Latest Post

Tốc độ cải thiện rõ ràng cũng như nhiều lỗi được sửa chính là điểm nổi bật của iOS 7.1 trên iPhone 4.

Mới đây, Apple đã tung ra bản cập nhật iOS 7.1 cho những người dùng sản phẩm di động của Apple. Chữa rất nhiều lỗi gây khó chịu, iOS 7.1 được đánh giá là bản cập nhật quan trọng cho những người dùng iOS 7. Ngoài những cập nhật trong tuỳ chỉnh và khả năng hoạt động, giao diện iOS 7.1 còn được thay đổi đôi chút.

iOS 7.1 trên iPhone 4 được cải thiện lớn về hiệu năng 1
Đặc biệt nhất chính là khả năng tương thích với iPhone 4 của iOS 7.1 được cải thiện rõ rệt.

Với những người dùng iPhone 4, iOS 7 dường như là "ác mộng" cho hệ điều hành này làm cho chiếc iPhone cũ kĩ sử dụng không hề ổn định, nhiều người dùng thông báo iPhone 4 khi nâng cấp lên iOS 7 sử dụng rất chậm. Thế nhưng, những nỗi lo lắng này sẽ chấm dứt với iOS 7.1 và trải nghiệm sử dụng iOS 7 của những người dùng iPhone 4 sẽ được cải thiện rất nhiều.

iOS 7.1 trên iPhone 4 được cải thiện lớn về hiệu năng 2
Khi cập nhật lên iOS 7, iPhone 4 thiếu rất nhiều tính năng so với các thiết bị mới hơn.

Trang thông tin công nghệ Ars Technica đã thống kê hoạt động của các phiên bản hệ điều hành trên iPhone 4, mặc dù vẫn chậm hơn đôi chút so với iOS 6.1.3 thế nhưng iOS 7.1 đã được cải thiện rõ ràng so với iOS 7.0 cũ.

iOS 7.1 trên iPhone 4 được cải thiện lớn về hiệu năng 3
Hệ điều hành iOS 7.1 trên iPhone 4 đã có những cải thiện đáng kể.

Có thể nói bản nâng cấp này rất đáng giá cho những người dùng iPhone 4 đang muốn trải nghiệm hệ điều hành iOS 7, iOS 7 sẽ là hệ điều hành cuối cùng mà iPhone 4 được hỗ trợ, sau khi Apple tung ra iOS 8, iPhone 4 sẽ chính thức đi vào lịch sử.

Theo Trí Thức Trẻ

Xách tim lên và yêu, và vỗ về luôn cả những nỗi đau. Rồi tự ủi an và vuốt ve những vết sẹo. Và để biết ai cũng có những nỗi buồn phải giấu, can đảm lên, mọi thứ rồi sẽ ổn cả thôi.

Sẽ có những ngày như thế đấy. Những ngày trái tim bẹp dí và lý trí mệt nhoài. Những ngày chỉ muốn vùi mình trong chăn để chạy trốn những khoảng không ngập ngụa cô đơn. Những ngày không biết mình đang tồn tại hay đang sống. Những ngày bất giác thấy mình như bị cả thế giới bỏ rơi, chẳng ai đoái hoài và chẳng ai nhung nhớ. Những ngày không có vị, thấy mình nhạt nhẽo và buồn thay, đời cũng lãng nhách đi qua!

Thế nên là, xách tim lên và yêu đi thôi! Bởi vì đời ngắn lắm. Buồn tí đã thấy nhiều, vui chẳng biết bao nhiêu cho đủ. Buồn xong rồi, hạnh phúc được chưa?

Xách tim lên và yêu đi, để thấy cuộc đời này còn nhiều lắm những điều đáng sống. Đời chỉ thay đổi khi mình thay đổi, tiếc gì mà không sống thật vui!

Xách tim lên và yêu cả những buồn thương của quá khứ đã xa. Đừng oán trách và cũng ngừng dày vò tội lỗi.

Cái gì qua rồi, hãy gấp lại và cất đi thôi. Để những ngày không nắng, nếu thấy đủ bình yên, sẽ đưa ra và tự mình ngắm nghía. Để biết ai cũng từng có một thời như thế. Một thời ký ức lem nhem bộn bề kỷ niệm, một thời nồng nàn nhiệt huyết của thanh xuân.

