Latest Post

Content Marketing hiện đang là một phương pháp được các nhà làm Marketing Online cực kì chú trọng, đó là việc phát triển và lan truyền nội dung thông qua những phương tiện truyền thông (TVC, báo chí, mạng xã hội,…) nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng và xã hội. Số lượng khách hàng tiềm năng bị thu hút, hoặc tỉ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành người mua hàng là các chỉ số đánh giá sự tác động của Content Marketing. 

Một chiến lược content marketing tốt, có kế hoạch và có khả năng đạt hiệu quả cao cần được xây dựng dựa trên những điều điều cơ bản sau: 

+ Tích cực thu thập thông tin của khách hàng tiềm năng 

+ Nâng cao nhận thức thương hiệu 

+ Tăng lưu lượng truy cập 

+ Xây dựng uy tín thương hiệu 

Cũng như mọi quy trình, phương pháp và chiến lược marketing khác, có một số quy tắc bạn buộc phải ghi nhớ để đảm bảo chiến lược được xây dựng hoàn hảo và không có sai sót đáng kể. 

Chiến lược về tư duy 

Nghe có vẻ nghiêm trọng và phức tạp, nhưng nếu xem chiến lược nội dung của bạn là một thứ gì đó được tạo thành từ những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn. Bạn sẽ làm việc hiệu quả nhất nếu tách các kế hoạch marketing nội dung thành hai loại – kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn. 

tu duy chien luoc content marketing 
Tư duy chiến lược Content Marketing 

Những hoạt động như viết blog, hay thậm chí là tạo podcast đều được xem là một phần của kế hoạch ngắn hạn. Sẽ có bạn tỏ ra ngạc nhiên khi tôi xếp việc viết blog vào dạng “ngắn hạn”. Đó là vì blog post có rất nhiều loại, nếu một blog post chứa nội dung B2B, nó sẽ phát huy tác dụng thực sự khi thời cơ đến, nhưng với một blog post B2C, nó sẽ trở nên lỗi thời theo thời gian. 

Trong khi đó, white paper, infographics và ebook được xem là một phần của kế hoạch dài hạn. Về ebook – nó có thể là nền tảng cho chiến lược marketing nội dung của bạn. Một ebook nếu được biên tập tốt có thể giải quyết được những vấn đề thiết yếu cho khách hàng của bạn. Bạn có thể bán sách, hay cung cấp miễn phí, nhưng trong cả hai trường hợp, bạn đều có thể lấy được thông tin liên lạc từ khách hàng như tên hoặc bất cứ thông tin nào bạn cần biết. Trong trường hợp này…khách hàng tương lai của bạn đã chuyển thành khách hàng tiềm năng. 

Khi lên chiến lược cho nội dung, bạn cần chú ý đến hai vấn đề, đó chính là Mục Đích của nội dung và Đánh Giá Thành Công của chiến lược. 

Nói đơn giản, lối tư duy về chiến lược sẽ giúp bạn tạo ra một quy trình mà trong đó bạn có thể đánh giá được các mục tiêu của Content marketing 

Hiểu rõ đối tượng mục tiêu marketing 

Bạn cần biết đối tượng của mình là ai, và sau khi xác định xong, bạn cần phải liên hệ với họ. Điều này rất quan trọng vì nếu xác định sai đối tượng, chiến dịch marketing của bạn có thể sẽ thất bại. Vì thế, hãy xác định đúng đối tượng, không chỉ đơn thuần thu thập các số liệu nhân khẩu học của họ, bạn cần tìm hiểu sâu hơn nữa. Xác định lĩnh vực mà họ làm việc, vai trò của họ, trình độ chuyên môn về tên miền, mục tiêu, và các thử thách họ gặp phải. 

Điều cần thiết bạn cần làm là tập trung tìm hiểu ‘tính cách’ của đối tượng, vì nếu bạn biết được sở thích của họ là gì thì từ đó bạn sẽ chọn lọc phương pháp tiếp cận tốt nhất. Bạn sẽ xác định và tạo ra những nội dung có thể nhanh chóng kết nối với họ. Mọi người thường chỉ đọc những gì đề cập đúng mối quan tâm và sở thích của họ mà thôi. Bạn sẽ thành công nếu hiểu rõ đối tượng của mình. 

