Latest Post

Inbound Marketing – hay còn được hiểu là tập hợp các công cụ và phương pháp tiếp thị trực tuyến khác như SEO,Content Marketing, truyền thông xã hội và cả quá trình chuyển đổi khách hàng – đây là một trong những cách hiệu quả nhất để đạt được nhiều mục tiêu kinh doanh khác nhau cùng một lúc, như là dẫn lưu lượng truy cập chính xác hơn, cải thiện doanh thu hoặc xây dựng thương hiệu ngày một vững mạnh.
Bên cạnh việc có thể xác định được các tiêu chí cụ thể, việc sử dụng Inbound Marketing còn được xem như một cách để tiếp cận đối tượng kinh doanh khá hiệu quả trong quá trình mở rộng quy mô và phát triển doanh nghiệp trong thời gian ngắn.
InboundMarketing1 ID3545 Phương pháp Inbound Marketing có thể giúp điều hướng lưu lượng truy cập và tỉ lệ chuyển đổi.Một số ưu điểm nổi bật của việc thực hiện phương pháp này là :
  • Những quy trình đi kèm có mang lại hiệu quả về kinh phí và có thể tự thực hiện
  • Gần như có hiệu quả với bất kì trang web hoặc doanh nghiệp nào và hơn hết là với bất cứ ngành nghề nào.
  • Giúp tích lũy những mục tiêu kinh đoanh đã đạt được ( như liên tục tạo ra lượng truy cập, chuyển đổi, dẫn hướng) thông qua tất cả đóng góp nhằm nâng cao thương hiệu trang web từ trước đến nay.
Có nhiều chiến thuật mà bạn có thể chọn trong lĩnh vực Inbound Marketing này để giúp cho việc phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, trong bài viết này, tôi đã chọn ra một số chiến lược nổi bật mà tôi nghĩ rằng có thể giúp phát triển lưu lương truy cập và tỉ lệ chuyển đổi nếu nó được thực hiện liên tục.

Tìm kiếm và tối ưu hóa các từ khóa dài có tỉ lệ thu hút cao

Tôi đã viết một hướng dẫn bao quát về qúa trình kiểm tra từ khóa này cách đây 3 tháng, tôi đã đã nghĩ rằng nó sẽ không trở nên phổ biến và được đón nhận rộng rãi như thế này.
Toàn bộ chiến lược này chỉ gồm 2 điều: Kỹ năng SEO cơ bản ( Tối ưu hóa nội dung cơ bản) và dữ liêu của lượng truy cập tìm kiếm trên trang web có được từ Google Analytics.
InboundMarketing2 ID3545 Phương pháp Inbound Marketing có thể giúp điều hướng lưu lượng truy cập và tỉ lệ chuyển đổi.Như tôi đã giải thích trong các bài viết gần đây, khái niệm cốt lõi chủ yếu dựa trên 2 khía cạnh:
  • Xác định các thay đổi của các truy vấn tìm kiếm đã gửi lượng truy cập có tiêu chuẩn cao đến trang web ( thường thì nhữg từ khóa đó không được nhắm đến cho trang/bài viết sẵn có. )
  • Tối ưu hóa các trang/ bài viết để phù hợp cho việc xếp hạng và phục vụ nhữg khách hàng tìm kiếm với từ khóa dài.
Về cơ bản, đàu tiên bạn cần phải tìm ra các cụm từ tìm kiếm (các cụm từ mà bạn không có ý định tối ưu hóa trang web của mình cho cụm từ đó) mà mọi người sử dụng để tìm kiếm nội dung trong trang web của bạn.
Bạn có thể dễ dàng xác định những cụm từ tìm kiếm hoặc những từ khóa thông qua dữ liệu tìm kiếm của lượng truy cập vào trang web của bạn ( trên Google Analytics), bằng cách sử dụng và dựa vào số liệu tham gia như Thời gian Truy cập Trung bình và % số lượt truy cập mới.
InboundMarketing3 ID3545 Phương pháp Inbound Marketing có thể giúp điều hướng lưu lượng truy cập và tỉ lệ chuyển đổi.
Với cách phân chia danh sách từ khóa theo 2 số liệu trên, bạn có thể nhận ra được các từ khóa đang hoạt động tốt việc thu hút lưu lượng truy cập cao đến trang web của mình (những danh sách từ khóa này đang tạo ra lượng lớn khách hàng truy cập dựa trên dữ liệu bạn nhận được).
Một khi bạn đã xác định được những từ khóa đang tạo ra lượng khách tham gia lớn cho trang web của mình, bạn có thể bắt đầu tối ưu hóa những trang có từ khóa tạo ra lượng truy cập tốt.
Bạn có thể sử dụng Title Tags, Meta Description hoặc xây dựng các liên kết nội bộ bằng cách sử dụng những thiết lập mới cho từ khóa và anchor texts để phát hiện những từ khóa mới này và sử dụng nó để thiết lập cho các trang có sẵn của bạn.
InboundMarketing4 ID3545 Phương pháp Inbound Marketing có thể giúp điều hướng lưu lượng truy cập và tỉ lệ chuyển đổi.
Để có thêm nhiều bí quyết cho chiến lược tối ưu hóa này, bạn có thể xem các nghiên cứu tình huống khác ở đây.