Xách tim lên và yêu 1

Xách tim lên, và vỗ về luôn cả những nỗi đau. Rồi tự ủi an và vuốt ve những vết sẹo. Và để biết ai cũng có những nỗi buồn phải giấu, can đảm lên, mọi thứ rồi sẽ ổn cả thôi.

Xách tim lên, và dũng cảm yêu đi! Yêu một người thật dài lâu, thật sâu đậm. Đừng toan tính, đừng bận tâm, đừng vương vấn điều gì thêm nữa. Yêu đi, hãy yêu chỉ vì yêu thôi! Vì những giản đơn trong cuộc đời này đôi lúc chỉ là cái nắm tay, cũng là điều đi đến cuối đường không phải ai cũng biết mà nắm giữ. Vì đời mà, có ai một mình mãi được. Yêu đi, để còn san sẻ những niềm vui.

Xách tim lên, và hãy cho mình được phép nghỉ ngơi. Đừng cố gồng mình với những bon chen, vội vã. Đừng dằn vặt mình với những nỗi niềm xa lạ. Sống mà, chuyện thiên hạ, cứ kệ hết đi!

Xách tim lên và yêu thêm những nỗi cô đơn. Bởi trưởng thành luôn là một chặng đường dài đánh đổi. Đừng sợ, hãy mỉm cười thỏa hiệp! Cô đơn mà, sẽ chóng qua thôi.

Xách tim lên, và cứ thế, yêu thôi. Yêu đời, yêu người, và yêu mình đến khi nào có thể. Bởi sẽ có một buổi sáng bạn biết mình sẽ không còn tỉnh dậy. Không thể yêu thêm một lần nào nữa, có tiếc không?

Theo Trí Thức Trẻ

Các nhà nghiên cứu Anh mới đây đã chỉ thêm ra 4 loại khí thải trong khí quyển có thể phá hủy tầng ozone.

Một nghiên cứu mới của ĐH East Anglia (Anh) đã chỉ ra thêm 4 loại khí thải do con người tạo ra được tìm thấy trong khí quyển có thể gây phá hủy tầng ozone.

Cụ thể, hơn 74.000 tấn chất thải bao gồm 3 loại khí mới thuộc nhóm chlorofluorocarbons (CFCs - từng có mặt rộng rãi trong tủ lạnh, máy điều hòa không khí...) và một chất nhóm hydrochlorofluorocarbon (HCFC) đã được thải trực tiếp vào môi trường.

Đây đều là những loại khí không những gây phá hủy tầng ozone nghiêm trọng mà còn làm suy giảm mạnh quá trình hồi phục những lỗ thủng trên tầng ozone hiện nay.

Phát hiện thủ phạm gây thủng tầng Ozone mà không ai ngờ 1

Hình ảnh lỗ thủng tầng Ozone rất lớn ở Nam Cực tháng 10/2013.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành so sánh mẫu không khí ngày nay với không khí từ một thế kỉ trước. Lượng khí 100 tuổi này được tìm thấy trong các hạt tuyết ở đầu địa cực. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đối chứng với lượng khí thu thập vào năm 1978 và 2012 tại vùng không bị ô nhiễm ở Tasmania.

Kết quả cho thấy, 4 loại khí thải kể trên chỉ mới xuất hiện từ thập niên 1960 và 2 trong số đó đã tích tụ với mức độ khá cao và nguy hiểm. Điều này cho thấy đây hoàn toàn là những sản phẩm của con người.

Kể từ khi các chương trình kiểm soát CFCs được phát động vào thập niên 90, chưa có lượng CFCs nào có mức độ lớn như vậy xuất hiện. Dù sự nguy hiểm thấp hơn nhiều so với đỉnh điểm một triệu tấn/năm ở thập niên 80, nhưng tình trạng hiện nay vẫn rất đáng báo động.

Phát hiện thủ phạm gây thủng tầng Ozone mà không ai ngờ 2

CFCs được xác định là thủ phạm chính của những lỗ thủng ozon lớn tại Nam Cực. Các đạo luật được đưa ra nhằm giảm thiểu sử dụng CFCs đã được ban hành vào năm 1989. Và đến năm 2010, CFCs đã bị cấm sử dụng hoàn toàn. 

Động thái này đã giúp giảm mạnh các hoạt động tạo ra những chất thuộc nhóm khí thải này. Tuy nhiên, sơ hở của pháp luật nằm ở chỗ, một số hoạt động đặc biệt vẫn được phép sử dụng và tạo ra CFCs.

