Hai cú sốc mà nhiều sinh viên sẽ trải qua
Bạn đã từng học cấp 3? Chắc chắn bạn sẽ nhìn các anh chị sinh viên đại học với ánh mắt đầy ngưỡng mộ, bạn mơ ước, khao khát một ngày mình cũng sẽ bước vào giảng đường và phát triển sự nghiệp…
Bạn cũng đã từng học đại học? Chắc chắn bạn sẽ nhìn những anh chị đã đi làm với chức danh nọ kia chuyên viên, phó phòng, trưởng phòng, giám đốc… rất oai, họ kiếm được tiền, họ tự do chi tiêu, họ không phải xin xỏ ai, bạn cũng bắt đầu ước mơ, khao khát một ngày mình cũng được như họ, bước chân vào doanh nghiệp, hoặc tạo lập 1 doanh nghiệp cho riêng bạn.
Nhưng giấc mơ thường chỉ là giấc mơ!
Cú sốc thứ nhất: Từ học sinh trở thành sinh viên một trường cao đẳng, đại học
Trái với hình dung của hầu hết các bạn học sinh cấp 3, sinh viên khác lắm, họ năng động, trưởng thành, giỏi vô cùng… Họ được tự do, thoải mái, không phải học một cách gò bó, ít chịu sự quản thúc, rồi được tiếp xúc với nhiều thứ hay ho, những chuyên ngành hoành tráng như Tài chính, Ngân hàng, Pháp luật kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kinh tế đối ngoại… nghe hoành tráng thế, to thế! Nhưng khi bắt đầu học thì sao?
Những năm đầu tiên của đại học, bạn phải học toàn những môn đại cương "chán nhất quả đất" như Triết học, Kinh tế chính trị, Kinh tế vĩ mô vi mô, Kinh tế lượng, Toán cao cấp… những môn mang đầy màu sắc chính trị, học thuật, chẳng khác gì cấp 3. Có điều sách dày hơn, kiến thức cũng xa vời, khô khan và khó hiểu hơn.
Phương pháp dạy gần như vẫn thế, đọc và chép, chỉ có điều các thầy cô chẳng quan tâm bạn có chép bài hay không. Năm đầu tiên gần như đã giết chết thói quen học tập hằng ngày mà bạn rèn từ bé tới giờ. Lên đại học rồi, lớn rồi, kiểm tra mới học, thi mới học thôi!
Cú sốc này diễn ra âm thầm, lặng lẽ khiến cho nhiều bạn sinh viên vô cùng chán nản, nó là tiền đề rất xấu cho việc học tập sau đó của các bạn. Rất buồn học đại học như vậy lại là bước lùi của nhiều bạn sinh viên.
Cú sốc thứ hai: Từ sinh viên trở thành cựu sinh viên
Những môn chuyên ngành gắn nhiều với thực tế cuộc sống hơn, đã giúp cho các bạn sinh viên tinh thần phấn chấn hơn một chút, nhưng lại đưa bạn vào một mê cung khác. Những lời lẽ tuyệt vời của các thầy cô đã vẽ ra cho bạn những viễn cảnh tuyệt vời về nghề nghiệp sau khi học xong đại học, về những thành tích lẫy lừng mà những giáo sư, tiến sĩ đạt được. Bạn bắt đầu vẽ ra một viễn cảnh tương lai đầy hứa hẹn với một niềm tin sắt đá rằng cầm tấm bằng đại học trong tay, bạn có thể san bằng cả thế giới!
Và rồi, khi chuẩn bị ra trường, tìm hiểu về công việc, bạn giật mình nhận ra rằng mình đang chẳng có gì trong tay. Những gì bạn được dạy trong trường đại học chỉ là một phần rất rất nhỏ so với yêu cầu của những nhà tuyển dụng. Bạn bắt đầu hoang mang, cú sốc này quá nặng! Vì giờ bạn đã 22 tuổi, không được phép xin tiền gia đình nữa! Không làm việc thì làm gì tiếp theo? Nhiều bạn bắt đầu trách móc sao nhà tuyển dụng nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm, đòi hỏi đủ thứ khác trong khi trường không dạy. Điều đó quá vô lý! Nhưng hãy nghĩ lại xem, trong trường hợp này, ai mới là người vô lý?
Bạn lại phải bắt đầu lại từ đầu, học từ những thứ nhỏ nhất! Ngay cả việc làm 1 văn bản word như thế nào…
Vẫn còn nhiều cơ hội cho những bạn sinh viên vẫn còn đang trên ghế nhà trường nếu bạn thay đổi cách học, cách rèn luyện. Đừng phụ thuộc hoàn toàn vào trường đại học.
Vẫn còn nhiều cơ hội cho những bạn cựu sinh viên đang loay hoay tìm hướng đi, chỉ cần bạn quyết tâm và nỗ lực, bạn vẫn có thể thành công.
