Latest Post

 nohoa1 Chiến lược: Nở hoa trong lòng địch của GoogleTháng trước, Google đã cho ra mắt phiên bản Google Maps và Gmail chạy trên hệ điều hành iOS với ý định giúp iPhone trở thành thiết bị di động tiên tiến nhất hành tinh.
Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao ông chủ sở hữu Android và Motorola lại đi giúp kình địch của mình? Lời giải cho nó chỉ gói gọn trong hai chữ “quảng cáo”.
Android là HĐH smartphone “ăn nên làm ra” cùng với công việc kinh doanh quảng cáo của Google bởi nó đem lại nguồn lợi nhuận không nhỏ đối với “ông vua tìm kiếm”. Họ không quá quan tâm tới chuyện khách hàng sẽ dùng HĐH gì để xem quảng cáo của mình hay truy cập vào các trang web, thay vào đó, họ tập trung lôi kéo khách hàng đến với mình và tìm cách giữ chân họ. Ngoài ra, Google đầu tư vào Android chủ yếu nhằm đảm bảo các công ty đối thủ như Apple hay Microsoft không thể “đá văng” họ ra khỏi thị trường smartphone.
Tuy nhiên, trong thời kì cạnh tranh từng centimet thị phần như hiện nay, nắm bắt được chiến lược kinh doanh của Google là một công việc đặc biệt quan trọng nên một loạt các ông lớn trong làng công nghệ thế giới như Apple, Facebook hay Twitter đều đang thận trọng xác định phương thức chuyển giao và sở hữu phần mềm.
Theo ý kiến của Joel Spolsky, CEO của startup Stack Overflow và cũng là tác giả của bài viết về nguyên nhân tại sao các tập đoàn công nghệ ghìm giá sản phẩm của mình cho biết: “Google không quá quan trọng chuyện kiếm lời từ mã nguồn mở Android, thay vào đó, họ kiếm tiền khi khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Ngoài ra, Android chỉ mang ý nghĩa tăng cường tính cạnh tranh trong thị trường và “dìm giá” thiết bị di động bởi chúng là công cụ hỗ trợ các dịch vụ [trên nền website] của Google.”
Để hiện thực hóa mục tiêu trên, Google cho phép “đứa con cưng” Google Maps và Gmail của mình nhập cuộc. Ứng dụng tìm đường Maps có vẻ như là một công cụ bán quảng cáo lý tưởng khi nó không chỉ giúp người dùng biết được mình đang ở đâu hay sẽ đi đâu mà còn giúp họ tìm kiếm vị trí các công ty theo dữ liệu đăng kí trước.
Hiện tại, Google Maps dành cho iOS vẫn chưa có hình thức quảng cáo như trên nhưng có vẻ như tình trạng trên không còn kéo dài bao lâu nữa khi Android đã áp dụng thành công phương thức này. Bên cạnh đó, Gmail phiên bản iOS cũng là một mảnh đất quảng cáo đầy hứa hẹn khi phiên bản web của nó thường có các pop-up quảng cáo đến với người dùng bên cạnh các e-mail.
2 Gmail icon logo Copy f158a Chiến lược: Nở hoa trong lòng địch của Google
Gmail phiên bản iOS có chức năng quảng cáo
Hiện tại, Google chỉ quan tâm tới kinh doanh quảng cáo và đây là lý do tại sao họ rút lại chức năng dẫn đường turn-by-turn (một tính năng đặc biệt của Google Maps) từ bộ dữ liệu từng cung cấp cho ứng dụng Maps của Apple. Điều này có thể hiểu được là do Táo khuyết đang kiểm soát đầu ra của sản phẩm trong khi Google chỉ là một nhà cung ứng phần mềm hỗ trợ và không được “lợi lộc” gì vì không có cơ hội kinh doanh quảng cáo với các bên thứ 3. Mặc dù hiện nay Google Maps là một “phần mềm ứng dụng độc lập” (standalone product) – phần mềm chỉ cần có HĐH, không cần tới các phần mềm đi kèm và có tiềm năng kinh doanh quảng cáo rất lớn.
3 Google Maps f158a Chiến lược: Nở hoa trong lòng địch của Google
Google Maps – một phần mềm ứng dụng độc lập
Khi được hỏi về Google, Danny Sullivan – tổng biên tập trang searchengineland.com cho biết: “Họ [Google] đang kinh doanh phần cứng và quan tâm tới việc kiếm lời từ chúng, nhưng họ không quá đặt nặng chuyện kiếm được nhiều tiền như Apple trong mảng này. Thay vào đó, họ quan tâm nhiều hơn tới kinh doanh quảng cáo và mục tiêu của Google là phục vụ khách hàng bất cứ đâu họ cần.”
Tuy nhiên, Google không hẳn là công ty duy nhất hỗ trợ địch thủ của mình vì mục đích cá nhân. Trước kia, Microsoft từng là “người đỡ đầu” cho dòng máy tính Macintosh của Apple hàng chục năm bởi khi đó, mục tiêu kinh doanh chính của “ông vua phần mềm” chỉ là bán được các phần mềm ứng dụng và không có ý cho HĐH Windows của mình “lên sàn” cạnh tranh. Đặc biệt “trong thời kì đầu những năm 1990, khi lợi nhuận thu về Microsoft của Mac nhiều hơn của Windows, hầu hết những người sở hữu máy của Apple đều phải mua một bản copy của Word và Excel trong khi người dùng Windows đã có sẵn WordPerfect và Lotus 123 và chỉ một số ít mua Word hay Excel.” – Spolsky, cựu nhân viên của Microsoft cho biết thêm.
4 001856 e1345690587708 f158a Chiến lược: Nở hoa trong lòng địch của Google
Microsoft bắt tay Apple chỉ vì mục đích cá nhân
Bên cạnh đó, Google đã có sẵn những kế hoạch riêng dành cho các ứng dụng chạy trên nền iOS và đang chờ tới thời điểm thích hợp. Họ sẽ đánh bại Apple khi đưa mọi thứ “lên mây”, từ bản đồ định vị, e-mail cho tới mạng xã hội, công cụ tìm kiếm và trung tâm dữ liệu được tối ưu hóa có thể khiến các ứng dụng của iOS “lao đao” trong những năm tới đây.
“Google CEO – Larry Page thực sự rất tài năng và ông biết mọi thứ không còn nằm trong hộp tìm kiếm (search box) nữa và thay vào đó là cuộc chạy đua lợi nhuận kinh doanh đến từ hình thức quảng cáo của Google. Có 10 cách để biến Google Maps trở thành vũ khí chống lại các hãng khác nhưng trước tiên, nó phải là “tay trong” của iOS đã” – Aydin Senkut, nhà sáng lập, giám đốc quản trị của Felicis Ventures và cũng là giám đốc sản xuất của Google cho hay.
Theo Genk.

