Latest Post

15 kỹ năng marketing mà một người làm marketing cần nắm vững để có thể thể hiện tốt vai trò marketing trong tổ chức, doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường hội nhập.



1. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích khách hàng và thị trường

Marketing làm thỏa mãn khách hàng. Marketing hiện đại không bắt đầu từ trong phòng máy lạnh, lại càng không bắt đầu từ ý muốn chủ quan của những người trong công ty, marketing bắt đầu từ thị trường, từ nhu cầu người tiêu dùng, từ các yếu tố tác động đến hoạt động doanh nghiệp như môi trường vĩ mô và vi mô, và từ tình hình cạnh tranh. Người làm marketing phải biết thu thập thông tin và phân tích khách hàng và thị trường.

2. Kỹ năng phân khúc thị trường

Thị trường bao la, việc cung cấp một sản phẩm/dịch vụ chung cho tất cả thị trường không còn phù hợp trong thị trường trăm người bán vạn người mua như ngày nay. Người làm thị trường phải biết cách “nhìn” thị trường với nhiều mảng khác nhau theo cách nhìn riêng của mình, những mảng thị trường nầy có những sự khác biệt đặc trưng khác nhau. Nói một cách khác là phải nắm vững kỹ thuật phân khúc thị trường.

3. Kỹ năng phân tích lợi thế cạnh tranh

Hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh bị chi phối bởi các đối thủ cạnh tranh. Tổ tiên người Việt đã nói “biết người, biết ta trăm trận trăm thắng”, người làm thị trường phải biết vị trí cạnh tranh của mình so với từng đối thủ để từ đó có thể vạch ra chiến lược thích hợp.

4. Kỹ năng xác định thị trường mục tiêu

Trong một bối cảnh thị trường đa dạng và phong phú như ngày nay, câu hỏi “thị trường nào tôi nên cạnh tranh, thì trường nào tôi không nên?” luôn là một câu hỏi lớn mang tính chiến lược mà từng doanh nghiệp phải trả lời. Người làm marketing phải biết kỹ thuật phân tích để trên cơ sở đó chọn ra thị trường phù hợp với năng lực của doanh nghiệp.

5. Kỹ năng hoạch định chiến lược marketing

Chiến lược marketing là kim chỉ nam, là cơ sở để hoạch định marketing mix, người làm thị trường ở cấp quản lý phải có khả năng hoạch định chiến lược để định hướng cho hoạt động marketing của doanh nghiệp.

6. Kỹ năng xây dựng giải pháp cho khách hàng

Trên cơ sở những hiểu biết về khách hàng, người làm marketing phải có năng lực xây dựng gói giải pháp (sản phẩm, dịch vụ và những giá trị gia tăng khác) đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng khách hàng, tạo ra lợi thế ưu việt so với đối thủ.

7. Kỹ năng phát triển sản phẩm mới

Doanh nghiệp luôn cần sản phẩm mới để phát triển trong khi theo thống kê trên 70% sản phẩm mới ra đời bị thất bại trong 2 năm đầu tiên. Để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, người làm marketing phải nắm được những nguyên tắc cơ bản và qui trình phát triển sản phẩm mới.

8. Kỹ năng phát triển thị trường mới

Song song với việc phát triển sản phẩm mới, phát triển thị trường mới cũng là một nhu cầu thường xuyên của doanh nghiệp, người làm marketing cần nắm được những nguyên tắc, kỹ thuật và lộ trình hoạch định chiến lược phát triển thị trường mới.

9. Kỹ năng xây dựng chiến lược giá

Doanh nghiệp phát triển sản phẩm và cung cấp dịch vụ để mang lại lợi ích cho khách hàng, thế còn lợi ích của doanh nghiệp thì ai lo? Người làm marketing phải có kỹ năng sử dụng công cụ giá để thu lại giá trị và tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

10. Kỹ năng xây dựng chiến lược kênh

Thị trường là bao la, nhưng nếu không biết cách và đi lạc lối thì sẽ gặp khó khăn và không thể phát triển. Đã có nhiều doanh nghiệp thất bại vì không có một chiến lược thâm nhập thị trường thích hợp. Người làm marketing phải có năng lực hoạch định chiến lược kênh marketing để đưa sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng một cách hiệu quả.

11. Kỹ năng xây dựng chiến lược truyền thông

Để khách hàng nhớ đến và có thiện cảm với thương hiệu, biết rõ những ưu điểm của sản phẩm và hiểu rõ lý do tại sao họ nên mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thay vì mua của đối thủ, người làm marketing cần phải nắm vững kỹ năng hoạch định chiến lược và biết sử dụng những công cụ truyền thông hiện đại nhằm mang lại hiệu quả tối ưu. Kỹ năng nầy thực sự quan trọng trong bối cảnh doanh nghiệp hoạt động với một ngân sách marketing hạn chế.

12. Kỹ năng xây dựng chiến lược thương hiệu

Doanh nghiệp cần xây dựng một thương hiệu, hay một hệ thống thương hiệu thân thiện, gần gủi trong tâm trí của khách hàng. Người làm marketing cần phải nắm những nguyên tắc cần thiết để hoạch định và quản trị một chiến lược thương hiệu nhất quán với tầm nhìn, sứ mệnh, và phù hợp với chiến lược lâu dài của doanh nghiệp.

13. Kỹ năng hoạch định kế hoạch marketing ngắn hạn và trung hạn

Chiến lược là xương sống, là kim chỉ nam, là lợi thế cạnh tranh bền vững, là yếu tố mang tính sống còn đối với doanh nghiệp. Việc hoạch định chiến lược nói chung và chiến lược marketing nói riêng luôn đòi hỏi phải nắm vững kiến thức và kỹ năng để có thể dẫn dắt tổ chức tham gia trong suốt quá trình hoạch định kế hoạch.

