Latest Post

Tôi hiểu rằng bạn muốn blog của mình thu hút được nhiều sự chú ý hơn. Nhưng bạn sẽ làm gì?

Viết bài chăm chỉ hơn?

Được rồi, bạn có thể cứ ôm lấy bàn phím và gõ cho tới khi những ngón tay của bạn đỏ tấy lên. Hoặc là, bạn có thể nghĩ ra cách gì đó để nâng cao chất lượng thay vì số lượng. Thực sự, bằng cách thứ 2, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong ngày, và không cần thúc giục bản thân viết càng nhanh càng tốt nữa. Nếu bạn đang cố gắng để làm việc hiệu quả hơn, đây là những điều mà một blogger cần làm

12 thủ thuật blog giúp bạn lên một tầm cao mới

Trước khi bắt đầu, hãy làm rõ làm một điều: Không một thủ thuật nào có thể thay thế được những bài viết chất lượng cao. Ở đây, tôi ra những thủ thuật giúp tăng hiệu suất truy cập vào blog của bạn, ngoài việc chỉ viết và đăng bài. Tuy nhiên, xin lỗi những kẻ lười biếng, chúng tôi không phải là ảo thuật gia :)

1. Thu thập thông tin từ những website tin cậy

Đối với những người chỉ tập trung vào việc tự viết blog của mình, thủ thuật này sẽ thực sự thay đổi thói quen của bạn. Thay vì tự làm tất cả, hãy tìm kiếm thông tin từ tên tuổi lớn, những website đáng tin cậy và có lượt chia sẻ cao. Bạn đã bao giờ thấy tôi viết về Facebook Business Pages hay thông tin từ một ai đó qua Facebook chưa? Hẳn là đã từng, phải không? Việc “mượn danh quan lớn” này không chỉ giúp bạn không phải è cổ ra viết bài (tuyệt vời!) mà còn kéo theo một lượng lớn những độc giả của website đó sang blog của bạn.

Không chỉ lượng khách truy cập vào blog bạn tăng vọt, họ còn giúp bạn chia sẻ thêm những bài viết đó về blog của họ. Hãy tưởng tượng nếu như họ cũng là những blogger có tiếng thì sao. Đây là cơ hội tuyệt vời để tiếp cận với những độc giả tiềm năng của bạn.

2. Tăng lượng độc giả thường xuyên (Subscribers)

Nói tới mức độ thu hút từ blog của bạn, bạn có thể sẽ tốn một khoảng thời gian đáng kể chỉ để tăng số lượng subscriber. Thử nhìn qua phần số liệu thống kê và xem đa phần nguồn truy cập vào blog bạn tới từ đâu. Một vài thông qua các phương tiện truyền thông, một vài nhờ vào công cụ tìm kiếm, một vài là truy cập thẳng… Nhưng tôi đoán rằng đa phần đến từ email, phải không? Tại sao lại như vậy?

Khi bạn có một lượng độc giả sẵn sàng nhận cập nhật thông tin từ blog bạn qua email, mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Mỗi khi bạn đăng bài mới lên blog, họ sẽ được cập nhật ngay vào email cá nhân. Đó là một lời nhắc vô cùng giá trị khiến độc giả muốn ghé thăm blog bạn thường xuyên hơn. Dưới đây là một số thủ thuật blog dành cho bạn:

Chèn thêm những lời gợi ý kèm đường dẫn vào blog của bạn, thậm chí trong từng bài viết. Bạn cũng có thể chèn đường dẫn blog vào các trang khác tại website của bạn khi thích hợp.
Thiết kế riêng một trang để người đọc có thể dễ dàng đăng ký cập nhật blog của bạn, và hãy chia sẻ nó lên mạng xã hội.

Phía dưới những email gửi đi hãy thêm một dòng gợi ý người dùng đăng ký cập nhật (bằng cách nhấn vào đường link)

3. Tối ưu hóa tiêu đề cho những bài viết cũ

Khi bạn đăng lên một bài viết mới, bạn muốn có một tiêu đề thật hấp dẫn, thứ khiến tất cả mọi người đều muốn nhấp chuột vào. Thế nhưng, chúng nhanh chóng bị chôn vùi khi bạn đăng thêm các bài mới. Vậy là những bài viết thuộc về quá khứ của bạn càng lúc càng chìm nghỉm, không thể nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Và chúng trở nên vô dụng.