Tập trung vào phương tiện truyền thông 

Bạn sẽ truyền đạt nội dung cho các đối tượng của mình bằng cách nào? Hãy lựa chọn đúng phương tiện để truyền đạt! Loại nội dung sẽ quyết định loại phương tiện cần sử dụng, vì vậy nếu bạn định dùng blog post cho chiến lược nội dung, khi đó các trang blog chính là phương tiện truyền thông bạn cần sử dụng. Mặt khác, nếu đó là nội dung video thì các website như YouTube có thể trở thành kênh truyền tải thông tin rất hiệu quả. 

Khi xem xét phương tiện sử dụng để truyền đạt, cần đảm bảo lựa chọn của bạn phải phù hợp với mục tiêu của nội dung và khả năng tiếp cận phương tiện của đối tượng. Bạn không thể dùng phương tiện hội thảo trên web làm chiến lược quảng bá nội dung mà không hề bận tâm xem liệu người xem có hiểu hay có sử dụng những công cụ cần thiết để tham gia lớp học chuyên đề trực tuyến hay không. Vì vậy, hãy cẩn trọng khi lựa chọn phương tiện truyền đạt. 

Đảm bảo nội dung có khả năng lan truyền 

Các nỗ lực “Content marketing” sẽ thành công nếu nội dung của bạn có thể sử dụng lại tương đối dễ dàng, tức là nó phải có khả năng lan truyền nhanh chóng. Đó là lí do vì sao tính lan tỏa của nội dung lại đóng vai trò quan trọng đến vậy. Khi sáng tạo nội dung, hãy nghĩ xem nó có thể được chia sẻ dễ dàng hay không; nội dung có đủ chất lượng để người xem chia sẻ hay không – đặc biệt là trên các mạng xã hội, và nó có đủ linh động để có thể được sử dụng trên nhiều kênh truyền thông khác nhau hay không. 

Phải đảm bảo nội dung của bạn không bị giới hạn trong những tiêu chí mà bạn đã định ra. Nội dung phải được sáng tạo theo một phương pháp nào đó để có thể sử dụng và tái sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, cũng như hiển thị dưới những định dạng khác nhau. 

viral marketing 
Viral Marketing 

Sử dụng nội dung như chất xúc tác 

Nếu chỉ xem nội dung là một phương tiện marketing, không xem nó là chất xúc tác để tạo thay đổi thì hiệu quả mang lại sẽ rất thấp. Cần phải đảm bảo nội dung của bạn không bị xem là một công cụ marketing. Các video, podcast, newsletter, infographics, tài liệu hướng dẫn tham khảo của chiến lược nội dung, tất thảy đều không nên là những phương tiện quảng bá – vì người xem luôn tự biết điều đó. 

Tuy nhiên, người xem luôn tạo cho bạn cơ hội, và bạn nhất thiết phải nắm thật chặt cơ hội đó. Đó là lí do tại sao nội dung và chiến lược marketing luôn phải hướng đến sự thay đổi. Chúng phải có khả năng thay đổi suy nghĩ của độc giả; phải đem lại lợi ích cho người xem bằng những cách có thể. 

Chiến lược marketing chỉ hoạt động hiệu quả khi nó không có vẻ gì là đang làm marketing. 

Theo dõi tính hiệu quả chiến lược content marketing 

Phần nội dung được phân phối trên phương tiện truyền thông đã được bạn chọn lựa cẩn thận có được tiếp cận người xem một cách hiệu quả không? Đây chính là câu hỏi mà bạn cần phải trả lời nhiều lần. Bạn cần đánh giá tính hiệu quả của nội dung, vì nếu không, làm sao bạn có thể xác định chiến lược nội dung của bạn thành công hay thất bại? 