Tăng tỉ lệ chuyển đổi trong Inbound Marketing

Nếu bạn có thể thu hút được nhiều lượng truy cập tốt đến trang web của mình thì việc có nhiều khách hàng và khả năng chuyển đổi thực  hiện các tác động sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Thường xuyên đóng góp nội dung trên các trang web có lượng khách hàng truy cập cao.
Thường xuyên xuất hiện trong các trang web có lượng truy cập cao là một trong những cách tốt nhất giúp tăng cường sự hiện diện trực tuyến của thương hiệu.
Sự xuất hiện này không chỉ giúp bạn tiếp cận mục tiêu, mà còn giúp thương hiệu của bạn đứng đầu trong lĩnh vực trong lĩnh vực, điều này sẽ giúp thương hiệu có được lòng tin của thị trường dễ dàng hơn ( sẽ giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi.)
Tạo dựng được niềm tin là một yếu tốt rất quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến, cho dù đó là xây dựng niềm tin mạnh mẽ dể có sự tìm kiếm tốt hơn hay là có được nhiều khách hàng hơn. Và chiến lược inbound marketing này chắc chắn sẽ là một trong những cách giúp bạn có được lòng tin của cả công cụ tìm kiếm lẫn người sử dụng.
InboundMarketing5 ID3545 Phương pháp Inbound Marketing có thể giúp điều hướng lưu lượng truy cập và tỉ lệ chuyển đổi.
Đóng góp nhiều bài viết có nội dung trọng điểm trong lĩnh vực chuyên môn sẽ giúp bạn thu hút được nhiều lưu lượng truy cập đến website từ cộng đồng internet. Và lợi ích tốt nhất là lượng truy cập này sẽ giúp bạn có tỉ lệ chuyển đổi cao hơn, bởi vì khách hàng đã tìm thấy bạn thong qua các nguồn đáng tin cậy khác. Đây là một chiến thuật inbound marketing hiệu quả.
Tìm ra những trang blog hoặc các tài liệu đã xuất bản trong trong lĩnh vực của bạn là một việc dễ dàng (Hãy sử dụng Google Search). Lên danh sách và phân loại chúng bằng cách sử dụng số liệu của website và lưu lượng truy cập để đánh giá mỗi khách hàng tiềm năng (tôi thích sử dụng DA và Alexa để xếp hạng lưu lượng truy cập, phục vụ cho việc xác định sự lớn mạnh của các website).
InboundMarketing6 ID3545 Phương pháp Inbound Marketing có thể giúp điều hướng lưu lượng truy cập và tỉ lệ chuyển đổi.
Việc có thể trở thành một cộng tác viên hay một người có khả năng bình luận các vấn đề chuyên môn là một thách thức lớn. Đây là một số lời khuyên giúp bạn có cơ hội thể hiện mình:
  • Chứng minh chuyên môn của bạn bằng cách đảm bảo rằng bạn đang cung cấp một nội dung đặc biệt hữu ích trên chính website của mình. Nó có thể là một bài viết mẫu được đặt ra cho một mục tiêu có triển vọng cho họ biết bạn có thể cung cấp gì cho độc giả của họ.
  • Hãy là một phần trong cộng đồng của họ bằng cách tham gia và tăng thêm giá trị cho cuộc thảo luận, các bài viết nổi tiếng của họ
  • Hãy hiểu và biết những gì độc giả của họ muốn và loại nội dung nào có hiệu quả trong trang blog của họ, sử dụng những kiến thức này để cho họ biết giá trị bạn đang có.
 Nguồn: Làm Marketing

Đây là bài viết dành cho những ai đã, đang, sẽ khởi tạo nội dung trên mạng và muốn tăng traffic. Chất lượng nội dung rất quan trọng, nhưng cũng có những thủ thuật nhỏ giúp nội dung đó đến được với nhiều người hơn.

Content Marketing la gi

1. Đúng thời điểm

Hầu hết các blog thành công đều viết về các sự kiện nóng hổi. Mà không phải bất kì sự kiện nóng hổi nào, mà là các sự kiện thật sự nổi bật. Lí do họ làm vậy bởi họ biết mọi người sẽ tìm thông tin về nó, đồng nghĩa với việc cơ hội traffic sẽ lớn hơn rất nhiều?

Vậy làm cách nào để biết về các sự kiện nổi bật này? Google Trends. Công cụ này sẽ đưa một list các sự kiện nóng, và nếu blog của bạn viết về một trong các sự kiện này, sẽ dễ dàng hút traffic hơn.


2. Số lượng đôi lúc lại quan trọng hơn chất lượng?

Tuỳ theo mục tiêu, bạn có thể chú trọng vào số lượng hoặc chất lượng. Nếu mục tiêu của bạn là số lượng người truy cập, và bạn muốn con số đó lên tới 5, hoặc thậm chí 10 nghìn người, thì có lẽ số lượng phát huy hiệu quả tốt hơn.

Content Marketing

Điều này không phải do mạng xã hội đâu. Lại do Google đấy. Những trang sản xuất trên 4 nội dung 1 ngày thường sẽ nhận nhiều hơn 55% lượng traffic từ công cụ tìm kiếm.

Trước hết, hãy đảm bảo rằng bạn không viết những nội dung sai lệch hoặc không có í nghĩa gì. Sau đó, với số lượng bài viết, bạn có thể chọn từ 3-5 nội dung 1 ngày, nếu bạn thực sự muốn nội dung của mình được nhiều người đọc hơn. Có thể chia nhỏ một nội dung lớn, viết những nội dung đơn giản, không cần nhiều nghiên cứu, tìm kiếm như quotes hay cases studies.