Tôi đùa đấy. Sự thực là những bài viết cũ kỹ ấy vẫn ẩn chứa hàng ngàn những giá trị tuyệt vời cho blog của bạn – Nên nhớ rằng mỗi bài viết đều xuất hiện trong SERPS (trang hiển thị kết quả tra cứu), và chúng sẽ phát huy tác dụng tối đa nếu như bạn đặt tiêu đề theo đúng tiêu chuẩn SEO. Như vậy, nếu muốn tăng khả năng người khác tìm đến, hãy đổi lại một tiêu đề khác thông minh và hấp dẫn hơn. Chẳng hạn, thay vì “Các bước SEO” hãy thử bằng “5 bước để SEO từ khóa lên top Google“.

4. Tối ưu hóa những lời kêu gọi hành động (Call-to-action)


Hẳn là bạn không viết blog chỉ để cho vui, phải không? Bạn đang cố gắng để tăng lượng truy cập nhiều lên. Từ đó, bạn sẽ thu hút được rất nhiều sự chú ý. Mang lại khách hàng cho bạn. Quả là một công cụ tuyệt vời.

Đó cũng chính là lý do vì sao bạn cần thêm những lời kêu gọi vào khắp các bài viết trên blog bạn, và dẫn dụ người xem tìm tới nhiều bài viết khác của bạn hơn. Bất cứ lúc vào, việc chú tâm vào các lời nhắc nhở đối với độc giả cũng là một đầu tư đáng giá. Từ đó bạn có thể tìm được nhiều và nhiều hơn những khách hàng tiềm năng. Kiểm tra kỹ càng những yếu tố như bố cục, màu sắc, tỷ lệ chuyển đổi qua lại giữa các bài viết/blog.

5. Cập nhật CTA vào trong các bài viết cũ

Ý tưởng này kết hợp từ điều 3 và 4 ở trên. Trong điều 3, chúng ta đã nói về việc những bài viết cũ vẫn thu hút được các lượt truy cập nhờ SERPS (đặc biệt là khi bạn đã tối ưu hóa tiêu đề). Còn ở điều 4, chúng ta đã thử nghiệm để tìm ra thiết kế nào hiệu quả và hấp dẫn nhất. Gộp hai điều đó lại, hãy thay thế các CTA mới mẻ và hợp lý hơn. Nếu bạn không có nhiều thời gian, hãy bắt đầu từ các bài viết có lượt truy cập cao nhất, sau đó từ từ làm tới các bài viết khác.

6. Cập nhật nội dung cho những bài viết cũ được yêu thích

Đừng quên nhìn lại những bài viết cũ thu hút được nhiều người xem, hãy xem mục số liệu thống kê trên blog bạn để biết thêm chi tiết. Có cái nào cần cập nhật thông tin mới không?

Có một số thủ thuật blog để làm điều này. Cách thứ nhất, bạn có thể viết một bài hoàn toàn mới và chèn thêm đường dẫn cũ vào bài này. Hoặc là, bạn có thể đơn giản câp nhật bài viết với những bổ sung mới hơn. Dựa vào hệ thống quản lý nội dung (CMS) và hệ thống email mà bạn đang sử dụng, sẽ quyết định bạn nên chọn cách nào. Cả hai đều có ưu và nhược điểm riêng của mình.

Ở lựa chọn đầu tiên, bạn phải chắc chắn rằng đường dẫn đó chính xác và vẫn còn họat động. Đối với lựa chọn thứ hai, bạn cần đảm bảo rằng nó vẫn được coi như một bài viết mới và những độc giả của bạn sẽ nhận được thông báo qua email. Hãy suy nghĩ và lựa chọn cách thức dễ dàng hơn cho bạn.

Nếu bạn cảm thấy có chút áy náy gì đó, vậy thì bạn đã hiểu nhầm việc làm này. Đây là các lý do vì sao:

Nếu thông tin đã lỗi thời, nó cần phải được cập nhật.

Những độc giả mới của bạn có lẽ chưa có cơ hội được đọc bài viết bổ ích đó.

Những người đã đọc nó trước đây, sau một thời gian dài, họ không còn nhớ nữa. Đây là cách để quay vòng lượt truy cập hữu hiệu nhất.

7. Thực hiện phân loại chủ đề

Nếu như bạn đã làm việc nghiêm túc với blog của mình, tới lúc bạn sẽ nhận ra cần phân loại chúng theo các chủ đề được người đọc quan tâm. Một bản phân loại chủ đề sẽ nói cho bạn biết bạn nên viết những gì để thu hút độc giả hơn. Đơn giản như việc xuất ra bảng số liệu thống kê từ blog bạn, và sắp xếp nó lại theo từng hạng mục, lượt xem, chia sẻ…để biết chủ đề nào được ưa thích nhất.