Thiết kế web hay thiết kế website đơn giản là công việc tạo một trang Web cá nhân hoặc cho công ty, doanh nghiệp, tổ chức…Để thiết kế được một trang Web ta có 2 phương thức chính là: Website tĩnh và Website động.

Thiết kế Web tĩnh (Sử dụng HTML)

Thiết kế web tĩnh là sử dụng các đoạn mã HTML, ảnh, video, Flash để tạo một giao diện cho trang web và tên file được lưu có phần mở rộng là: .html hoặc .htm. Trong web tĩnh không có hệ cơ sở dữ liệu như MySQL hay MSSQL.

Đối với một website tĩnh, khi muốn thay đổi giao diện cho các trang web con thì người viết phải thay đổi bằng tay cho từng trang một do vậy web tĩnh có 3 điểm yếu là:


  • Khó thay đổi giao diện
  • Khó thay đổi nội dung nếu như người quản lý trang web không có kiến thức về HTML
  • Và không có khả năng tương tác web


Trong các web tĩnh thế hệ mới, đã được bổ xung thêm chức năng thay đổi giao diện hàng loạt. Các trang web tĩnh này sẽ có phần đuôi mở rộng thay vì .html và .htm mà là .php. Trong web PHP tĩnh, các mã HTML đều được giữ nguyên chỉ thêm một cú pháp để gọi thư viện template.