14. Kỹ năng quản trị dự án marketing

Để tổ chức tung một sản phẩm mới, khai phá một thị trường mới, hay triển khai một sáng kiến marketing thành công, người làm marketing phải nắm được những kiến thức và kỹ năng cần thiết của công tác quản trị dự án marketing.

15. Kỹ năng tổ chức và quản lý hoạt động marketing

Có được một chiến lược tốt, một kế hoạch được hoạch định tốt chỉ mới quyết định 50% thành công, 50% còn lại phụ thuộc vào việc triển khai thực hiện. Để đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch marketing, người làm marketing phải có kỹ năng tổ chức và triển khai hoạt động marketing.

Theo Thủ Thuật Marketing

"Con ngỗng đẻ trứng vàng" của Apple không còn là iPhone hay iPad nữa. Trong bối cảnh cả 2 dòng sản phẩm đình đám này đều đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng sụt giảm, Quả táo đã tìm được một thị trường màu mỡ hơn smartphone và tablet rất nhiều: Thanh toán di động.

Thương mại điện tử: thành công tầm cỡ iPhone tiếp theo của Apple?  CEO Tim Cook

Thương mại điện tử có thể sẽ là miếng mồi ngon mới của Apple. Thông qua iTunes, iBooks và iOS App Store, doanh số của các sản phẩm phụ trợ, không-thuộc-về-Apple đã lên tới 4,4 tỷ USD trong Quý I/2014, tăng 19% so với năm ngoái.

Đây là một trong các mảng kinh doanh "nhỏ" của Apple, tuy vậy con số này vẫn là hết sức ấn tượng. Nếu như một công ty khởi nghiệp nào đó có thể đạt doanh số lên tới hơn 16 tỷ USD trong một năm và đạt tốc độ tăng trưởng gần 20%, chắc chắn công ty này sẽ nhận được sự tán thưởng đồng loạt từ báo giới và giới phân tích.

Thực tế, doanh số 4,4 tỷ USD trong một quý của Apple thậm chí còn vượt qua rất nhiều các tên tuổi lớn trong ngành thương mại điện tử. Ví dụ, trong năm qua, Zappos chỉ đạt doanh số khoảng 2 tỷ USD, tức không bằng 1/2 doanh số của Apple trong một quý.

Cơ hội lớn trên nền tảng Apple

Trong khi báo giới và người hâm mộ vẫn mải mê theo dõi chiếc đồng hồ thông minh iWatch và các mẫu iTV mang thương hiệu Apple (vốn cho đến giờ vẫn chỉ là tin đồn), các nhà kinh doanh sẽ học được rất nhiều nếu nhìn vào cung cách hoạt động của Apple hiện tại. Rất có thể, tương lai và tốc độ tăng trưởng của Apple sẽ nằm ở mảng bán lẻ trực tuyến và bán lẻ di động, thay vì đến từ các sản phẩm smartwatch và TV chưa xuất hiện chính thức dưới bất cứ một hình thức nào.

Thương mại điện tử: thành công tầm cỡ iPhone tiếp theo của Apple?

CEO Tim Cook

Trong buổi họp công bố doanh thu vừa qua, Tim Cook đã đề cập tới mảng kinh doanh khá mới mẻ này:

"Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy rằng mọi người rất thích được mua nội dung số, bất kể và âm nhạc, phim hay sách từ iPhone, thông qua Touch ID. Đó là một tính năng rất đơn giản, dễ dàng và tinh tế, và rõ ràng cơ hội ở đây là rất lớn.

Chi trả qua di động nói chung là một mảng kinh doanh mà chúng tôi rất quan tâm tới, và đó là một trong những ý tưởng nằm đằng sau Touch ID. Nhưng chúng tôi sẽ không ngừng lại ở đó. Do đó, trong khi tôi không có điều gì mới để công bố ngày hôm nay, nhưng bạn có thể nhìn vào các con số thống kê khách hàng và lượng doanh thu đi qua các thiết bị iOS so với các đối thủ cạnh tranh để thấy rằng iOS đang tạo ra một cơ hội rất lớn".

Nếu như Tim Cook đưa ra tuyên bố tương tự về TV hay smartwatch, tất cả mọi người chắc chắn sẽ "phát điên" vì thích thú. Các fan của Apple sẽ nhảy cẫng lên vì sung sướng.

Nhưng vì vị CEO này chỉ nói về mảng bán lẻ "cũ kỹ và nhàm chán", gần như chẳng có ai thèm chú ý đến phát biểu này cả. Thực tế, trên mảng bán lẻ di động, Apple đã bỏ xa Google và Android một khoảng rất xa. Ngay cả trong bối cảnh phần lớn người tiêu dùng lựa chọn Android, phần lớn doanh thu bán hàng trực tuyến di động được thực hiện qua iPhone. Đây là lý do để Tim Cook đưa ra tuyên bố về "lượng doanh thu qua các thiết bị iOS so với các đối thủ cạnh tranh" để thấy rằng iOS đang tạo ra một cơ hội rất lớn.

Mục đích thực sự của Touch ID

Con ngỗng đẻ trứng vàng của Apple không còn là iPhone hay iPad nữa. Trong bối cảnh cả 2 dòng sản phẩm đình đám này đều đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng sụt giảm, Quả táo đã tìm được một thị trường màu mỡ hơn smartphone và tablet rất nhiều: thanh toán di động.

Con ngỗng đẻ trứng vàng của Apple không còn là iPhone hay iPad nữa. Trong bối cảnh cả 2 dòng sản phẩm đình đám này đều đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng sụt giảm, Quả táo đã tìm được một thị trường màu mỡ hơn smartphone và tablet rất nhiều: thanh toán di động.

Một trong những đột phá công nghệ gần đây nhất của Apple được tạo ra để tăng doanh số mảng bán lẻ.