Sau đó, những chủ đề không được quan tâm nhiều lắm, không có nghĩa là bạn sẽ loại bỏ chúng hoàn toàn. Bạn không muốn hy sinh cả một cái blog chỉ vì lượt truy cập, phải không? Tuy nhiên, biết được những chủ đề nào thu hút người xem cũng giúp bạn tăng lượng độc giả nhanh chóng hơn.

8. Truyền thông hóa trang blog của bạn

Nếu bạn chưa làm thì ngay bây giờ hãy dành chút thời gian để đưa blog bạn tiếp xúc với các phương tiện truyền thông. Sự thành công của một trang mạng phụ thuộc nhiều vào nó. Blog của bạn nên các nút chia sẻ lên mạng xã hội (như facebook, twitter, tumblr, pinterest, etc.). Như vậy, bạn có thể mở rộng phạm vi và đối tượng độc giả. Bạn có thể đi một bước xa hơn, bằng cách chèn thêm những ứng dụng gợi ý người đọc chia sẻ lên mạng xã hội. Những việc như vậy sẽ khiến nội dung trên blog của bạn được biết tới và gần gũi hơn đối với nhiều người xem.

9. Tối ưu hóa các trang được nhiều khách viếng thăm nhất

Nếu như blog bạn phát triển lên, nó có khả năng sẽ bao gồm nhiều hơn một trang chỉ cuộn lên – kéo xuống thông thường. Bạn có thể cập nhật thêm nhiều phần khác cho blog của bạn (như banner, footer, etc.) Hãy nghiên cứu những chỗ mà người xem nhấn tắt blog của bạn, và thêm vào đó một vài trang chuyển tiếp khác. Đây cũng là một cách mà các nhà tiếp thị truyền thông thường xuyên khai thác để tân dụng các cú nhấp chuột của khách hàng.

10. Sử dụng blog cho những thử nghiệm mới


Thử nghĩ về danh sách email mà bạn có như một đóa hoa ngọt ngào. Bạn cần phải tưới nước nhẹ nhàng cho nó mỗi ngày, chứ không phải dùng vòi phun cứu hỏa.

Hóa ra tôi không giỏi dùng phép ẩn dụ lắm, nhưng tôi nghĩ bạn cũng hiểu ý tôi muốn nói. Nếu bạn gửi email quá thường xuyên, bạn sẽ nhận ra lượng người ghé thăm và đăng ký cập nhật qua email giảm đi nhanh chóng. Do vậy, hãy sử dụng blog để thử nghiệm trước khi dùng tới danh sách email. Lọc ra một vài đối tượng thích hợp và có hứng thú với blog của bạn, rồi gửi email đến cho họ.

11. Sử dụng nguồn tin sẵn có hiệu quả

Cố gắng tận dụng tối đa những nội dung bạn đã tạo ra. Sử dụng lại chúng thông qua các đường dẫn giới thiệu ở bất cứ nơi đâu mà bạn thấy thích hợp. Ví dụ:

Nguồn tin để truyền thông hóa: Dẫn bài từ blog bạn lên các trang mạng xã hội để khuyến khích mọi người ghé thăm blog.

Nguồn tin để gửi email: Bạn không nhất thiết phải gửi những email dành riêng cho khách hàng. Những bài viết sẵn có trên blog đôi khi là một lựa chọn tuyệt vời như một bản tin cung cấp tới họ.
Nguồn tin để giữ khách hàng tiềm năng: Thay vì làm lại từ đầu, bạn có thể tìm lại các bài viết cũ và sử dụng chúng như một lời đề nghị mới mẻ.

Nguồn tin để bán hàng: Khi bạn tạo ra nội dung trên blog để giúp mọi người giải quyết một vấn đề gì đó, hãy đồng thời chuyển nó đến cho bộ phận bán hàng của bạn. Như vậy, họ hoàn toàn có thể giúp đỡ và nhận được sự tin nhiệm khách hàng trong những trường hợp tương tự.

Nguồn tin duy trì website: Nếu bạn tìm kiếm những định nghĩa, giải thích cho một khái niệm, sản phẩm hay dịch vụ nào đó, bạn hoàn toàn có thể tìm thấy nó trong chính những bài viết cũ của blog mình. Đừng quên dẫn thêm một đường link thông qua từ khóa đó.

12. Tận dụng blog như một công cụ để bán hàng

Kinh doanh trên blog là một trong những mảng giá trị nhất mà bạn có thể nhận được, đặc biệt là khi bạn viết blog và đề cập một cách tự nhiên về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trong bài. Hãy nghĩ về điều đó – bạn viết blog để hướng dẫn họ cách giải quyết vấn đề và sản phẩm hay dịch vụ của bạn là lựa chọn tối ưu giúp họ thực hiện điều đó.

