Mộng du và những điều có thể bạn chưa biết
Mộng du là một hiện tượng khá thú vị nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
“Janice cảm thấy rất buồn cười khi nhìn chồng mình bị mộng du. Anh ấy mò mẫm trong đêm, thường xuyên lảm nhảm một mình, thỉnh thoảng đâm sầm vào tường. Nhưng rồi Janice không còn cười được nữa, trong một đêm khi thấy chồng mình tiến về phía gara và bắt đầu khởi động xe ô tô.”
Người ta ước tính rằng mộng du xảy ra ở khoảng 1-15% dân số, thường xuất hiện ở trẻ em, đặc biệt là lứa tuổi từ 3 đến 7 tuổi. Theo điều tra của National Sleep Foundation ở Mỹ, 1% trẻ trước tuổi đến trường và 2% trẻ ở độ tuổi đi học mộng du ít nhất vài đêm một tuần. Việc kéo dài hiện tượng mộng du đến tuổi trưởng thành là khá phổ biến. Nói tóm lại, mộng du thường xảy ra ở những người thiếu ngủ.
May mắn thay, mộng du không phải là một chứng bệnh về tâm lý hay tâm thần gì cả mà chỉ đơn giản là một rối loạn giấc ngủ thường gặp ở pha ngủ sâu. Thông thường, ở pha này, cơ thể được thư giãn, hồi phục sau một ngày làm việc thì ở những người bị mộng du, họ lại hoạt động như lúc tỉnh, ví dụ như nói chuyện, ngồi dậy, nhìn xung quanh, ra khỏi giường, đi lang thang quanh nhà, thậm chí là lái xe ô tô. Tất cả những hành động này đều được duy trì ở trạng thái ngủ sâu.
Những người mộng du không chỉ khó đánh thức mà họ còn nhớ rất ít, thậm chí không nhớ gì về những chuyến phiêu lưu đêm của bản thân. Tồi tệ hơn nữa là có thể họ sẽ tấn công những ai cố gắng đánh thức họ dậy.
Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân thường gặp của rối loạn này. Một số nguyên nhân khác bao gồm các bệnh lý có kèm theo sốt; việc sử dụng các loại chất giảm đau và một số loại thuốc khác. Không có biện pháp điều trị đặc hiệu cho mộng du. Việc cải thiện giấc ngủ là bước đầu tiên để làm giảm triệu chứng của nó. Một số người tìm đến phương pháp thôi miên, số khác thì uống thuốc chống trầm cảm (như nhóm SSRI hoặc thuốc chống trầm cảm 3 vòng) hoặc một số loại thuốc kê đơn khác (như benzodiazepine, như Klonopin) cũng có cải thiện đáng kể.
Đánh thức một người mộng du là nguy hiểm, nhưng để họ lang thang trong phòng đầy các vật sắc nhọn hay nhảy khỏi xe khi đang lái thì còn nguy hiểm gấp bội.
Vậy chúng ta phải làm gì khi người thân bị mộng du? Hãy chặn họ lại và đưa họ trở lại giường. Nhưng bằng cách nào? Nhẹ nhàng quay người họ, hướng họ về giường và đảm bảo trên đường họ trở về phải thật an toàn. Nếu họ chống cự, hãy bình tĩnh ở lại với họ, giúp họ tránh xa các vật nguy hiểm. Trong trường hợp buộc bạn phải đánh thức họ dậy, thay vì tát họ thật mạnh, hãy tạo một tiếng động thật lớn, vậy là đủ.
Nếu bạn (hoặc những người xung quanh bạn) bị chứng mộng du, hãy làm theo các bước sau để cải thiện tình trạng:
- Bắt đầu chú ý đến giấc ngủ của mình và tạo cho mình thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày.
- Hãy thư giãn trước khi đi ngủ. Bạn có thể tắm nước ấm, hoặc đọc vài trang sách...
