Latest Post

Sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp phụ thuộc vào mối liên hệ giữa họ và khách hàng. Để có thể tăng cường sức mạnh liên kết của mối quan hệ này, có thể bạn sẽ cần dùng đến một số thủ thuật đến từ phim trường Hollywood để tạo dựng nên một câu chuyện cho thương hiệu của công ty bạn đấy.


Câu chuyện là một thứ nguyên liệu giúp mối liên hệ được lâu dài và gắn kết hơn. Đơn cử một ví dụ như: Show truyền hình về một nhà cải tổ chính trị liệu có thu hút, khiến bạn tò mò bằng một chương trình đưa tin về scandal tình ái của một chính trị gia với gái làng chơi? Tương tự như trong việc xây dựng nên một bộ phim hay một vở kịch, câu chuyện gắn liền với brand cũng cần có đầy đủ kết cấu, bố cục nhằm khiến cho người tiêu dùng có một mối liên kết thật sự chặt chẽ với công ty bạn:


  • Điểm mấu chốt
  • Thắt nút
  • Hành động
  • Mục đích


1. Điểm mấu chốt

Michael Hauge, tác giả của vở kịch nổi tiếng Writing Screenplays That Sell đã từng nói rằng mọi câu chuyện luôn bắt đầu bằng nỗi bất hạnh đến với nhân vật chính. Đó chính là điểm mấu chốt. Khi doanh nghiệp bắt đầu đưa ra một câu chuyện, hãy luôn nhớ rằng xây dựng điểm mấu chốt từ chính suy nghĩ của khách hàng. Tại sao họ lại muốn sử dụng dịch vụ hay sản phẩm của bạn? Để rồi từ đó xây dựng nên một kịch bản thật hoàn hảo để dẫn đến các mục tiêu của doanh nghiệp.

2. Thắt nút

Trong câu chuyện, thì thắt nút là nơi mà nhân vật chính bị mắc kẹt giữa vòng vây của những khó khăn và thử thách. Điểm mấu chốt sẽ đưa ra vấn đề đang xảy đến với nhân vật, còn thắt nút sẽ là nơi mà cô /anh ấy sẽ hành động và quyết định như thế nào sau đó. Trong một show mang tên FX của Mỹ, điểm mấu chốt là khi một nhóm điệp viên người Nga, Elizabeth và Phillip Jennings, thất bại trong việc giải cứu được cựu đại tá KBG. Và vấn đề này đưa đến sự thắt nút là đại tá này sẽ bị xử trí như thế nào: được thả tự do hay sẽ bị kết liễu?

Hiểu rõ những gì khách hàng đang gặp phải và tiến đến thắt nút của họ trong câu chuyện của bạn sẽ khiến việc tạo dựng mối liên kết dễ dàng hơn thông qua các giải pháp thiết thực trong vấn đề mà họ gặp phải.

Có một sự thật luôn xảy ra tại các ngôi trường của Mỹ là việc cha mẹ không biết nên chuẩn bị đồ ăn trước khi đến trường cho trẻ hay vội vã đưa chúng lên xe để kịp giờ đến trường. Theo như Michael Moss, tác giả của sách Muối, Đường và Chất béo, một chuyên gia Marketing tài ba đã rất thành công với chiến dịch Lunchables (Có thể ăn trưa) với việc kết nối cảm xúc của cả hai nhóm đối tượng là phụ huynh và trẻ con. Câu chuyện được đưa ra từ việc không chỉ các bậc phụ huynh đau đầu về việc chuẩn bị đồ ăn trưa cho con mà ngay cả những đứa trẻ cũng cảm thấy khó chịu vào các bữa ăn để từ đó ông đã đưa ra giải pháp thật hợp lý. Hiểu rõ những gì khách hàng đang gặp phải và tiến đến thắt nút của họ trong câu chuyện của bạn sẽ khiến việc tạo dựng mối liên kết dễ dàng hơn thông qua các giải pháp thiết thực trong vấn đề mà họ gặp phải.