Nhiều người cho rằng Touch ID được tạo ra để tăng tính bảo mật cho iOS, rằng không ai có thể sử dụng chiếc iPhone 5s đã bị lấy cắp của bạn bởi kẻ cắp không có vân tay của bạn. Song, Touch ID có một ứng dụng quan trọng hơn rất nhiều: Do Touch ID giúp điện thoại của bạn trở nên cực kì an toàn, iPhone sẽ trở thành một thiết bị chi trả di động gần như hoàn hảo.

Đó là lý do vì sao Eddy Cue, giám đốc mảng Phần mềm và Dịch vụ Intenet của Apple, hiện đang cố gắng hết sức để xây dựng một dịch vụ chi trả di động mới cho người dùng iTunes. Eddy Cue và phó chủ tịch mảng cửa hàng trực tuyến của Apple, Jennifer Bailey đã tiến hành gặp gỡ với lãnh đạo của các công ty nổi tiếng như PayPal, Square, Stripe, Braintree, Venmo và cả Google để hiện thực hóa tầm nhìn mới này.

Cùng lúc, Quả táo cũng đang xây dựng một hệ thống marketing bán lẻ di động có tên gọi iBeacon. Đây chắc chắn không phải là một điều tình cờ.

Apple đang xây dựng một hệ thống bán lẻ trên toàn nước Mỹ

Thương mại điện tử: thành công tầm cỡ iPhone tiếp theo của Apple?

Các cửa hàng vật lý giờ đã có sẵn các máy phát Bluetooth để gửi các mẩu quảng cáo, các lời mời chào tới iPhone của bạn mỗi lần bạn ghé thăm. Do đó, nếu bạn bật tính năng iBeacon, các đối tác của Apple tham gia vào chương trình này sẽ ngay lập tức biết được bạn đang ở đâu, bất cứ lúc nào.

Nếu bạn có thể chi trả bằng smartphone thay vì bằng tiền hay thẻ tín dụng trong ví, Apple đã chính thức tạo ra một hệ thống bán lẻ di động hoàn thiện từ đầu đến cuối.

Trong nhiều năm liền, trở ngại lớn nhất mà ngành marketing di động cần phải giả quyết không phải là làm thế nào để lôi kéo người dùng đến một cửa hàng và bỏ tiền ra mua hàng, mà là làm thế nào để xác nhận rõ hành vi mua bánh vừa diễn ra thuộc về một chiếc smartphone cụ thể hoặc thuộc về một người dùng nhất định. Một vài công ty khác đã cố gắng hết sức để giải quyết bài toán này, song kể cả khi bạn vừa check in vào một cửa hàng thông qua Foursquare hay Facebook, nếu như nhân viên bán hàng không xác nhận liên hệ giữa lần check in của bạn và hóa đơn mua hàng, tất cả sẽ là vô nghĩa với các công ty quảng cáo.

Nếu như người dùng có thể nhận khuyến mại qua iBeacon và thanh toán bằng iPhone của họ, trở ngại này sẽ được giải quyết. Bởi vậy, nếu Tim Cook xây dựng thành công Touch ID và iBeacon, mảng thương mại điện tử của Apple sẽ lớn mạnh hơn cả iWatch lẫn iTV rất nhiều lần.

Theo VnReview

Google gần như là một huyền thoại trong lĩnh vực tuyển dụng, với các câu chuyện về những câu hỏi cực khó khi phỏng vấn, hay danh sách những tài năng làm việc tại đây.

Việc Google luôn đứng ở vị trí cao trong danh sách những công ty tốt nhất để làm việc cũng khiến nhiều người có ước mơ được vào đây. Nhưng thực sự để vào được Google bạn cần những gì?

Cần gi để có thể làm việc ở Google

Bạn cần những kỹ năng gì để có thể làm việc ở Google?

Để tìm câu trả lời cho câu hỏi trên, Thomas Friedman, tác giả của cuốn "Thế giới phẳng" đã có cuộc trò chuyện với Laszlo Bock, phó chủ tịch phụ trách nhân sự của Google. Trước đây, Bock đã từng khẳng định GPA (điểm trung bình) không có ý nghĩa gì trong việc tuyển dụng. Thậm chí, tỉ lệ nhân viên không học đại học tại Google ngày càng cao, có một số vị trí lên tới 14%.

Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là thành tích học tập cao không phải là tốt, nhất là với những công việc đòi hỏi kiến thức về toán và lập trình ở Google. Dù vậy, theo Bock thì có 5 đức tính và kỹ năng mà mọi vị trí tại Google đều yêu cầu.

Cần gi để có thể làm việc ở Google

Laszlo Bock là phó chủ tịch, phụ trách nhân sự của Google

Nếu như vị trí của bạn là vị trí về kỹ thuật, chúng tôi sẽ xem xét khả năng lập trình của bạn, và phải đến một nửa vị trí ở Google là làm về kỹ thuật. "Tuy nhiên, với mọi vị trí nói chung, chúng tôi sẽ đánh giá khả năng tiếp thu, chứ không phải là chỉ số IQ. Đây là khả năng học hỏi, xử lý và tập hợp thông tin. Chúng tôi sử dụng các bài phỏng vấn để đánh giá một cách có cấu trúc các hành vi, để đảm bảo rằng ứng viên đáp ứng được yêu cầu".

Kỹ năng thứ hai chính là khả năng lãnh đạo. Tuy nhiên, theo Bock thì đây là "kỹ năng lãnh đạo khẩn cấp, chứ không phải là loại kỹ năng lãnh đạo truyền thống. Kỹ năng lãnh đạo truyền thống là việc bạn có phải chủ tịch câu lạc bộ cờ hay phó chủ tịch kinh doanh hay không, và bạn mất bao lâu để đạt vị trí đó. Chúng tôi không quan tâm vấn đề ấy. Điều chúng tôi quan tâm là nếu như bạn là thành viên của một nhóm và gặp sự cố, bạn có sẵn sàng đứng lên và lãnh đạo hay không. Và quan trọng không kém là bạn có chịu nhường lại vị trí đó cho người khác hay không. Để trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả trong môi trường của công ty, bạn cần phải biết nhường quyền quyết định cho người khác".


