Latest Post

Bạn hoàn toàn chủ động về thời gian, không phải bỏ kinh phí ban đầu nhưng khoản thù lao thu về lại ở mức... đáng kể khi làm những nghề sau đây.

1. Ngồi nhà viết status cho "sao"

Đây là công việc không bị gò bó thời gian, nhàn hạ và giúp bạn phát huy khả năng sáng tạo của bản thân cũng như kỹ năng về ngôn ngữ.

4 nghề tự do, không cần vốn vẫn hái ra tiền 1
Chỉ cần ngồi nhà và gõ máy tính, bạn có thể kiếm được bộn tiền nhờ công việc viết status cho "sao" - (Ảnh minh họa)

Các"ngôi sao" thường ký hợp đồng quảng cáo cho các công ty hay nhãn hàng cụ thể và được yêu cầu phải thường xuyên update hình ảnh, status. Tuy nhiên, các"sao" thường thuê người làm việc này. Một status hút khách có thể được trả tới cả chục triệu đồng. Đôi khi chỉ là một dòng status than thở vu vơ, một tấm hình minh họa nào đó những lại thu hút hàng trăm, thậm chí hàng ngàn lượt người xem, các bạn lại có cơ hội kiếm bộn tiền.

2. Trả lời khảo sát

Rất nhiều cơ quan, đơn vị thường xuyên tiến hành những cuộc khảo sát lấy ý kiến người dân để phục vụ cho các dự án của mình hoặc nắm bắt tâm lý, định hướng mới... Để thực hiện việc này, họ sẽ phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để mời mọi người tham gia trả lời câu hỏi khảo sát.

Hàng ngày, bạn trả lời các phiếu khảo sát và mời người thân, bạn bè cùng tham gia. Số tiền kiếm được ít hay nhiều phụ thuộc vào số người bạn mời trả lời cùng bạn. Số người này càng lớn, thu nhập của bạn sẽ được tính theo cấp số nhân.

4 nghề tự do, không cần vốn vẫn hái ra tiền 2
Trả lời khảo sát cho các nhãn hàng và mời mọi người cùng làm cũng là công việc vốn bằng 0 mà lời vẫn nhiều - (Ảnh minh họa)

3. Người mẫu game

Nhu cầu giải trí bằng game ngày càng được chú trọng và những cô gái có ngoại hình bắt mắt một chút có cơ hội "ăn nên làm ra" nhờ nghề làm mẫu. Công việc này hầu như không yêu cầu về thời gian.

Mỗi tháng, các hãng game sẽ có những chủ đề mới, lúc đó, nhà quản lý sẽ mời bạn chụp hình làm đại diện cho loạt game mới của mình. Người mẫu phải mặc trang phục theo chủ đề hãng game lựa chọn, tất nhiên, trang phục càng sexy thì thù lao càng cao hơn. Dù là nghề tay trái nhưng bạn hoàn toàn có thể kiếm chục triệu mỗi tháng trong khi cũng không đòi hỏi quá cao.

4. Xem quảng cáo

Đây là hình thức kiếm tiền online bằng cách xem quảng cáo (Click To Paid - có thể hiểu là trả tiền để nhấp chuột). Bạn không cần phải giỏi về công nghệ hay có kỹ năng gì đặc biệt, việc bạn cần làm là tìm ra các website uy tín, đăng ký tài khoản, sau đó xem và mời bạn bè, người thân cùng xem quảng cáo.

4 nghề tự do, không cần vốn vẫn hái ra tiền 3

Mời mọi người xem quảng cáo online cũng giúp bạn kiếm ra được tiền - (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, với nghề này, bạn cần nắm rõ rằng, có những hệ thống không trả tiền cho bạn dù bạn xem quảng cáo của họ cả năm trời. Vì thế, khi muốn kiếm tiền bằng hình thức CTP, bạn nên tìm những trang uy tín và dành thời gian lôi kéo nhiều người đăng ký xem quảng cáo của đường link của bạn.