3. Hành động

Một khi bạn đã có câu chuyện gắn liền với thương hiệu, hãy chắc chắn rằng mọi bước đi, hành động của mình sẽ luôn thúc đẩy nó nhằm dẫn khách hàng đến việc thỏa mãn được ý muốn của họ. Đừng để câu chuyện bị sa lầy hoặc bất ngờ rẽ trái theo một hướng khác không thể kiểm soát. Ví dụ như Dove, một thương hiệu rất thành công với câu chuyện về những người phụ nữ tìm thấy sự tự tin trong mình bằng chính vẻ đẹp thật sự bên trong của họ. Tuy nhiên, sau đó vài mẫu quảng cáo của Dove đã xuất hiện trên facebook tại các trang mang tính bạo lực, đồi trụy đã đem đến nhiều phản hồi không tốt về sản phẩm. Mỗi hành động nhỏ tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp luôn góp một phần trong toàn bộ câu chuyện dù nó chỉ là vài mẫu quảng cáo trực tuyến hay vài cuộc nói chuyện trao đổi nhỏ. Bạn có nhớ đến câu chuyện của Gloria Jeans về việc miễn phí café cho các bạn nữ từ 1m65 trở lên? Tuy câu chuyện họ tạo ra mang hướng tích cực nhưng nó đã rẽ sang một hướng cực kỳ xấu, ảnh hưởng không nhỏ đến không chỉ sản phẩm mà còn cả thương hiệu của toàn công ty. Thậm chí chỉ trong vòng vài ngày, Gloria Jeans đã phải tháo gỡ chiến dịch và gửi lời xin lỗi đến toàn bộ khách hàng.


Vì thế, khi hành động của bạn đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng, thứ bạn nhận lại là rất lớn: đó là cơ hội để tạo sự liên kết, mối quan tâm của người tiêu dùng cũng như cơ hội để tăng doanh thu, phát triển doanh nghiệp và ngược lại.

4. Mục đích

Trong mọi vở kịch, mọi thứ cuối cùng đều nhắm đến là mục tiêu: mục tiêu của doanh nghiệp, mục tiêu của khách hàng. Vì thế, từ điểm mấu chốt, đến sự thắt nút hay hành động, bạn đều phải luôn đưa ra được thông điệp nhắn nhủ khách hàng sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Những thôn điệp đó đều phải quy về một ý nghĩa: khi chọn tôi mà không chọn bất cứ nhãn hàng nào khác, bạn sẽ nhận được thứ mà bạn muốn. Tất nhiên, sẽ không ai cho không ai thứ gì và cũng không ai làm việc mà không có mục đích. Nhãn hàng Stapes đã thật sự hiểu vấn đề này khi đưa ra một chiến dịch Marketing “That’s easy!” (Thật dễ dàng). Họ đã xác định dược những người khi buộc phải mua sắm vật dụng văn phòng phẩm thì luôn cảm thấy tẻ nhạt và đau đầu so với khi mua sắm những thứ vật dụng khác. Từ đó, họ đã đưa ra một giải pháp là cải tạo các cửa hàng, đưa ra Nút bấm thông minh. Khi bấm vào nút, những gì bạn muốn sẽ nhanh chóng được đưa đến một cách thật tiện lợi và thoải mái, giúp cho khách hàng không còn cảm thấy chán nản trong việc này như xưa. Và thực tế, họ đã bán được hàng triệu nút bấm là một ví dụ giúp bạn hiểu hơn về việc giúp khách hàng đạt được mục tiêu của họ sẽ góp phần tăng độ liên kết trong câu chuyện của doanh nghiệp như thế nào.

 Nguồn: Marketer Vietnam

Theo một số thông tin gần đây, Apple sẽ giới thiệu hai mẫu iPhone 4,7 inch và 5,5 inch trong năm nay. Cả hai thế hệ iPhone này đều được chế tạo bằng kim loại nhưng không có màn hình cong theo những tin đồn trước đó. Hãng này cũng kỳ vọng mẫu iPhone 5,5 inch với giá khoảng 600 USD sẽ tạo ra sự khác biệt trong cuộc đua giữa các smartphone có màn hình, một trong những lý do mà nhiều người đã bỏ iPhone đến với Android.

Hình ảnh về iPhone 6 thế hệ mới.
Hình ảnh về iPhone 6 thế hệ mới.

