân tích về nguyên nhân khiến MH370 quay đầu. Dưới đây là nội dung bài viết.

Cơ trưởng MH370 đã xử lý đúng cách

Cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah, 53 tuổi (bên trái) và phi công phụ Fariq Abdul Hamid, 27 tuổi, của máy bay Malaysia mất tích. Ảnh: NST.
Cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah, 53 tuổi (bên trái) và phi công phụ Fariq Abdul Hamid, 27 tuổi, của máy bay Malaysia mất tích. Ảnh: NST.

Chúng ta đều biết câu chuyện về chuyến bay MH370. Đó là chiếc phi cơ Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS) chở theo 239 người, cất cánh từ Kuala Lumpur vào sáng sớm 8/3 và bay đến Bắc Kinh, Trung Quốc. Đó là một đêm nóng nực. Một máy bay hạng nặng.

Khoảng một giờ sau đó, hình ảnh chuyến bay trên màn hình radar theo dõi biến mất, khi nó đang ở trên vùng biển giữa Malaysia với Việt Nam. Điều này có nghĩa là hệ thống phát đáp và radar theo dõi phụ của máy bay đã bị tắt.

Hai ngày sau đó, chúng ta biết thêm thông tin radar quân sự Malaysia (một hệ thống radar quan trọng, theo dõi máy bay bằng sóng phản xạ thay vì dựa vào thiết bị phát đáp máy bay) phát hiện MH370 đã quay trở lại, bay theo hướng tây nam dọc theo bán đảo Malaysia, đi vào bầu trời trên eo biển Malacca.

Mấu chốt vấn đề nằm ở thông tin này. Cơ trưởng MH370 Zaharie Ahmad Shah là một phi công nhiều kinh nghiệm, với hơn 18.000 giờ bay. Có thể các phi công trẻ tuổi không chú ý đến điểm trên. Tuy nhiên, những phi công già dặn như chúng tôi đều nắm rõ vị trí của các sân bay hoặc cảng tàu an toàn gần nhất dọc theo đường bay. Những sân bay ở phía sau, phía trước hoặc ngang vị trí phi cơ. Chúng luôn nằm trong trí óc của chúng tôi. Nếu có sự cố xảy ra, chúng tôi phải biết trước mình cần phải làm gì.

Ngay khi biết thông tin MH370 chuyển hướng, bản năng phi công của tôi cho biết cơ trưởng Zaharie đang tìm đến một sân bay. Ông ấy hướng thẳng tới Langkawi, nơi có đường băng dài 4 km hoặc có thể đáp xuống mặt nước mà không có vật cản. Zaharie không chọn quay lại Kuala Lumpur bởi ông biết máy bay sẽ phải vượt qua những đỉnh núi cao 2,4 km. Ông biết địa hình sẽ thuận lợi hơn nếu hướng về Langkawi. Ngoài ra, khoảng cách đến nơi này còn gần hơn về Kuala Lumpur.

Sau khi quan sát vị trí sân bay Langkawi trên Google Earth, tôi thấy cơ trưởng MH370 đã có cách xử lý chính xác. Chuyến bay gặp phải một số sự cố nghiêm trọng nào đó, buộc ông phải ngay lập tức chuyển hướng tới một sân bay gần nhất, an toàn nhất.

Vị trí quần đảo Langkawi, nơi có sân bay  Langkawi, nơi có đường băng dài 4 km
Vị trí quần đảo Langkawi, nơi có sân bay quốc tế Langkawi với đường băng dài 4 km và địa hình thuận lợi. Đồ họa: Express.co.uk.

Máy bay có thể gặp hỏa hoạn

Đối với tôi, việc các thiết bị phát đáp và hệ thống liên lạc ngừng hoạt động cho thấy có ngọn lửa xuất hiện trên MH370. Và đó có thể là cháy do chập điện. Trong trường hợp có hỏa hoạn, việc đầu tiên phi công cần làm là tắt mạch điện chính rồi bật lại từng mạch điện một cho đến khi phát hiện ra mạch gặp sự cố. Nếu các phi công tắt mạch điện chính, phi cơ sẽ bay một cách im lặng. 

Đó có vẻ là một sự cố nghiêm trọng, phi hành đoàn trên MH370 bận rộn với việc vừa lái máy bay vừa cố gắng dập lửa. Thứ tự công việc cần ưu tiên trong tình huống này là bay, định vị và cuối cùng mới liên lạc.

Có hai loại hỏa hoạn có thể đã xảy ra. Ngọn lửa xuất hiện do chập điện thường không lan nhanh, mạnh và khói gây bất tỉnh có thể xuất hiện hoặc không.

