Latest Post

Người khổng lồ trong làng công nghệ Microsoft vừa thông báo đã đưa ông Satya Nadella làm giám đốc điều hành mới của mình, khép lại quá trình tìm kiếm trong suốt 5 tháng để thay thế cho Steve Ballmer.

Sau đây là những điều khá thú vị về vị tân CEO của Microsoft.


1. Satya Nadella năm nay 47 tuổi, sinh ra và theo học tại trường thuộc thành phố Hyderabad trước khi lấy bằng Cử nhân Kỹ thuật Điện tử và Truyền thông của trường Đại học Manipal.

2. Sau khi đến Mỹ, Nadella lấy bằng Thạc sĩ Khoa học Khoa học Máy tính của Đại học Wisconsin, Milwaukee. Ông cũng đã hoàn thành Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của Đại học Chicago.

3. Nadella vào làm việc cho Microsoft từ năm 1992. Trong suốt thời gian làm việc, ông đã giữ nhiệm vụ quan trọng tại Bing, và mặc dù Bing chưa bao giờ thành công, Nadella cũng đã giúp nó phát triển.

4. Nadella đóng vai trò chính trong việc đưa một vài dịch vụ nổi tiếng nhất của Microsoft như Cơ sở dữ liệu, Windows Server và công cụ phát triển vào nền tảng đám mây với tên gọi Azure.

5. Nadella cũng giúp Microsoft đưa ra phiên bản đám mây cho Microsoft Office, được biết tới với tên gọi Office 365, được gã khổng lồ phần mềm cho biết là một trong những sản phẩm phát triển nhanh nhất của hãng.

6. Trước khi vào làm tại Microsoft, Nadella đã làm việc tại Sun Microsystem, công ty giờ thuộc sở hữu của Oracle.

7. Nadella là CEO thứ 3 trong lịch sử 38 năm của tập đoàn Microsoft (trước đó là Bill Gates và Steve Ballmer)

8. Việc bổ nhiệm sẽ là một thành tựu đáng kể cho Nadella, đưa ông vào danh sách những người gốc Ấn đang làm việc cho các công ty hàng đầu trên thế giới.

Theo: ICTnews

#1. Có những phương án chuẩn bị trước

Việc chuẩn bị trước là vô cùng quan trọng, vì chậm trễ trả lời hoặc giải quyết một góp ý tiêu cực/lời cáo buộc có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng(sẽ được nói kĩ hơn vào phần sau)

Vì vậy, nên bố trí sẵn những người có nhiệm vụ giải đáp những góp ý của khách hàng. Những người này sẽ được học những qui định cơ bản nhất về việc phải trả lời như thế nào với những tình huống khác nhau. Các tình huống cơ bản có thể là: Góp ý tiêu cực về dịch vụ, sản phẩm/Chỉ ra những thông tin sai lệch/Đưa ra những thông tin sai lệch với mục đích hãm hại  vv.. Có thể soạn ra một bản quy định cách ứng phó với mỗi trường hợp cụ thể này.

Có một danh sách những số liên lạc  của những người thuộc bộ phận PR, hội đồng quản trị, hoặc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật, trong trường hợp khẩn cấp.


#2. Phản ứng nhanh

32% khách hàng mong chờ câu trả lời trong vòng 30 phút, 42% khách hàng mong chờ câu trả lời trong vòng 1 tiếng. Quá 1 tuần và họ sẽ quyết định ngừng sử dụng sản phẩm của bạn.

Vì vậy, việc trả lời nhanh là vô cùng quan trọng. Một số vấn đề nghiêm trọng cần í kiến của CEO hay các bộ phận khác, bạn có thể lịch sự thông báo với khách hàng rằng bạn sẽ xem xét vấn đề và cố gắng giải quyết trong thời gian gần nhất.


#3. Thể hiện sự chân thành

Nếu lỗi sai thuộc về phía công ty bạn, hãy gửi lời xin lỗi chân thành tới khách hàng. Tuy vậy, nên giải thích rõ ràng các vấn đề pháp lý liên quan đến sự việc, để tránh mọi rắc rối không cần thiết.

Trả lời một cách chuyên nghiệp, nhưng vẫn mang tính chất nói chuyện giữa người-và-người, dễ tạo được sự thông cảm.


#4. Cẩn thận với mọi câu trả lời

Với những góp ý nhạy cảm, độ nghiêm trọng cao, nên thu thập đủ mọi thông tin cần thiết về sự việc cũng như thu thập í kiến của những người có liên quan. Một câu trả lời sai hoặc không thoả đáng có thể ảnh hưởng rất xấu đến hình ảnh công ty. Tiếng lành đồn xa, nhưng tiếng xấu còn đồn xa hơn gấp nhiều lần.