Theo ước tính hiện tại, thế giới có khoảng 260 triệu người dùng iPhone và tỷ lệ người dùng nâng cấp điện thoại này rơi vào khoảng 10 dến 11% trong giai giai đoạn 2011 – 2012. Tuy nhiên, tỷ lệ đó đã rơi xuống còn 9% vì một vài lý do mà người dùng cho là đáng để bỏ smartphone quả táo. Trước đây, đã có lúc tỷ lệ nâng cấp thiết bị di động của Apple lên đến 12-14% khiến các chuyên gia của ISI tin rằng rất có thể điều này sẽ lặp lại vào năm 2014 với iPhone 6.

Cho đến ngày hôm nay, vẫn chưa có nhiều thông tin chính xác về thế hệ iPhone tiếp theo. Tuy nhiên, việc tăng kích thước màn hình thật sự là một thay đổi lớn của Apple và là một tin vui đối với các fan trung thành của quả táo muốn dùng một chiếc iPhone với màn hình lớn hơn.

Theo Trí Thức Trẻ 

Hiện nay trên mạng xã hội Facebook đang xuất hiện các đường link được quảng cáo là sẽ dẫn tới đoạn video gây shock về chiếc máy bay chiếc máy bay Flight 370 của Malaysia bị mất tích. Tuy nhiên người dùng cần cảnh giác, không click vào các link này, bởi đây chỉ là 1 trò lừa đảo. Chiếc Boeing 777 mã hiệu Flight 370 chở 239 người bị mất tích ngày 8/3, sau khi đi vào vịnh Thái Lan trong hành trình bay từ Malaysia tới Bắc Kinh. 

Lợi dụng vụ máy bay Malaysia để phát tán malware

Các đường link với tựa đề kiểu như "Đã tìm thấy máy bay Flight 370 ngoài biển, 50 người được cứu sống", gần đây lan tràn trên các site mạng xã hội như Twitter, Facebook. Và đây đều là các link giả mạo, lừa đảo. Ngoài ra còn xuất hiện các đường link bằng tiếng Anh cho biết chiếc máy bay này đã được tìm thấy ở Tam giác Bermuda. Theo một blogger có tên Brett M. Christensen, bức ảnh được dùng để minh họa cho các video giả mạo này được lấy từ vụ tai nạn máy bay Lion Air gần Bali hồi tháng Tư năm ngoái. 

Các chuyên gia bảo mật cho biết các video giả mạo này thường yêu cầu người dùng hoàn thành một khảo sát rồi mới được xem tiếp. Blogger Christensen nói rằng đường link được thiết kế để trông giống như 1 bảng khảo sát trên Facebook, trong đó sẽ yêu cầu được truy cập vào hồ sơ cá nhân (profile) của người dùng. Nếu người dùng nhẹ dạ đồng ý, hacker có thể nắm được thông tin cá nhân của bạn, như số điện thoại, địa chỉ email. Tuy đại diện Facebook đã lên tiếng rằng họ đã xóa bỏ các link giả mạo này, nhưng người dùng cần nâng cao cảnh giác để không bị giới scam lợi dụng. 

Theo Trí Thức Trẻ

Trong tình yêu, chúng ta nhỏ bé lắm. Như hạt cát bé nhỏ giữa bao la vũ trụ, để mà chỉ cần cuồng phong ập đến là tan tác khắp nơi.

Bởi vì cứ yêu thật lòng là sẽ phải thỏa hiệp, cũng sẽ phải gắng gượng kiên cường qua những lần sóng gió, thử thách chia ly hay vững vàng gạt bỏ tự tôn để tin nhau sau những cạm bẫy của người thứ ba đột ngột xen vào.

Trong tình yêu, chúng ta nhỏ bé lắm. Như hạt cát bé nhỏ giữa bao la vũ trụ, để mà chỉ cần cuồng phong ập đến là tan tác khắp nơi. Có biết bao nhiêu sự chia ly ở đời, với muôn vàn những giọt nước mắt, những vết thương hay cả những dấu chân đã từng vấp ngã. Để rồi vẫn phải thừa nhận, cho dù đã trải qua bao nhiêu chuyện, cho dù đã trưởng thành. Nhưng chuyện tình cảm, rất hiếm khi có thể tự động chi phối hay điều khiển.