- Tạo một môi trường an toàn, đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ. Loại bỏ hết các vật sắc nhọn, khóa cửa sổ và cửa ra vào, ngoài ra hãy lắp cửa lối đi lên xuống cầu thang.
- Đồng hồ báo thức có thể rất hữu ích trong một số trường hợp.
- Nếu tình trạng vẫn còn tái diễn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
“Janice cảm thấy rất buồn cười khi nhìn chồng mình bị mộng du. Anh ấy mò mẫm trong đêm, thường xuyên lảm nhảm một mình, thỉnh thoảng đâm sầm vào tường. Nhưng rồi Janice không còn cười được nữa, trong một đêm khi thấy chồng mình tiến về phía gara và bắt đầu khởi động xe ô tô.”
Người ta ước tính rằng mộng du xảy ra ở khoảng 1-15% dân số, thường xuất hiện ở trẻ em, đặc biệt là lứa tuổi từ 3 đến 7 tuổi. Theo điều tra của National Sleep Foundation ở Mỹ, 1% trẻ trước tuổi đến trường và 2% trẻ ở độ tuổi đi học mộng du ít nhất vài đêm một tuần. Việc kéo dài hiện tượng mộng du đến tuổi trưởng thành là khá phổ biến. Nói tóm lại, mộng du thường xảy ra ở những người thiếu ngủ.
May mắn thay, mộng du không phải là một chứng bệnh về tâm lý hay tâm thần gì cả mà chỉ đơn giản là một rối loạn giấc ngủ thường gặp ở pha ngủ sâu. Thông thường, ở pha này, cơ thể được thư giãn, hồi phục sau một ngày làm việc thì ở những người bị mộng du, họ lại hoạt động như lúc tỉnh, ví dụ như nói chuyện, ngồi dậy, nhìn xung quanh, ra khỏi giường, đi lang thang quanh nhà, thậm chí là lái xe ô tô. Tất cả những hành động này đều được duy trì ở trạng thái ngủ sâu.
Những người mộng du không chỉ khó đánh thức mà họ còn nhớ rất ít, thậm chí không nhớ gì về những chuyến phiêu lưu đêm của bản thân. Tồi tệ hơn nữa là có thể họ sẽ tấn công những ai cố gắng đánh thức họ dậy.
Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân thường gặp của rối loạn này. Một số nguyên nhân khác bao gồm các bệnh lý có kèm theo sốt; việc sử dụng các loại chất giảm đau và một số loại thuốc khác. Không có biện pháp điều trị đặc hiệu cho mộng du. Việc cải thiện giấc ngủ là bước đầu tiên để làm giảm triệu chứng của nó. Một số người tìm đến phương pháp thôi miên, số khác thì uống thuốc chống trầm cảm (như nhóm SSRI hoặc thuốc chống trầm cảm 3 vòng) hoặc một số loại thuốc kê đơn khác (như benzodiazepine, như Klonopin) cũng có cải thiện đáng kể.
Đánh thức một người mộng du là nguy hiểm, nhưng để họ lang thang trong phòng đầy các vật sắc nhọn hay nhảy khỏi xe khi đang lái thì còn nguy hiểm gấp bội.
Nếu bạn (hoặc những người xung quanh bạn) bị chứng mộng du, hãy làm theo các bước sau để cải thiện tình trạng:
- Bắt đầu chú ý đến giấc ngủ của mình và tạo cho mình thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày.
- Hãy thư giãn trước khi đi ngủ. Bạn có thể tắm nước ấm, hoặc đọc vài trang sách...
- Tạo một môi trường an toàn, đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ. Loại bỏ hết các vật sắc nhọn, khóa cửa sổ và cửa ra vào, ngoài ra hãy lắp cửa lối đi lên xuống cầu thang.
- Đồng hồ báo thức có thể rất hữu ích trong một số trường hợp.
- Nếu tình trạng vẫn còn tái diễn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Theo PLXH