Một doanh nghiệp muốn kinh doanh thành công không thể nào thiếu một chiến lược kinh doanh online xuất sắc. Cho dù doanh nghiệp của bạn kinh doanh theo kiểu truyền thống qua hệ thống phân phối hay doanh nghiệp của bạn kinh doanh online thì bạn cũng cần phải có một chiến lược kinh doanh rõ ràng. Một chiến lược kinh doanh tốt là nền tảng quan trọng cho các chiến lược Marketing hay Bán hàng sau này phát huy hiệu quả. Vậy làm thế nào để có được một chiến lược kinh doanh Online tốt.


Các bước tiến hành xây dựng một kế hoạch kinh doanh xuất sắc:

Bước 1. Phân tích môi trường Internet

- Môi trường internet và những cơ hội kinh doanh

- Phân tích hành vi khách hàng mục tiêu

- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

- Phân tích bản thân

- Chia khóa thành công cho chiến lược của bạn là gì

Bước 2. Thiết lập mục tiêu kinh doanh

- Mục tiêu về thị trường ( Thị phần, thương hiệu, bán hàng…)

- Mục tiêu về lợi nhuận

Bước 3. Cách thức đạt được mục tiêu

- Phân khúc khách hàng mục tiêu ( Khách hàng của bạn là ai, họ mua hàng ở đâu, họ mua như thế nào, thời gian nào họ mua …)

- Định vị thương hiệu và hình ảnh của sản phẩm trong tâm trí khách hàng

- Chiến lược marketing mix trong kinh doanh online

- Các chiến lược bổ trợ cho công tác marketing và bán hàng

- Các phối hợp các chiến lược của các công cụ marketing online ra sao

Bước 4. Các nguồn lực và phương pháp kiểm soát hoạt động marketing online.

- Cách phân bổ các nguồn lực cần thiết ( Nhân lực, tài chính ….)

- Biểu mẫu theo dõi các hoạt động marketing online.

Viết được một chiến lược kinh doanh online xuất sắc là bạn đã thành công 50%. 50% còn lại chính là quá trình thực hiện chiến lược của bạn, nó đòi hỏi tính quyết đoán, sáng tạo và cả máu liều của những con người đam mê kinh doanh, kinh doanh online.

Theo Marketing

Marketing và truyền thông website từng bước cụ thể
Truyền thông bằng website hiện nay là một phần tất yếu của kinh doanh, có rất nhiều phương pháp truyền thông, marketing website để bán hàng bán dịch vụ, ... sau đây tôi xin tổng hợp lại các bước cơ bản để tiếp thị quảng bá và truyền thông website như sau:


Bước 1: Email Marketing – Hình thức marketing qua email

Bạn cần sáng tạo ra các mẫu Email marketing nói về dịch vụ hay sản phẩm của công ty bạn, bạn có thể sử dụng các định dạng email phổ biến như: văn bản, hình ảnh, hay một trang HTML có đầy đủ thông tin và chứa các liên kết đến website mới của bạn. Để tạo các email chuyên nghiệp tôi thường sử dụng Microsoft Publisher.

Chú ý là sau khi gửi đi những email bạn sẽ phải theo dõi chúng mà cụ thể là các hoạt động nhận/đọc mail, số click trên mỗi email, số lượng người đăng ký nhận mail dài hạn cũng như ngừng đăng ký hay tỷ lệ thư rác để chắc chắn rằng chiến dịch email marketing thực sự có hiệu quả. Có rất nhiều phần mềm giúp bạn thống kê các thông số này, tuy nhiên tôi thường sử dụng công cụ MailChimp.com

Bước 2: Viral Marketing – Hình thức marketing lan truyền

Chúng tôi sẽ tối ưu hóa danh mục các mạng lưới xã hội (vd như Facebook) có liên quan đến lĩnh vực truyền thông thương hiệu của bạn đồng thời gửi thông điệp hay tạo các mẫu quảng cáo trên các mạng xã hội này.

Các thông điệp hay đoạn quảng cáo của bạn có thể được chuyển tải dưới hình thức video clip (YouTube), trò chơi Flash tương tác (đối với các website nhỏ), các quảng cáo thông qua trò chơi , các sách điện tử, các phần mềm có thương hiệu (sử dụng cho máy tính), những hình ảnh hoặc thậm chí là cả tin nhắn văn bản (di động).

Bước 3: SEO (Search Engine Optimization) và SEM (Search Engine Marketing)

SEO ( Search Engine Optimization ): Tối Ưu Hóa Công Cụ Tìm Kiếm.

Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm là phương pháp bạn làm tăng thứ hạng của mình thông qua cách bạn xây dựng cấu trúc website như thế nào, cách bạn biên tập và đưa nội dung vào trang web, sự chặt chẽ, kết nối với nhau giữa các trang trong site của bạn (links)… có thể sử dụng các thủ thuật seo hay phần mềm SEO để thực hiện kế hoạch.

SEM (Search Engine Marketing), SEM hiển nhiên có liên quan nhiều đến marketing. SEM chính là sự tổng hợp của nhiều phương pháp marketing nhằm mục đích giúp cho website của bạn đứng ở vị trí như bạn mong muốn trong kết quả tìm kiếm trên internet.

Với kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực này, chúng tôi đảm bảo cung cấp cho các website (thương hiệu) của khách hàng một danh sách các công cụ tìm kiếm nổi tiếng như Google, Yahoo, MSN…

Chúng tôi đưa ra danh sách các công cụ tìm kiếm này để mong muốn khách hàng đạt được mục tiêu cao nhất của mình cùng với mức chi phí hiệu quả nhất. (Vd: Google Adwords, Yahoo! Marketing .v.v.). Hiệu quả quảng cáo của bạn được thể hiện hoàn toàn rõ ràng dựa trên các nhấp chuột.

Bước 4: Kiểm soát Marketing

Sử dụng các công cụ như Mailchimp hay Google Analytics, ... để thống kê và đánh giá hiệu quả của các chiến lược marketing. Bước này rất quan trọng để đánh giá quá trình thực hiện marketing, dựa vào báo cáo đó có thể xác định thay đổi mục tiêu marketing hay thay đổi các bước tiến hành marketing.

Theo Marketing

Có nhiều cách để tối ưu hóa fanpage nhằm phục vụ cho SEO, 1 số ý kiến cho rằng sử dụng từ khóa làm tên file khi upload dữ liệu và 1 số khác lại cho rằng chỉ cần sở hữu các URL liên kết đến fanpage là đủ. Bài viết này sẽ giải đáp các nghi vấn trên và cung cấp những thông tin hữu ích cho những bạn muốn thực hiện việc tối ưu hóa fanpage cho chiến dịch SEO của mình.

1. Chọn tên hay nhất cho Fanpage
Đây là bước cơ bản nhất và cũng là quan trọng nhất khi thực hiện việc tối ưu hóa thương hiệu trên facebook. Nếu 1 fanpage spam quá nhiều thì khách hàng sẽ ít tham gia vào fanpage đó, vì vậy đừng spam quá nhiều mà hãy cập nhật, chia sẻ bài viết hữu ích với bạn bè.

Mục đích sử dụng facebook chính là sự hiện diện của doanh nghiệp vì vậy đừng sử dụng 1 cái tên quá chung chung mà hãy chọn 1 tên fanpage thật hay, liên quan đến 1 tên sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để có thể nhanh chóng tiếp cận được đối tượng khách hàng tiềm năng của mình.
Lời khuyên: một vài từ ngữ đầu tiên trong tên fanpage sẽ được Google đánh giá cao nhất.

2. Tạo fanpage có chứa URL ảo
Sau khi 1 fanpage có được 25 lượt “like” thì chủ fanpage có thể gắn URL duy nhất trên trang, bởi vì công cụ tìm kiếm chú ý nhiều hơn đến các URL nên URL cần chứa từ khóa phản ánh 1 khía cạnh nào đó về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu bạn chọn tên fanpage đã tồn tại trước đó thì hãy tìm cho mình 1 tên khác phù hợp hơn và đảm bảo những thông điệp chính phải được đặt trong tên của URL. Vì vậy, hãy kiểm tra qua 1 số tên fanpage khác trên facebook trước khi chọn tên đặt cho fanpage của bạn

3. Sử dụng các từ khóa trong fanpage

Đối với các website truyền thống, việc tối ưu hóa từ khóa là hình thức cơ bản nhất trong quá trình làm SEO onpage, đặc biệt phải chú ý đến các thành phần trên trang vì đây là những phần sẽ được đưa lên fanpage và được xem là những nhân tố quan trọng trong SEO.
Đây là 1 ví dụ về cách thức index trang của các công cụ tìm kiếm:


  • SEO title = tên fanpage
  • Meta Description = tên fanpage + các phần tử khác trên trang
  • H1 = tên fanpage


seo-title.png
Để tối ưu hóa website cho các lượt tìm kiếm địa phương thì cần đính kèm thêm địa chỉ, thành phố, mã vùng,…, đối với các tìm kiếm sản phẩm có liên quan thì cần cụ thể hóa tên sản phẩm, tên dịch vụ hoặc tên lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động

Lời khuyên: Tương tự với dữ liệu trên website, trên fanpage có thể mô tả vắn tắt khoảng 140 ký tự để các thông điệp chính có thể hiển thị trong phần snippet trên kết quả trả về từ các công cụ tìm kiếm.