Theo PLXH

Những công nghệ mới nhất giúp tăng khả năng xử lý, thêm nhiều bộ nhớ hơn và màn hình độ phân giải cao hơn, được cho là sẽ xuất hiện phổ biến trên các model smartphone thế hệ kế tiếp.
2014 có lẽ là một năm hào hứng nhất đối với ngành công nghệ smartphone. Các thế hệ smartphone tiếp nối những model đình đám iPhone 5S của Apple, HTC One và Galaxy S4 của Samsung, cùng với các mẫu vi xử lý mới, công nghệ bộ nhớ RAM mới và những thông tin tiết lộ về công nghệ màn hình mới đang được giới công nghệ hào hứng chờ đợi xuất hiện.

Chip xử lý Qualcomm Snapdragon 805

Dòng vi xử lý Snapdragon 800 của hãng sản xuất bộ xử lý di động lớn nhất thế giới Qualcomm hầu như thống trị thị trường smartphone cao cấp trong năm 2013 vừa qua, có mặt trong các sản phẩm như Nexus 5 của Google, G2 của LG, Galaxy Note 3 của Samsung và Xperia Z1 của Sony.


Những tính năng mới của chip xử lý Qualcomm Snapdragon 805.

Vào tháng 11/2013, Qualcomm đã tiếp tục trình làng thế hệ chip Snapdragon 805 mới mà theo hãng tuyên bố là thế hệ vi xử lý di động đầu tiên trên thế giới hỗ trợ chuẩn video UltraHD, cao gấp 4 lần so với chuẩn Full HD đang phổ biến hiện nay. Snapdragon 805 được xây dựng dựa trên nền tảng CPU Krait 450 lõi tứ chạy với tốc độ tối đa lên đến 2,5GHz mỗi nhân.

Dòng chip này cũng sở hữu GPU Adreno 420 hỗ trợ khả năng xử lý đồ họa nhanh hơn 40% so với thế hệ Snapdragon 800 hiện tại. Khả năng xử lý mạnh mẽ của dòng chip này sẽ cho phép smartphone và tablet khả năng trình chiếu nội dung 4K. Những thiết bị đầu tiên sở hữu chip Snapdragon 805 dự kiến sẽ có mặt trong nửa đầu năm nay, được cho là các sản phẩm như Samsung Galaxy S5, Sony Xperia Z2 và Nokia Lumia 1820.

Chip xử lý Nvidia Tegra K1

Tuy không đình đám bằng Qualcomm, Nvidia dường như cũng theo sát cuộc đua chip xử lý bằng việc tung ra dòng chip Tegra K1 vào đầu năm 2014. Sự ra đời của chip xử lí 192 lõi GPU đầu tiên thế giới này hứa hẹn sẽ mở ra một cánh cửa hoàn toàn mới cho công nghệ điện toán di động.

Chip Nvidia Tegra K1 được trình làng tại Triển lãm CES 2014 hồi đầu năm.

Theo Nvidia, Tegra K1 sẽ được cung cấp ra thị trường với 2 phiên bản. Phiên bản đầu tiên 32-bit sử dụng 4 nhân dựa trên nền tảng bộ xử lý CPU Cortex A15 mới nhất của ARM. Chip này có 4 nhân xử lý chính chạy với tốc độ xung nhịp tối đa lên đến 2,3GHz và một nhân thứ 5 được tối ưu hiệu năng để xử lý những tác vụ hiệu suất thấp cũng như giúp kéo dài thời gian dùng pin. Phiên bản thứ hai sử dụng bộ xử lý CPU 2 nhân “Super Core” 64-bit do chính Nvidia thiết kế, chạy với tốc độ xung nhịp 2,5GHz. Chip này dựa trên cấu trúc ARM v8 vốn được giới thiệu là hỗ trợ nền tảng 64-bit.

Với Tegra K1, Nvidia còn đặt trọng tâm vào việc cải thiện khả năng chơi game. Bộ xử lý này kết hợp với một bộ xử lý đồ họa GPU dựa trên cấu trúc Kepler của chính Nvidia, mà theo hãng là có thể cung cấp hiệu năng tốt hơn cả PlayStation 3 và Xbox 360. Nhà sản xuất chip đồ họa nổi tiếng thế giới này cũng tích hợp vào dòng chip mới này công nghệ CUDA, vốn là một nền tảng điện toán song song với mô hình lập trình cho phép tăng hiệu năng bằng cách tận dụng GPU tốt hơn. Theo Nvidia, phiên bản 32-bit dự kiến sẽ có mặt trong các thiết bị thương mại bán ra trên thị trường vào nửa đầu năm nay trong khi phiên bản 64-bit sẽ có vào nửa cuối năm nay.