Chuyện tình cảm, chỉ cần ai yêu nhiều hơn là người ấy thua cuộc. Vẫn biết cảm xúc nông sâu sẽ quyết định nỗi đau khắc cốt bao nhiêu, nhưng là con người, cứ biết sợ đau là sẽ trở nên nhỏ bé. Mà phàm là máu thịt trên người, có ai là không sợ bị thương tổn, trong khi cứ mỗi lần yêu thật lòng là đem một nửa trái tim ra đánh đổi?

Chúng ta vẫn thường ghen tị với những người coi chuyện tình cảm như một ván bài để tùy ý điều khiển, chơi trò đuổi bắt, trốn tìm hay ngạo mạn đặt trái tim của người khác dưới chân. Và rồi ước ao rằng giá như mình cũng có thể coi nhẹ mọi thứ như thế. Bởi nếu làm được vậy, sẽ chẳng bao giờ phải sợ hãi đớn đau.

Trong tình yêu, ai cũng chỉ nhỏ bé vậy thôi 1

Trong tình yêu, chúng ta nhỏ bé lắm. Luôn sợ hãi một ngày nào đó tuột tay đánh mất người yêu thương nhất, cũng sợ hãi một ngày nào đó, thế giới rộng lớn ngoài kia sẽ nuốt chửng bóng hình vốn đã coi như một phần cơ thể mình, biến mất vĩnh viễn.

Kỳ lạ thay, kể từ khi biết yêu thương, người ta vẫn chấp nhận trở nên nhỏ bé như vậy, chấp nhận có thể bị thương, có thể bị đẩy xuống vực sâu, có thể bị ngã một cú vấp đau đớn mà rất lâu về sau mới có thể đứng dậy làm lại từ đầu.

Trong tình yêu, chúng ta nhỏ bé lắm. Bởi vì chúng ta sẽ phải trải qua tất thảy trạng thái cảm xúc xấu xa nhất của con người. Ghen ghét có, đố kị có, hoài nghi có, độc chiếm có, ích kỷ có, hèn nhát có, căm hận có, tàn nhẫn có… Chúng ta không thể điều khiến con người mình theo chiều hướng tốt lên, bởi vì nhất định trong chặng đường yêu đương ấy, chúng ta sẽ dễ dàng mắc phải một trong những trạng thái cảm xúc xấu xa đó. Có những lúc còn lún sâu đến nỗi không thể nhấc chân ra.

Nhưng, làm sao để không nhỏ bé? Làm sao để cứ yêu thôi mà không bị đau? Làm sao để người này phản bội người kia không cảm thấy tổn thương hay đau lòng? Làm sao để người này không yêu người kia nhiều hơn, để khi chia tay bớt đớn đau, lúc yêu nhau bớt sợ hãi hèn mọn?

Suy cho cùng, cảm xúc là thứ đẩy con người ta vào vòng quẩn quanh bi kịch. Khi mà bỗng dưng bột phát thấy mình đáng thương nhưng cũng không thể bắt trái tim ngừng đập. Khi mà đau lòng muốn chết cũng không tìm cách để rũ bỏ hoàn toàn…

Thế đấy, đã yêu, ai là không nhỏ bé, ai là không trở thành điểm yếu chí mạng của chính mình?

Theo Trí Thức Trẻ

Đây là kết quả một nghiên cứu mới của tiến sĩ Elizabeth Cirulli thuộc ĐH Duke về sự "truyền nhiễm" của ngáp.

Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra, những ai dễ cảm thông và thấu hiểu người khác sẽ dễ bị "lây" ngáp hơn. Theo đó, những trẻ em bị tự kỷ, người vốn không mấy biểu lộ sự đồng cảm, sẻ chia sẽ ít lây ngáp hơn.


Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Elizabeth Cirulli thuộc ĐH Duke cùng các đồng nghiệp đã tiến hành thử nghiệm với 328 tình nguyện viên khỏe mạnh và khoảng 5 người có triệu chứng tự kỷ. Họ sẽ cùng tham gia một cuộc khảo sát nhân khẩu học, một bảng câu hỏi toàn diện về sự đồng cảm, độ nhiệt huyết...

Sau đó, những người tham gia cùng xem một đoạn video 3 phút có người ngáp và họ được ghi lại số lần ngáp khi xem video. Các chuyên gia phát hiện, một số cá nhân ít nhạy cảm, "lây" ngáp hơn so với người khác, còn người ngáp nhiều nhất là 15 lần.