Thư viện template là một file chứa giao diện của toàn bộ trang web và có phần mở rộng là .tpl. Khi người quản trị trang thay đổi các file template này thì giao diện trang web sẽ thay đổi theo.

Như vậy với các website tĩnh thế hệ mới chỉ kém website động ở khâu cập nhật nội dung và thực thi các tương tác trên nền web.

Thiết kế web động

Web động là web có hệ thống cơ sở dữ liệu dùng để cung cấp thông tin cho Website, điểm mạnh của web động so với web tĩnh là khả năng quản lý dữ liệu web tốt, khả năng tương tác trên hệ thống web…

Ngôn ngữ
Trong giai đoạn khởi đầu của website, có rất nhiều ngôn ngữ lập trình được sử dụng như: JSP, ASP, PHP, ASP.NET… Nhưng hiện tại có 2 ngôn ngữ được dùng phổ biến là PHP và ASP.NET.

PHP được dùng trên các máy chủ lưu trữ web dùng hệ điều hành Linux như: CenOS, Debian, Fedora, RedHat, Ubuntu… các file có phần mở rộng là .php. Và thường theo cấu trúc LAMP. Ở một số máy chủ lưu trữ web còn hỗ trợ PHP trên nền Windows với cấu trúc WAMP.

ASP.NET được dùng trên các máy chủ lưu trữ web dùng hệ điều hành của Microsoft như Windows Server 2003, Windows Server 2008… các file có phần mở rộng là .aspx.

Để đưa website lên mạng điều đầu tiên là cần một máy chủ lưu trữ web và máy chủ này phải được kết nối Internet liên tục. Trong các giải pháp lưu trữ trên mạng có thể sử dụng: Share Hosting – tức mua một dung lượng nhất định trên máy chủ, VPS – tức một máy chủ chạy với công nghệ ảo hóa, Dedicated Server – một máy chủ vật lý.

Và một tên miền cho website để định hướng được người dùng truy cập và website của bạn. Tên miền có thể là .com, .net, .org. v.v…