Cần gi để có thể làm việc ở Google
Văn phòng Google rất đẹp và thoải mái, được coi là một nơi lý tưởng để làm việc

Hai đức tính tiếp theo là sự khiêm nhường và tính làm chủ. Đó là cảm giác về trách nhiệm, về tính làm chủ, khiến cho bạn phải cố gắng giải quyết vấn đề, và sự khiêm nhường để có thể tiếp nhận ý tưởng của người khác. "Mục tiêu cuối cùng là làm sao để giải quyết vấn đề cùng với những người khác. Khi tôi đã tham gia đóng góp xong, tôi sẽ để cho người khác đóng góp ý tưởng của họ".

Sự khiêm nhường không chỉ thể hiện ở việc để người khác đóng góp, mà còn là sự khiêm nhường về trí tuệ, vì nếu không bạn sẽ không thể học hỏi thêm được. Đó là lý do vì sao nhiều người tốt nghiệp tốt nghiệp ở các trường danh tiếng có hiệu quả làm việc chỉ thường thường. "Những người thành công và thông minh thường ít khi phải nhận thất bại, do đó họ không rút ra được kinh nghiệm qua các thất bại đó".

Thay vào đó, họ tìm cách đổ lỗi cho thất bại của mình: Nếu như có thành công thì do tôi tài giỏi, còn nếu có vấn đề thì là do lỗi của người khác, do tôi không có đủ nguồn lực hay thị trường đã thay đổi… Những người thành công nhất tại Google là những người sẵn sàng bảo vệ quan điểm của mình, nhưng cũng rất chịu khó tiếp thu. Bạn cần phải cá tính, nhưng đồng thời cũng biết kiềm chế cái tôi lại.

Trong số các yêu cầu, yêu cầu ít quan trọng nhất là chuyên môn. Nếu như một nhân viên sẵn sàng tiếp thu, luôn tìm hiểu điều mới, chịu khó học hỏi và có kỹ năng lãnh đạo khi cần thiết, nhưng lại không có chuyên môn thì có thể họ sẽ làm mọi thứ rối hết lên, nhưng đôi khi họ cũng sẽ đưa ra được một giải pháp hoàn toàn mới, và điều đó cũng rất giá trị.

Có thể nói, tài năng của một nhân viên có thể được thể hiện qua rất nhiều dạng, và được hình thành từ nhiều phương thức khác nhau, do vậy việc tuyển dụng cũng phải bám sát được điều đó, chứ không chỉ là nhìn vào tên tuổi của trường mà họ đã tốt nghiệp. "Bạn có thể gặp những người không đi học, nhưng vẫn rất giỏi giang, và họ là những người thực sự xuất sắc. Chúng ta cần làm tất cả mọi việc để có thể tìm ra những con người đó". Trong khi đó, nhiều trường đại học "không thể đem lại những gì họ đã hứa hẹn. Bạn sẽ phải nợ một khoản lớn để được đi học, nhưng lại không học được những điều hữu dụng nhất".


Cần gi để có thể làm việc ở Google
Đại học không phải con đường duy nhất để đến với Google

Tất nhiên, việc vào đại học và có kết quả tốt vẫn là con đường ngắn nhất để có được kiến thức đối với nhiều ngành nghề. Tuy nhiên, bạn vần phải biết rằng điểm số cao không có nghĩa bạn sẽ có khả năng làm việc tốt. Thế giới chỉ quan tâm và trả tiền cho những gì bạn có thể làm với kiến thức của mình, còn bạn học từ đâu không quan trọng. Và bạn cần đầu tư cho những kỹ năng mềm như khả năng lãnh đạo, sự khiêm nhường, khả năng hợp tác, thích nghi và học hỏi.

Theo VnReview

Khi làm SEO website có lẽ bạn đã nghe quá nhiều những câu nói như “ Content is the King” nội dung là vua, nên tập trung vào tạo ra nội dung chất lượng. ..”

Nhưng vấn đề là làm thế nào để tạo nội dung website chất lượng? tiêu chuẩn nào để đánh giá một page có nội dung chất lượng?

Để trả lời cho vấn đề này tôi nghĩ câu trả lời từ chính một công cụ tìm kiếm nào đó sẽ có trọng lượng hơn. Và ở bài viết này những thông tin từ Bing công cụ tìm kiếm của Microsoft hi vọng sẽ có giá trị cho bạn.


Nội dung chất lượng – Ai công nhận?

Có 2 thước đo chính để đánh giá nội dung chất lượng.

Đầu tiên là người dùng. Liệu họ có cảm thấy nội dung bạn viết ra có chất lượng cao hay không? Họ có tương tác với nội dung hay không?

Nếu câu trả lời của bạn đơn giản là: “ Có, họ vẫn đến website của tôi, và tôi vẫn nhận được nhiều visitor” hãy cẩn thận bởi những dấu hiệu an toàn đó không có nghĩa là mọi việc đều ổn như bạn nghĩ.

Hãy thử nghĩ xem nếu một visitor ở lại website bạn chỉ một vài giây liệu họ có thực sự tiêu hóa hết nội dung bạn có trong một khoảng thời gian ngắn như vậy hay không?

Chất lượng là do sự đánh giá của visitor và thời gian ở lại trên web ngắn có thể chỉ ra rằng nội dung không nắm bắt được sự quan tâm của visitor. Nội dung có điều gì đó không lôi kéo được sự chú ý của họ.

Thứ 2 là search engine. Những cỗ máy thu thập dữ liệu ( crawlers) từ search engine đóng vai trò như visitor nhưng trong hầu hết trường hợp thì chúng có thể tiêu hóa hết nội dung mà chúng tìm thấy. Từ đó đưa ra vài dấu hiệu đánh giá về chất lượng nội dung của bạn.