Nghiên cứu đã chỉ ra những đối tượng nào dễ bị hiện tượng "lây" ngáp tác động và đối tượng nào có thể miễn dịch với chúng. Qua đó, các chuyên gia tìm hiểu được về yếu tố tâm lý khi người tham gia thử nghiệm ngáp, đồng thời tìm hiểu về cơ chế gây lây lan này. 


Trong quá trình nghiên cứu, các nhà tâm lý học cũng phát hiện thêm một điều khá lạ lùng, các đối tượng tự kỷ thường không bị tác động bởi cơn ngáp. Họ dường như miễn dịch với các kiểu ngáp, cho dù đã bị tác động bằng hình ảnh, âm thanh hay cả hai thứ gộp lại. 

Một nhà nghiên cứu khác cho rằng, cơ chế gây ngáp trước đây được cho là do thiếu oxy nhưng nó chưa hoàn toàn đúng. Việc nhìn, nghe thấy ngáp đã tạo ra một phản xạ nào đó, khiến chúng ta có xu hướng bắt chước một cách vô thức. 


Những người có sự đồng cảm đã mang sẵn những ý thức về sự chia sẻ nên dễ dàng bị tác động hơn. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn đang cố gắng nghiên cứu để tìm hiểu rõ hơn xem liệu những ảnh hưởng di truyền có góp phần vào căn bệnh "lây" ngáp này. 

Mục tiêu lâu dài của các chuyên gia là mô tả những biến đổi trong căn bệnh "ngáp truyền nhiễm" cũng như xem cách thức hoạt động của con người nói chung bằng cách xác định cơ sở di truyền của tính trạng này.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí PLoS ONE. 

Theo Trí Thức Trẻ

Trong khi cả thế giới đang hòa mình vào công cuộc tìm kiếm chiếc máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysian Airlines mất tích, một số chuyên gia cho rằng chiếc máy bay nặng 250 tấn này có thể không bao giờ được tìm thấy.


Tìm những mảnh vở của vụ máy bay rơi. (Nguồn: Getty Images)

"Nếu máy bay đã bay suốt 4 tiếng, và nhìn vào bán kính 4 giờ bay đó, chúng ta sẽ phải dành cả đời để tìm mà không thể bao quát dù chỉ là một phần của khu vực tìm kiếm. Nhưng nếu có thêm thông tin từ hệ thống định vị và vệ tinh, khu vực tìm kiếm có thể được thu hẹp lại,” theo ông John Fish, phó chủ tịch Hội Điều tra và Tìm kiếm dưới nước Hoa Kỳ, tổ chức đang tham gia tìm kiếm chiếc máy bay mất tích cho hay.

Và nếu chiếc máy bay cũng như hộp đen của nó được tìm thấy, bí ẩn của vụ mất tích này sẽ được giải chỉ trong vài giờ đồng hồ.

Chiếc máy bay mang số hiệu 370 của hãng hàng không Malaysian Airlines chở 239 hành khách đã mất tích hôm thứ Bảy, ngày 8/3, khi đang bay gần vùng biển phía nam Việt Nam trên đường tới Bắc Kinh. Bộ phát tín hiệu của máy bay đã ngừng hoạt động, và không có bất cứ một cuộc gọi khẩn cấp nào.

Theo dữ liệu truyền về từ máy tính trên máy bay và tín hiệu radar, có khả năng phi công hoặc một kẻ xâm nhập nào đó đã buộc máy bay chuyển hướng và bay lòng vòng nhiều giờ.

Hộp đen

Bí ẩn những vụ tai nạn hàng không thường được giải mã khi bộ phận ghi âm trong buồng lái và bộ phận ghi dữ liệu bay, thường được biết đến với cái tên “hộp đen,” được tìm thấy và khai thác thông tin. Hai bộ phận này thực chất được sơn màu da cam sáng, được chế tạo với khả năng chịu lửa cững như va đập mạnh, và được xếp gọn ở phần đuôi máy bay, nơi ít có khả năng bị phá hủy nhất.