 Wikipedia – Vốn là một bách khoa toàn thư nổi tiếng trên thế giới. Với thứ hạng top 10 Alexa toàn, cầu thì Wikipedia được biết đến như một nguồn thông tin uy tín và đáng tin cậy. Vậy sẽ thật tuyệt vời nếu như có một trang tin giới thiệu về thương hiệu trên Wikipedia.
01 Tạo trang Wikipedia cho thương hiệu
Với bất cứ ai có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu thông tin một cách hàn lâm về một chủ đề, hay thương hiệu thì Wikipedia là nguồn tài liệu được nghĩ đến đầu tiên. Kể cả nhà báo, nhà phân tích, những influencers- người có tầm ảnh hưởng cộng đồng cũng không phải là ngoại lệ.
Tuy nhiên, với chức năng là một bách khoa toàn thư mở thì Wikipedia ưu tiên tất cả các thiết lập và chỉnh sửa từ bất kể cá nhân nào trong cộng đồng. Việc này thật nguy hại cho doanh nghiệp, nếu như người khởi tạo trang cho thương hiệu không có kiến thức chính xác, và hoặc vô tình tạo ra những thông tin không có lợi cho thương hiệu. Vậy nên, có lẽ mỗi doanh nghiệp nên bắt đầu ngay việc xây dựng một trang Wikipedia của doanh nghiệp.
Nhưng trước khi bắt tay vào thực hiện, doanh nghiệp nên lưu những điểm chính sau nếu như không muốn công sức của mình trở nên “công cốc” như bị gắn thẻ Spam quảng cáo, bị nhận lệnh xóa…, hay thậm chí bị cấm dải IP tạo tài khoản.
Tìm kiếm trang Wikipedia của thương hiệu.
Tìm kiếm trang Wikipedia của thương hiệu là việc làm cần thiết, và trước nhất nhằm nắm được các thông tin chính xác về thương hiệu cũng như tránh mất thời gian, hoặc trang thiết lập không được xét duyệt.
Nếu trang đã tồn tại thì công việc tiếp theo của doanh nghiệp là kiểm tra độ chính xác của thông tin, để đưa ra những chỉnh sửa và trích dẫn, cập nhật hợp lý. Còn nếu như trang chưa được thiết lập thì đây chính là cơ hội để doanh nghiệp xây dựng một trang của riêng mình.
1 Tạo trang Wikipedia cho thương hiệuTrang Wikipedia của Cocacola
Viết nội dung chính xác
Nội dung cần được viết chính xác với một thái độ trung lập. Đây là một điểm lưu ý khá quan trọng, nếu như doanh nghiệp không muốn trang tin của mình bị gắn thẻ quảng cáo, hoặc không được nhận lệnh duyệt và hỗ trợ từ Wikipedia.
Giới thiệu về doanh nghiệp nên chỉ bao gồm các thông tin cơ bản và công khai như – “ Công ty ABC được thành lập vào năm 19XX bởi ông XYZ, trụ sở chính tại…” Với những thông tin như vậy thì rõ ràng, không có gì là phi đạo đức, hay có chứa “lời lẽ quảng cáo”. Và tất nhiên, các quản trị viên tại Việt Nam, không có lý do nào mà xóa bỏ trang Wikipedia của doanh nghiệp.
Nhưng nếu như doanh nghiệp tạo một trang tin chia sẻ như “Công ty ABC là nhà cung cấp hàng đầu hay là một trong top 10 công ty…” thì chắc chắn trang Wikipedia này sẽ không được phê duyệt, ngay cả khi có trích dẫn từ bên thứ ba,… vì thiếu đi tính khách quan.