Theo tôi, không nhất thiết bạn phải suy nghĩ nhiều về vấn đề này, hãy nhờ đến sự hỗ trợ của các công cụ đánh giá tiêu chí như HubSpot, Intense Debate, Google Analytics, và những thứ tương tự. Chúng là những hệ thống toàn diện có thể giúp bạn đếm số khách truy cập đã tiếp cận website, lượt xem trang, lưu lượng truy cập tự nhiên, tỉ lệ thoát trang, tỉ lệ chuyển đổi của website và chất lượng của cấu trúc liên kết. Bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian nếu phương pháp này. 

Thay đổi quan điểm – liên tục cải tiến chiến lược 

Một chiến lược content marketing hiệu quả phải có khả năng chăm sóc khách hàng tương lai liên tục, luôn khiến khách hàng mục tiêu cảm thấy thú vị. Điều này chỉ có thể xảy ra khi bạn luôn làm mới vị thế, hình ảnh và mục đích của chiến lược trong những khoảng thời gian nào đó. Không được cho phép chiến lược dậm chân tại chỗ. Vì vậy, nếu bạn sử dụng blog post, Newsletter, và White paper là những loại nội dung chủ đạo để thúc đẩy chiến lược marketing nội dung, bạn có thể tạo thay đổi bằng cách bổ sung các yếu tố lôi cuốn sự tham gia của khách hàng, như sử dụng thêm video, webinar, v.v. 

Bạn cũng cần cân nhắc lại các kênh truyền thông nội dung của mình. Nếu bạn chỉ đang sử dụng các kênh miễn phí, bạn có thể bắt đầu sử dụng các kênh có tính phí giàu tiềm năng. Bạn có thể sắp xếp và đánh giá lại các kênh phân phối để phù hợp với những kì vọng của những khách hàng luôn yêu thích sự mới mẻ. 

Không đốt tiền 

Thật khó để tạo ra những nội dung chất lượng khi kinh phí không cho phép, vì thế, đối với chuyện tiền bạc, qui tắc trọng yếu là “không đốt tiền”. Bạn sẽ có trong tay một chiến lược marketing nội dung đồng bộ và sinh lợi nhuận cao. Tất cả những gì bạn cần làm là cố tránh những sai lầm không đáng có. Với chiến lược marketing, bạn không thể nôn nóng và cứ thế mà tiến, mà phải lên kế hoạch từ đầu, sau đó từ từ mà tiến. Không ít các chiến lược đã thất bại nặng nề, chỉ vì thiếu kế hoạch. 

Một sai lầm khác là xác định sai mục đích cho nội dung và không nhìn vấn đề một cách tổng quát. Đôi khi, các nhà làm marketing thường đi sai đường vì họ muốn kết quả nhanh chóng, và không thực sự bận tâm đến việc cung cấp giá trị cho khách hàng mục tiêu. Điều này khiến họ nhanh chóng thất bại và chúng ta không hề mong muốn chuyện đó, đúng không? 

Đó là tất cả những gì tôi muốn nói. Nhưng nên nhớ, các quy tắc không mang tính cố định và có thể biến đổi để phù hợp với mục đích và mục tiêu của bạn. Bài viết này chỉ mang tính hướng dẫn nhằm giúp bạn xác định loại nội dung phù hợp để dễ dàng tiếp cận khách hàng, vì thế, hãy sử dụng và biến đổi chúng theo ý của bạn – nhưng không đánh mất mục tiêu cuối cùng. Chiến lược content marketing phải được thực thi dựa trên các mục tiêu, vì điều này sẽ đảm bảo sự thành công cho chiến dịch. 

Theo Netmoon

Phần lớn các doanh nghiệp vẫn thường sử dụng công cụ Facebook Message như một kênh để người tiêu dùng  liên lạc với doanh nghiệp, và người quản lí hệ thống Facebook Message sẽ chiu trách nhiệm trả lời các vướng mắc này.  Tuy nhiên, chính vì thế, họ đã quên mất rằng, họ đã mất đi tính chủ động để xây dựng một chiến dịch Facebook marketing hiệu quả. 

facebook marketing

Facebook marketing 

Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể chủ động xây dựng một chiến dịch Facebook marketing thông qua tính năng Message. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây với cách xây dựng một “Chiến dịch gởi tin nhắn trực tiếp” – “Direct Message campaign” 

Các bước chuẩn bị trước chiến dịch “Direct Message” 

Có những điều đặc biệt sau đây mà bạn cần phải làm để bắt đầu loại truyền thông này: 

+ Tận dụng Facebook Wall Post để hướng người dùng đến Message Tab để chia sẻ suy nghĩ, thông tin cá nhân, đánh giá sản phẩm, và các ý tưởng sáng tạo. 