4. Số điện thoại và địa chỉ
Có 1 số doanh nghiệp không cho hiển thị thông tin cá nhân trên fanpage của họ, như vậy thì doanh nghiệp không có được các lượt truy cập trực tuyến, đồng nghĩa với việc không gia tăng doanh thu và việc index cho các kết quả tìm kiếm địa phương là yếu tố quan trọng để phát triển fanpage của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Google còn đánh giá cao đối với các trang có chứa các thông tin cụ thể của doanh nghiệp như: số điện thoại và địa chỉ, như vậy, tổng hợp các trang đạt hiệu quả sẽ càng làm gia tăng hiệu quả SEO tổng thể của doanh nghiệp.

Các bạn quan tâm đến lĩnh vực SEO hoặc có nhu cầu học SEO thì có thể tham khảo chương trình của khóa học SEO để định hướng tốt hơn cho mình nhé.

5. Đặt backlink cho fanpage trên các trang hiện có
Càng có nhiều liên kết trỏ về trang thì trang càng được Google đánh giá cao và dĩ nhiên thứ hạng cũng được tăng đáng kể, đó cũng là lý do vì sao các blogger đặt nội dung liên kết đến các website, các blog khác,…

Nguyên tắc này cũng có thể áp dụng tương tự đối với fanpage, nghĩa là có 1 link từ các kênh truyền thông khác trỏ về fanpage, website, blog hoặc profile trên Twitter đều có lợi cho SEO.


6. Tối ưu hóa fanpage thông qua cập nhật trạng thái
Khi bạn cập nhật trên tường facebook thì 18 ký tự đầu tiên của bài đăng sẽ đóng vai trò như thẻ “meta description”, vì vậy hãy tận dụng lợi thế từ các tùy chọn khi facebook nhắc đến chúng ta là nhắc đến nội dung trong 18 ký tự đầu tiên, đó cũng được xem là tiêu đề (title) trong SEO, ngoài ra các liên kết từ fanpage trực tiếp trỏ đến website của doanh nghiệp cũng là 1 cách hữu hiệu để tăng hiệu quả SEO.

Lời khuyên: Tương tự như tên fanpage, Google sẽ đánh giá cao với những từ ngữ đầu tiên trong bản cập nhật của bạn, vì vậy hãy tận dụng để chèn thêm 1 ít từ khóa.

7. SEO trên Facebook Note

Facebook Note được tận dụng khá nhiều khi sử dụng 1 cách hợp lý, Facebook Note có thể giúp ích cho fanpage để gia tăng hiệu quả tổng thể cho SEO. Các yếu tố trong SEO có liên quan đến Facebook Note là:


  • SEO Title = tiêu đề của bản ghi chú
  • Meta data = Tên fanpage là tên của tiêu đề bản ghi chú


Facebook Note cho phép 1 chủ tài khoản facebook tạo nhiều fanpage (trang) và đó cũng là cách hữu hiệu để mở rộng các loại hình sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và giúp gia tăng chỉ số index trên các công cụ tìm kiếm.

Kết luận

Mục tiêu của việc thực hiện SEO trên facebook là tăng giá trị của thương hiệu, điều quan trọng là phải biết phối hợp tốt để thu hút lượt truy cập tự nhiên và truy cập gián tiếp từ các kênh khác để cải thiện thứ hạng trên trang kết quả trả về của các công cụ tìm kiếm.

Nguồn: Internet

Mặc dù cung cấp những dịch vụ gần như miễn phí hoàn toàn, thế nhưng ở một khía cạnh nào đó, các công ty công nghệ lớn đang dần điều khiển cuộc sống người sử dụng.

Mục tiêu của bất cứ ai khi dấn thân vào thương trường, bên cạnh việc mang đến những sản phẩm tốt, đều là thu về lợi nhuận. Đối với các công ty công nghệ, các chuyên gia đã khẳng định rằng một trong những cách tốt nhất để tối ưu lợi nhuận đó là thâm nhập được vào đời sống của người dùng một cách tự nhiên và hợp pháp càng sâu càng tốt. Đó chính là những gì các ông lớn công nghệ đang thực hiện.