Cộng đồng Wikipedia khá khắt khe, và đề cao thái độ trung lập- NPOV ( Viết tắt của Neutral Point Of View, một thuật ngữ trong Wikipedia). Tuy nhiên những thông tin rõ ràng như số liệu doanh thu được công khai, … thể hiện sức mạnh doanh nghiệp, thì vẫn được chấp nhận.
Nguồn Trích dẫn
Nguồn trích dẫn, đường link đến thông tin tham khảo cũng là một lưu ý quan trọng. Việc dẫn nguồn tài liệu hợp lý sẽ khiến cho thông tin doanh nghiệp đưa ra càng đáng tin cậy. Nếu không tìm được muột nguồn đáng tin cậy thì các thông tin đưa ra dễ dàng bị xóa, hoặc chỉnh sửa, bởi một bên nào khác.
Nguồn trích dẫn cần phải uy tín. Theo định nghĩa của Wikipedia thì những nguồn thông tin đáng tin cậy, độc lập và đã xuất bản được coi là uy tín, ví dụ các nguồn hàn lâm, nguồn từ các cơ quan báo chí chất lượng cao,….
Chỉnh sửa các trang Wikipedia đã có sẵn.
Việc mở rộng hay thay đổi đột ngột trang Wikipedia sẽ khiến các quản trị viên nghi ngờ. Chính vì vậy khi chỉnh sửa cần cẩn thận, đưa ra những thông tin khách quan, chính xác, có nguồn trích dẫn và chú ý không nên chỉnh sửa quá nhiều. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể mở rộng trang và thêm những thông tin cập nhật cần thiết.
Nếu nội dung của doanh nghiệp bị gắn “thẻ đánh dấu” là quảng cáo?
11 Tạo trang Wikipedia cho thương hiệu
Nếu như nhận được email thông báo về việc trang tin hoặc nội dung chỉnh sửa bị “ gắn thẻ quảng cáo”, thì doanh nghiệp chỉa cần xóa thẻ đánh dấu này. Sau đó thì cần khéo léo để chứng minh những tuyên bố đó của bên thứ ba là vô căn cứ.
Hãy bắt đầu với từng văn bản, từng câu để làm nổi bật những điều vô lý của tuyên bố. Đồng thời với những đoạn thông tin còn lỏng lẻo thì nên hỗ trợ trích nguồn tham khảo từ một bên uy tín.
Công việc cuối cùng sau khi đã chứng minh một cách rõ ràng các căn cứ thì doanh nghiệp chỉ cần xóa bỏ đoạn mã trên hộp chỉnh sửa, và lưu trang.
Quản lý Wikipedia thường xuyên
Nếu chỉ tạo ra trang tin Wikipedia thôi thì chưa đủ, doanh nghiệp nên tiếp tục theo dõi trang Wikipedia, chia sẻ cho cộng đồng, và thường xuyên cập nhật các thông tin chính xác, liên quan đến công ty như các thông báo thêm về sản phẩm, lịch sử hoạt động, truyền thông và tiếp thị,…
Cuối cùng một lưu ý nhỏ, khi tạo tài khoản nên chú ý tạo tài khoản không trùng tên thương hiệu hay website, một tài khoản cá nhân sẽ được ưu tiên hơn, và tránh được tình trạng vi phạm nguyên tắc không được viết về bản thân mình trong Wikipedia.
Tạo một trang tin Wikipedia thực sự khá phức tạp, việc sửa chữa trang, và việc xóa bỏ tuyên bố ”nội dung bị gắn thẻ quảng cáo” còn khó hơn. Tuy nhiên, khi thực sự bắt đầu và trải nghiệm với trang Wikipedia cho riêng mình, doanh nghiệp sẽ rút ra được khá nhiều kinh nghiệm hay ho và cần thiết, cũng như hài lòng về kết quả mà mình đã đạt được. Và điều quan trọng là hãy bắt đầu trước khi có một bên khác tạo ra những thông tin không chính xác, hoặc bất lợi cho doanh nghiệp.
Theo Genk.vn