3. Nhưng chất lượng tạo ra sự trung thành

Như đã nói ở trên, bạn có thể viết những nội dung vô cùng chất lượng, nhưng điều này không ảnh hưởng tới traffic. Có những trang có nội dung vô nghĩa nhưng post rất nhiều bài một ngày lại dễ tăng traffic hơn

Content Marketing 03


Vậy tại sao phải viết nội dung chất lượng? Nếu biết nhìn xa, bạn sẽ nhận ra vấn đề là, nếu quá nhiều nội dung và nội dung nào cũng kém chất lượng, công chúng mục tiêu sẽ vào xem 1 lần và chẳng bao giờ quay lại nữa. Ngược lại, những nội dung thật sự chất lượng và có ích với họ sẽ khiến họ quay lại và đọc những bài tiếp theo. Dần dần sẽ tạo được tiếng vang.

Việc này cũng giống kinh doanh nhà hàng vậy. Bạn muốn gây sự chú ý bằng đồ ăn ngon hay là những chiêu trò hút khách.

4. Độ ảnh hưởng của bạn ảnh hưởng đến nội dung bạn viết

Đa số những người viết blog nổi tiếng đều có mối quan hệ rất rộng. Tất nhiên là sau khi viết blog thì họ sẽ quen được nhiều người hơn, tuy vậy, từ trước khi bắt đầu quá trình khởi tạo nội dung, họ đều đã có sẵn những mối quan hệ trong tay.

Content Marketing 04



Tại sao điều này lại cần thiết? Có những người bạn, người có chỗ đứng chia sẻ hoặc comment vào nội dung của bạn, đương nhiên nội dung của bạn sẽ đi xa hơn cũng như có chỗ đứng hơn.

Vì thế, người khởi tạo nội dung không thể chỉ ngồi một chỗ cả ngày. Họ phải đi nhiều nơi, quen nhiều người; như thế vừa mở rộng được mối quan hệ vừa có thể học thêm rất nhiều điều từ cuộc sống.

5. Hãy luôn nghe theo số liệu, không phải là cảm tính

Luôn luôn có sẵn những công cụ để bạn nghiên cứu về lượng fan, số lượng tương tác, nội dung và thời gian mà công chúng mục tiêu yêu thích. Không có lí do gì để không sử dụng những thông tin này nhằm giúp tăng traffic.
Content Marketing 05
Thử nhiều khoảng thời gian khác nhau, viết nhiều nội dung khác nhau, thậm chí thử nhiều voice khác nhau (nếu voice hiện tại không phát huy hiệu quả tốt), chỉ có như thế mới biết được mình nên làm gì, và làm như thế nào.

6. Tiêu đề, tiêu đề, xem lại tiêu đề!

Nhiều copywriter nổi tiếng dành thời gian "mát-xa" tiêu đề nhiều y như thời gian họ dành để edit cả bài viết. Nếu tiêu đề không hay, công chúng mục tiêu sẽ không quan tâm tới nội dung bên trong. Đó chính là lí do để những người khởi tạo nội dung vô cùng cân nhắc về tiêu đề của mình.

Nên thuê những người có kinh nghiệm viết tiêu đề ngắn gọn, gây được sự chú ý. Điều quan trọng là họ phải viết tốt và thật sự sáng tạo. Bạn chẳng có thể dạy ai phải sáng tạo như thế nào, nên tốt hơn hết là thuê người đã có máu đó trong người.

7. Bạn không nhất thiết phải viết để nhận được thành quả

Một khi trang của bạn đã đạt được một độ lớn nhất định, bạn có thể tăng traffic bằng việc sử dụng bài viết từ nguồn khác. Có rất nhiều nội dung hay và hữu ích trên mạng chưa được nhiều người chú í tới. Đây là trường hợp đôi bên cùng có lợi (win-win situation), bạn giúp quảng bá nội dung đó, và ngược lại cũng có nội dung hay cho trang của mình.

Song song với đó, vẫn phải chú tâm khởi tạo những nội dung của riêng mình. Và khi đăng lại bài viết của ai thì phải ghi rõ nguồn kèm họ tên, vài lời giới thiệu, thể hiện sự tôn trọng của mình với tác giả bài viết.

8. Cố gắng mang nội dung đi mọi nơi có thể

Khó khăn nhất là khoảng thời gian mới khởi tạo blog, khi mà chẳng ai biết gì về bạn cả. Lúc ấy, bạn phải bằng mọi cách có thể đưa nội dung tới tay công chúng mục tiêu. Nhờ những người bạn, gửi email, chạy Facebook Ads, SEO vv.. hãy làm mọi điều có thể cho những đứa con của mình.

Nguồn: Mix Digital

Liệu chúng ta có đang quá tập trung vào từ content, mà quên đi phạm trù marketing quan trọng hơn đằng sau nó? Bài viết dựa trên ý kiến chủ quan của Stephen Downes nhưng cũng đáng làm cho các marketer phải suy nghĩ về định nghĩa marketing nội dung.

Stephen Downes – thành viên sáng lập hội Wellmark, hiện đang là hiệu trưởng của QBrand Consulting,và giảng viên cao học về marketing và quảng cáo đã xác định những sai lầm Marketer có thể gặp phải khi làm content marketing:Nói đến thuật ngữ marketing nội dung, chẳng có ai nghĩ đến việc tạo dựng, lựa chọn và phát triển newsletter, tạp chí, hay thông cáo báo chí cả.