Nếu bạn đã hoàn tất mọi thứ trên một trang và chờ để được index nhưng vẫn không thấy search engine đả động tới những trang này đó có thể là dấu hiệu cho thấy những trang này có nội dung chất lượng thấp.
Chất lượng của page đề cập ở đây không nhất thiết phải là về mặt thẩm mỹ cũng như cảm nhận. Page có thể trông rất đẹp và có đủ các loại hình tương tác nhưng nội dung của nó lại không tạo ra được sự khác biệt để lôi kéo người dùng.

Điều này có thể xảy ra với những website sử dụng nội dung lại từ những nguồn khác. Website ecommerce là ví dụ điển hình do việc sử dụng mô tả sản phẩm từ nhà sản xuất tràn lan trên internet. Về cơ bản nội dung kiểu này thiếu đi tính duy nhất, một dấu hiệu của nội dung chất lượng thấp.

Như vậy cả visitor tới website và search engine có thể đưa ra những phản hồi về thế nào là nội dung chất lượng.

nguoi-dung-va-search-engine-thich-noi-dung-chat-luong

Cả người dùng và Search Engine đều thích nội dung chất lượng

Đây là một vài trọng điểm khác bạn cần tránh khi tạo ra nội dung:

Nội dung trùng lặp: Đừng sử dụng những bài viết hoặc nội dung đã xuất hiện ở một nơi khác. Hãy viết nội dung duy nhất của chính bạn.

Nội dung mỏng: Đừng tạo ra những trang chỉ với một vài nội dung liên quan thưa thớt. Hãy viết sâu hơn nữa khi tạo nội dung, nghĩ về “uy tín” khi tạo trang của bạn. hãy đòi hỏi chính mình tạo ra những bài viết sẽ được xem xét là uy tín trong tất cả các bài viết về cùng chủ đề đó.

Tránh việc toàn chữ hoặc toàn hình: Hãy tạo ra sự cân bằng trong bài viết . Hình ảnh sẽ giúp minh họa rõ nghĩa cho nội dung hoặc sử dụng text để diễn đạt cho hình ảnh. Hãy nhớ chữ nằm bên trong hình sẽ không thể đọc được bởi crawler.

Không thể chia sẻ: Đừng tự khép kín nội dung của mình, hãy tạo ra cách để người đọc có thể dễ dàng chia sẻ lên mạng xã hội.

Không kiểm tra kỹ trước khi xuất bản: Khi hòan thành việc viết nội dung, hãy dành thời gian kiểm tra lại lỗi chính tả, ngữ pháp và sự trôi chảy. Liệu bạn có cảm thấy vấp váp khi một từ bị lặp lại quá nhiều? Hãy bỏ bớt chúng đi, viết lại và thay thế bởi những từ khác.

Tránh video quá dài: Nếu bạn sản xuất nội dung trên video hãy làm cho nó dễ tiêu hóa. Một video ngắn 3-4 phút vẫn có thể truyển tải đủ nội dung hữu ích mà bạn làm cho nó dài tới 20 phút là quá kinh khủng. Không chỉ làm tăng thời gian download mà còn dẫn tới visitor không hài lòng vì phải chờ quá lâu để load. Hơn nữa nếu bạn có làm transcription cho video hãy cố gắng ngắn gọn đừng quá dài dòng.

Tạo những page nội dung quá dài: Nếu nội dung bạn dài hãy tách nó làm 2 trang. Người đọc cần điểm ngắt để có thể tiêu hóa hết nội dung vì thế hãy chú ý tạo sự cân bằng ở đây. Hãy đảm bảo giải pháp phân trang phù hợp tránh trùng lặp nội dung.

Tạo nội dung chỉ vì mục đích cho có nội dung: Nếu bạn đang hướng tới bài viết chuẩn SEO hãy đảm bảo nó giá trị. Đừng chỉ thêm chữ vào để tạo ra những trang dài lê thê vô giá trị. Hãy đảm bảo có chữ, hình ảnh, video tất cả liên quan với nhau.

Như vậy làm thế nào để tạo ra nội dung chất lượng?

Hãy bắt đầu với sự tập trung. Một kế hoặch chi tiết. Nếu bạn tập trung vào việc đảm bảo mang lại trải nghiệm người dùng tốt nhất cho visitor thì bạn sẽ cố gắng để lấp đầy những khoảng trống cho họ khi đến với website. Bạn sẽ đáp ứng câu trả lời của visitor về những chủ đề mà họ đang tìm kiếm.
viết nội dung chất lượng như thế nào

Nội dung phải mang lại trải nghiệm người dùng tốt nhất

Lấy ví dụ về nội dung làm SEO cho website thương mại điện tử. Giả sử bạn đang bán một máy khoan không dây. Tất cả những gì bạn có chỉ là những mô tả chung từ nhà cung cấp. Bạn phải làm gì?
Đầu tiên là làm vài nghiên cứu để hiểu giá trị liên quan mà nội dung có thể mang lại cho bạn. Nếu mức lợi nhuận hợp lý thì đáng để tối ưu. Về cơ bản giá trị bạn đạt được là những chuyển đổi bạn có được khi đầu tư vào nội dung. Đó là những gì bạn nên cố gắng để hiểu.

Hãy bắt đầu từ những thông tin cơ bản mà nhà cung cấp đã cho nhưng hãy mở rộng nó ra. Đi vào mô tả chi tiết sản phẩm. đừng chỉ nói trọng lượng với những con số khô khan mà hãy liên hệ nó với những thứ độc giả có thể hình dung.

Nói với tôi nó nặng 1kg7 không có ý nghĩa nhiều với tôi. Nói với tôi nó nặng tương đương với thứ gì đó như cái búa quen thuộc chẳng hạn sẽ dễ dàng hình dung hơn.