Mục đích chính của các công ty “cò con” là làm sao để phát triển, để có chỗ đứng vững chắc trên thương trường. Và do vậy, người ta sẵn sang dốc vốn liếng của mình vào kinh doanh, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể mạo hiểm bỏ những đồng tiền xương máu của mình vào việc đẩy mạnh thương hiệu.
images 124 Guerrilla marketing – tiếp thị theo kiểu du kích
Trong những trường hợp tương tự, tại các nước Tây âu, người ra đưa ra một loại hình dịch vụ mới – Guerilla Marketing (tạm dịch la kiểu tiếp thị du kích) – một hình thức marketing tương đối hấp dẫn hiệu quả với chi phí khiêm tốn để đưa được thương hiệu ra thị trường. Bản chất của phương pháp marketing này như sau: các công ty nhỏ với lượng vốn kinh doanh ít ỏi nghĩ ra một hình thức tiếp thị độc đáo mà qua đó người tiêu dùng chính là người quảng cáo cho sản phẩm hay dịch vụ của họ. “Người ta không thể thường xuyên dán mắt lên màn hình vô tuyến để xem Bạn sẽ quảng cáo những gì.
Cái chính là phải làm sao trong cuộc nói chuyện của người tiêu dùng, Bạn phải chèn vào đó những gì Bạn muốn họ biết đến” – một chuyên gia về marketing của hãng tư vấn BKG đã nhận xét. “Một khi có ai đó nghe được thông tin thú vị về công ty của Bạn, họ sẽ kể lại cho bạn bè người quen, bởi vậy ta phải cho them “gia vị” vào cuộc nói chuyện đó. Dĩ nhiên, công việc này không hề đơn giản chút nào, nhưng nếu đem so sánh với việc xây dựng một clip quảng cáo trên vô tuyến, ta có thể tiết kiệm được một khoản không nhỏ chút nào”
Cửa hàng bán lẻ qua mạng RuComp.ru sau khi đi vào hoạt động được khoảng ba tháng đã đưa ra một chương trình khuyến mại hết sức thú vị: người ta sẵn sang giảm giá 3% cho khách àhng nếu như ngoài trời có mưa rào lớn, và nếu chỉ là một cơn mưa bóng mây, khách hàng có thể được giảm giá 2%, còn nếu như thời tiết u ám – 1%. Thế là người ta đua nhau thông báo cho bạn bè, người thân cái tin sốt dẻo này bằng mọi hình thức từ điện thoại, truyền miệng cho đến Internet.
Và như vậy, chi phí cho việc quảng cáo có thể nói là rất thấp, chi phí cho việc giảm giá cũng không tốn bao nhiêu nhưng ý tưởng quảng cáo hàng hóa kiểu này thì lại rất hấp dẫn người tiêu dùng. Sau đợt khuyến mại này, RuComp.ru đã không những “đẩy” được vô số hàng hóa tưởng chừng như tồn kho mà còn còn tăng được doanh số bán hàng lên 15%.
Tạp chí ICN đã từng đưa tin về Render Smith – ông chủ của hệ thống các quán cà phê Maine tại Portland đã chiến thắng đối thủ nặng ký Starbucks trong việc phát triển hệ thống của mình đến tận mọi hang cùng ngõ hẻm của các thành phố trên quê hương mình.
Không thể cạnh tranh với các đối thủ bằng kiểu “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, Render đã nghĩ ra mưu kế khác: bằng sự khôn khéo của mình, ông đã “bắn tin” cho dân chúng trong thành phố nơi ông kinh doanh rằng cà phê của ông là sản phẩm của chính địa phương nơi họ sống, khác với sản phẩm của “dân ngoại đạo” Starbucks. Và kết quả thật bất ngờ: người dân địa phương trở nên quay lưng với sản phẩm cả phê của Starbucks.
Một manager quảng cáo của cửa hàng bán máy vi tính đã kể lại một chiêu bán hàng thú vị như sau: trong một ngày máy tính xách tay giá 900USD sẽ được bán với giá 699USD, và những tuần tiếp theo sau sẽ tăng giá 20USD. “Thông tin về hàng hoá và giá cả đã được truyền đi với một tốc độ đáng kinh ngạc. Chỉ trong ngày đầu tiên, tất cả máy tính xách tay đã được người tiêu dùng khuân sạch!
Theo Marketing 24h

