Du hoc Canada: Sự lựa chọn khôn ngoan
Dù du học đã trở thành sự lựa chọn của nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THPT nhưng tìm cho mình một điểm đến hợp lý là việc không dễ. Chất lượng đào tạo, chi phí học tập và ăn ở, môi trường học tập, thủ tục và những yêu cầu về tài chính… luôn là những mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ học sinh.
Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin đó, vào ngày 25-10 và 31-10 tới, Triển lãm Giáo dục Du học Canada quy mô lớn sẽ được tổ chức với sự hỗ trợ của Chính phủ Ca-na-đa tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Đây là một hoạt động nằm trong chiến dịch quảng bá giáo dục mang tính liên thông và dài hạn của Ca-na-đa nhằm khuyến khích học sinh, sinh viên Việt Nam chọn đất nước có nền giáo dục chất lượng cao, môi trường sống tốt nhất thế giới làm điểm đến.
Vạn sự có khởi đầu nan?
Con đường đến được với tri thức nhân loại không bao giờ là dễ dàng, nhưng sự khởi đầu thuận lợi, đặc biệt là việc tránh được những cú "sốc" văn hóa sẽ giúp cho lưu học sinh vững bước hơn trên con đường ấy. Kinh nghiệm này đã được nhiều lưu học sinh chia sẻ dù họ đi du học bằng học bổng hay tự túc.
Là một quốc gia của dân nhập cư, Ca-na-đa luôn tự hào về nền văn hóa đa sắc tộc. Các loại hình giải trí, các câu lạc bộ, hiệp hội văn hóa và kể cả các loại thức ăn đều sẵn có ở đất nước này để "tại Ca-na-đa, bất cứ ai cũng sẽ cảm thấy như ở nhà. Cuộc sống xã hội ở đây luôn tràn đầy hứng khởi", ông Audri Mukhopadhyay, Tổng Lãnh sự Ca-na-đa tại TP Hồ Chí Minh cho biết. "Hơn nữa, khoảng 250 nghìn công dân Ca-na-đa gốc Việt Nam đã đóng góp để văn hóa Việt Nam phát triển mạnh mẽ và sôi động tại đất nước lá phong", ông nói thêm. Sự thuận lợi bước khởi đầu còn thể hiện ở chỗ du học sinh được đội ngũ nhân viên tư vấn cho học sinh quốc tế giúp đỡ ngay từ đầu, không chỉ trong việc hoàn thành các giấy tờ, mà còn về các khóa học, điều kiện học tập, sinh hoạt để khi đến Ca-na-đa họ sẽ tránh được những khó khăn ban đầu.
Một trong những khó khăn mà du học sinh thường gặp phải là việc xin visa. Tuy nhiên, Chính phủ Ca-na-đa đã và đang phối hợp với Mạng lưới Trung tâm Giáo dục Ca-na-đa để triển khai chiến lược giáo dục dài hạn nhằm xây dựng hình ảnh tích cực hơn nữa cho các cơ sở giáo dục của đất nước này tại Việt Nam và cải thiện quy trình thủ tục cấp visa cho học sinh với kết quả nhanh chóng và rõ ràng hơn. Nhờ nỗ lực này, số lượng du học sinh được cấp visa năm 2008 đã tăng 125% so với năm 2007. Theo lời ông Audri Mukhopadhyay: "Chúng tôi nhận được hồ sơ xin visa của các ứng viên chất lượng cao nhất từ trước đến nay". Tại Triển lãm Giáo dục Ca-na-đa sắp tới cũng có những buổi hướng dẫn thủ tục xin cấp visa cho học sinh, sinh viên.
Chất lượng cao, chi phí thấp
Đây vốn là hai mục tiêu không dễ song hành, nhưng chọn Du học Canada để học tập, người học có thể đạt được cùng lúc 2 mục tiêu này. Ông Audri khẳng định: "Ca-na-đa nằm trong những nước có hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới nhưng học phí và sinh hoạt phí lại thấp nhất so với các nước nói tiếng Anh khác".