Nhóm nghiên cứu cho biết, sự xuất hiện của 4 loại khí thải mới này rất nguy hiểm và hiện nay vẫn chưa xác định được nguồn gốc chính xác tạo ra chúng. Mối nghi ngờ đầu tiên được cho là các chất hóa học làm nguyên liệu chế biến thuốc trừ sâu và dung môi làm sạch linh kiện điện tử. 

Sự nguy hại lớn nhất nằm ở chỗ, 3 trong 4 loại khí thải này có sự tan rã rất chậm trong không khí. Điều này đồng nghĩa với việc kể cả con người dừng hoàn toàn các hoạt động phát sinh thêm các khí thải trên, chúng sẽ vẫn "gặm nhấm" tầng ozone trong nhiều thập kỉ trước khi tan rã hoàn toàn.

Nghiên cứu được hỗ trợ bởi Hội đồng nghiên cứu Môi trường tự nhiên (NERC), Trung tâm khoa học Khí quyển Quốc gia (NCAS), Liên minh châu Âu, và Tổ chức nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp khối thịnh vượng chung (CSIRO).

Theo Trí Thức Trẻ

Hai khoảnh khắc của sự thật

Alan George (A.G) Lafley, President và CEO của P&G toàn cầu, người vừa đoạt giải "CEO của năm 2006", đã từng uỷ lạo binh sĩ với những tư tưởng sau về "two moments of truth".

Hai khoảnh khắc của sự thật cần phải chiến thắng, để có thể hoàn toàn minh chứng sự hiệu quả của công tác Marrketing:

- Khoảnh khắc thứ nhất: tại điểm bán hàng
+ Hiểu rõ người tiêu dùng trong vai trò người mua hàng
+ Cân bằng giữa "lời hứa của nhãn hiệu" với giá bán tại quầy
+ Những điểm bán lẻ vừa là đối tác, lại vừa là đối thủ

- Khoảnh khắc thứ 2: lúc sản phẩm được sử dụng
+ Uy tín của nhãn hiệu được xây dựng khi lời hứa được thực hiện
+ Các nhãn hiệu mạnh là những công cụ đắc lực nhất chống lại các nhãn hiệu của nhà bán lẻ

Nếu một "CEO xuất sắc nhất năm" nói như thế, mà lại là President của P&G toàn cầu, ắt là cũng đáng cho chúng ta suy gẫm. Vậy, chiến thắng tại điểm bán hàng, hay "1st Moment of Truth" là câu chuyện mà Lệnh Hồ muốn kể. Không những P&G, mà cả Nestle, Unilever đều thuộc nằm lòng, và hơn như vậy nữa, là làm cho bằng được.

Nhận thức của người tiêu dùng và phương tiện truyền thông

Người tiêu dùng sẽ tiếp nhận các thông điệp từ các nhãn hiệu như thế nào?

Ở nhà, đêm trước người ta xem TV, nhìn thấy những Clip quảng cáo. Buổi sáng người ta đọc tờ báo mới bên bàn ăn sáng....

Rồi người ta đánh xe ra đường, mặc cho giá xăng tăng, người ta vẫn còn kịp nhìn thấy những tấm pano, billboard trên phố hay những toà nhà cao tầng, những sáng tác quảng cáo tên nhà chờ xe buýt...

Người ta chợt hiểu, rằng đời vô vị nếu thiếu nhãn A, và người ta muốn "Nữa đi" với nhãn B, và phải mua ngay túyp kem chống ghẻ của nhãn C...

Nhưng ý định sẽ dễ dàng ngưng ở đó, nếu người ta vào siêu thị, chợ, hay ghé quán bà Bảy ven đường mà lại cũng có những anh X, Y, Z thề hẹn giúp cho người ta sống thêm có vị, hay không cần phải "Nữa đi", hay chẳng là C cũng có thể giúp anh diệt ghẻ...