+ Tạo nên một Wall Post mang tính kêu gọi tương tác mạnh (call-to-action), điều này sẽ khiến cho người dùng cảm thấy mình buộc phải chia sẻ ý nghĩ của mình với doanh nghiệp. 

+ Ngay khi nhận được tin nhắn, bạn nên đại diện cho thương hiệu gởi một tin nhắn thông báo mang tính cá nhân để cám ơn người dùng. 

Và từ đây một kênh truyền thông trực tiếp giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng đã được thiết lập. 

Xây dựng chiến lược 

Trước khi khai thác tính năng Facebook Message, điều quan trọng mà doanh nghiệp cần làm đó là xây dựng chiến lược Direct Message (gởi tin nhắn trực tiếp) gắn liền với chiến lược social, truyền thông và marketing tổng thể của mình. 

- Liệu chiến dịch Direct Message này chỉ mang tính một lần? 

- Có kế hoạch này để phân loại tin nhắn: 

Bài đăng nào mà người dùng đã tương tác và gởi tin nhắn từ đâu? 

+Tin nhắn có liên quan đến sản phẩm hay doanh nghiệp không? 

+ Tin nhắn mang tính tích cực hay tiêu cực? 

+ Tin nhắn có mang lại giá trị nào không? Có kế hoạch nào để cung cấp giá trị này không? 

- Tin nhắn và thông tin người gởi sẽ được lưu trữ như thế nào? 

Liệu tin nhắn và thông tin người gởi cần phải được nhập vào một bảng tính? 

- Bao lâu thì Wall Post sẽ hướng người dùng về tính năng tin nhắn? 
- Có một cấp bậc quy định nào đối với nhân viên giải quyết những tin nhắn mang tính khẩn cấp không? 

Lysol gần đây đã thử tính năng tin nhắn trên Facebook. Họ tận dụng một wall post để hướng đến tính năng này và để nhận được tin nhắn. Một cơ hội thú vị (exciting opportunity) nghe có vẻ rất lôi cuốn và này, hình như tôi cũng là fan của họ trên Facebook – biết đâu tôi cũng là một trong những fan cuồng của họ! 

Tăng tương tác thông qua Chiến dịch Direct Message 

Tôi gởi cho họ một tin nhắn ngắn, tôi không chắc là mình có nằm trong những khách hàng tiềm năng của họ không nhưng tôi có nói đến việc mình sử dụng sản phẩm của họ như thế nào. 

Bây giờ kênh này đã được mở cũng khá thường xuyên và tôi vẫn chưa nghe thông tin gì lại. Chúng tôi chưa từng biết “một cơ hội thú vị” sẽ như thế nào và chưa từng nhận được một thông báo nào cám ơn cho việc chia sẻ tình cảm tích cực của tôi cho doanh nghiệp. 

Ý kiến của chúng tôi: chắc hẳn là họ đã bị quá tải bởi những tin nhắn và họ chọn trả lời những người dùng gởi cho họ cả một tiểu thuyết về lau nhà (Lysol là sản phẩm lau nhà). Điều mà họ không thật sự biết đó là social media ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của tôi – có lẽ lần sau tôi sẽ thử một trong những nhãn hiệu khác nếu tôi muốn lau dọn nhà của mình. 

Đừng quên những điều cơ bản 

Thế giới social media ngày càng trở nên phức tạp và ồn ào, do đó việc quan trọng doanh nghiệp cần làm đó là quay trở về những điều cơ bản nhất và tiếp cận với fan bằng những cuộc đối thoại đơn nhất – học hỏi, duy trì, tưởng tượng, thực hiện, phát triển và lặp lại. 