Bộ nhớ Samsung LPDDR4 Mobile DRAM 8 gigabit

Hầu hết các model smartphone đắt tiền hiện nay đều được trang bị bộ nhớ RAM dung lượng 2GB. Bộ phận sản xuất bán dẫn của Samsung vừa trình làng một loại chip nhớ mới dành cho RAM di động, hứa hẹn các thiết bị di động tương lai sẽ có bộ nhớ RAM đạt mức 4GB.

Smartphone tương lai sẽ có bộ nhớ RAM 4GB nhờ sử dụng công nghệ chip nhớ mới của Samsung.
Chip nhớ di động LPDDR4 (low power double data rate) 8-gigabit mới của Samsung sẽ cung cấp nhiều không gian bộ nhớ hơn và cải thiện hiệu năng đáng kể, giúp hệ thống xử lý nhanh hơn, ứng dụng phản hồi tốt hơn và đồng thời mang lại những tính năng cao cấp hơn cũng như giúp công nghệ màn hình hiển thị ngày càng có độ phân giải cao hơn. Samsung cho biết, dòng chip nhớ này cũng tiêu thụ điện năng ít hơn các chip hiện nay. Chip nhớ sẽ bắt đầu được xuất xưởng trong năm nay, chủ yếu sử dụng cho các mẫu smartphone màn hình lớn, tablet và laptop siêu mỏng.
Màn hình LG độ phân giải 2560 x 1440 pixel

Màn hình lớn hơn với độ phân giải cao hơn là xu hướng smartphone trong vài năm gần đây nhưng có dấu hiệu đang chững lại. Hãng công nghệ LG của Hàn Quốc đã phát triển một mẫu màn hình kích thước 5,5 inch dành cho các model smartphone thế hệ kế tiếp, hỗ trợ độ phân giải lên đến 2.560 x 1.440 pixel.

Màn hình 5,5 inch độ phân giải 2.560 x 1.440 pixel của LG.

Với mật độ điểm ảnh lên đến 538ppi (pixel per inch), màn hình mới của LG đều vượt trội hơn so với màn hình trên các model smartphone cao cấp hiện có trên thị trường chẳng hạn như màn hình 4,7 inch 468ppi của HTC One, màn hình 5 inch 441ppi của Samsung Galaxy S4 và cao hơn nhiều so với màn hình Retina 4 inch 326ppi của iPhone 5S.
Độ phân giải cao cho phép người dùng xem các trang web đầy đủ tương tự như trên máy tính mà không cần phải phóng lớn. LG dường như không phải là hãng duy nhất đang nghiên cứu lĩnh vực này mà bên cạnh đó còn có nhiều nhà sản xuất smartphone lớn khác như Samsung và Sony.

Cảm biến STMicroelectronics 9-Axis

Công nghệ smartphone ngày nay không chỉ thiên về hiệu suất mà còn chú trọng về nhiều tính năng tiện lợi phục vụ cho hầu hết người dùng, chẳng hạn như chúng đã được tích hợp nhiều loại cảm biến khác nhau để giúp điều hướng hiệu quả.

Cảm biến 9-Axis của STMicroelectronics giúp tăng cường các tính năng như điều khiển cử chỉ, điều hướng trong nhà và thực tế ảo.

Hãng chuyên sản xuất bán dẫn STMicroelectronics (STM) vừa công bố một cảm biến chuyển động 9 trục mới, là sự kết hợp của một gia tốc 3 trục, một con quay hồi chuyển 3 trục và một từ kế 3 trục. Theo STM, công nghệ cảm biến mới này được cải thiện hiệu năng để tăng cường các tính năng như điều khiển cử chỉ, điều hướng trong nhà và tương tác thực tế ảo.

Cảm biến này có kích thước 3,5 x 3mm, nhỏ hơn khoảng 35% so với các thế hệ cảm biến trước đây. Cảm biến này cũng sử dụng ít điện năng hơn các model trước. Trong lĩnh vực smartphone, cảm biến này có thể được dùng để điều khiển từ xa, dùng làm bảng điều khiển chơi game và làm thiết bị đeo trong lĩnh vực thể thao hay y tế. STM sẽ xuất xưởng một lượng ít cảm biến này nhưng không cho biết thời gian cụ thể cảm biến sẽ có mặt trên các model smartphone thương mại.