Khả năng thứ hai, dựa theo lịch trình bay, là bánh đáp phía trước quá nóng, khiến nó bị nổ và từ từ bốc cháy lúc máy bay đang cất cánh. Hãy nhớ các yếu tố sau: phi cơ hạng nặng, thời tiết nóng bức, mực nước biển, đường băng cất cánh dài. Một tai nạn tương tự từng xảy ra với một máy bay 4 động cơ DC-8 ở Nigeria năm 1991.

Chiếc lốp bốc cháy sinh ra những thứ khủng khiếp, trong đó có khói gây bất tỉnh. Vâng, các phi công sẽ sử dụng mặt nạ oxy nhưng cách này không nên dùng khi có lửa. Họ nên sử dụng mặt nạ chống khói nhưng biện pháp này chỉ duy trì được vài phút tùy theo mức độ khói. (Tôi luôn mang theo một mặt nạ chống khói trên chuyến bay hoặc trong hành lý nếu đi máy bay).

Điều tôi nghĩ đến tiếp theo là phi hành đoàn bị vô hiệu hóa bởi khói. Phi cơ vẫn tiếp tục bay nhờ hệ thống lái tự động cho đến khi nó hết nhiên liệu hoặc khi ngọn lửa phá hủy hệ thống điều khiển. Sau đó máy bay rơi xuống. Bạn có thể tìm thấy MH370 dọc theo đường bay đó, tìm kiếm ở những nơi khác là vô nghĩa.

Không tin vào những giả thiết khác

Tôi không tin vào những giả thiết liên quan đến yếu tố con người như không tặc, giết người, tự tử hay việc có một kỹ sư hàng không có mặt trên chuyến bay, trừ khi có bằng chứng thuyết phục.

Chúng ta biết rằng câu nói cuối cùng mà trạm kiểm soát không lưu nhận được, dưới góc nhìn của một phi công, là hoàn toàn bình thường. "Chúc ngủ ngon" là câu nói theo thói quen khi phi cơ chuẩn bị chuyển vùng, được một trạm kiểm soát không lưu mới tiếp quản.

Theo tôi, câu chúc còn có ý nhấn mạnh mọi thứ trên chuyến bay vẫn ổn. Chúng ta nên nhớ rằng còn có nhiều cách khác để phi công cảnh báo tình hình nếu có nguy hiểm. Một đoạn mã báo hiệu phi cơ bị tấn công hoặc chỉ cần một số bị sai trong tín hiệu thiết bị phát đáp truyền đi cũng có thể báo với trạm kiểm soát không lưu rằng phi cơ gặp sự cố.

Mọi phi công có trình độ hiện còn biết gửi tín hiệu SOS qua microphone. Ba tiếng lách cách nhỏ cũng có thể báo hiệu nguy hiểm. Do đó, tôi kết luận rằng tại thời điểm phi công "chúc ngủ ngon" thì MH370 vẫn bình thường. Tuy nhiên, có thể lúc này đã có một số sự cố xảy ra với máy bay mà phi công không hề hay biết.

Rõ ràng là ACARS, hệ thống truyền thông tin tự động, đã không hoạt động trước lúc "chúc ngủ ngon". Tuy nhiên, việc vô hiệu hóa ACARS là không hề đơn giản. Điều này càng khiến tôi tin rằng có sự cố liên quan đến hệ thống điện hoặc chập điện gây cháy hơn là việc ACARS bị ai đó tắt. Tôi đưa ra giả thiết rằng các phi công dường như không nhận ra ACARS không hoạt động.

Theo thông tin của New York Times, phi cơ bay lên cao 13.700 m, đổi hướng, đi về phía đảo Penang, rồi giảm độ cao xuống còn 7.000 m, trước khi tăng độ cao và bay theo hướng tây bắc về phía Ấn Độ Dương. Đồ họa: New York Times
Theo thông tin của New York Times, phi cơ bay lên cao 13.700 m, đổi hướng, đi về phía đảo Penang, rồi giảm độ cao xuống còn 7.000 m, trước khi tăng độ cao và bay theo hướng tây bắc về phía Ấn Độ Dương. Đồ họa: New York Times.

Những báo cáo cho rằng MH370 thay đổi độ cao nhiều lần không phải dựa trên dữ liệu do hệ thống phát đáp trên máy bay tạo ra mà là do radar phát hiện được ở khoảng cách khoảng 320 km. Với khoảng cách này, các dữ liệu độ phương vị có thể bị thay đổi bởi không khí. Và tôi không tin tưởng vào những báo cáo được cho là có độ tin cậy cao này.