Có thể trả lời qua hình thức thông cáo báo chí, hoặc thậm chí là thu âm lời giải thích, câu trả lời từ chính CEO công ty, tuỳ theo tính chất của sự việc.

#5. Có hình thức bồi thường thích đáng

Câu chuyện Vietnam Airlines Đà Nẵng bồi thường 500.000VND cho việc vỡ con lợn đất của một khách hàng cho thấy việc quan tâm và bồi thường cho những thiệt hại của khách hàng mang lại rất nhiều lợi ích. Điều này vừa giữ khách hàng tiếp tục sử dụng thương hiệu, vừa tạo ấn tượng tốt cho thương hiệu trên mặt báo.

Hãy bồi thường thích đáng cho những thiệt hại công ty bạn đã (có thể) mang lại cho khách hàng. Tiền mặt, sản phẩm mới, các sản phẩm đi kèm vv..vv tuỳ theo trường hợp mà có cách bồi thường hợp lí, thể hiện công ty thực sự quan tâm đến khách hàng.


Theo MixDigital

Dịp lễ Valentine năm nay, nhiều báo đăng tải bài nói về chuyện mạng xã hội Facebook có thể tiên đoán chính xác mối quan hệ giữa một cặp sẽ bền lâu đến đâu. Thế nhưng theo một bài báo vừa đăng tải trên tờ New York Times, Google Plus mới là nơi nắm thông tin người dùng cặn kẽ nhất. “Một số nhà phân tích còn nói Google hiểu về hoạt động xã hội của mọi người còn chi tiết hơn Facebook nữa,” bài báo viết.


So với Facebook, mạng xã hội Google Plus vắng như chùa Bà Đanh nhưng Google không lo lắng bởi đường còn dài, chưa biết sau này ai sẽ dùng mạng nào nhiều hơn. Google Plus có tầm quan trọng to lớn với Google vì nó như một cửa sổ giúp doanh nghiệp này nhìn sâu vào cuộc sống số của mọi người để thu lượm những thông tin quý giá mà nhà quảng cáo đang rất cần nắm.

Bởi Google đang áp dụng chính sách một tài khoản dùng cho mọi dịch vụ, từ thư điện tử Gmail đến YouTube, từ Blogspot đến bản đồ nên một khi bạn đã có lần vào Google Plus và không bao giờ quay lại, mọi thông tin của bạn giờ đây cứ chảy đều đặn về máy chủ của Google.

Trước đây khi chưa đẻ ra Google Plus, có thể Google không biết được bạn cũng chính là người tìm thông tin đó, hay xem video kia hay tìm địa điểm nọ trên bản đồ. Nay họ đã có thể xây dựng chân dung tổng hợp một khách hàng sử dụng mọi dịch vụ của họ nhằm phục vụ cho việc quảng cáo.

Vì ý thức được tầm quan trọng của Google Plus, nay Google đã bắt đầu bắt người dùng đăng ký để sử dụng dịch vụ, ví dụ để gởi comment trên YouTube. Google ép người dùng đăng ký mạnh đến nỗi nhiều khách hàng bực mình, nhiều người lo ngại về tính riêng tư.

Doanh thu của Google chủ yếu đến từ chỗ làm trung gian quảng cáo. Một bên là các nơi có nhiều người vô ra như báo, trò chơi trực tuyến, nơi tải video... có chỗ hiển thị quảng cáo (hiện Google có quan hệ với 2 triệu website như thế); một bên là các doanh nghiệp cần quảng bá sản phẩm hay dịch vụ đến đúng người đang cần. Google với kho báu thông tin của mình đang làm tốt vai trò trung gian này. Trước đây họ dùng thông tin khách hàng tìm kiếm để hiển thị quảng cáo khá chính xác. Nhưng nay khách hàng quảng cáo cần nhiều hơn thế, họ cần nhắm đến đúng người không chỉ đang tìm thông tin liên quan đến sản phẩm mà còn bàn tán với bạn bè về sản phẩm. Đó là cái Google Plus có thể cung cấp.

Cho nên bạn đừng ngạc nhiên vì sao khi bạn đọc tin trên điện thoại di động mà một quảng cáo đúng y sản phẩm bạn đang muốn có lại xuất hiện. Có thể vì hôm trước bạn mới tìm sản phẩm này trên Google hay trước đó nữa bạn viết một email hỏi người quen về sản phẩm đó. Thậm chí có thể bạn viết một mẩu nhỏ đưa lên Google Plus tỏ vẻ tò mò về sản phẩm này.