Cả thế giới có thể không bao giờ biết được điều gì đã xảy ra khi chiếc máy bay chuyển hướng, bởi bộ phận ghi âm trong buồng lái, vốn hoạt động liên tục trong suốt chuyến bay, chỉ ghi lại được 2 giờ đồng hồ đối thoại giữa các phi công và cuộc gọi của họ cho bộ phận kiểm soát không lưu.

Bình thường như vậy là đủ để điều tra nguyên nhân gây tai nạn. Nếu phi công hoặc không tặc nói chuyện trong buồng lái, giọng của họ sẽ được ghi lại. Nhưng nếu máy bay đã bay nhiều giờ, bất cứ cuộc nói chuyện nào có thể dẫn tới tai nạn sẽ không được ghi lại.

Bộ phận ghi dữ liệu

Điều này không có nghĩa là cuộc điều tra về động cơ tội phạm ở đây đã rơi vào ngõ cụt. Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Hoa Kỳ (NTSB) đã từng chứng minh được phi công phụ lái trên một chiếc máy bay của hãng hàng không Air Egypt (Ai Cập) bị rơi ở New York năm 1999 làm 216 người thiệt mạng đã tự sát. Ghi âm buồng lái cho thấy viên phi công này nói rằng “Tôi trông chờ ở Chúa” bảy lần. Đây là một manh mối quan trọng, nhưng không phải là bằng chứng kết luận. Dữ liệu chuyến bay cho thấy đã có một sự xô xát ở buồng lái và cố ý làm động cơ ngừng hoạt động để máy bay rơi.

Bộ phận ghi dữ liệu chuyến bay là một công cụ tinh vi chứa những thông tin giúp phá án nhanh chóng. Nó ghi lại hơn 1.000 hoạt động của gần như mọi thiết bị trên máy bay, từ động cơ tới máy phát hiện khói trong toilet. Nó cũng thu thập dữ liệu về tốc độ bay và độ cao, cũng như thông tin về kiểm soát không lưu nếu hoạt động tốt.

Năm 1996, khi một chuyến bay của hãng Aeroperu rơi ở bờ biển Nam Mỹ khiến 70 người trên máy bay thiệt mạng, bộ phận ghi dữ liệu bay đã cho thấy các cổng truyền dữ liệu về tốc độ bay và độ cao về buồng lái đã không hoạt động ổn định. Chiếc máy bay này đã được lau rửa đêm trước chuyến bay và các cổng truyền dữ liệu đã được bịt lại bởi đội bảo trì và sau đó đã không được mở ra.

Nếu chiếc máy bay Malaysia mất tích đã thay đổi độ cao một cách thất thường, những thay đổi này sẽ được ghi lại bởi bộ phận ghi dữ liệu bay. Tuy nhiên vì sự bất thường của vụ việc, một yếu tố khác cần được xem xét là làm thế nào mà ai đó nắm quyền kiểm soát máy bay có thể che giấu hoạt động bay tài tình như vậy. Nếu bộ truyền tin và các thiết bị khác bị cố ý tắt đi, liệu hộp đen cũng vậy không? Điều này vẫn còn đang bỏ ngỏ.

Tuy nhiên vụ tai nạn máy bay năm 1997 ở Indonesia cho thấy kịch bản này là có thể. Trên chuyến bay của hãng SilkAir, bộ phận ghi âm buồng lái đã ngừng hoạt động. Các điều tra viên nghi ngờ nhưng không thể chứng minh rằng thiết bị ngắt ghi âm đã được gạt xuống khiến thiết bị này không hoạt động. Báo cáo tai nạn của các nhà chức trách Indonesia không bao giờ xác định nguyên nhân chính thức gây tai nạn. Nhưng NTSB, trong báo cáo của mình, kết luận vụ tai nạn là do phi công cố ý tự sát.

Manh mối từ các mảnh vỡ

Không phải lúc nào hộp đen cũng có thể cho biết chuyện gì đã xảy ra.

Khi cánh cửa khoang chứa hàng trên chiếc máy bay của hãng United Airlines bị thổi bay trên đường từ Honolulu tới Sydney năm 1989, chiếc máy bay đã an toàn quay lại Hawaii, nhưng cánh cửa đã chìm dưới biển nhiều tháng. NTSB ban đầu kết luận cánh cửa đã bị mở do hỏng khóa từ chuyến bay trước. Nhưng khi tìm thấy cánh cửa ở Thái Bình Dương, các điều tra viên phát hiện ra một trục trặc về điện đã buộc cánh cửa mở ra.