1. Google: Những chú robot thống trị thế giới?

4 ông lớn công nghệ và dự định "làm chủ" cuộc sống người dùng 1
Những chú robot Android sẽ không chỉ còn là phần mềm đơn thuần trong tương lai?

Trung tuần tháng một vừa qua, Google đã bỏ ra tới 3,2 tỉ USD để mua lại Nest Labs, công ty đã ghi dấu trên thị trường với những sản phẩm được đánh giá cao như thiết bị điều chỉnh nhiệt độ Nest Learning Thermostat hay thiết bị báo khói Nest Protect. Đây được xem là một động thái của Google nhằm bước chân vào mảng thiết bị gia dụng cho các hộ gia đình. Thâu tóm Nest cũng đồng nghĩa với việc hãng sẽ sở hữu thêm nhiều thông tin về địa điểm của người dùng hơn những gì họ sở hữu trước đó.

4 ông lớn công nghệ và dự định "làm chủ" cuộc sống người dùng 2
Ngay từ lần đầu xuất hiện tại sự kiện CES 2012, Nest Thermostat đã gây bất ngờ nhờ thiết kế đẹp cùng khả năng thông minh ghi nhớ thói quen của người dùng để tự động điều chỉnh nhiệt độ nhà ở.

Hai trong số những thương vụ mua lại đáng chú ý gần đây nữa của Google cũng phải kể đến đó là nhà tiên phong trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo DeepMind và công ty phát triển robot Boston Dynamics. Đằng sau những chiến lược mua lại mang tầm vĩ mô và tiên tiến này, không khó để nhận ra Google đang ấp ủ những dự định rất lớn lao mà họ chưa sẵn sàng để công bố. Trong thực tế, Google có đủ nguồn lực để trở thành một cái tên đáng chú ý trong bất cứ lĩnh vực nào họ muốn “nhảy” vào.

2. Apple: Theo chân bạn dù bạn ở nơi đâu

4 ông lớn công nghệ và dự định "làm chủ" cuộc sống người dùng 3
Apple sẽ theo dõi bạn sát sao hơn bạn nghĩ.

Cuối tháng 11 năm ngoái, Apple đã mua lại PrimeSense, công ty công nghệ Israel đứng đằng sau thiết bị cảm biến ngoại vi thu chuyển động ba chiều Kinect của Microsoft Xbox 360. Chỉ mới tuần trước, Microsoft đã công bố hiện doanh số Kinect đã tăng lên đến 24 triệu thiết bị do đó so với tính phổ biến của công nghệ này, rõ ràng số tiền Apple đặt ra để thâu tóm PrimeSense quả là một món hời. Vấn đề nằm ở chỗ cho đến thời điểm hiện tại, những gì Apple ấp ủ cùng thương vụ này hãy còn là một dấu hỏi lớn.

Còn nhớ vào cuối tháng 9 vừa qua, Apple có tiến hành thử nghiệm khả năng theo dõi, điều khiển chuyển động tương tự như Kinect cho thiết bị Apple TV tuy nhiên động thái Apple mua lại cả PrimeSense chắc chắn không chỉ để áp dụng vào một dự án có quy mô không thực sự lớn như vậy. Nhiều chuyên gia đưa ra giả thuyết cho rằng việc iPhone sẽ sở hữu tính năng theo dõi chuyển động ba chiều chỉ còn là vấn đề thời gian. Bên cạnh đó, Apple cũng được cho là sẽ tận dụng công nghệ quan trọng của PrimeSense vào hệ thống bán lẻ của mình để theo dõi và nhận diện hiệu quả khách hàng tiềm năng.

4 ông lớn công nghệ và dự định "làm chủ" cuộc sống người dùng 4
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, trong những năm tới, Apple sẽ đẩy mạnh việc cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng tại hệ thống bán lẻ của mình.

Trong một động thái khác, vào tháng 12 năm ngoái, Apple đã tiến hành mua lại công ty phân tích xã hội Topsy nhằm mục đích áp dụng các công nghệ mà công ty này sở hữu để có thể gợi ý và thúc đẩy khách hàng mua sắm nhiều và hiệu quả hơn dựa trên các hành vi trong quá khứ. Rõ ràng, bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, Apple cũng “theo dõi” khách hàng của mình rất kĩ càng đồng thời nâng cao trải nghiệm mua sắm trong hệ thống bán lẻ vốn vẫn được đánh giá rất cao của hãng này.

Bên cạnh đó, trong năm 2013, rất nhiều công ty bản đồ số cũng đã về tay Apple, một phần để hãng cải thiện ứng dụng Maps “chính chủ” trên iOS một phần để áp dụng cho các dự án khác mà hãng chưa công bố.