Hiện nay Google đang đẩy mạnh việc mời các nhãn hiệu tên tuổi tham gia Google Plus như nhiều doanh nghiệp đang xây dựng các fanpage trên Facebook. Ai tham gia được Google thưởng bằng cách cho hiển thị các kết quả liên quan đến nhãn hiệu bên tay phải màn hình tìm kiếm của người dùng. Thay vì bán diện tích đó trị giá cả tỉ đô-la, Google dùng nó để quảng bá cho Google Plus, chứng tỏ mạng xã hội này quan trọng trong chiến lược đường dài của Google như thế nào. Như Starbucks hiện có 3 triệu người theo dõi trên Google Plus, con số rất nhỏ so với 36 triệu “like” trên trang Facebook. Nhưng họ cập nhật thông tin đều đặn để được cung cấp vị trí tìm kiếm tốt.

Một hiện tượng lạ, là người dùng Google Plus có vẻ có “học thức” cao hơn Facebook – ví dụ tờ Economist có nhiều người theo dõi trên Google Plus hơn là trên Facebook (6 triệu so với 3 triệu). Có vẻ các nhãn hiệu lớn đang bị Google dụ dỗ vì ai đều nói tham gia kiểu đó giúp họ làm công tác tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) vì thông tin đưa lên Google Plus luôn xuất hiện tốt trên kết quả tìm kiếm.

Theo Thesaigontimes


Vizileaks vừa tiết lộ hình ảnh đầu tiên về chiếc smartphone tầm trung dòng G sắp ra mắt của Sony. Theo đó, Sony sẽ trang bị cho Xperia G màn hình 4,8 inch, RAM 1 GB, bộ nhớ trong 8 GB và camera 8 megapixel. Đồng thời, theo nguồn tin này thì model mới nhất của Sony cũng sẽ hỗ trợ kết nối LTE.

Lộ ảnh thực tế đầu tiên của smartphone tầm trung Sony Xperia G

Chiếc smartphone mới nhất của Sony được thiết kế mạnh mẽ, nam tính và có phần khá giống với người anh em Z1s. Camera của Xperia G gây chú ý khi nằm ở giữa, thay vì ở góc như nhiều model khác của hãng sản xuất Nhật Bản. Đáng tiếc là bức ảnh do Vizileaks cung cấp chỉ cho thấy một phần mặt sau của chiếc smartphone này. Theo dự kiến, Xperia G sẽ được Sony trình diễn tại triển lãm công nghệ MWC 2014 sắp diễn ra ở Bacerlona cuối tháng này.

Lộ ảnh thực tế đầu tiên của smartphone tầm trung Sony Xperia G

Theo PLXH

Một bức ảnh chụp màn hình Galaxy S5 từ trang nowhereelse.fr đã cho thấy sự thay đổi trong giao diện người dùng của Samsung Galaxy S5.

Trước tiên, Samsung mới đây đã đăng tải thông tin về sự kiện Unpacked sắp tới của hãng trên Twitter. Theo đó, sự kiện này sẽ được tổ chức vào ngày 24/2 tại Barcelona, Tây Ban Nha. Tin đồn cho biết rằng sự kiện Unpacked lần này sẽ là "khiêm tốn" hơn nhiều so với sự kiện năm ngoái.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chương trình này sẽ kém hấp dẫn, bởi nhiều khả năng hãng điện tử Hàn Quốc sẽ giới thiệu chiếc điện thoại đang rất được mong đợi Galaxy S5. Nhiều khả năng giao diện người dùng TouchWiz trên Galaxy S5 sẽ được làm mới: thiết kế đơn giản và ít hào nhoáng hơn so với TouchWiz trước đây. Ngoài ra, như hình ảnh trên cho thấy giao diện người dùng TouchWiz cũng được thiết kế lại theo phong cách "phẳng".

Lộ ảnh biểu tượng giao diện người dùng hoàn toàn mới trên Galaxy S5

Bên cạnh đó, một bức ảnh chụp màn hình mà theo trang nowhereelse.fr là của Galaxy S5 cũng đã tiếp tục xác nhận về giao diện người dùng mới của Samsung. Nhiều biểu tượng hoàn toàn trùng khớp như bức ảnh đã được Samsung đăng tải trên Twitter trước đó. Ví dụ như biểu tượng tốc độ (Speed), tò mò (Curiosity), vui (Fun), xã hội (Social), phong cách (Style)… nhiều khả năng, đây chính là những sự thay đổi mà Samsung đang nhắm đến cho chiếc smartphone thế hệ mới của mình.

Theo PhoneArena

Năm 2014 sẽ là năm phát triển của xây dựng thương hiệu cá nhân, đặc biệt là trong thị trường cạnh tranh quốc tế.

1. Mạng xã hội tại nơi làm việc. 

Theo nghiên cứu của Statisla mới công bố, một trong năm nhân viên người Mỹ không được cho phép truy cập vào Facebook, một trong sáu nhân viên bị cấm truy cập Twitter, và một trong mười nhân viên không được truy cập váo Linkedlin.