Chúng ta cũng không coi marketing nội dung là việc phát triển và thuê một bên thứ 3 phát triển một chương trình hội nghị nghiên cứu phục vụ cho kế hoạch đưa ra một dòng thuốc mới, hay khi ngồi suốt đêm trong một khách sạn tại một hội nghị quốc tế để viết một newsletter nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng phòng khám trong một trung tâm đa chức năng thử nghiệm, và fax chúng tới những bác sĩ ở Úc trong ngày hôm sau. .

Và cũng chẳng ai nói “content marketing” là công việc của tôi khi tôi có một vài ý kiến nhỏ được đăng trên các tạp chí kinh doanh hay đang designthêm một cột “Ý kiếncủa giám đốc điều hành” trong newsletter cho khách hàng.Nhưng tất cả những điều trên đều là ví dụ của việc quản lý “truyền thông quan hệ chiến lược” để đạt được mục tiêu truyền thông -được định hướng bởi chiến lược marketing.

Tuy nhiên, đáng lo là, trong rất nhiều những điều tôi được đọc về content marketing, dường như mọi người thường đặt khái niệm “content” lên trước nhiều và chỉ một ít là về marketing. Tôi đã đọc được vô số blog post từ những “chuyên gia” nội dung với những bài báo như “10 ý tưởng hay cho nội dung” hay “tips cho nội dung”, mặc dù những bài viết này chủ yếu đua nhau về số lượng chứ không phải về chất lượng. Tệ hơn nữa khi một trong những bậc thầy mô tả marketing nội dung như một “chiến lược”, và cho rằng nó rất “tiết kiệm chi phí và dễ dàng”...mà thậm chí không kèm dẫn chứng chứng minh nào. Và các phương pháp marketing nội dung có giá trị dường như chỉ có thể được làm rõ qua những ví dụ về cách tạo content qua những case study thực sự, nơi mà chúng ta có thể kiểm nghiệm được hiệu quả marketing cũng như ROI.

Tôi đã từng nghiên cứu rất nhiều năm về rất nhiều lĩnh vực và nhận ra nên cẩn trọng thế nào khi thêm một thuật ngữ khác sau từ “marketing”. Marketing là marketing. Những từ ngữ sáng tạo, kênh truyền thông mới và các chuyên gia marketing đến và đi, nhưng nguyên tắc cơ bản của marketing là bất biến.”Marketing nội dung” không phải là một lĩnh vực marketing mới. Hiểu theo nghĩa phức tạp, nó là về một số công cụ truyền thông mới, hiểu theo nghĩa đơn giản, nó chỉ là tránh cầm đèn chạy trước ô tô, để cho mọi thứ theo đúng thứ tự hợp lí.

Bạn có đang nhầm tưởng về content marketing?

Và tôi thực sự rất không thích từ “nội dung”. Nó chỉ mang nghĩa của một không gian chứa thông tin hoặc chỉ là một chỗ trống để lấp đầy, cũng tương tự như một cô tiểu thuyết gia nói với nhà xuất bản rằng “Đây là cuốn tiểu thuyết 500 trang của tôi, bây giờ tôi chỉ cần điền chữ vào đó thôi”. Rộng hơn, những người làm việc với “nội dung” thường sẽ phải đối mặt với rủi ro rằng họ chỉ được coi như là những “nhà cung cấp nội dung”. Thuật ngữ “marketing nội dung” không hề chỉ ra người cung cấp nội dung có nguồn hiểu biết về chiến dịch marketing, hoặc kĩ năng viết và sáng tạo thương mại, và nó cũng không chỉ ra rằng nội dung đó phải tuân theo một mục đích chiến lược cụ thể.

Như tôi đã đề cập ở trên, nội dung trong marketing là một khái niệm đã có từ rất lâu, và không chỉ trong những lĩnh vực như marketing cho ngành thuốc. Trước khi web và Facebook trở nên phổ thông, các marketer trong ngành hàng tiêu dùng nhanh đã tìm rất nhiều cách để mở rộng phạm vi khách hàng sử dụng những phiếu khuyến mãi họ nhận được sau khi mua hàng: Ví dụ mỗi thanh chocolate Ripple Cake được mua ở vùng ngoại thành đồng nghĩa với hai hộp bánh Arnott’s Choc Ripple đã được bán. Những người thu thập tem đã được động viên để tham gia câu lạc bộ Junior Philatelists và nhận được thông tin tem hằng quý. Đây là những ví dụ cổ điển về việc những gì ngày nay chúng ta vẫn gọi là “nội dung”, nhưng được dẫn dắt bởi một mục tiêu rõ ràng có thể đưa tới thành công thực sự.

Hãy nhớ rằng marketing là về giá trị. Nếu nội dung của bạn không giúp bạn tạo ra những giá trị vượt trội cho khách hàng và từ đó làm giảm đi lợi thế cạnh tranh, thì liệu nó có giá trị không? Và nếu nội dung của bạn thực sự được khách hàng đánh giá cao, thì tại sao bạn lại không đưa nó đến so sánh với đối thủ và khách hàng của họ?

Hơn nữa, tạo lập và quảng bá các nội dung chất lượng có cái giá của nó, hay ít nhất là chi phí cơ hội thậm chí nếu bạn chỉ ngồi ở bàn làm việc và tự tạo nội dung.

Mọi người tham gia vào quá trình lên kế hoạch, thiết kế, phát triển và quảng bá nội dung phải biết tại sao mỗi phần nhỏ trong nội dung đó lại được tạo nên, và chúng góp phần gì phục vụ cho mục tiêu chiến lược. Cụ thể hơn, nội dung ảnh hưởng đến khách hàng nào và hành vi nào của họ, và bằng cách nào? Và, trong một thế giới đầy những nội dung, tại sao khách hàng lại chú ý đến bạn?