Theo PC World VN

Google+ hay Facebook mới thực sự xuất sắc? So sánh 8 tính năng cơ bản của 2 mạng xã hội này sẽ giúp giải đáp câu hỏi đó.


1. Thoại có hình (video chat)

Cho tới tận hôm qua, chức năng giao tiếp theo thời gian thực của Google+ vẫn là một ưu thế lớn mà Facebook không có. Tuy nhiên, có vẻ như Facebook đã rất thức thời khi nhanh chóng trang bị cho mạng xã hội của mình tính năng này cùng tính năng chat văn bản theo nhóm. Và tình thế đã thay đổi.

Với tính năng chat video 1-1 của Facebook, người dùng có thể thực hiện các cuộc gọi video cho nhau ngay trên cửa sổ Profile của họ bằng cách nhấn nút “Call” nằm giữa các nút “Message” và “Poke”.

Tuy người dùng chưa có nhiều thời gian trải nghiệm tính năng này, nhưng có thể thấy Facebook đã làm rất tốt khi hình ảnh truyền khá tốt, không bị dừng hay đứt quãng.

Trong khi đó, Google+ cũng cung cấp video chat với tên gọi “Hangouts”. Hangouts thực hiện những cuộc chat video theo nhóm, thậm chí có thể kết nối thành một phòng chat với 10 người tham dự cùng lúc.

Hangouts trên Google+

Mặc dù cả chức năng thoại có hình (trên Facebook) và chat video theo nhóm (trên Google+) đều không phải là điều hoàn toàn mới mẻ, nhưng tính năng này là một trải nghiệm rất đáng nói trên mạng xã hội.

Đánh giá: Hangouts rất tốt, nhưng "vòng đấu" này Facebook đạt nhiều điểm hơn, vì tính năng thoại có hình 1-1 sẽ được dùng phổ biến và có ích hơn về lâu dài so với chat video theo nhóm. Thêm vào đó, Facebook đã liên kết với Skype, dựa trên nền tảng của Sypke với khả năng đáp ứng nhu cầu của một số lượng cực lớn người dùng. Với Hangouts, vẫn còn cần chờ xem liệu có bị treo (hang) hay không khi có rất đông người dùng cùng lúc.

Thắng cuộc: Facebook

2. Đăng nội dung mới (Feeds)

Cả Facebook và Google+ đều cho phép người dùng đăng và chia sẻ bài viết, hình ảnh và video. Nhưng theo trải nghiệm người dùng, chức năng "News Feed" của Facebook và chức năng Stream trên Google+ hoàn khác nhau.

Trong khi Facebook tạo các News Feed bằng cách cập nhật tin tức từ chính những người được kết nối thường xuyên nhất, hiển thị dưới dạng các đoạn thoại, thì Stream lại tập trung vào những thứ “hot” nhất trên cộng đồng vào thời điểm hiện tại.

Tất nhiên, Facebook cũng cung cấp chức năng “Most Recent” cho những nội dung đăng tải mới nhất. Nhưng phần hiển thị này thỉnh thoảng lại bị biến mất một cách rất khó chịu chỉ sau vài click mà không có cách nào để biến những cập nhật mới nhất này thành một cài đặt mặc định.

Hiển thị News Feed trên trang Facebook.

Nhìn chung, chức năng News Feed của Facebook khiến cho người dùng có cảm giác khá tĩnh và chậm thay đổi. Trong khi đó, Google+ dường như lại được cập nhật liên tục (bình luận trên Google+ được hiển thị ngay lập tức theo thời gian thực), tạo nên một vòng các thông tin đăng tải gần như không bao giờ ngừng, cho cảm giác dày đặc như feed trên Twitter.
Thêm nữa, điều này cũng đưa đến một cách thức giống như đưa tin nhanh. Tuy nhiên, hạn chế của nó là có thể sẽ khiến người dùng tốn thời gian khi quá tải, đặc biệt là đối với những post có tính phổ biến cao.

Bên cạnh đó, một trong những ưu thế của Google+ là khả năng chia sẻ. Với cách tổ chức bạn bè theo “Circle”, các đăng tải mới trên Google+ có thể được chia sẻ chỉ với 1 số rất ít người, hoặc với tất cả cộng đồng như bạn muốn.