Có thể lý giải được về mâu thuẫn này, bởi đây là quốc gia đầu tư cao nhất cho giáo dục trong tất cả các nước thuộc Tổ chức Phát triển và Hợp tác kinh tế cũng như khối G8, người dân cũng coi giáo dục là mối quan tâm hàng đầu nên theo khảo sát của Liên hợp quốc, Ca-na-đa đạt thứ hạng cao nhất cho hệ thống giáo dục từ mẫu giáo đến lớp 12, từ cao đẳng đến đại học. Thêm nữa, tỷ lệ lạm phát ở Ca-na-đa lại thấp nên giá cả sinh hoạt không cao như những nước phát triển. Điều này sẽ giảm bớt gánh nặng chi phí cho lưu học sinh. Đại sứ Ca-na-đa tại Việt Nam, bà Deanna Horton cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng trước sự gia tăng nhanh chóng số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam lựa chọn Ca-na-đa làm điểm đến du học. Chúng tôi mong muốn sẽ có thêm nhiều sinh viên biết về hệ thống giáo dục chất lượng của Ca-na-đa, mức học phí mang tính cạnh tranh, khu học xá an toàn và đa văn hóa, mang đến cho người học môi trường học tập thuộc loại tân tiến nhất trên thế giới".
Chất lượng giáo dục cao không chỉ thể hiện ở việc sinh viên được học chương trình giáo dục tiên tiến, với sự hỗ trợ giảng dạy của những giảng viên giỏi, trong một môi trường học tập hiện đại mà còn bởi họ được thâm nhập vào thực tiễn. Ở Ca-na-đa có sự hợp tác rất chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Nhờ những chương trình hợp tác này, sinh viên được làm việc để tích lũy kinh nghiệm và có cơ hội được tuyển dụng sau khi tốt nghiệp. Ông Audri Mukhopadhyay lý giải: "Tôi nghĩ, một trong những lý do mà sinh viên Việt Nam lựa chọn Ca-na-đa vì trong quá trình học tập họ có cơ hội làm việc ngoài giờ và sau khi tốt nghiệp có thể ở lại làm việc 3 năm mà không bị hạn chế về loại hình công việc. Điều đó sẽ giúp họ có được kinh nghiệm thực tế trước khi trở về đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam".
Thêm một kỹ năng nữa mà sinh viên có thể thu được sau thời gian học tập tại Ca-na-đa là ngoại ngữ. Ở đây tiếng Anh và tiếng Pháp là 2 ngôn ngữ chính và nếu đã giỏi tiếng Anh thì học sinh có cơ hội học thêm tiếng Pháp và ngược lại. Kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm thực tế, khả năng biết 2 ngoại ngữ là hành trang quý để bắt đầu sự nghiệp.
Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin đó, vào ngày 25-10 và 31-10 tới, Triển lãm Giáo dục Du học Canada quy mô lớn sẽ được tổ chức với sự hỗ trợ của Chính phủ Ca-na-đa tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Đây là một hoạt động nằm trong chiến dịch quảng bá giáo dục mang tính liên thông và dài hạn của Ca-na-đa nhằm khuyến khích học sinh, sinh viên Việt Nam chọn đất nước có nền giáo dục chất lượng cao, môi trường sống tốt nhất thế giới làm điểm đến.
Vạn sự có khởi đầu nan?
Con đường đến được với tri thức nhân loại không bao giờ là dễ dàng, nhưng sự khởi đầu thuận lợi, đặc biệt là việc tránh được những cú "sốc" văn hóa sẽ giúp cho lưu học sinh vững bước hơn trên con đường ấy. Kinh nghiệm này đã được nhiều lưu học sinh chia sẻ dù họ đi du học bằng học bổng hay tự túc.
Là một quốc gia của dân nhập cư, Ca-na-đa luôn tự hào về nền văn hóa đa sắc tộc. Các loại hình giải trí, các câu lạc bộ, hiệp hội văn hóa và kể cả các loại thức ăn đều sẵn có ở đất nước này để "tại Ca-na-đa, bất cứ ai cũng sẽ cảm thấy như ở nhà. Cuộc sống xã hội ở đây luôn tràn đầy hứng khởi", ông Audri Mukhopadhyay, Tổng Lãnh sự Ca-na-đa tại TP Hồ Chí Minh cho biết. "Hơn nữa, khoảng 250 nghìn công dân Ca-na-đa gốc Việt Nam đã đóng góp để văn hóa Việt Nam phát triển mạnh mẽ và sôi động tại đất nước lá phong", ông nói thêm. Sự thuận lợi bước khởi đầu còn thể hiện ở chỗ du học sinh được đội ngũ nhân viên tư vấn cho học sinh quốc tế giúp đỡ ngay từ đầu, không chỉ trong việc hoàn thành các giấy tờ, mà còn về các khóa học, điều kiện học tập, sinh hoạt để khi đến Ca-na-đa họ sẽ tránh được những khó khăn ban đầu.