Tuy nhiên, hãy thử xem xét giả thiết rằng, trong phút cuối cùng, phi công đã cố đưa máy bay lên độ cao 13,7 km để hy vọng lượng oxy ít nhất trong không khí có thể giúp dập lửa. Đó là một kịch bản có thể chấp nhận được. Ở độ cao 13,7 km, việc giữ máy bay ổn định là rất khó trong khi tầm bay bị thu hẹp còn tốc độ rơi xuống lại tăng nhanh.

Lúc này, MH370 đang bay ở độ cao tối đa cho phép. Những số liệu thu được về việc máy bay hạ độ cao rất nhanh có thể là do một cú lao xuống (stall), rồi sau đó máy bay giữ được ở độ cao khoảng 7,6 km. Thậm chí có thể là phi công đã chủ động hạ độ cao nhằm dập tắt ngọn lửa.

Đối với tôi, việc đưa máy bay lên độ cao 13,6 km trong trường hợp phi cơ bị cướp là không hợp lý.

Thời gian bay thêm của MH370

Khu vực MH370 có thể bay đến nếu tiếp tục bay thêm 7h kể từ khi biến mất khỏi màn hình radar dân sự. Những điểm màu đỏ là khu vực máy bay mất tích có thể hạ cánh. Đồ họa: The Malay Mail Online.

Khu vực MH370 có thể bay đến nếu tiếp tục bay thêm 7h kể từ khi biến mất khỏi màn hình radar dân sự. Những điểm màu đỏ là khu vực máy bay mất tích có thể hạ cánh. Đồ họa: The Malay Mail Online.

Ngoài nhiên liệu để bay đến Bắc Kinh như lịch trình, MH370 còn được bơm thêm một lượng nhiên liệu đủ cho 45 phút bay thêm nữa để có thể tới sân bay khác, có thể là Thượng Hải, nếu có rắc rối. Có thể nhiều hơn.

MH370 tiêu thụ hết khoảng 20-25% nhiên liệu cho quá trình cất cánh và đạt độ cao ổn định trong một giờ bay đầu tiên. Do đó, khi quay trở lại Langkawi, máy bay chỉ còn nhiên liệu đủ cho 6 giờ bay hoặc hơn một chút. Điều này phù hợp với khoảng thời gian mà vệ tinh của Inmarsat nhận được những tín hiệu "ping" của MH370 cho đến khi nó hết nhiên liệu.

Việc MH370 tiếp tục bay cho đến khi hết nhiên liệu khiến tôi cho rằng phi hành đoàn đều bất tỉnh và phi cơ cứ thế hướng về phía nam Ấn Độ Dương.

Chúng ta không nên phỏng đoán thêm điều gì trừ khi có bằng chứng rõ ràng. Việc cáo buộc các phi công có âm mưu là vô nghĩa bởi có thể chính họ có thể đã phải vất vả dập lửa hoặc xử lý các sự cố kỹ thuật để cứu máy bay.

Zaharie là anh hùng

Cơ trưởng Zaharie là một anh hùng khi ông cố gắng hết sức để chuyển hướng phi cơ về phía Langkawi. Tôi không nghi ngờ điều đó. Đó chính là lý do MH370 quay đầu. Nếu bị tấn công, máy bay sẽ tiếp tục bay lòng vòng cho đến khi bọn không tặc quyết định điểm hạ cánh.

Điều đáng ngạc nhiên là không một ai, từ các phóng viên, quan chức hay những phi công đang được báo chí phỏng vấn xem xét vấn đề này dưới góc nhìn của một phi công. Nếu gặp sự cố, cơ trưởng sẽ lái MH370 đi đâu? Nhờ Google Earth, tôi có thể tìm ra sân bay Langkawi trong vòng 30 giây, phóng to nó lên và ước tính độ dài đường băng. Và tôi tin rằng Zaharie biết về sân bay này. Có thể ông ta từng bay tới đây vài lần.

Việc cần làm trên hết khi có hỏa hoạn trên máy bay là hạ cánh nhanh nhất có thể. Có hai trường hợp mà tôi nhớ rất rõ. Đó là chiếc DC9 của AirCanada, theo tôi là đã hạ cánh ở Columbus, bang Ohio vào những năm 1980. Phi công trên chuyến bay đã trì hoãn việc hạ cánh và bỏ qua một số sân bay. Phi công này không biết rõ sân bay gần nhất là ở đâu. Chiếc DC9 sau đó hạ cánh thành công với cái giá phải trả là mạng sống của hơn 30 hành khách.