Trong khi đó, Facebook cho phép bất kỳ ai đã kết nối bạn bè đều có thể xem được những gì bạn đăng, trừ phi bạn muốn hạn chế họ bằng cách vào phân chia danh sách bạn bè thành các nhóm và thiết lập cài đặt riêng tư cho từng nội dung đăng tải. Quá trình này hiện vẫn khá cồng kềnh.

Thắng cuộc: Google+

3. Sự riêng tư (Privacy)

Rất dễ nhận thấy là Facebook có một hệ thống theo dõi hồ sơ khá khủng khiếp. Điều khoản chính sách hiện tại "lê thê" đến khoảng 6.000 từ, viết bằng thứ ngôn ngữ chỉ dành riêng cho các luật gia (Tham khảo: Đánh đố người dùng bằng "chính sách riêng tư"?). Khi đã tạo một tài khoản trên mạng xã hội thì việc không đăng tải các ý nghĩ và hoạt động của bản thân cho cả thế giới biết là một điều quá khó. Và nếu bạn không để ý, một bức ảnh say rượu của bạn cũng có thể xuất hiện trong một chiến dịch quảng cáo nào đó của Facebook mà hàng triệu, hàng triệu người sẽ xem được.

Nhưng Google+ đang tìm cách để biến chức năng kiểm soát sự riêng tư trở thành đặc điểm quan trọng nhất của mạng xã hội. Các điều khoản trong chính sách này dài chỉ khoảng 1.000 từ và viết bằng thứ ngôn ngữ giản dị, dù vẫn có những phiền toái nhất định về việc liệu có cho phép khai thác dữ liệu qua hoạt động người dùng để tạo các quảng cáo hướng đối tượng (như đang làm với YouTube) hay không. Một điều đáng tiếc nữa là Google+ không cho phép bất cứ ai có một Profile hoàn toàn riêng tư. Trong khi đó, Facebook lại có thể khiến tài khoản người dùng ẩn hoàn toàn  trên cộng đồng nếu muốn.

Nhìn chung, Google đang hướng tới sự riêng tư như mục đích cốt lõi của Google+. Điều này có thể được xem như là một động thái khôn ngoan, bất kể bạn nhìn nhận vấn đề này thế nào chăng nữa.

Thắng cuộc: Google+

Nguồn: DigitalTrends

Người khổng lồ trong làng công nghệ Microsoft vừa thông báo đã đưa ông Satya Nadella làm giám đốc điều hành mới của mình, khép lại quá trình tìm kiếm trong suốt 5 tháng để thay thế cho Steve Ballmer.

Sau đây là những điều khá thú vị về vị tân CEO của Microsoft.


1. Satya Nadella năm nay 47 tuổi, sinh ra và theo học tại trường thuộc thành phố Hyderabad trước khi lấy bằng Cử nhân Kỹ thuật Điện tử và Truyền thông của trường Đại học Manipal.

2. Sau khi đến Mỹ, Nadella lấy bằng Thạc sĩ Khoa học Khoa học Máy tính của Đại học Wisconsin, Milwaukee. Ông cũng đã hoàn thành Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của Đại học Chicago.

3. Nadella vào làm việc cho Microsoft từ năm 1992. Trong suốt thời gian làm việc, ông đã giữ nhiệm vụ quan trọng tại Bing, và mặc dù Bing chưa bao giờ thành công, Nadella cũng đã giúp nó phát triển.

4. Nadella đóng vai trò chính trong việc đưa một vài dịch vụ nổi tiếng nhất của Microsoft như Cơ sở dữ liệu, Windows Server và công cụ phát triển vào nền tảng đám mây với tên gọi Azure.

5. Nadella cũng giúp Microsoft đưa ra phiên bản đám mây cho Microsoft Office, được biết tới với tên gọi Office 365, được gã khổng lồ phần mềm cho biết là một trong những sản phẩm phát triển nhanh nhất của hãng.

6. Trước khi vào làm tại Microsoft, Nadella đã làm việc tại Sun Microsystem, công ty giờ thuộc sở hữu của Oracle.

7. Nadella là CEO thứ 3 trong lịch sử 38 năm của tập đoàn Microsoft (trước đó là Bill Gates và Steve Ballmer)

8. Việc bổ nhiệm sẽ là một thành tựu đáng kể cho Nadella, đưa ông vào danh sách những người gốc Ấn đang làm việc cho các công ty hàng đầu trên thế giới.