Nhưng đừng quên hỏi fan về những ý tưởng của họ. Bạn sẽ bất ngờ với ý tưởng của họ và có thể ý tưởng đó sẽ cứu được cả doanh nghiêp của bạn đấy nhé! 

Theo Netmoon

Tham gia Affiliate Marketing là một cơ hội tuyệt vời giúp các bạn gia tăng thu nhập thụ động hàng tháng. Nếu các bạn chọn đúng đắn các chương trình Affiliate, nguốn thu nhập của bạn sẽ tự động được sinh ra. Tuy nhiên để khởi tạo được một nguồn thu nhập từ internet không phải là chuyện dễ dàng.

affiliate marketing Bốn điều cần thực hiện khi tham gia Affiliate Marketing

Để thành công các bạn phải tuân thủ bốn nguyên tắc sau:

1. Đừng từ bỏ: Tham gia Affiliate Marketing là một công việc phức tạp và đòi hỏi bạn phải có hoạch định rõ ràng. Nếu xác định rằng xây dựng Blog để giải trí vui chơi, các bạn đừng phí thời gian vào việc tham gia các chương trình Affiliate nếu như không có một sự đầu tư đúng mức về Website, traffic…

2. Luôn học hỏi: Nếu bạn là người mới tham gia lĩnh vực này thì chỉ số kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực này đang ở mức thấp nhất. Vì vậy bạn phải bắt đầu học thật nhiều về Affiliate Marketing thông qua các blogger có kinh nghiệm hoặc sách báo, tạp chí viết về Affiliate. Ngân Sơn cũng đã tốn thời gian khá nhiều để đọc các bài viết của các cao thủ về Affiliate. Bạn nên dành khoản 70% thời gian để cập nhật kiến thức liên quan đến nó. Muốn tham gia tốt bạn phải xây dựng được một Website hoàn chỉnh (chủ yếu là ngoại ngữ tiếng Anh), hiểu được các kỹ thuật liên quan đến SEO, xác định thị trường tiềm năng.

3. Phải mạo hiểm: Tham gia Affiliate Marketing đòi hỏi bạn phải mạo hiểm, mạo hiểm trong đầu tư để xây dựng website, traffic…mạo hiểm trong việc tham gia các trương trình Affiliate mới chưa một blogger nào săn đón dược. Có mạo hiểm bạn mới nhận được những cơ hội thành công.

4. Đừng tốn 100% thời gian cho affiliate: Bạn chỉ có 24 giờ trong một ngày để làm tất cả  mọi việc từ học tập, lao động…vì vậy đừng dùng quá nhiều thời gian cho nó. Hãy tập trung trong một khoản thời gian để thu nhập tự động chạy vào túi bạn.

Theo Nganson.com

Chúng ta thường nghe đến nguyên tắc 4P, nguyên tắc 7P trong marketing. Bất cứ chiến lược Marketing online hay Marketing offline đều cần phải tuân theo nguyên tắc này. Vậy 7 chữ P trong marketing là gì?




1. Product: Toàn bộ chiến lược về sản phẩm: bao bì, mẫu mã, tính năng, nhãn hiệu, tên gọi...
Một sản phẩm đưa ra cần nghiên cứu kỹ lưỡng về tính năng, sự khác biệt, tối ưu so với các sản phẩm thay thế.

Các thương hiệu nổi tiếng đều thay đổi bao bì, tính năng sản phẩm liên tục để tránh sự nhàm chán cho khách hàng.

Ví dụ như sản phẩm kem đánh răng Colgate: tuy không sản phẩm mới không có gì khác biệt nhiều nhưng luôn đưa ra hình ảnh, tính năng sản phẩm mới liên tục.

2. Price: Chính sách về giá. Tùy vào việc lựa chọn phân khúc bán sản phẩm mà doanh nghiệp lựa chọn giá bán sản phẩm phù hợp nhất để đảm bảo tính cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận.

3. Place: Không chỉ là địa điểm chữ P thứ 3 (Place) trong học marketing còn có nghĩa là chọn kênh marketing, kênh bán hàng cụ thể. Kênh phân phối hàng phù hợp sẽ mang lại doanh số cao cho doanh nghiệp.