Mô tả chi tiết những gì người mua sẽ nhận được. Giải thích chế độ bảo hành. Giải thích chi tiết từng bộ phận với nhiều hình ảnh. Thậm chí bạn có thể chỉ ra công dụng của khoan được sử dụng để khoan trên những chất liệu khác nhau. Một video ngắn sẽ làm người dùng dễ hiểu nó được sử dụng như thế nào cho phù hợp với mục đích của họ.

Trong ví dụ trang ecommerce trên, vấn đề lớn nhất bạn đối mặt là qui mô sản phẩm (bởi vì site ecommerce rất nhiều sản phẩm). Hãy xem xét những số liệu để xác định những trang nào để đầu tư thời gian. Không phải mọi dự án và mọi trang đều đáng giá mà lao đầu vào làm. Nhắm mục tiêu những trang chuyển đổi tốt nhất mà bạn nhận được kết quả tốt nhất để đầu tư.

Chỉ cho chúng tôi biết nội dung của bạn

Cho dù bạn gọi nó là rich snippets hay những cái tên nào đó thích hợp hơn, thì hành động đánh dấu nội dung để chỉ cho Search engine biết chi tiết hơn về nội dung là một sự đầu tư khôn ngoan. Bằng cách tuân theo những hưỡng dẫn tại Schema.org bạn có thể chèn những thẻ meta xung quanh nội dung của bạn.

Visitor không nhìn thấy nhưng search engine sẽ thấy, cho phép chúng tôi hiểu nội dung của bạn và sử dụng chúng duy nhất để tạo ra nhiều trải nghiệm tìm kiếm hơn. Hãy dành thời gian tìm hiểu về vấn đề này để xem bạn có thể tận dụng nội dung giá trị bạn đang tạo theo cách mới hay không.

Kết luận.

Hãy nắm lấy cách tiếp cận sâu hơn này để viết nội dung web, trang mà visitor bắt gặp sẽ được xem như một trang uy tín về chủ đề đó. Mục tiêu bạn cần tập trung là làm sao khi một visitor đến với trang của bạn, nội dung sẽ trả lời được tất cả những gì họ cần. Khuyến khích họ thực hiện hành động tiếp theo để ở lại với bạn. Nếu nội dung của bạn không lôi kéo họ ở lại họ sẽ bỏ đi.

Search engine có thể biết đuợc điều này bằng cách xem dwell time ( thời gian ở lại). dwell time là khoảng thời gian khi một user click một link từ trang kết quả tìm kiếm cho tới khi họ quay trở lại từ website của bạn.
Một phút hay 2 phút là khoảng thời gian hợp lý để có thể dễ dàng xác định visitor đã tiêu thụ hết nội dung trên trang. Ít hơn 1-2 giây có thể xem là một kế quả xấu. Và đó không chỉ là yếu tố chúng tôi đánh giá khi xác định chất lượng, nó là dấu hiệu để chúng tôi xem xét xếp hạng.

Nếu bạn sản xuất nội dung chất lượng, cả visitor và search engine đều thích. Visitor tới website chia sẻ những gì họ đã tìm thấy ở đây, tăng giá trị cho bạn và chỉ cho search engine biết website bạn có giá trị. Search engine có thể thấy được các liên kết đang được xây dựng, sự tương tác xảy ra khi bạn xếp hạng trong kết quả tìm và những hành động người dùng thực hiện khi họ click và kết quả của bạn

Viết nội dung chất lượng và tương lai của bạn được đảm bảo. Tạo nội dung web giá trị thấp bạn đã định trước kết thúc cho mình trong hàng triệu kết quả tìm kiếm giá trị thấp mà không bao giờ nhìn thấy bất kì traffic nào.

Nguồn: Taka.com.vn

Tối ưu chuyển đổi là một ý tưởng đơn giản và nó có thể thực sự mang lại hiệu quả. Bạn chỉ cần kiểm tra các phiên bản khác nhau của một trang và xem đó là một kết quả trong hầu hết các doanh số bán hàng hoặc bất cứ điều gì khác mà bạn muốn.

Cách tối ưu chuyển đổi khi không có nhiều lượng  truy cập

Nhưng nếu trang web của bạn tương đối mới và bạn không nhận được nhiều lượng truy cập? Bạn vẫn có thể sử dụng các bài thử nghiệm phân chia hiệu quả? Chắc chắn bạn có thể, nó chỉ là cách tiếp cận hơi khác nhau.

Dưới đây là một số cách mà bạn có thể làm cho CRO (Tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi) hiệu quả hơn ngay cả khi bạn không có nhiều lượng truy cập.

Quy tắc 1: thực hiện những thay đổi lớn

Trong bất kỳ thử nghiệm split nào, bạn cần một số các bước nhất định để đạt được “ý nghĩa thống kê” mà về cơ bản nghĩa là xác suất kết quả phản ánh sự thật chứ không phải chỉ là một sự may mắn. 

Nói cách khác:

Một phiên bản A của một trang có thể có một tỷ lệ chuyển đổi là 5% nghĩa là trung bình nó làm cho 5% chuyển đổi cho mỗi khách truy cập. Nhưng trong trường hợp có hàng trăm khách truy cập tới nó có thể xảy ra để làm cho 7 chuyển đổi và do đó sẽ xuất hiện một tỷ lệ chuyển đổi là 7% - đó là lý do tại sao bạn cần nhiều khách truy cập. Do đó, những con số này trở thành sự kiện chính xác hơn.

Cách tối ưu chuyển đổi khi không có nhiều lượng  truy cập

Nếu phiên bản A và phiên bản B có tỷ lệ chuyển đổi tương tự sau đó bạn sẽ cần một mức độ chính xác cao hơn trước khi bạn chắc chắn rằng một trong hai là tốt hơn. Nhưng nếu phiên bản A và phiên bản B có tỷ lệ chuyển đổi khác nhau, người chiến thắng sẽ được phát hiện sớm hơn và rõ ràng hơn.