Như vậy, trong "lộ trình dẫn tới mua hàng của NTD" (Path to Purchase), điểm bán hàng lại trở thành 1 thời khắc tốt quan trọng trong việc tác động tới nhận thức của NTD, như là một phương tiện truyền thông. Và quầy kệ, POSM, bao gói sản phẩm, em gái bán hàng... trở thành những vật tải đi thông điệp trên phương tiện truyền thông ấy. Nhưng hơn thế nữa, khó có TVC hay Print Ad nào làm được:

Cung cấp hẳn hòi sản phẩm, giá cả, giải thích tận tình các chương trình khuyến mãi... và thò tay móc túi NTD được ngay

NTD có thể sờ nắn, trãi nghiệm, so sánh... (thề luôn, Lệnh Hồ từng quan sát thấy một số bạn gái còn... ngửi thử cả BVS xem mùi nó thế nào )

Lại là lúc mà NTD có thể minh chứng lòng yêu mến của mình đối với các thông điệp từ các nhãn hiệu (xem TV thấy thích A lắm, nhưng tới nơi nhìn thấy B lại đem lòng phản bội, hoá ra yêu B mất trước rồi cho dù A có tán hay thế nào đi nữa)


Hãy còn, là bao nhiêu thứ nữa...

Sự phát triển của kỹ thuật công nghệ, sự phân tán mỏng của các phương tiện truyền thông (giờ người ta tuyên truyền cả trong toilet!), đòi hỏi ngày càng khắt khe của NTD, khiến cho các nhãn hiệu cong lưng mà tìm phương tiện khác để tán tỉnh.

Đôi khi - thậm chí lắm khi - các chương trình MKT lập ra để giải quyết vấn đề I của doanh nghiệp, nhưng khi triển khai lại vướng phải những vấn đề khác ở trong một bối cảnh rộng hơn. Lúc đó, lại phải xem nặng vai trò của từng điểm tiếp xúc với NTD, xem chúng có tiềm năng gì cho công cuộc khuếch trương chủng loại sản phẩm

Tới lúc này, thì rõ ràng là điểm bán hàng trở nên tuyến đầu trận chiến, nơi tung ra những đòn quyết định. Quảng cáo, kích hoạt, hay truyền thông gì đi nữa mà không bán được hàng, cũng như công toi!

Còn người mua hàng, còn insights của họ, thái độ, hành vi và động cơ mua hàng... không chỉ các TVC, Print Ad, Samples... là đủ khả năng tác động. Ta đã tán tỉnh rằng yêu tha thiết, yêu mãi mãi, mà lại không có mặt lúc nhà gái kề dao vào cổ bắt buộc người yêu phải lấy chồng, thì coi như ta mất vợ!

Thế thì, điểm bán hàng ơi, mày ở đâu...?

Khác với cách đây mười năm, điểm bán hàng ở VN ta (đơn cử là HCM)... sang mùa. Đủ thứ:

Thím Sáu đầu ngõ
Chị Tư trong chợ chồm hổm
Dì Bảy dọc con đường hàng ngày em vẫn qua
Em "network" bán hàng tận nhà- Siêu thị nhỏ nhỏ
Siêu thị to to
Siêu thị mà không thích được gọi là Siêu thị, tớ là Cash & Carry, nhá!
Siêu thị của nhãn hiệu (Vmart, G7mart...)
Siêu thị chuyên dụng / hàng đặc thù...
Tóm lại, ông MKT không nhớ được hết, mà ông Sales thì học thuộc lòng bù cả đầu, chạy ngoài nắng đen cả mặt. Thử sản xuất 1 cái POSM đem mà dán, thì vào Siêu thị nó lọt thỏm mất dạng, vào tiệm thím Sáu nó to đùng "Che mẹ cái cửa hàng tao!"

Chưa kể... "Trời, sao cái bao gì mà bự vậy, ở đây toàn dân nghèo, 3 kí lô nó hổng đủ tiền mua đâu con ơi, mày có loại nào bịch nhỏ nhỏ hông?"

Chưa kể... "Hi! No no, this is Cash & Carry, and I would like to offer our shoppers with best buys. Do you have any other pack size? I would like to have some... about 9kg each"

Chưa kể... "Trời ơi cô Hoa rầu mày quá, bên Co...p mày cũng khuyến mãi vầy, bên tao mày cũng khuyến mãi vầy. Cô Hoa muốn cái nào "Chỉ có tại Ci...mart thôi!"

Điểm bùng phát thứ nhất
Tại một cuộc họp Giao ban (tưởng tượng)

"Sh....t! Các ông Marketing làm ăn kiểu này, lấy gì tụi tui bán hàng? Không đảm bảo doanh số quý này đâu à nghen!"