4. Promotion: chính sách truyền thông, tùy theo việc lựa chọn kênh phân phối mà lựa chọn kênh truyền thông phù hợp. Chính sách truyền thông bao gồm quảng bá sản phẩm ra bên ngoài nhờ các kênh offline marketing như: tờ rơi, băng rôn, quảng cáo; các kênh học marketing online miễn phí như internet

5. People: Chính sách nhân sự. Tại bất cứ lĩnh vực nào thì con người luôn là yếu tố tiên quyết. Với một ngành đặc thù như Marketing, nhất là internet marketing thì nhân sự không chỉ cần yếu tố kinh nghiệm mà yếu tố sáng tạo cũng kỳ quan trọng. Vì hành vi khách hàng thay đổi hàng ngày, Internet Marketing cần bắt kịp, sáng tạo để thỏa mãn tâm lý khách hàng

6. Process: Tiến trình thực hiện, tùy theo chiến lược kinh doanh mà thực hiện đúng tiến trình để tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao nhất

7. Physical evidence: Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật, các yếu tố hỗ trợ cho chiến lược Marketing.

Sưu tầm

Hoạt động marketing ảnh hưởng đến nhiều người theo nhiều cách khác nhau và lợi ích mà marketing đem lại có thể xung đột nhau giữa các đối tượng. Khách hàng bao giờ cũng mong muốn được cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng tại các địa điểm thuận lợi. Họ mong muốn có nhiều mặt hàng theo đặc tính và nhãn hiệu, nhân viên bán hàng phải tích cực, trung thực và lịch sự…

Người bán luôn đối diện với nhiều thách đố khi quyết định đưa ra một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Họ có những đặc tính nào? Nên thiết kế cũng như định giá các sản phẩm như thế nào để thỏa mãn nhu cầu khách hàng? Nên sử dụng các trung gian phân phối nào cho hợp lý? Việc quảng cáo, chào hàng, khuyến mãi được thực hiện với những mức độ nào để có lợi cho việc bán được sản phẩm.

Công chúng cũng quan tâm đến hoạt động marketing của doanh nghiệp với nhiều góc độ khác nhau. Các nhà kinh doanh có tạo ra những sản phẩm an toàn và đáng tin cậy không? Họ có mô tả đúng sản phẩm của họ trong các chương trình quảng cáo và trên bao bì không? Việc cạnh tranh có tạo nên những cơ sở để lựa chọn đúng sản phẩm cần mua hay không?...

Như vậy, hoạt động marketing ảnh hưởng đến nhiều người theo nhiều cách khác nhau nên khó tránh khỏi việc gây ra các mâu thuẫn. Nhiều người rất ghét hoạt động marketing hiện đại, quy cho nó là phá hoại môi sinh, tấn công công chúng bằng những lối quảng cáo ngu ngốc, gây ra những mong muốn không cần thiết…

Trong khi đó những người khác lại bảo vệ mạnh mẽ cho hoạt động marketing, cho rằng nó tạo ra những cơ hội để hạ thấp chi phí, gợi ý và hướng dẫn tiêu dùng, thúc đẩy các nỗ lực cá nhân theo hướng sáng tạo hơn, tạo ra nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm thích hợp.

Do đó, chúng ta cần thống nhất các mục tiêu của hệ thống marketing để có thể hiểu rõ hơn những lợi ích mà nó đem lại, trước khi đi vào tìm hiểu các nội dung chủ yếu của nó.


a. Tối đa hóa mức độ tiêu dùng (Maximize Consumption)

Việc xác lập mục tiêu này của marketing dựa trên 1 giả định là khi con người càng mua sắm và tiêu dùng nhiều hơn thì họ càng thấy hạnh phúc hơn.