Theo: ICTnews

#1. Có những phương án chuẩn bị trước

Việc chuẩn bị trước là vô cùng quan trọng, vì chậm trễ trả lời hoặc giải quyết một góp ý tiêu cực/lời cáo buộc có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng(sẽ được nói kĩ hơn vào phần sau)

Vì vậy, nên bố trí sẵn những người có nhiệm vụ giải đáp những góp ý của khách hàng. Những người này sẽ được học những qui định cơ bản nhất về việc phải trả lời như thế nào với những tình huống khác nhau. Các tình huống cơ bản có thể là: Góp ý tiêu cực về dịch vụ, sản phẩm/Chỉ ra những thông tin sai lệch/Đưa ra những thông tin sai lệch với mục đích hãm hại  vv.. Có thể soạn ra một bản quy định cách ứng phó với mỗi trường hợp cụ thể này.

Có một danh sách những số liên lạc  của những người thuộc bộ phận PR, hội đồng quản trị, hoặc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật, trong trường hợp khẩn cấp.


#2. Phản ứng nhanh

32% khách hàng mong chờ câu trả lời trong vòng 30 phút, 42% khách hàng mong chờ câu trả lời trong vòng 1 tiếng. Quá 1 tuần và họ sẽ quyết định ngừng sử dụng sản phẩm của bạn.

Vì vậy, việc trả lời nhanh là vô cùng quan trọng. Một số vấn đề nghiêm trọng cần í kiến của CEO hay các bộ phận khác, bạn có thể lịch sự thông báo với khách hàng rằng bạn sẽ xem xét vấn đề và cố gắng giải quyết trong thời gian gần nhất.


#3. Thể hiện sự chân thành

Nếu lỗi sai thuộc về phía công ty bạn, hãy gửi lời xin lỗi chân thành tới khách hàng. Tuy vậy, nên giải thích rõ ràng các vấn đề pháp lý liên quan đến sự việc, để tránh mọi rắc rối không cần thiết.

Trả lời một cách chuyên nghiệp, nhưng vẫn mang tính chất nói chuyện giữa người-và-người, dễ tạo được sự thông cảm.


#4. Cẩn thận với mọi câu trả lời

Với những góp ý nhạy cảm, độ nghiêm trọng cao, nên thu thập đủ mọi thông tin cần thiết về sự việc cũng như thu thập í kiến của những người có liên quan. Một câu trả lời sai hoặc không thoả đáng có thể ảnh hưởng rất xấu đến hình ảnh công ty. Tiếng lành đồn xa, nhưng tiếng xấu còn đồn xa hơn gấp nhiều lần.

Có thể trả lời qua hình thức thông cáo báo chí, hoặc thậm chí là thu âm lời giải thích, câu trả lời từ chính CEO công ty, tuỳ theo tính chất của sự việc.

#5. Có hình thức bồi thường thích đáng

Câu chuyện Vietnam Airlines Đà Nẵng bồi thường 500.000VND cho việc vỡ con lợn đất của một khách hàng cho thấy việc quan tâm và bồi thường cho những thiệt hại của khách hàng mang lại rất nhiều lợi ích. Điều này vừa giữ khách hàng tiếp tục sử dụng thương hiệu, vừa tạo ấn tượng tốt cho thương hiệu trên mặt báo.

Hãy bồi thường thích đáng cho những thiệt hại công ty bạn đã (có thể) mang lại cho khách hàng. Tiền mặt, sản phẩm mới, các sản phẩm đi kèm vv..vv tuỳ theo trường hợp mà có cách bồi thường hợp lí, thể hiện công ty thực sự quan tâm đến khách hàng.


Theo MixDigital

Dịp lễ Valentine năm nay, nhiều báo đăng tải bài nói về chuyện mạng xã hội Facebook có thể tiên đoán chính xác mối quan hệ giữa một cặp sẽ bền lâu đến đâu. Thế nhưng theo một bài báo vừa đăng tải trên tờ New York Times, Google Plus mới là nơi nắm thông tin người dùng cặn kẽ nhất. “Một số nhà phân tích còn nói Google hiểu về hoạt động xã hội của mọi người còn chi tiết hơn Facebook nữa,” bài báo viết.


