Quan chức Mỹ: Máy bay Malaysia mất tích 'đã hạ cánh', 'liên quan đến khủng bố'
Hãng tin AP dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho rằng, việc biến mất một cách bí ẩn của máy bay Malaysia Airlines có thể là do “một hành động không tặc” và có khả năng nó đã hạ cánh xuống một nơi nào đó.
Có bằng chứng then chốt cho thấy “có bàn tay con người” trong vụ máy bay Boeing 777-200, chở 239 người, mất tích vào ngày 8.3, sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế Kuala Lumpur để đến thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, vị quan chức này nói và cho rằng "cũng có khả năng máy bay có thể hạ cánh xuống một nơi nào đó”.
Tuy nhiên, người này "không được phép công bố thông tin về vụ việc và chỉ đồng ý trả lời phỏng vấn với điều kiện không nêu tên”, phóng viên AP Joan Lowy đưa tin ngày 14.3.
Hãng tin Bloomberg (Mỹ) cũng dẫn các nguồn tin giấu tên cho rằng, các điều tra viên Mỹ đã chuyển hướng vụ máy bay mất tích thành một vụ không tặc.
“Tôi không thể đưa ra ví dụ về một chiếc máy bay lớn biến mất hoàn toàn mà không để lại dấu vết trong nhiều ngày qua”, Bloomberg dẫn lời nhà phân tích Hans Weber.
Reuters ngày 14.3 cũng dẫn các nguồn tin cho rằng, radar quân đội cho thấy chiếc máy bay mất tích của Malaysia Airlines đã băng qua bán đảo Malaysia, hướng về quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ, vốn được xem là thiên đường ẩn náu của các tổ chức khủng bố.
Theo CNN, quần đảo Andaman có sân bay quốc tế Veer Savarkar, với đường băng dài mà chiếc Boeing 777-200 có thể hạ cánh vào ban ngày.
Tàu chiến và máy bay Ấn Độ cũng đang nỗ lực tìm kiếm máy bay mất tích tại vùng biển Andaman, nhưng vẫn chưa phát hiện được gì.
Cũng trong ngày 14.3, người thân của những hành khách Trung Quốc trên máy bay mất tích vẫn hy vọng chiếc máy bay bị cướp trên không và người thân của họ có thể sống sót ở một nơi nào đó.
AFP dẫn lời các nhà phân tích khẳng định, chắc chắn radar quân sự của các nước Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia phải phát hiện ra chiếc máy bay nếu nó chuyển hướng đến quần đảo Andaman và Nicobar.
“Câu hỏi được đặt ra là làm cách nào mà nó có thể vượt qua nhiều radar quân sự như vậy?”, nhà phân tích an toàn hàng không Gerry Soejatman ở Indonesia cho hay.
Có bằng chứng then chốt cho thấy “có bàn tay con người” trong vụ máy bay Boeing 777-200, chở 239 người, mất tích vào ngày 8.3, sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế Kuala Lumpur để đến thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, vị quan chức này nói và cho rằng "cũng có khả năng máy bay có thể hạ cánh xuống một nơi nào đó”.
Tuy nhiên, người này "không được phép công bố thông tin về vụ việc và chỉ đồng ý trả lời phỏng vấn với điều kiện không nêu tên”, phóng viên AP Joan Lowy đưa tin ngày 14.3.
Hãng tin Bloomberg (Mỹ) cũng dẫn các nguồn tin giấu tên cho rằng, các điều tra viên Mỹ đã chuyển hướng vụ máy bay mất tích thành một vụ không tặc.
“Tôi không thể đưa ra ví dụ về một chiếc máy bay lớn biến mất hoàn toàn mà không để lại dấu vết trong nhiều ngày qua”, Bloomberg dẫn lời nhà phân tích Hans Weber.
Reuters ngày 14.3 cũng dẫn các nguồn tin cho rằng, radar quân đội cho thấy chiếc máy bay mất tích của Malaysia Airlines đã băng qua bán đảo Malaysia, hướng về quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ, vốn được xem là thiên đường ẩn náu của các tổ chức khủng bố.
Theo CNN, quần đảo Andaman có sân bay quốc tế Veer Savarkar, với đường băng dài mà chiếc Boeing 777-200 có thể hạ cánh vào ban ngày.
Tàu chiến và máy bay Ấn Độ cũng đang nỗ lực tìm kiếm máy bay mất tích tại vùng biển Andaman, nhưng vẫn chưa phát hiện được gì.
Cũng trong ngày 14.3, người thân của những hành khách Trung Quốc trên máy bay mất tích vẫn hy vọng chiếc máy bay bị cướp trên không và người thân của họ có thể sống sót ở một nơi nào đó.
AFP dẫn lời các nhà phân tích khẳng định, chắc chắn radar quân sự của các nước Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia phải phát hiện ra chiếc máy bay nếu nó chuyển hướng đến quần đảo Andaman và Nicobar.
“Câu hỏi được đặt ra là làm cách nào mà nó có thể vượt qua nhiều radar quân sự như vậy?”, nhà phân tích an toàn hàng không Gerry Soejatman ở Indonesia cho hay.
Theo TNO