Những người làm marketing cho rằng marketing tạo điều kiện dễ dàng và kích thích tiêu dùng tối đa nhờ đó sẽ thúc đẩy sản xuất, tạo ra nhiều công ăn việc làm và đem lại sự thịnh vượng tối đa. Theo quan điểm này thì “càng nhiều càng tốt”. Tuy nhiên nhiều người tỏ ra nghi ngờ luận điểm tiêu dùng càng tăng có nghĩa là con người càng hạnh phúc hơn.

b. Tối đa hóa sự thỏa mãn của người tiêu dùng (Maximize Consumer Satisfaction)

Theo quan điểm marketing, doanh nghiệp chỉ có thể thành đạt các mục tiêu kinh doanh của mình dựa trên những nỗ lực nhằm gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng. Nhưng trên thực tế, việc gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng luôn gặp phải những trở ngại khó vượt qua do bị chi phối bởi nhiều yếu tố tác động trái chiều nhau. Với nguồn lực giới hạn, mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh phải cố gắng sử dụng hợp lý để đáp ứng yêu cầu của các nhóm lợi ích khác nhau và việc gia tăng sự thỏa mãn của nhóm người này có thể làm phương hại đến lợi ích của nhóm người khác. Ngoài ra, việc gia tăng lợi ích của người tiêu dùng đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ thêm chi phí trên cơ sở nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, điều mà không phải bao giờ cũng có thể thực hiện được.

c. Tối đa hóa sự lựa chọn của người tiêu dùng (Maximize Choice)

Mục tiêu này được đưa ra nhằm gia tăng sự đa dạng của sản phẩm và khả năng lựa chọn của người mua với hàm ý rằng người tiêu dùng có nhiều khả năng hơn để lựa chọn, do đó họ có thể tìm mua đúng loại hàng nào thỏa mãn được ước muốn của họ, làm cho họ cảm thấy hài lòng nhất. Tuy nhiên, ở đây vẫn có vấn đề là giá thành của món hàng có thể tăng lên, phải mất nhiều thời gian hơn để khảo sát, đánh giá các loại sản phẩm cạnh tranh trước khi đi đến một quyết định mua. Và có nhất thiết số loại sản phẩm nhiều hơn sẽ làm tăng khả năng lựa chọn thực tế không? Một số người cho rằng hiện nay trên thị trường, mỗi loại hàng hóa có quá nhiều nhãn hiệu, song giữa chúng lại có quá ít sự khác biệt. Thêm vào đó khi người ta có quá nhiều thứ để chọn lựa thì việc chọn lựa sẽ trở nên khó khăn hơn. Vì thế, công việc của người làm marketing là biết xác định các loại sản phẩm (product lines) có cấu trúc hợp lý và khéo léo kết hợp chúng trong một danh mục sản phẩm (product mix) nhằm tạo cơ hội cho khách hàng có thể chọn mua đúng những gì họ mong muốn để thỏa mãn nhu cầu.

d. Tối đa hóa chất lượng cuộc sống (Maximize Life Quality)

Nhiều người cho rằng, các vấn đề marketing sẽ được giải quyết một cách toàn diện và triệt để hơn nếu người làm marketing đứng trên quan điểm marketing xã hội và hệ thống marketing lấy việc nâng cao chất lượng cuộc sống làm mục tiêu cơ bản cho hoạt động của mình. Tuy nhiên, chất lượng cuộc sống là một tiêu chuẩn kho đo lường, bị chi phối bởi số lượng, chất lượng, sự sẵn có và giá cả sản phẩm cũng như chất lượng của khung cảnh văn hóa và môi trường tự nhiên trong đó người ta tiêu dùng sản phẩm.

Khi hoạch định chiến lược marketing, các mục tiêu này sẽ được thể hiện thành các mục tiêu cụ thể hơn: tăng doanh số bán, đa đạng hóa sản phẩm, dẫn đầu chất lượng sản phẩm, tăng thị phần,…