Hãy lấy lại tinh thần và tiếp tục cố gắng, bạn nhé!
Bạn cũng đã từng học đại học? Chắc chắn bạn sẽ nhìn những anh chị đã đi làm với chức danh nọ kia chuyên viên, phó phòng, trưởng phòng, giám đốc… rất oai, họ kiếm được tiền, họ tự do chi tiêu, họ không phải xin xỏ ai, bạn cũng bắt đầu ước mơ, khao khát một ngày mình cũng được như họ, bước chân vào doanh nghiệp, hoặc tạo lập 1 doanh nghiệp cho riêng bạn.
Nhưng giấc mơ thường chỉ là giấc mơ!
Cú sốc thứ nhất: Từ học sinh trở thành sinh viên một trường cao đẳng, đại học
Trái với hình dung của hầu hết các bạn học sinh cấp 3, sinh viên khác lắm, họ năng động, trưởng thành, giỏi vô cùng… Họ được tự do, thoải mái, không phải học một cách gò bó, ít chịu sự quản thúc, rồi được tiếp xúc với nhiều thứ hay ho, những chuyên ngành hoành tráng như Tài chính, Ngân hàng, Pháp luật kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kinh tế đối ngoại… nghe hoành tráng thế, to thế! Nhưng khi bắt đầu học thì sao?
Những năm đầu tiên của đại học, bạn phải học toàn những môn đại cương "chán nhất quả đất" như Triết học, Kinh tế chính trị, Kinh tế vĩ mô vi mô, Kinh tế lượng, Toán cao cấp… những môn mang đầy màu sắc chính trị, học thuật, chẳng khác gì cấp 3. Có điều sách dày hơn, kiến thức cũng xa vời, khô khan và khó hiểu hơn.
Phương pháp dạy gần như vẫn thế, đọc và chép, chỉ có điều các thầy cô chẳng quan tâm bạn có chép bài hay không. Năm đầu tiên gần như đã giết chết thói quen học tập hằng ngày mà bạn rèn từ bé tới giờ. Lên đại học rồi, lớn rồi, kiểm tra mới học, thi mới học thôi!
Cú sốc này diễn ra âm thầm, lặng lẽ khiến cho nhiều bạn sinh viên vô cùng chán nản, nó là tiền đề rất xấu cho việc học tập sau đó của các bạn. Rất buồn học đại học như vậy lại là bước lùi của nhiều bạn sinh viên.
Cú sốc thứ hai: Từ sinh viên trở thành cựu sinh viên
Những môn chuyên ngành gắn nhiều với thực tế cuộc sống hơn, đã giúp cho các bạn sinh viên tinh thần phấn chấn hơn một chút, nhưng lại đưa bạn vào một mê cung khác. Những lời lẽ tuyệt vời của các thầy cô đã vẽ ra cho bạn những viễn cảnh tuyệt vời về nghề nghiệp sau khi học xong đại học, về những thành tích lẫy lừng mà những giáo sư, tiến sĩ đạt được. Bạn bắt đầu vẽ ra một viễn cảnh tương lai đầy hứa hẹn với một niềm tin sắt đá rằng cầm tấm bằng đại học trong tay, bạn có thể san bằng cả thế giới!
Và rồi, khi chuẩn bị ra trường, tìm hiểu về công việc, bạn giật mình nhận ra rằng mình đang chẳng có gì trong tay. Những gì bạn được dạy trong trường đại học chỉ là một phần rất rất nhỏ so với yêu cầu của những nhà tuyển dụng. Bạn bắt đầu hoang mang, cú sốc này quá nặng! Vì giờ bạn đã 22 tuổi, không được phép xin tiền gia đình nữa! Không làm việc thì làm gì tiếp theo? Nhiều bạn bắt đầu trách móc sao nhà tuyển dụng nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm, đòi hỏi đủ thứ khác trong khi trường không dạy. Điều đó quá vô lý! Nhưng hãy nghĩ lại xem, trong trường hợp này, ai mới là người vô lý?
Bạn lại phải bắt đầu lại từ đầu, học từ những thứ nhỏ nhất! Ngay cả việc làm 1 văn bản word như thế nào…
Vẫn còn nhiều cơ hội cho những bạn sinh viên vẫn còn đang trên ghế nhà trường nếu bạn thay đổi cách học, cách rèn luyện. Đừng phụ thuộc hoàn toàn vào trường đại học.
Vẫn còn nhiều cơ hội cho những bạn cựu sinh viên đang loay hoay tìm hướng đi, chỉ cần bạn quyết tâm và nỗ lực, bạn vẫn có thể thành công.
Hãy lấy lại tinh thần và tiếp tục cố gắng, bạn nhé!
Sưu tầm