Chỉ bởi vì chúng ta có sân chơi mới là social media không có nghĩa là marketer hay “những kiến trúc sư tạo nội dung” hay bất cứ điều gì chúng ta được gọi trong thời điểm này có thể chối từ đi những nguyên lí cơ bản của marketing và truyền thông tiếp thị.

Theo wellmark.com.au

15 kỹ năng marketing mà một người làm marketing cần nắm vững để có thể thể hiện tốt vai trò marketing trong tổ chức, doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường hội nhập.



1. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích khách hàng và thị trường

Marketing làm thỏa mãn khách hàng. Marketing hiện đại không bắt đầu từ trong phòng máy lạnh, lại càng không bắt đầu từ ý muốn chủ quan của những người trong công ty, marketing bắt đầu từ thị trường, từ nhu cầu người tiêu dùng, từ các yếu tố tác động đến hoạt động doanh nghiệp như môi trường vĩ mô và vi mô, và từ tình hình cạnh tranh. Người làm marketing phải biết thu thập thông tin và phân tích khách hàng và thị trường.

2. Kỹ năng phân khúc thị trường

Thị trường bao la, việc cung cấp một sản phẩm/dịch vụ chung cho tất cả thị trường không còn phù hợp trong thị trường trăm người bán vạn người mua như ngày nay. Người làm thị trường phải biết cách “nhìn” thị trường với nhiều mảng khác nhau theo cách nhìn riêng của mình, những mảng thị trường nầy có những sự khác biệt đặc trưng khác nhau. Nói một cách khác là phải nắm vững kỹ thuật phân khúc thị trường.

3. Kỹ năng phân tích lợi thế cạnh tranh

Hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh bị chi phối bởi các đối thủ cạnh tranh. Tổ tiên người Việt đã nói “biết người, biết ta trăm trận trăm thắng”, người làm thị trường phải biết vị trí cạnh tranh của mình so với từng đối thủ để từ đó có thể vạch ra chiến lược thích hợp.

4. Kỹ năng xác định thị trường mục tiêu

Trong một bối cảnh thị trường đa dạng và phong phú như ngày nay, câu hỏi “thị trường nào tôi nên cạnh tranh, thì trường nào tôi không nên?” luôn là một câu hỏi lớn mang tính chiến lược mà từng doanh nghiệp phải trả lời. Người làm marketing phải biết kỹ thuật phân tích để trên cơ sở đó chọn ra thị trường phù hợp với năng lực của doanh nghiệp.

5. Kỹ năng hoạch định chiến lược marketing

Chiến lược marketing là kim chỉ nam, là cơ sở để hoạch định marketing mix, người làm thị trường ở cấp quản lý phải có khả năng hoạch định chiến lược để định hướng cho hoạt động marketing của doanh nghiệp.

6. Kỹ năng xây dựng giải pháp cho khách hàng

Trên cơ sở những hiểu biết về khách hàng, người làm marketing phải có năng lực xây dựng gói giải pháp (sản phẩm, dịch vụ và những giá trị gia tăng khác) đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng khách hàng, tạo ra lợi thế ưu việt so với đối thủ.

7. Kỹ năng phát triển sản phẩm mới

Doanh nghiệp luôn cần sản phẩm mới để phát triển trong khi theo thống kê trên 70% sản phẩm mới ra đời bị thất bại trong 2 năm đầu tiên. Để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, người làm marketing phải nắm được những nguyên tắc cơ bản và qui trình phát triển sản phẩm mới.

8. Kỹ năng phát triển thị trường mới

Song song với việc phát triển sản phẩm mới, phát triển thị trường mới cũng là một nhu cầu thường xuyên của doanh nghiệp, người làm marketing cần nắm được những nguyên tắc, kỹ thuật và lộ trình hoạch định chiến lược phát triển thị trường mới.

9. Kỹ năng xây dựng chiến lược giá

Doanh nghiệp phát triển sản phẩm và cung cấp dịch vụ để mang lại lợi ích cho khách hàng, thế còn lợi ích của doanh nghiệp thì ai lo? Người làm marketing phải có kỹ năng sử dụng công cụ giá để thu lại giá trị và tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

10. Kỹ năng xây dựng chiến lược kênh

Thị trường là bao la, nhưng nếu không biết cách và đi lạc lối thì sẽ gặp khó khăn và không thể phát triển. Đã có nhiều doanh nghiệp thất bại vì không có một chiến lược thâm nhập thị trường thích hợp. Người làm marketing phải có năng lực hoạch định chiến lược kênh marketing để đưa sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng một cách hiệu quả.

11. Kỹ năng xây dựng chiến lược truyền thông

Để khách hàng nhớ đến và có thiện cảm với thương hiệu, biết rõ những ưu điểm của sản phẩm và hiểu rõ lý do tại sao họ nên mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thay vì mua của đối thủ, người làm marketing cần phải nắm vững kỹ năng hoạch định chiến lược và biết sử dụng những công cụ truyền thông hiện đại nhằm mang lại hiệu quả tối ưu. Kỹ năng nầy thực sự quan trọng trong bối cảnh doanh nghiệp hoạt động với một ngân sách marketing hạn chế.