Nghiên cứu của trang đấu giá trực tuyến lớn nhất thế giới eBay cho thấy, các doanh nghiệp có thể đã lãng phí hàng tỷ USD mỗi năm vào việc quảng cáo từ khóa trên các công cụ tìm kiếm như Google. Nghiên cứu của eBay tuyên bố rõ “đây là một việc làm lãng phí thời gian và không có tác dụng nhiều đến việc tạo ra doanh thu”.
quang cao tu khoa Google 1024x424 Quảng cáo từ khóa Google tốn kém mà có hiệu quả hay không?
Google đã xây dựng công ty dựa trên việc thuyết phục các nhà quảng cáo mua từ khóa – như là tên công ty họ, hay một từ khóa kiểu như “bảo hiểm” hay “Giáng sinh” – để đường link đến website của họ được nổi bật trong những kết quả tìm kiếm của Google.
Chỉ riêng tại Anh, số tiền chi vào việc quảng cáo từ khóa tìm kiếm là khoảng 3 tỷ bảng (hơn 4,5 tỷ USD) mỗi năm, trong đó Google chiếm trọn khoảng 90%. Trong năm 2011, Google thu về gần 37 tỷ USD tiền quảng cáo tại Mỹ.
“Kết quả cho thấy các quảng cáo từ khóa nhãn hiệu (tức là các công ty mua các quảng cáo trên những lệnh tìm kiếm về tên công ty của chính họ) không hề có lợi ích gì trước mắt”, các tác giả của nghiên cứu nói.
Báo cáo dài 25 trang của eBay – nhận thấy hầu hết người tiêu dùng sẽ click vào một trang web cụ thể mà không hề để tâm đến một quảng cáo nào đó của các công ty, bởi người tiêu dùng đơn giản đã góp phần tạo nên các đường link kết quả TÌM KIẾM HỮU CƠ– tức là các kết quả do thuật toán tìm kiếm của Google trả về mà các công ty không phải trả tiền.
“Điều này cho thấy việc quảng cáo từ khóa nhãn hiệu vừa không thuyết phục vừa không có giá trị thông tin với các doanh nghiệp nổi tiếng”, báo cáo nêu rõ.
Chỉ có những người dùng “mới và không thường xuyên” mới bị ảnh hưởng bởi các quảng cáo. Tuy nhiên, chính “những người dùng trung thành” là những người đã biết rất rõ về một sản phẩm, dịch vụ của công ty, họ là khách hàng hiện tại của công ty và là đối tượng click nhiều nhất vào các từ khóa đã được các công ty trả tiền.
Điều này cho thấy các công ty đang lãng phí tiền bạc vào việc quảng cáo từ khóa đến những khách hàng hiện tại của họ.
“Quảng cáo từ khóa dường như đang thu hút rất thành công đối tượng khách hàng này, trong khi thực tế họ có thể có nhiều kênh khác để đến với website của công ty”, báo cáo khẳng định.
“Chúng tôi đã tính toán và thấy rằng lợi ích ngắn hạn của việc quảng cáo vào từ khóa trên công cụ tìm kiếm là rất ít, bởi ngày càng nhiều người mua hàng thường xuyên của eBay là những người click vào các kết quả tìm kiếm được trả tiền”.
Khi thực hiện nghiên cứu, eBay đã xóa bỏ hết các từ khóa nhãn hiệu được trả tiền trên các công cụ tìm kiếm của Yahoo và Microsoft, và vẫn giữ chúng trên Google.
“Các kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết những lưu lượng click và website và góp phần tăng doanh số là nhờ kết quả tìm kiếm tự nhiên”, eBay nói.
eBay cũng thực hiện một cuộc kiểm tra riêng về hiệu quả của các từ khóa phi nhãn hiệu – tức là những từ khóa như “ĐTDĐ” (cell phone) – và nhận thấy “việc quảng cáo qua công cụ tìm kiếm có tác động rất nhỏ và không đáng kể lên doanh số”.
eBay đã thực hiện nghiên cứu với từ khóa “eBay”, và họ cho biết những phát hiện này có thể cũng đúng với các nhãn hiệu khác, đồng thời đặt ra các câu hỏi về việc liệu Google có phải là một cách tiếp thị hiệu quả đến khách hàng.
“Tính hiệu quả của quảng cáo tìm kiếm rất yếu. Đây là kết luận có thể áp dụng được với những nhãn hiệu lớn khác đã chi hàng tỷ USD mỗi năm vào việc marketing trên mạng Internet”, báo cáo nói.
Phản ứng về những kết luận trên, một đại diện của Google nói hiệu quả tìm kiếm khác nhau với từng nhà quảng cáo. Google cũng khuyến khích họ thử nghiệm với các chiến dịch quảng cáo từ khóa của công ty họ.
“Các nghiên cứu riêng của Google, dựa trên các kết quả của hàng trăm nhà quảng cáo, đã nhận ra rằng hơn 89% các lượt click vào quảng cáo tìm kiếm sinh lãi cho công ty, và 50% các lượt click có sinh lãi khi website công ty xuất hiện trên các kết quả đầu tiên của lệnh tìm kiếm.
Do hiệu quả khác nhau nhiều giữa các nhà quảng cáo từ khóa và bị tác động bởi nhiều yếu tố, chúng tôi khuyến khích các nhà quảng cáo thử nghiệm bằng các nghiên cứu riêng của họ. Chúng tôi cung cấp các công cụ như AdWords và các thử nghiệm nội dung, đồng thời kiến nghị một phương pháp thuyết phục để các nhà quảng cáo thực hiện thử nghiệm riêng của họ”, đại diện Google nói.
Để xuất hiện trên kết quả tìm kiếm tự nhiên của Google bạn có thể sử dụng phương pháp Inbound Marketing. Trong đó có phần tối ưu hóa nội dụng để được Google nhận biết. Nếu bạn không rành về tối ưu hóa SEO để thông tin được lện Google.
Theo inboundcafe.com