YouTube và những trang khác cũng bị hạn chế tại nhiều công ty. Điều này sẽ không tạo điều kiện cho nhân viên trở thành một nhà tiếp thị tại các công ty như thế này.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều công ty đã nới lỏng các hạn chế và xu hướng này sẽ tăng mạnh trong năm 2014 với hai lý do sau:


• Các công ty nhận ra rằng có thể khóa các trang mạng xã hội từ các cơ sở hạ tầng, nhưng không thể ngăn cản nhân viên sử dụng điện thoại cầm tay để truy cập vào Facebook và Linkedln.

• Các nhân viên cần phương tiện truyền thông xã hội để làm việc hiệu quả hơn bởi vì mỗi một nhân viên là một đại sứ thương hiệu.

2. Am hiểu mạng xã hội.

Từ tùy chọn đến cần thiết. Nếu không có kỹ năng về các trang mạng xã hội, thương hiệu cá nhân sẽ tàn lụi theo thời gian. Các trang mạng xã hội không chỉ còn đơn giản là cách để giới trẻ khẳng định chính mình mà là công cụ hữu dụng nhất trong chiến thuật tiếp thị của các đối thủ cạnh tranh.

Ngày nay, bất kể vai trò và cấp bậc, hiểu được cách sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để thực hiện công việc tốt hơn là một điều bắt buộc.

Ngay cả khi đang tìm nguồn nhân lực, xây dựng chiến dịch tiếp thị, tăng cường các mối quan hệ, phát triển sản phẩm mới, thiết kế mẫu in quảng cáo, hay nghiên cứu thị trường, chỉ phát triển mạnh nếu biết khai thác các phương tiện truyền thông xã hội để mang lại giá trị lớn hơn cho công ty.

3. Thương hiệu trực tuyến. 

Nên xây dựng thương hiệu ngoài đời thật trước khi xây dựng thương hiện trực tuyến. Nhận diện trực tuyến nên được rút ra từ những đặc điểm thực tế của bạn, nhưng nhận diện trực tuyến đó cần được có trong thực tế càng sớm càng tốt. Bây giờ kỹ thuật số cần đi trước thực tế.

Xu hướng này sẽ có đà tăng trưởng mạnh. Theo đó, cần phải thận trong trong việc xây dựng và quản lý thương hiệu trực tuyến của mình, vì nó mang lại ấn tượng đầu tiên của bạn.

4. Giá trị của video. 

"Một bức tranh trị giá hơn cả ngàn chữ" - điều này đang đúng với xu hướng thiết kế hồ sơ cá nhân thời kỹ thuật số. Nhưng đó đã là xu hướng của năm 2013.

Trong xu hướng xây dựng thương hiệu cá nhân, video luôn có các tính năng hình ảnh nổi bật khi cho phép truyền tải một thông điệp hoàn chỉnh và xây dựng hình ảnh đáng nhớ, kết nối cảm xúc với người xem.

Gần đây, rất nhiều video liên quan đến các hoạt động về thương hiệu cá nhân đã được giới hạn trong các phòng chụp ảnh. Những người làm video sử dụng các ứng dụng video trực tuyến ngày càng tăng.

Ở đây không phải đang đề cập đến cách tiếp cận qua YouTube, những video này được thu và tạo ra bởi những người nghiệp dư sử dụng những công cụ trực tuyến chuyên nghiệp để hổ trợ cho việc thể hiện video chuyên nghiệp hơn.

Ngày càng nhiều người làm việc từ xa, vì thế video sẽ trở nên quan trọng hơn nữa để tương tác làm việc, cho phép bạn xuất hiện ở bất cứ đâu mặc dù không có mặt ở đó. Sử dụng Google+ để trò chuyện với các đồng nghiệp và các địa chỉ liên lạc trên mạng. Các cuộc gọi tử hội nghị sẽ không còn gặp những vấn đề về âm thanh, nhờ có hội nghị thực tế qua video.

Nếu đang tham dự hội nghị qua video từ nhà riêng, bạn nên ăn mặc chỉnh tề. Nếu bạn đang ghi hình tại một sân banh, hãy dành thời gian luyện tập giọng tự nhiên. Thời đại của phim cuốn đã qua đi, nhưng một đoạn video mà hét lên một cách nghiệp dư thì sẽ có tác động tiêu cực như nhau cho thương hiệu của bạn.

Hãy tạo ra một nơi phù hợp để sản xuất video của mình. Như đang thiết lập cho một chương trình yêu thích, và sự thiết lập ấy có thể tạo ra một biểu tượng hình ảnh độc đáo cho thương hiệu của chính bạn.

 Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.