12. Kỹ năng xây dựng chiến lược thương hiệu

Doanh nghiệp cần xây dựng một thương hiệu, hay một hệ thống thương hiệu thân thiện, gần gủi trong tâm trí của khách hàng. Người làm marketing cần phải nắm những nguyên tắc cần thiết để hoạch định và quản trị một chiến lược thương hiệu nhất quán với tầm nhìn, sứ mệnh, và phù hợp với chiến lược lâu dài của doanh nghiệp.

13. Kỹ năng hoạch định kế hoạch marketing ngắn hạn và trung hạn

Chiến lược là xương sống, là kim chỉ nam, là lợi thế cạnh tranh bền vững, là yếu tố mang tính sống còn đối với doanh nghiệp. Việc hoạch định chiến lược nói chung và chiến lược marketing nói riêng luôn đòi hỏi phải nắm vững kiến thức và kỹ năng để có thể dẫn dắt tổ chức tham gia trong suốt quá trình hoạch định kế hoạch.

14. Kỹ năng quản trị dự án marketing

Để tổ chức tung một sản phẩm mới, khai phá một thị trường mới, hay triển khai một sáng kiến marketing thành công, người làm marketing phải nắm được những kiến thức và kỹ năng cần thiết của công tác quản trị dự án marketing.

15. Kỹ năng tổ chức và quản lý hoạt động marketing

Có được một chiến lược tốt, một kế hoạch được hoạch định tốt chỉ mới quyết định 50% thành công, 50% còn lại phụ thuộc vào việc triển khai thực hiện. Để đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch marketing, người làm marketing phải có kỹ năng tổ chức và triển khai hoạt động marketing.

Theo Thủ Thuật Marketing

"Con ngỗng đẻ trứng vàng" của Apple không còn là iPhone hay iPad nữa. Trong bối cảnh cả 2 dòng sản phẩm đình đám này đều đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng sụt giảm, Quả táo đã tìm được một thị trường màu mỡ hơn smartphone và tablet rất nhiều: Thanh toán di động.

Thương mại điện tử: thành công tầm cỡ iPhone tiếp theo của Apple?  CEO Tim Cook

Thương mại điện tử có thể sẽ là miếng mồi ngon mới của Apple. Thông qua iTunes, iBooks và iOS App Store, doanh số của các sản phẩm phụ trợ, không-thuộc-về-Apple đã lên tới 4,4 tỷ USD trong Quý I/2014, tăng 19% so với năm ngoái.

Đây là một trong các mảng kinh doanh "nhỏ" của Apple, tuy vậy con số này vẫn là hết sức ấn tượng. Nếu như một công ty khởi nghiệp nào đó có thể đạt doanh số lên tới hơn 16 tỷ USD trong một năm và đạt tốc độ tăng trưởng gần 20%, chắc chắn công ty này sẽ nhận được sự tán thưởng đồng loạt từ báo giới và giới phân tích.

Thực tế, doanh số 4,4 tỷ USD trong một quý của Apple thậm chí còn vượt qua rất nhiều các tên tuổi lớn trong ngành thương mại điện tử. Ví dụ, trong năm qua, Zappos chỉ đạt doanh số khoảng 2 tỷ USD, tức không bằng 1/2 doanh số của Apple trong một quý.

Cơ hội lớn trên nền tảng Apple

Trong khi báo giới và người hâm mộ vẫn mải mê theo dõi chiếc đồng hồ thông minh iWatch và các mẫu iTV mang thương hiệu Apple (vốn cho đến giờ vẫn chỉ là tin đồn), các nhà kinh doanh sẽ học được rất nhiều nếu nhìn vào cung cách hoạt động của Apple hiện tại. Rất có thể, tương lai và tốc độ tăng trưởng của Apple sẽ nằm ở mảng bán lẻ trực tuyến và bán lẻ di động, thay vì đến từ các sản phẩm smartwatch và TV chưa xuất hiện chính thức dưới bất cứ một hình thức nào.

Thương mại điện tử: thành công tầm cỡ iPhone tiếp theo của Apple?

CEO Tim Cook

Trong buổi họp công bố doanh thu vừa qua, Tim Cook đã đề cập tới mảng kinh doanh khá mới mẻ này:

"Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy rằng mọi người rất thích được mua nội dung số, bất kể và âm nhạc, phim hay sách từ iPhone, thông qua Touch ID. Đó là một tính năng rất đơn giản, dễ dàng và tinh tế, và rõ ràng cơ hội ở đây là rất lớn.

Chi trả qua di động nói chung là một mảng kinh doanh mà chúng tôi rất quan tâm tới, và đó là một trong những ý tưởng nằm đằng sau Touch ID. Nhưng chúng tôi sẽ không ngừng lại ở đó. Do đó, trong khi tôi không có điều gì mới để công bố ngày hôm nay, nhưng bạn có thể nhìn vào các con số thống kê khách hàng và lượng doanh thu đi qua các thiết bị iOS so với các đối thủ cạnh tranh để thấy rằng iOS đang tạo ra một cơ hội rất lớn".

Nếu như Tim Cook đưa ra tuyên bố tương tự về TV hay smartwatch, tất cả mọi người chắc chắn sẽ "phát điên" vì thích thú. Các fan của Apple sẽ nhảy cẫng lên vì sung sướng.

Nhưng vì vị CEO này chỉ nói về mảng bán lẻ "cũ kỹ và nhàm chán", gần như chẳng có ai thèm chú ý đến phát biểu này cả. Thực tế, trên mảng bán lẻ di động, Apple đã bỏ xa Google và Android một khoảng rất xa. Ngay cả trong bối cảnh phần lớn người tiêu dùng lựa chọn Android, phần lớn doanh thu bán hàng trực tuyến di động được thực hiện qua iPhone. Đây là lý do để Tim Cook đưa ra tuyên bố về "lượng doanh thu qua các thiết bị iOS so với các đối thủ cạnh tranh" để thấy rằng iOS đang tạo ra một cơ hội rất lớn.