"Ê, sorry bạn nhen. Sếp thấy không, you see? Chúng tôi đã chạy đủ 8 kỳ trên báo, book hết 20 spot trên TV, rồi làm chương trình tại công viên Lê Thị Tám Riêng... còn đòi gì nữa? Cửa hàng là các ông bán hàng, lãnh thổ các ông quản lý, lâu lâu đi ... ngắm cảnh thử coi PG buôn bán ra sao, hàng hoá trưng bày thế nào, các ông đã chửi tưng bừng là đi chọt!"

"Đương nhiên, cửa hàng là của tụi tui, khách hàng là đối tác của tụi tui, ông đi hỏi coi lính tui có đưa đủ hàng khuyến mãi không là sao? Mất mặt tui chớ? Tại.. tụi nó.. chưa đưa kịp chứ bộ? Ông thích hả, mai mốt tui làm POSM đem gắn, tui làm quà khuyến mãi tự chạy cho ông coi. Đưa tiền MKT qua đây!"

Họ lại cãi nhau... Mời chư vị lại cạn tiếp chén trà. Trời, chuyện đang hay mà hết cả thuốc lá, thì gay cho Lệnh Hồ đây chứ...

Vậy tóm lại: Trade marketing là gì? Từ đâu mà có? Tại sao nó lại cần cho doanh nghiệp?

Trade Marketing là làm Marketing cho Trade. Trade Marketing xuất phát từ lý do căn bản nhất, là từ yêu cầu của thị trường, đặc biệt với vai trò to béo của điểm bán hàng và sự phát triển nhanh chóng của chúng.

Vì sao lại cần Trade Marketing ư? Vì không có thì mệt mỏi, như những câu chuyện vừa kể. Tuy nhiên, chúng ta còn phải chờ lâu nữa mới thấy các Công ty kinh doanh theo phương thức B2B đăng tuyển dụng Trade Marketing Manager, hay ... EVN và Petrolimex tuyển dụng Trade Marketing Manager. Thường thấy nhất - công việc này - là tại các doanh nghiệp có định hướng Marketing và Customer-driven, nhất là FMCG.

Theo Brands Việt Nam

Sáng tạo không ở đâu xa mà bắt đầu từ chính nhu cầu thực tế của người nông dân như câu chuyện làm máy nông nghiệp của ông Tư Hùng. Google đang lên kế hoạch để phát triển các mảng sản phẩm mà ít ai ngờ tới, từ robot, ôtô cho đến thiết bị đun nóng trong nhà…

Không lâu sau khi quay trở lại chiếc ghế Tổng Giám đốc (CEO) vào năm 2011, Larry Page tuyên bố ông muốn Google phát triển nhiều dịch vụ hơn để ai cũng sẽ sử dụng ít nhất 2 lần mỗi ngày, giống như sử dụng… bàn chải đánh răng. Động cơ tìm kiếm và hệ điều hành di động Android của Google đã khẳng định tuyên bố của ông.

Tầm nhìn “bàn chải đánh răng”

Giờ đây, với những thương vụ M&A, Google lại lên kế hoạch trở thành một gã khổng lồ trong lĩnh vực phần cứng như đã thành công với lĩnh vực phần mềm. Mục tiêu của công ty là phát triển các sản phẩm kiểu “bàn chải đánh răng” trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ robot, ôtô cho đến thiết bị gia dụng. Động thái táo bạo nhất của Google trong lĩnh vực phần cứng cho đến nay là việc họ ra giá tới 12,5 tỉ USD để mua lại Motorola Mobility, một nhà sản xuất thiết bị di động, vào năm 2011. Trong những tháng gần đây, Google đã thâu tóm các công ty trong lĩnh vực robot, đáng chú ý nhất là Boston Dynamics, chuyên sản xuất robot biết đi biết chạy 2 chân và 4 chân với các tên gọi như BigDog và Cheetah. Các kỹ sư của Google cũng đang rất bận rộn với dự án phát triển xe ô tô không người lái và các thiết bị gọn nhẹ có thể mang trên người như kính thông minh Google Glass. Còn thương vụ mua lại gần đây nhất là hồi giữa tháng 1 vừa rồi, Google cho biết sẽ trả 3,2 tỉ USD bằng tiền mặt để mua lại Nest Labs, một nhà sản xuất bộ điều chỉnh nhiệt và bộ cảm biến dò khói.