Thử nghiệm thay đổi đáng kể hơn giữa các phiên bản trang sẽ có nhiều khả năng sản xuất ra những sự khác biệt lớn trong tỷ lệ chuyển đổi, nghĩa là bạn cần phải hiển thị trang ít hơn trước khi bạn có thể thông báo một người chiến thắng.

Quy tắc 2: kiểm tra mục tiêu với giá trị chuyển đổi tốt hơn

Bạn có một sự lựa chọn những thứ cần thiết để tối ưu và tốt nhất là tối ưu cho những điều mà thực sự tạo ra doanh thu – vì vậy, bạn có thể muốn tối ưu cho doanh số bán hàng.

Tiếc là những thứ như thế thường có tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn nghĩa là chúng mất nhiều thời gian để kiểm tra, so sánh, thử nghiệm cho tỷ lệ thoát, thời gian On page hoặc CT (click through).

Ví dụ:

Chúng ta hãy lấy ví dụ một trang bán hàng đơn giản. Mục tiêu chính của bạn là để bán hàng nhưng mục tiêu thứ hai là chỉ cho khách truy cập nhấp chuột vào bất kỳ trang nào trên trang web của bạn. Chuyển đổi trang bán hàng ở mức 2.7% và mục tiêu chuyển đổi phụ là 34%.

Chúng ta hãy nói rằng sau 100 khách truy cập bạn đã thực hiện ba doanh số bán hàng và được 32 bàn thắng mục tiêu. Điều này sẽ cung cấp cho bạn số liệu thống kê rõ ràng như sau:

- Mục tiêu 1 – 2.7% tỷ lệ thực tế - 3% tỷ lệ rõ ràng – 11.1% biên độ lỗi.
- Mục tiêu 2 – 34% tỷ lệ thực tế - 32 tỷ lệ rõ ràng – 5.89% biên độ lỗi.

Vì vậy, bạn có thể thấy tỷ lệ chuyển đổi rõ ràng hoặc đo được 2 mục tiêu nhiều hơn, chính xác hơn trong các thử nghiệm. Đây là thói quen về cách hoạt động của số liệu thống kê. 

Trong khi tối ưu cho doanh số bán hàng, bạn có thể tăng lợi nhuận của bạn bằng cách bắt đầu với một bài thử nghiệm giá trị cao hơn như thử nghiệm cho tỷ lệ thoát:

Để giảm tỷ lệ thoát của bạn, chỉ cần chạy một thử nghiệm mà chỉ cần nhấn vào bát kỳ liên kết trên trang web được coi là một chuyển đổi. Vì vậy, nếu tỷ lệ thoát của bạn là 40% thì tỷ lệ chuyển đổi của bạn là 60% và đó là số điểm để đánh bại.

Cảnh báo nhỏ:

Việc giảm tỷ lệ thoát của bạn không nhất thiết phải tăng doanh số bán hàng của bạn, do đó không làm bất cứ điều gì làm tổn hại đến việc bán hàng của bạn nhưng miễn là bạn nhận thấy rằng khi giảm tỷ lệ thoát sẽ làm tăng các loại chuyển đổi.

Quy tắc 3: giảm các biến thể

Đây là một khái niệm khá cơ bản, nếu bạn đang chạy một thử nghiệm trên một trang của trang web và trang đó nhận được 100 khách truy cập mỗi tháng thì bạn sẽ phải phân chia khách truy cập giữa các trang hiện có (biến thể A hay còn gọi là điều khiển) và các biến thể khác của bạn.

Nếu bạn có ít lượng truy cập thì bạn chỉ nên kiểm tra một số biến thể mới tại một thời điểm.

Bằng cách này bạn có thể cung cấp cho biến thể mới của bạn 50 khách truy cập mỗi tháng. Trong khi đó, nếu bạn cố gắng thêm sự thay đổi khác, mỗi sự thay đổi sẽ chỉ có được 33 khách truy cập mỗi tháng – tăng thời gian để có được một kết quả hợp lệ.

Quy tắc 4: kiểm tra các trang có lượng truy cập cao

Tương tự với kiểm tra bán hàng, nó sẽ tốt hơn nếu bạn có thể bắt đầu tối ưu trang thanh toán của bạn hoặc hình thức liên lạc của bạn, nhưng trong khi bạn nhận được rất ít lượng truy cập thì việc này có thể không khả thi.

Khả năng là trang chủ của bạn được cá nhân ghé thăm nhiều hơn bất kỳ trang khác trên trang web của bạn, vì vậy hãy bắt đầu (hoặc trên bất cứ trang nào để có được lượng truy cập nhiều nhất).

Kiểm tra trang chủ của bạn có thể sẽ nhanh hơn nhiều so với thử nghiệm trang thanh toán nghĩa là bạn sẽ thấy những cải thiện nhanh hơn và có nghĩa là lượng truy cập xuống những trang khác dễ dàng hơn để kiểm tra chúng sau này.

Quy tắc 5: kiểm tra rất nhiều thứ

Tất nhiên trong khi bạn chỉ nên kiểm tra hai biến thể trên mỗi trang thì không có lý do tại sao bạn không thể chạy thử nghiệm đồng thời trên các trang khác nhau...

Việc làm này sẽ không tăng tốc độ hoặc kiểm tra, nhưng nó không có nghĩa là bạn có thể nhận được nhiều kết quả hơn trong một vài tuần hoặc vài tháng và rõ ràng đó là một điều tốt.

Vì vậy, bạn có thể kiểm tra các bản sao và tiêu đề trên trang chủ với mục tiêu chuyển đổi của chúng là giảm tỷ lệ trả thoát.

Đồng thời kiểm tra email đăng ký hoàn tất trên các trang blog của bạn.

Cảnh báo:

Đây là một chiến lược mạo hiểm và bạn cần phải cẩn thận để không thử nghiệm những điều có thể tương tác mà không xét nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kết quả của bạn.