Nguồn: Quantri.vn

Một định nghĩa về Email Marketing của Google:
Email marketing là một hình thức quảng cáo trực tiếp trong đó sử dụng thư điện tử như một phương tiện giao tiếp với khán giả. Trong ý nghĩa rộng nhất của nó, thuật ngữ này thường được dùng để chỉ việc gửi email với mục đíchtăng cường mối quan hệ của một thương gia với khách hàng mới và hiện có và để khuyến khích lòng trung thànhcủa khách hàng và tăng việc kinh doanh lặp lại.
Còn Email Sales
Email Sales là hình thức bán hàng trực tiếp trong đó sử dụng thư điện thử như một phương tiện để giao tiếp với khác hàng . Mục đích lớn nhất của Email Sales là giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ đến với khách hàng tiềm năng và mục tiêu chính là thúc đẩy hoạt động kinh doanh, biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự.
Các bạn đọc kỹ các phần in nghiêng của hai khái niệm trên sẽ thấy rõ sự khác nhau về hình thức lẫn mục đích giữa Email Marketing và Email Sales. Để dễ hiểu hơn các bạn có thể xem hai hình minh họa bên dưới:
email Phân biệt Email Marketing và Email Sales
Đây là email marketing
email marketing Phân biệt Email Marketing và Email Sales
Đây là email sales
Kết hợp Email Marketing và Email Sales như thế nào?
Có khá nhiều cách để kết hợp hai khái niệm Email Marketing và Email Sales một cách hiệu quả, các bạn có thể áp dụng nguyên tắc 80/20:
- Nếu một tháng bạn gửi 5 Email cho khách hàng thì nên có 4 Email Marketing và 1 Email Sales
- Nếu bạn gửi một Email cho khách hàng thì có 80% nội dung là Marketing và 20% Sales
HubSpot là một công ty bán phần mền Digital Marketing: cứ 5 Email mà HubSpot gửi thì trong đó sẽ có 4 Email là chia sẻ Ebook miễn phí hoặc một thông tin hot về thị trường Digital Marketing hiện tại  sẽ có 1 Email là giới thiệu các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Đó là lý do tại sao Clays chưa bao giờ cảm thấy phiền lòng khi nhận Email của HubSpot và chắc chắn HobSpot sẽ là ưu tiên số một khi Clays có nhu cầu mua phần mền Digital Marketing
Lời kết: nhắc đến Email Marketing thì nhiều người (trong đó có khá nhiều Digital Markerer) nghĩ ngay đến khái niệm Spamer. Đã đến lúc các bạn nên nhìn nhận lại đúng khái niệm Email Marketing và trả lại sự công bằng cho Email Marketing
………….
Chuyện ngoài lề
Hôm trước lang thang ở quán cafe một mình để la liếm chuyện thiên hạ thì vô tình nghe được câu chuyện có nội dung như sau:
A: Email Marketing là gì vậy bạn ?
B: Ờ thì Email Marketing đại loại là hình thức tiếp thị qua Email thôi. Đơn giản lắm, mua cái phần mền Email Marketing rồi gửi, vậy là xong thôi
A: Dễ vậy á? Còn vụ data khách hàng thì sao?
B: Data có mà đầy ra, chỉ cần ít tiền là mua được hay bỏ chút công sức sưu tầm là okie thôi
A: Vậy làm Email Marketing có hiệu quả không?
B: Ờm thì lúc đầu hiệu quả lắm, nhưng mà càng gửi thấy hiệu quả giảm dần, không biết sao nữa…
Nếu chuyện chỉ dừng lại ở đây thì quả thật Clays cũng chả muốn “la liếm” gì nhiều, nhưng khi biết được cái tên Công ty của bạn B thì quả thật Clays muốn đến phàn nàn về cái mà bên đó cho là Email Marketing. Các bạn hãy xem họ đối xử với Clays thế nào qua hình ảnh bên dưới (Lưu ý là Clays chưa từng đăng ký nhận Email của bên này)
spam mail Phân biệt Email Marketing và Email Sales
Tấn công theo kiểu dội bom với tuần suất 1 Email/ngày
e Phân biệt Email Marketing và Email Sales
Gửi những thứ mà Clays chưa bao vờ quan tâm >”<

Đã đến lúc nhiều Doanh nghiệp (mà điển hình là các site Groupon) nên dừng thử thách sự kiên nhẫn của khách hàng bằng cách thức làm Email Marketing như trên. Nếu các bạn làm Email Marketing thì phải cho thật đúng với khái niệm Email Marketing, còn nếu muốn làm Email Sales thì xin hãy gửi đúng sản phẩm mà khách hàng thực sự có nhu cầu
Theo Marketing 24h

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.