Kế hoạch đại kết nối

Tại sao gần đây Google lại có hứng thú mua lại các công ty phần cứng? Không chỉ có vậy, Google – với lượng tiền mặt dồi dào đang nắm giữ lên tới khoảng 57 tỉ USD – còn sẵn sàng trả giá cao để thâu tóm những công ty khác. Trường hợp của Nest Labs là một ví dụ. Nhiều người đã “choáng” khi ngân hàng Mỹ Morgan Stanley cho rằng, mức giá Google bỏ ra để mua lại Nest cao gấp… 10 lần doanh thu hằng năm (ước tính) của doanh nghiệp này. Vì cớ gì Google lại hào phóng mua lại một công ty mới thành lập chuyên sản xuất những thứ nhạt nhẽo như bộ điều chỉnh nhiệt? Tất cả đều có lý do.

Paul Saffo, chuyên gia phân tích tại hãng nghiên cứu Discern Analytics cho rằng, Google rất giỏi kiếm tiền từ khối lượng dữ liệu mà mọi người tạo ra dưới dạng các câu lệnh tìm kiếm, email… khi họ nhập vào máy tính. Google đang thu thập dữ liệu từ điện thoại thông minh và các máy tính bảng nhờ vào sự thành công của hệ điều hành Android và các ứng dụng như Google Maps. Để khối lượng dữ liệu tiếp tục tăng lên, nghĩa là tiền vào túi sẽ nhiều hơn, Google cần có trong tay nhiều thiết bị hơn nhằm thỏa mãn cơn khát dữ liệu của mình. Nhờ được trang bị các cảm biến và phần mềm giúp phát hiện trong nhà đang không có người và tắt hệ thống sưởi, các bộ điều chỉnh nhiệt được kết nối internet của Nest đã tạo ra một lượng lớn dữ liệu mà công ty có thể thu thập được.

Tony Fadell, ông chủ của Nest luôn nói Nest có được vị thế tốt để kiếm ra tiền từ mạng lưới các sản phẩm được kết nối internet – một thế giới mà tất cả các thiết bị đều sử dụng các phần mềm, cảm biến và thiết bị kết nối internet không dây để “giao tiếp” với chủ của chúng cũng như “giao tiếp” với nhau. Các hãng công nghệ lớn khác cũng đang gia nhập cuộc chơi nhằm chiếm lĩnh thị trường thiết bị trong nhà có kết nối internet. Tháng 1 vừa qua, Samsung đã công bố một nền tảng máy tính thông minh kết nối với thiết bị trong nhà, cho phép người sử dụng điều khiển máy giặt, tivi và các thiết bị khác mà hãng sản xuất chỉ bằng một ứng dụng duy nhất. Microsoft, Apple và Amazon cũng có tham vọng trở thành người dẫn đầu thị trường này. Trong khi đó, Google đến nay bị xem là một kẻ tụt hậu. “Tôi không nghĩ Google nhận thấy việc kết nối thiết bị qua internet phát triển nhanh đến thế nào”, Tim Bajarin, Chủ tịch hãng tư vấn Creative Strategies nhận xét.

Nest Labs

Sẵn sàng “chiến đấu”

Có lẽ đó là lý do chính thúc đẩy Google ra sức thâu tóm các doanh nghiệp phần cứng trong thời gian gần đây. Rõ ràng, mua Nest sẽ cho phép Google rút ngắn đáng kể khoảng cách với các đối thủ. Nó cũng mang đến cho Google một số gương mặt tài năng. Tony Fadell là một trong số đó. Ông là người đã chỉ đạo nhóm kỹ sư phát triển ra chiếc iPod khi còn làm tại Apple. Sở trường của ông là thổi sức sống mới vào những sản phẩm nhạt nhẽo và đó chính là điều Google cần. Với kỹ năng và sự chuyên nghiệp, những người này có thể giúp Google quản trị tốt những doanh nghiệp phần cứng khác mà công ty thâu tóm, như Motorola Mobility.

Sắp tới, thách thức đối với Google sẽ là làm sao đảm bảo các bộ phận mới này hòa hợp với môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp ở một công ty có tới 46.000 nhân viên. Google đã vượt qua thách thức này, bằng chứng là không lâu sau khi quay trở lại giữ chức CEO, Page đã cắt bỏ nhiều dự án khác nhau, thu gọn bộ máy quản lý và ông đã thành công. Sau khi mua lại, Nest sẽ được phép giữ “bản sắc”, các văn phòng của họ và Fadell sẽ báo cáo trực tiếp lên Page. Và để tạo môi trường thuận lợi phát huy tinh thần sáng tạo, Google đã phát triển các dự án phần cứng “trong nhà” như Google Glass, ôtô không người lái… trong phòng thí nghiệm tuyệt mật của mình gọi là Google X. Google cũng sẽ áp dụng điều này với các doanh nghiệp mua lại. Google giao các dự án quan trọng nhất cho những nhà điều hành giỏi và họ được trao toàn quyền để triển khai và giám sát dự án. Chẳng hạn, ông chủ mới của bộ phận robot của Google chính là Andy Rubin, người đã phát triển thành công hệ điều hành di động Android.