Ví dụ, giả sử bạn có một trang web thương mại điện tử. Nếu bạn kiểm tra trang chủ của bạn và một trang thể loại cùng một lúc, một sự thay đổi trên trang chủ có thể gửi chất lượng truy cập khác nhau đến trang thể loại, có thể ảnh hưởng đến loại hình bố trí làm việc tốt nhất trên trang đó.

Lý tưởng nhất, bạn sẽ muốn kiểm tra tất cả bốn tổ hợp:

- Trang chủ A với trang thể loại A 
- Trang chủ A với trang thể loại B 
- Trang chủ B với trang thể loại A 
- Trang chủ B với trang thể loại B

Nhưng khi bạn không có nhiều lượng truy cập thì trong trường hợp này nó có thể không khả thi. Vì vậy, trong thời gian này, hãy cố gắng thử nghiệm những điều giới hạn chuyển đổi riêng biệt, theo ví dụ của chúng tôi với các thử nghiệm bài đăng trên blog ít có khả năng gây phản ứng bất ngờ.

Thậm chí bạn có thể kiểm tra tỷ lệ thoát trên các trang khác nhau cùng một lúc, vì vậy ví dụ bạn có thể kiểm tra các bản sao và bố cục trang chủ của bạn, trang và các trang blog cùng một lúc.

Quy tắc 6: kiểm tra tất cả các trang cùng một lúc

Lựa chọn cuối cùng của bạn tất nhiên là kiểm tra tất cả các trang cùng một lúc trong cùng một thử nghiệm. Bạn có thể làm điều này bằng cách nhóm các trang và thử nghiệm những thay đổi chung xuất hiện trên mỗi trang.

Ví dụ cổ điển được thử nghiệm điều hướng chính của bạn nhưng bạn cũng có thể kiểm tra những thứ như:

- Tiêu đề và logo 
- Bảng màu 
- Xem và cảm nhận trang web 
- Thay đổi toàn bộ cách bố trí 

Kiểm tra như thế này thường ít khoa học nhưng khi bạn nhận được rất ít lượng truy cập thì chúng có thể là một cách hiệu quả để bắt đầu bởi vì bạn sẽ thu được khách truy cập trên trang web của bạn khi thử nghiệm.

Ưu điểm là bạn có thể theo dõi nhiều mục tiêu chuyển đổi cùng một lúc:

- Tốc độ trung bình trên trang web 
- Xem trang liên hệ 
- Thêm vào giỏ hàng 
- Hoàn thiện bán hàng 
- …

Và bạn có thể thấy những thay đổi của bạn tác động đến tất cả các số liệu và cách chúng tương tác. Miễn là bạn thận trọng hay không bởi mỗi số liệu có ý nghĩa thống kê riêng.

Quy tắc 7 và 8: bắt đầu ngay bây giờ

Ngay cả khi bạn đang nhận được lượng truy cập gần như bằng không thì nó vẫn còn giá trị để đưa ra một thử nghiệm ngay bây giờ bởi vì bạn có thể để nó trong sáu tháng nếu bạn có trước khi bạn đưa ra kết luận. Bạn bắt đầu thử nghiệm sớm hơn là bắt đầu thu thập dữ liệu và sớm hơn là bắt đầu tìm hiểu thêm về trang web của bạn và truy cập của bạn và đó không phải là một điều xấu.

Chỉ cần nhớ là phải kiên nhẫn, nếu bạn quản lý để chạy bốn hoặc năm thử nghiệm trong 12 tháng tiếp theo và bạn quản lý để có được hai hoặc ba bàn thắng tốt, thì thời gian này năm tới trang web của bạn sẽ được thực hiện tốt hơn.

Nguồn www.thegioiseo.com

Apple là cái tên làm mưa làm gió trên thị trường công nghệ và luôn được biết đến với thương hiệu hãng công nghệ yêu thích nhất của người dùng. Tuy nhiên, điều này chỉ còn là quá khứ.

amazon

Theo thống kê từ một cuộc khảo sát hãng nghiên cứu Forrester Research, thực hiện mới đây, năm qua, một số cái tên tuổi lớn đã xuất hiện đá văng Apple ra khỏi vị trí đầu danh sách như Amazon, Samsung, Microsoft, hay Sony.

Forrester Research cho biết, Cuộc khảo sát thực hiện tại Mỹ về mức hài lòng của họ với các sản phẩm của các hãng công nghệ. Amazon đạt kết quả xuất sắc với 91 điểm vươn lên đứng vị trí đầu bảng trong danh sách các hãng công nghệ được yêu thích nhất, theo sau là các tên tuổi có tiếng trong làng công nghệ gồm Sony hạng nhì với 83 điểm, Samsung và Microsoft đồng hạng ba với 82 điểm, Apple chấp nhận chịu lép vế ở vị trí thứ 5 khi để thua người dẫn đầu tới 10 điểm. Trong khi đó, ở cuộc khảo sát cũng do chính Forrester thực hiện hồi đầu năm 2012 và 2013 thì Apple chỉ đứng sau Amazon mà thôi.

Forrester Research

Được biết Forrester thực hiện việc nghiên cứu của mình với hơn 7000 người dùng Mỹ và họ sẽ được hỏi ba câu:

Khi làm việc với các công ty thì người dùng cảm thấy thoải mái như thế nào?
Khi làm việc với các công ty thì mọi việc có dễ dàng không?
Các công ty đáp ứng được nhu cầu của người dùng đến mức độ nào?

Dựa vào những câu trả lời của người tham gia mà Forrester sẽ gán điểm số tương ứng và đưa ra kết quả như trên. Điểm từ 70 đến 80 được xem là “Được”, từ 80 đến 85 là “Tốt”, và 85 đến 95 là “Xuất sắc”.

Dự báo trong năm nay, Apple vẫn chưa thể bước qua người khổng lồ Amazon để tiến chiếm vị trí đứng đầu sau nhiều năm đạt được.

Theo Dred.vn

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.