Một trường hợp khác là phi cơ DC-10 của SwissAir rơi gần tỉnh Nova Scotia, Canada. DC-10 chỉ còn cách thành phố Halifax, thủ phủ Nova Scotia 15 phút bay thì ngọn lửa xuất hiện, buộc phi công phải cho máy bay hạ cánh xuống đại dương. Đơn giản là vì họ không còn thời gian để xử lý theo cách khác. Ngọn lửa xuất hiện khoảng một giờ sau khi phi cơ rời khỏi sân bay Kennedy, Mỹ. Cùng như trường hợp MH370, các thiết bị phát đáp cũng như hệ thống liên lạc đã bị tắt khi phi hành đoàn phải ngắt hệ thống điện để đối phó với ngọn lửa.

Hãy thử bật Google Earth, nhập vào đó "Pulau Langkawi" rồi so sánh với vị trí hướng bay cùng thông tin radar. Hiển nhiên như hai cộng hai là bốn. Đối với tôi, đây chính là cách đơn giản nhất trong việc lý giải tại sao MH370 quay đầu lại và bay theo hướng đó.

Một phi công thông minh. Ông ấy chỉ không có đủ thời gian.

Theo VnExpress

Một công ty nọ muốn tuyển người bán hàng giỏi đã trao cho mỗi người trong hàng trăm ứng viên, 100 chiếc lược và đề nghị họ đến các chùa để bán lược cho sư. Cái oái oăm là ở chùa, sư đã xuống tóc, làm gì có nhu cầu sử dụng lược. Mà không có nhu cầu thì sao bán được hàng. Hàng trăm người đã ra đi nhưng hầu hết bó tay. Tuy thế có ba người bán được hàng.

 


Sư không có tóc thì bán lược kiểu gì?

Người thứ nhất mang lược đến chùa vừa chào hàng đã bị các vị sư mắng và cho rằng anh này giễu cợt họ không có tóc, nên đuổi đi. Nhưng anh này vẫn cắn răng chịu đứng cầu xin họ mua lược. Cuối cùng, một vị sư thương tình mua giùm một chiếc lược.

Người thứ hai, sau khi đi vòng quanh một ngôi chùa trên núi, tóc bị gió thổi tung xác xơ, anh ta xin gặp sư trụ trì. Ðược gặp, anh ta chắp tay niệm "nam mô" và thưa rằng: "Trên núi cao gió thổi mạnh, các thiện nam tín nữ đến đây dâng hương mà tóc tai rối bù, e không thành kính trước cửa Phật. Xin nhà chùa chuẩn bị một vài chiếc lược để trước lúc dâng hương các phật tử chải tóc cho gọn gàng, không bù rối". Nghe anh ta nói có lý, sư trụ trì đồng ý mua lược. Nhà chùa có 10 lư hương nên mua 10 chiếc lược cho anh ta.

Còn người thứ ba, anh ta đến thẳng ngôi chùa lớn nhất vùng quanh năm hương khói nghi ngút. Anh xin gặp thượng toạ trụ trì mà thưa rằng: "Bạch thầy, chùa ta lớn nhất vùng, ngày nào cũng có hàng trăm tín đồ đến thắp hương. Phàm là người dâng hương, ai cũng có tấm lòng thành cúng quả. Chùa lớn như chùa ta, thiết tưởng cũng nên có chút tặng phẩm khuyến khích người làm việc thiện. Con có mang theo ít lược của công ty. Thầy có thư pháp hơn người, xin viết lên lược ba chữ "Lược tích thiện" làm tặng phẩm. Món quà này thật nhiều ý nghĩa". Nhà chùa nghe ra, cũng hứng thú và mua liền 100 chiếc lược làm quà.

Như vậy, trong ba người bán lược cho sư, công ty đánh giá họ thế nào?

Người thứ nhất thuộc mẫu bán hàng cổ điển, cần cù nhẫn nại và kiên trì. Người thứ hai có năng lực quan sát, suy đoán sự việc, dám nghĩ dám làm. Còn người thứ ba, anh ta nghiên cứu phân tích kỹ nhu cầu và tâm lý của đám đông, có ý tưởng tốt, lại có giải pháp cụ thể nên đã mở ra một thị trường tốt cho sản phẩm. Ðây xứng đáng là người bán hàng giỏi của công ty. Anh ta đã được tuyển mộ làm phụ trách bán hàng.

Nhờ có Lược tích thiện làm quà tặng mà một đồn mười, mười đồn trăm, dân chúng đổ về đây dâng hương rất đông, danh tiếng chùa càng lừng lẫy và phương trượng chùa đã ký hợp động mua hàng nghìn chiếc lược của công ty. Rõ ràng, ở một nơi tưởng như không có nhu cầu, nếu chịu khó quan sát, phân tích các mối quan hệ, sẽ có thể phát hiện nhu cầu hoặc tìm cách kích cầu để bán hàng.

Theo Brands Việt Nam

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.