Liệu Google có thể xâu chuỗi tất cả các doanh nghiệp mà nó đang phát triển và thâu tóm để trở thành một gã khổng lồ về kỹ thuật có khả năng sinh lợi hơn? Hay họ sẽ rơi vào cảnh “tiền mất tật mang” khi rót hàng tỉ USD vào việc đi săn doanh nghiệp? Câu hỏi n ày chỉ thời gian mới có thể trả lời.

 Nguồn: Doanh Nhân Online

Sẽ không ai biết cách cảm thông và chia sẻ với một người nào khác khi mà họ chưa biết tự ủi an và chăm sóc chính mình.

Chúng ta tự nhủ mình cô đơn, rằng mình cần ai đó bầu bạn, rằng mình cũng muốn được yêu thương và trao đi yêu thương thật nhiều. Nhưng chúng ta quên mất việc đầu tiên và cũng là việc quan trọng nhất. Chúng ta đã tìm được chính mình chưa đã?

Sẽ không ai biết cách yêu thương một người nào khác khi mà họ chưa biết cả cách để yêu thương chính mình. Những người ấy chẳng phải vụng dại, chẳng phải vô tâm vô tình, chỉ là họ chưa học được cách đặt yêu thương đúng chỗ mà thôi. Và vậy đấy, chưa đặt được yêu thương nơi trái tim mình, sao có thể trao gửi yêu thương nơi trái tim người khác?

Sẽ không ai biết cách cảm thông và chia sẻ với một người nào khác khi mà họ chưa biết tự ủi an và chăm sóc chính mình. Đừng vì cuộc đời xô ngang dọc nhiều lớp sóng, tim chùng chình và nhói đau vì vấp ngã, đã vội quay lưng nước mắt ngắn dài, cảm thấy cuộc đời mình đáng chán, mất cả niềm tin vào bản thân. Những người ấy thật tội, và cả thế giới dường như khép chặt cánh cửa với họ. Họ mông lung mong tìm được bàn tay ai đó chìa ra để cho họ nắm lấy, bám víu chút tuyệt vọng cút côi. Nhưng họ cũng cần phải biết, khi vấp ngã, kể cả khi có một ai đó chìa tay ra, thì bàn chân họ cũng cần vững tin bước tiếp.

Hãy đi tìm chính mình trước khi tìm “ai đó”! 1

Có nhiều người vội than thở thở than, trách than số phận hẩm hiu không có ai kiên nhẫn chờ đợi họ, cũng không có ai làm cho họ có cảm giác yên lòng. Họ chạy theo trào lưu, người khác buồn cũng khiến họ buồn, người khác cô đơn cũng khiến họ cảm thấy cô đơn. Họ chỉ vui một niềm vui thoáng chốc, rồi chóng buồn, chóng sợ hãi và tủi thân.

Đừng hỏi tại sao không có một ai đủ can trường và dũng cảm bước vào thế giới sống tẻ nhạt của bạn. Mà nên hỏi tại sao bạn vẫn còn chưa chịu bước ra khỏi cái bóng của mình? Sao bạn còn chưa chán ngấy cuộc sống tẻ nhạt ấy và bắt đầu một hành trình mới: Hành trình đi tìm ấm áp và yêu thương?

Đừng vội vã chạy theo những điều mà bạn cho là thiếu thốn. Phải đặt nền móng bởi những viên gạch đầu tiên, bằng chính đôi tay của bạn, tâm hồn bạn. Bằng yêu thương và dũng cảm, bằng cả sự tự tin và khát vọng sống vun đầy.

Có thể sẽ không sớm không muộn xuất hiện một “ai đó” dành riêng cho bạn. Nhưng bạn có biết không, chỉ khi tìm thấy chính mình, bạn mới có thể tự tin dang rộng vòng tay đón chờ yêu thương từ một “ai đó” khác!

Theo Trí Thức Trẻ

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.