"Không thể chứng minh điều gì đã xảy ra tới khi chứng minh được điều gì đã không xảy ra,” Michael Barr, giảng viên về điều tra hàng không ở Đại học Nam California chia sẻ.

Barr từng điều tra một vụ máy bay chở hàng rơi ngay sau khi vừa cất cánh khỏi Sacramento, California. Khi các nhân viên điều tra tiếp cận hiện trường lần đầu, họ cho rằng trọng tâm của lực hấp dẫn đã không được tính toán chính xác. Quên điều này có thể gây mất cân bằng khối lượng máy bay và khiến nó chết máy. Nhưng sau đó họ phát hiện ra máy bay chở rất ít hàng, khiến trọng tâm lực hấp dẫn không phải là lý do khiến nó rơi.

"Họ tìm thấy một phần đuôi máy bay rơi ra do máy bay không được bảo trì. Vì vậy mà thiết bị giữ thăng bằng nằm ngang đã không hoạt động."


Dựng lại máy bay. (Nguồn: AP)

Dựng lại máy bay

Tuy nhiên, kể cả các mảnh máy bay được tìm thấy và kiểm tra, các điều tra viên đôi lúc vẫn thấy cần phải tìm hiểu thêm. Họ dựng lại phần thân máy bay, một công việc tốn thời gian tương tự như ngồi chơi xếp hình.

Sau vụ đặt bom máy bay trên chuyến bay Pan Am Flight 103 bay qua Lockerbie, Scotland năm 1988, các nhân biên điều tra Anh đã dựng lại phần thân máy bay trong một kho chưa, một mô hình tái dựng đến nay vẫn được cho là chuẩn xác nhất. Điều tra cho thấy quả bom chỉ thổi bay một lỗ nhỏ ở khoang chứa hàng phía trước. Các nhân viên điều tra sau đó phát hiện ra sóng xung kích từ quả bom đã khiến vỏ máy bay rơi ra khỏi khung. Kết quả là chiếc máy bay mất cấu trúc đồng nhất và gãy đôi.

Một phần thân của chiếc máy bay China Airlines 747 cũng được dựng lại khi các điều tra viên ban đầu không thể tìm ra tại sao chiếc máy bay đột nhiên nổ tung giữa trời khiến 225 người thiệt mạng. Cuối cùng nguyên nhân là do đuôi máy bay đã bị sửa chữa qua loa, ngầm dẫn tới sự hư hỏng suốt hơn 20 năm trước khi chiếc máy bay vượt qua giới hạn chịu đựng khi cất cánh từ Đài Bắc năm 2002. Các nhân viên điều tra đã tìm thấy hắc ín ngoài thân máy bay, xuất hiện do khói thuốc lá tràn qua các kẽ nứt li ti.

Điều không thể ngờ tới

Những vụ tai nạn máy bay suốt 40 năm qua là những trường hợp tai nạn điển hình nhất. Tuy nhiên, có rất nhiều thứ có thể diễn biến khác thường. Nếu nhìn vào tất cả những tai nạn trên, rõ ràng chưa hề có trường hợp nào các thiết bị bị tắt và máy bay chuyển hướng ở độ cao thấp hơn giống chiếc máy bay Malaysia mất tích - một điều chưa hề có tiền lệ.

Khu vực tìm kiếm đã mở rộng hơn. Tin từ Bloomberg News cho biết tín hiệu vệ tinh cuối cùng từ chiếc máy bay cho thấy nó đã bay về phía Nam hướng tới Tây Australia và có thể đang ở khu vực Ấn Độ Dương.

“Việc tìm kiếm ở Vịnh Thái Lan trước đây giống như tìm một chiếc xe ở bang Ohio. Tìm kiếm ở khu vực mở rộng mới này giống như mở rộng tìm chiếc xe đó trên 48 bang vậy.”

Nhưng thời gian không chờ đợi ai cả, bởi máy phát của chiếc hộp đen chỉ ra vị trí của chiếc máy bay sẽ sớm hết pin và tắt ngấm chỉ trong chưa đầy ba tuần./.


Theo VietNam+

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.