3. Facebook: Thâm nhập vào những cuộc trò chuyện trên mạng xã hội

4 ông lớn công nghệ và dự định "làm chủ" cuộc sống người dùng 5

Facebook sẽ tiếp tục nỗ lực hơn để tận dụng nguồn dữ liệu mình đang sở hữu và tạo ảnh hưởng lớn hơn tới người dùng.

Là ông lớn công nghệ trẻ tuổi nhất được đề cập trong khuôn khổ bài viết này nhưng Facebook có lẽ là một trong những cái tên có sức lan tỏa mạnh nhất với đại chúng.

Như chúng ta đã biết vào tháng 4 năm 2012, Facebook đã mua thành công Instagram và điều này đồng nghĩa với việc ông lớn mạng xã hội đang sở hữu thêm một trong những mạng xã hội có tốc độ phát triển ấn tượng nhất. Mới đây, Facebook cũng tiến hành thâu tóm SportStream, một công ty chuyên thu thập các dữ liệu về thể thao theo thời gian thực để giúp Facebook lấn sân vào các câu chuyện về thể thao trên mạng xã hội, một lĩnh vực vốn vẫn được cho là thế mạnh của Twitter. Không dừng lại ở đây, hãng còn mua lại Branch, công ty chuyên theo dõi hội thoại trên mạng xã hội về các công ty hay thương hiệu để phục vụ chức năng quảng cáo, nguồn thu chính của mạng xã hội này.

Với 1,4 tỷ người dùng, chưa kể số người dùng Instagram, Facebook đang có trong tay lượng dữ liệu đồ sộ để khám phá và tận dụng.

4. Microsoft: Mang Windows đến khắp mọi nơi

4 ông lớn công nghệ và dự định "làm chủ" cuộc sống người dùng 6
Toàn quyền sở hữu mảng phần cứng di động mua lại từ Nokia, Microsoft sẽ có thêm cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm và thuyết phục người dùng.

Năm ngoái, cả thế giới công nghệ đã xôn xao bàn tán về thương vụ thâu tóm ông lớn một thời Nokia bởi Microsoft. Kết quả là, Microsoft đang nắm trong tay một lợi thế không nhỏ trong cuộc chơi các thiết bị di động. Trước đó, theo tờ The Guardian, thiết bị máy tính bảng Surface RT của ông lớn vùng Redmond đã làm hãng lỗ tới 900 triệu USD. Tuy nhiên thì đây vẫn được xem là những bài học xương máu cần thiết mà Microsoft cần nghiêm túc rút kinh nghiệm để có thể làm chủ được nước cờ trong thời đại của các thiết bị di động như hiện nay.

Nói về Windows Phone, mặc dù hiện nay hệ điều hành này mới chỉ đang đứng ở vị trí số 3 nếu xét về miếng bánh thị phần sau iOS và Android thì Nokia (nay đã thuộc về Microsoft) vẫn là một thương hiệu có độ nhận diện cao và vẫn được nhiều thị trường yêu thích nhờ danh tiếng lâu năm về chất lượng mà hãng này đã xây dựng. Cùng phiên bản cập nhật lớn Windows Phone 8.1 sẽ được ra mắt trong hè năm nay, nếu Microsoft đủ sức thuyết phục các nhà phát triển tích cực xây dựng ứng dụng cho nền tảng này, cơ hội vươn lên không hẳn không có.

4 ông lớn công nghệ và dự định "làm chủ" cuộc sống người dùng 7
Hiện nay đã có rất nhiều thông tin rò rỉ về các tính năng, thay đổi tích cực mới sẽ có mặt trong phiên bản Windows Phone 8.1.

Mặc dù Windows 8 không hẳn là một thành công như những gì Microsoft mong đợi thì hệ điều hành mới này vẫn đang dần dần được thị trường đón nhận với khoảng 200 triệu bản quyền được bán ra chỉ trong tháng này, theo trang tin Techly. Windows 8 cũng được đánh giá khá quan trọng bởi đây là một bước tiến lớn trong việc hợp nhất giao diện và tính năng của các hệ điều hành mà Microsoft đang phát triển, một trong những nhiệm vụ hàng đầu mà hãng này mong muốn thực hiện được.

Cùng những sự thay đổi lớn ở đội ngũ nhân sự cấp cao, ông lớn vùng Redmond đang muốn thống trị lại thế giới công nghệ như ngày nào bằng cách "phủ sóng" Windows trên đa dạng các loại thiết bị.

Theo Pháp Luật Xã Hội

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.