Một trong những khó khăn mà du học sinh thường gặp phải là việc xin visa. Tuy nhiên, Chính phủ Ca-na-đa đã và đang phối hợp với Mạng lưới Trung tâm Giáo dục Ca-na-đa để triển khai chiến lược giáo dục dài hạn nhằm xây dựng hình ảnh tích cực hơn nữa cho các cơ sở giáo dục của đất nước này tại Việt Nam và cải thiện quy trình thủ tục cấp visa cho học sinh với kết quả nhanh chóng và rõ ràng hơn. Nhờ nỗ lực này, số lượng du học sinh được cấp visa năm 2008 đã tăng 125% so với năm 2007. Theo lời ông Audri Mukhopadhyay: "Chúng tôi nhận được hồ sơ xin visa của các ứng viên chất lượng cao nhất từ trước đến nay". Tại Triển lãm Giáo dục Ca-na-đa sắp tới cũng có những buổi hướng dẫn thủ tục xin cấp visa cho học sinh, sinh viên.
Chất lượng cao, chi phí thấp
Đây vốn là hai mục tiêu không dễ song hành, nhưng chọn Du học Canada để học tập, người học có thể đạt được cùng lúc 2 mục tiêu này. Ông Audri khẳng định: "Ca-na-đa nằm trong những nước có hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới nhưng học phí và sinh hoạt phí lại thấp nhất so với các nước nói tiếng Anh khác".
Có thể lý giải được về mâu thuẫn này, bởi đây là quốc gia đầu tư cao nhất cho giáo dục trong tất cả các nước thuộc Tổ chức Phát triển và Hợp tác kinh tế cũng như khối G8, người dân cũng coi giáo dục là mối quan tâm hàng đầu nên theo khảo sát của Liên hợp quốc, Ca-na-đa đạt thứ hạng cao nhất cho hệ thống giáo dục từ mẫu giáo đến lớp 12, từ cao đẳng đến đại học. Thêm nữa, tỷ lệ lạm phát ở Ca-na-đa lại thấp nên giá cả sinh hoạt không cao như những nước phát triển. Điều này sẽ giảm bớt gánh nặng chi phí cho lưu học sinh. Đại sứ Ca-na-đa tại Việt Nam, bà Deanna Horton cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng trước sự gia tăng nhanh chóng số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam lựa chọn Ca-na-đa làm điểm đến du học. Chúng tôi mong muốn sẽ có thêm nhiều sinh viên biết về hệ thống giáo dục chất lượng của Ca-na-đa, mức học phí mang tính cạnh tranh, khu học xá an toàn và đa văn hóa, mang đến cho người học môi trường học tập thuộc loại tân tiến nhất trên thế giới".
Chất lượng giáo dục cao không chỉ thể hiện ở việc sinh viên được học chương trình giáo dục tiên tiến, với sự hỗ trợ giảng dạy của những giảng viên giỏi, trong một môi trường học tập hiện đại mà còn bởi họ được thâm nhập vào thực tiễn. Ở Ca-na-đa có sự hợp tác rất chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Nhờ những chương trình hợp tác này, sinh viên được làm việc để tích lũy kinh nghiệm và có cơ hội được tuyển dụng sau khi tốt nghiệp. Ông Audri Mukhopadhyay lý giải: "Tôi nghĩ, một trong những lý do mà sinh viên Việt Nam lựa chọn Ca-na-đa vì trong quá trình học tập họ có cơ hội làm việc ngoài giờ và sau khi tốt nghiệp có thể ở lại làm việc 3 năm mà không bị hạn chế về loại hình công việc. Điều đó sẽ giúp họ có được kinh nghiệm thực tế trước khi trở về đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam".
Thêm một kỹ năng nữa mà sinh viên có thể thu được sau thời gian học tập tại Ca-na-đa là ngoại ngữ. Ở đây tiếng Anh và tiếng Pháp là 2 ngôn ngữ chính và nếu đã giỏi tiếng Anh thì học sinh có cơ hội học thêm tiếng Pháp và ngược lại. Kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm thực tế, khả năng biết 2 ngoại ngữ là hành trang quý để bắt đầu sự nghiệp.
Sưu tầm