So với Facebook, mạng xã hội Google Plus vắng như chùa Bà Đanh nhưng Google không lo lắng bởi đường còn dài, chưa biết sau này ai sẽ dùng mạng nào nhiều hơn. Google Plus có tầm quan trọng to lớn với Google vì nó như một cửa sổ giúp doanh nghiệp này nhìn sâu vào cuộc sống số của mọi người để thu lượm những thông tin quý giá mà nhà quảng cáo đang rất cần nắm.

Bởi Google đang áp dụng chính sách một tài khoản dùng cho mọi dịch vụ, từ thư điện tử Gmail đến YouTube, từ Blogspot đến bản đồ nên một khi bạn đã có lần vào Google Plus và không bao giờ quay lại, mọi thông tin của bạn giờ đây cứ chảy đều đặn về máy chủ của Google.

Trước đây khi chưa đẻ ra Google Plus, có thể Google không biết được bạn cũng chính là người tìm thông tin đó, hay xem video kia hay tìm địa điểm nọ trên bản đồ. Nay họ đã có thể xây dựng chân dung tổng hợp một khách hàng sử dụng mọi dịch vụ của họ nhằm phục vụ cho việc quảng cáo.

Vì ý thức được tầm quan trọng của Google Plus, nay Google đã bắt đầu bắt người dùng đăng ký để sử dụng dịch vụ, ví dụ để gởi comment trên YouTube. Google ép người dùng đăng ký mạnh đến nỗi nhiều khách hàng bực mình, nhiều người lo ngại về tính riêng tư.

Doanh thu của Google chủ yếu đến từ chỗ làm trung gian quảng cáo. Một bên là các nơi có nhiều người vô ra như báo, trò chơi trực tuyến, nơi tải video... có chỗ hiển thị quảng cáo (hiện Google có quan hệ với 2 triệu website như thế); một bên là các doanh nghiệp cần quảng bá sản phẩm hay dịch vụ đến đúng người đang cần. Google với kho báu thông tin của mình đang làm tốt vai trò trung gian này. Trước đây họ dùng thông tin khách hàng tìm kiếm để hiển thị quảng cáo khá chính xác. Nhưng nay khách hàng quảng cáo cần nhiều hơn thế, họ cần nhắm đến đúng người không chỉ đang tìm thông tin liên quan đến sản phẩm mà còn bàn tán với bạn bè về sản phẩm. Đó là cái Google Plus có thể cung cấp.

Cho nên bạn đừng ngạc nhiên vì sao khi bạn đọc tin trên điện thoại di động mà một quảng cáo đúng y sản phẩm bạn đang muốn có lại xuất hiện. Có thể vì hôm trước bạn mới tìm sản phẩm này trên Google hay trước đó nữa bạn viết một email hỏi người quen về sản phẩm đó. Thậm chí có thể bạn viết một mẩu nhỏ đưa lên Google Plus tỏ vẻ tò mò về sản phẩm này.

Hiện nay Google đang đẩy mạnh việc mời các nhãn hiệu tên tuổi tham gia Google Plus như nhiều doanh nghiệp đang xây dựng các fanpage trên Facebook. Ai tham gia được Google thưởng bằng cách cho hiển thị các kết quả liên quan đến nhãn hiệu bên tay phải màn hình tìm kiếm của người dùng. Thay vì bán diện tích đó trị giá cả tỉ đô-la, Google dùng nó để quảng bá cho Google Plus, chứng tỏ mạng xã hội này quan trọng trong chiến lược đường dài của Google như thế nào. Như Starbucks hiện có 3 triệu người theo dõi trên Google Plus, con số rất nhỏ so với 36 triệu “like” trên trang Facebook. Nhưng họ cập nhật thông tin đều đặn để được cung cấp vị trí tìm kiếm tốt.

Một hiện tượng lạ, là người dùng Google Plus có vẻ có “học thức” cao hơn Facebook – ví dụ tờ Economist có nhiều người theo dõi trên Google Plus hơn là trên Facebook (6 triệu so với 3 triệu). Có vẻ các nhãn hiệu lớn đang bị Google dụ dỗ vì ai đều nói tham gia kiểu đó giúp họ làm công tác tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) vì thông tin đưa lên Google Plus luôn xuất hiện tốt trên kết quả tìm kiếm.

Theo Thesaigontimes

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.