Mục đích thực sự của Touch ID

Con ngỗng đẻ trứng vàng của Apple không còn là iPhone hay iPad nữa. Trong bối cảnh cả 2 dòng sản phẩm đình đám này đều đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng sụt giảm, Quả táo đã tìm được một thị trường màu mỡ hơn smartphone và tablet rất nhiều: thanh toán di động.

Con ngỗng đẻ trứng vàng của Apple không còn là iPhone hay iPad nữa. Trong bối cảnh cả 2 dòng sản phẩm đình đám này đều đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng sụt giảm, Quả táo đã tìm được một thị trường màu mỡ hơn smartphone và tablet rất nhiều: thanh toán di động.

Một trong những đột phá công nghệ gần đây nhất của Apple được tạo ra để tăng doanh số mảng bán lẻ.

Nhiều người cho rằng Touch ID được tạo ra để tăng tính bảo mật cho iOS, rằng không ai có thể sử dụng chiếc iPhone 5s đã bị lấy cắp của bạn bởi kẻ cắp không có vân tay của bạn. Song, Touch ID có một ứng dụng quan trọng hơn rất nhiều: Do Touch ID giúp điện thoại của bạn trở nên cực kì an toàn, iPhone sẽ trở thành một thiết bị chi trả di động gần như hoàn hảo.

Đó là lý do vì sao Eddy Cue, giám đốc mảng Phần mềm và Dịch vụ Intenet của Apple, hiện đang cố gắng hết sức để xây dựng một dịch vụ chi trả di động mới cho người dùng iTunes. Eddy Cue và phó chủ tịch mảng cửa hàng trực tuyến của Apple, Jennifer Bailey đã tiến hành gặp gỡ với lãnh đạo của các công ty nổi tiếng như PayPal, Square, Stripe, Braintree, Venmo và cả Google để hiện thực hóa tầm nhìn mới này.

Cùng lúc, Quả táo cũng đang xây dựng một hệ thống marketing bán lẻ di động có tên gọi iBeacon. Đây chắc chắn không phải là một điều tình cờ.

Apple đang xây dựng một hệ thống bán lẻ trên toàn nước Mỹ

Thương mại điện tử: thành công tầm cỡ iPhone tiếp theo của Apple?

Các cửa hàng vật lý giờ đã có sẵn các máy phát Bluetooth để gửi các mẩu quảng cáo, các lời mời chào tới iPhone của bạn mỗi lần bạn ghé thăm. Do đó, nếu bạn bật tính năng iBeacon, các đối tác của Apple tham gia vào chương trình này sẽ ngay lập tức biết được bạn đang ở đâu, bất cứ lúc nào.

Nếu bạn có thể chi trả bằng smartphone thay vì bằng tiền hay thẻ tín dụng trong ví, Apple đã chính thức tạo ra một hệ thống bán lẻ di động hoàn thiện từ đầu đến cuối.

Trong nhiều năm liền, trở ngại lớn nhất mà ngành marketing di động cần phải giả quyết không phải là làm thế nào để lôi kéo người dùng đến một cửa hàng và bỏ tiền ra mua hàng, mà là làm thế nào để xác nhận rõ hành vi mua bánh vừa diễn ra thuộc về một chiếc smartphone cụ thể hoặc thuộc về một người dùng nhất định. Một vài công ty khác đã cố gắng hết sức để giải quyết bài toán này, song kể cả khi bạn vừa check in vào một cửa hàng thông qua Foursquare hay Facebook, nếu như nhân viên bán hàng không xác nhận liên hệ giữa lần check in của bạn và hóa đơn mua hàng, tất cả sẽ là vô nghĩa với các công ty quảng cáo.

Nếu như người dùng có thể nhận khuyến mại qua iBeacon và thanh toán bằng iPhone của họ, trở ngại này sẽ được giải quyết. Bởi vậy, nếu Tim Cook xây dựng thành công Touch ID và iBeacon, mảng thương mại điện tử của Apple sẽ lớn mạnh hơn cả iWatch lẫn iTV rất nhiều lần.

Theo VnReview

Google gần như là một huyền thoại trong lĩnh vực tuyển dụng, với các câu chuyện về những câu hỏi cực khó khi phỏng vấn, hay danh sách những tài năng làm việc tại đây.

Việc Google luôn đứng ở vị trí cao trong danh sách những công ty tốt nhất để làm việc cũng khiến nhiều người có ước mơ được vào đây. Nhưng thực sự để vào được Google bạn cần những gì?

Cần gi để có thể làm việc ở Google

Bạn cần những kỹ năng gì để có thể làm việc ở Google?

Để tìm câu trả lời cho câu hỏi trên, Thomas Friedman, tác giả của cuốn "Thế giới phẳng" đã có cuộc trò chuyện với Laszlo Bock, phó chủ tịch phụ trách nhân sự của Google. Trước đây, Bock đã từng khẳng định GPA (điểm trung bình) không có ý nghĩa gì trong việc tuyển dụng. Thậm chí, tỉ lệ nhân viên không học đại học tại Google ngày càng cao, có một số vị trí lên tới 14%.

Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là thành tích học tập cao không phải là tốt, nhất là với những công việc đòi hỏi kiến thức về toán và lập trình ở Google. Dù vậy, theo Bock thì có 5 đức tính và kỹ năng mà mọi vị trí tại Google đều yêu cầu.

Cần gi để có thể làm việc ở Google

Laszlo Bock là phó chủ tịch, phụ trách nhân sự của Google

Nếu như vị trí của bạn là vị trí về kỹ thuật, chúng tôi sẽ xem xét khả năng lập trình của bạn, và phải đến một nửa vị trí ở Google là làm về kỹ thuật. "Tuy nhiên, với mọi vị trí nói chung, chúng tôi sẽ đánh giá khả năng tiếp thu, chứ không phải là chỉ số IQ. Đây là khả năng học hỏi, xử lý và tập hợp thông tin. Chúng tôi sử dụng các bài phỏng vấn để đánh giá một cách có cấu trúc các hành vi, để đảm bảo rằng ứng viên đáp ứng được yêu cầu".

Kỹ năng thứ hai chính là khả năng lãnh đạo. Tuy nhiên, theo Bock thì đây là "kỹ năng lãnh đạo khẩn cấp, chứ không phải là loại kỹ năng lãnh đạo truyền thống. Kỹ năng lãnh đạo truyền thống là việc bạn có phải chủ tịch câu lạc bộ cờ hay phó chủ tịch kinh doanh hay không, và bạn mất bao lâu để đạt vị trí đó. Chúng tôi không quan tâm vấn đề ấy. Điều chúng tôi quan tâm là nếu như bạn là thành viên của một nhóm và gặp sự cố, bạn có sẵn sàng đứng lên và lãnh đạo hay không. Và quan trọng không kém là bạn có chịu nhường lại vị trí đó cho người khác hay không. Để trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả trong môi trường của công ty, bạn cần phải biết nhường quyền quyết định cho người khác".


Cần gi để có thể làm việc ở Google
Văn phòng Google rất đẹp và thoải mái, được coi là một nơi lý tưởng để làm việc

Hai đức tính tiếp theo là sự khiêm nhường và tính làm chủ. Đó là cảm giác về trách nhiệm, về tính làm chủ, khiến cho bạn phải cố gắng giải quyết vấn đề, và sự khiêm nhường để có thể tiếp nhận ý tưởng của người khác. "Mục tiêu cuối cùng là làm sao để giải quyết vấn đề cùng với những người khác. Khi tôi đã tham gia đóng góp xong, tôi sẽ để cho người khác đóng góp ý tưởng của họ".

Sự khiêm nhường không chỉ thể hiện ở việc để người khác đóng góp, mà còn là sự khiêm nhường về trí tuệ, vì nếu không bạn sẽ không thể học hỏi thêm được. Đó là lý do vì sao nhiều người tốt nghiệp tốt nghiệp ở các trường danh tiếng có hiệu quả làm việc chỉ thường thường. "Những người thành công và thông minh thường ít khi phải nhận thất bại, do đó họ không rút ra được kinh nghiệm qua các thất bại đó".

Thay vào đó, họ tìm cách đổ lỗi cho thất bại của mình: Nếu như có thành công thì do tôi tài giỏi, còn nếu có vấn đề thì là do lỗi của người khác, do tôi không có đủ nguồn lực hay thị trường đã thay đổi… Những người thành công nhất tại Google là những người sẵn sàng bảo vệ quan điểm của mình, nhưng cũng rất chịu khó tiếp thu. Bạn cần phải cá tính, nhưng đồng thời cũng biết kiềm chế cái tôi lại.

Trong số các yêu cầu, yêu cầu ít quan trọng nhất là chuyên môn. Nếu như một nhân viên sẵn sàng tiếp thu, luôn tìm hiểu điều mới, chịu khó học hỏi và có kỹ năng lãnh đạo khi cần thiết, nhưng lại không có chuyên môn thì có thể họ sẽ làm mọi thứ rối hết lên, nhưng đôi khi họ cũng sẽ đưa ra được một giải pháp hoàn toàn mới, và điều đó cũng rất giá trị.

Có thể nói, tài năng của một nhân viên có thể được thể hiện qua rất nhiều dạng, và được hình thành từ nhiều phương thức khác nhau, do vậy việc tuyển dụng cũng phải bám sát được điều đó, chứ không chỉ là nhìn vào tên tuổi của trường mà họ đã tốt nghiệp. "Bạn có thể gặp những người không đi học, nhưng vẫn rất giỏi giang, và họ là những người thực sự xuất sắc. Chúng ta cần làm tất cả mọi việc để có thể tìm ra những con người đó". Trong khi đó, nhiều trường đại học "không thể đem lại những gì họ đã hứa hẹn. Bạn sẽ phải nợ một khoản lớn để được đi học, nhưng lại không học được những điều hữu dụng nhất".


Cần gi để có thể làm việc ở Google
Đại học không phải con đường duy nhất để đến với Google

Tất nhiên, việc vào đại học và có kết quả tốt vẫn là con đường ngắn nhất để có được kiến thức đối với nhiều ngành nghề. Tuy nhiên, bạn vần phải biết rằng điểm số cao không có nghĩa bạn sẽ có khả năng làm việc tốt. Thế giới chỉ quan tâm và trả tiền cho những gì bạn có thể làm với kiến thức của mình, còn bạn học từ đâu không quan trọng. Và bạn cần đầu tư cho những kỹ năng mềm như khả năng lãnh đạo, sự khiêm nhường, khả năng hợp tác, thích nghi và học hỏi.

Theo VnReview

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.