Cupertino và Mountain View cuối cùng cũng đã tạm biệt triều đại 13 năm thống trị của Coca-Cola trên đỉnh thế giới.
Những bản báo cáo thường niên đáng tin cậy mới đây cho thấy các tập đoàn công nghệ đang từng bước khẳng định vị thế của họ là những ông trùm thương hiệu toàn cầu.
Interbrand hiện tại đã công bố Apple là thương hiệu đắt giá nhất thế giới, Google ở vị trí thứ hai và Coca-Cola đành ngậm ngùi về thứ ba sau 13 năm đứng đầu các bảng xếp hạng. IBM và Microsoft chia đều hai vị trí còn lại trong top 5 và Samsung đã đổi chỗ với Intel ở vị trí thứ 8. Facebook là kẻ lớn mạnh nhanh nhất trong năm 2013, với bước ngoặt từ hạng 69 lên 52.
Một công ty tư vấn phát biểu nhấn mạnh trong một tuyên bố rằng: “Những hãng công nghệ đang đua nhau chi phối bảng xếp hạng Best Global Brands của Interbrand, hãy nhìn vào những gì họ đã mang lại cho cuộc sống của người tiêu dùng thì biết, đó là những điều cốt lõi và vô giá.”
Giá trị thương hiệu của Apple hiện nay đã lên đến 98.3 tỷ đôla.
Bài báo cáo dựa trên một số những nhân tố bao gồm báo cáo tài chính, mức độ trung thành của khách hàng và cách mỗi brand theo đuổi các quyết định của mình. Thông qua đó, Interbrand cho ra những con số về giá trị của mỗi brand: Apple là 98.3 tỷ đôla, Google 93.3 tỷ đôla và Coca-Cola là 79.2 tỷ đola. Các brand lớn quen thuộc từng được hi vọng sẽ làm nên chuyện thì lại không thoả mãn các yêu cầu của Interbrand-ví dụ đài BBC không báo cáo đủ các thông tin về tài chính để có thể phân tích còn các nhãn hàng của thuộc Walmart hay các công ty viễn thông thì không phải là thương hiệu toàn cầu.
Có rất ít nhãn hiệu thành công trong việc giúp người dùng tối giản hóa nhiều thứ, đó là lý do vì sao Apple dẫn đầu số lượng fan cuồng công nghệ và bằng chứng là con số thu về sau đợt tung hàng iPhone 5C và 5S. Theo báo cáo: “Bằng việc đổi mới cách làm việc, giải trí, giao tiếp của mọi người và là bậc thầy trong khả năng tạo ra hứng thú bất ngờ - Apple nay đã thăng hoa trong một đế chế riêng với gu thẩm mỹ đặc trưng, sự đơn giản và dễ sử dụng mà bất kì brand nào cũng thèm khát làm được, và Apple luôn cho đó là động lực để tiến xa hơn.”
Ashley Brown, trưởng bộ phận digital communications và social media cuả Coca-Cola đã không ngần ngại chúc mừng thành công của hai đối thủ Apple và Google trên Twitter như một hành động bày tỏ sự cao thượng.
ashley broww Sau 13 năm, thương hiệu Apple đã có giá hơn Coca Cola
Trong khi các tập đoàn công nghệ thống trị 6 trong 10 vị trí dẫn đầu thì phần còn lại của bản báo cáo xem ra cân bằng hơn, có thể thấy, những tập đoàn xe hơi như Toyota, Mercedes-Benz và BMW chiếm phần lớn, chia sẻ 14 trong 100 hạng ở lĩnh vực ôtô . Những công ty hàng tiêu dùng nhanh như Gillette chiếm giữ 12 vị trí – số nhãn hàng tương đương với các công ty ngành điện tử tiêu dùng. Ranh giới giữa các thứ hạng có vẻ mờ dần, tuy nhiên chỉ cóAmazon được xếp loại là một hãng bán lẻ, ví dụ khác là IBM được đánh giá như một nhãn hàng thuộc nhóm kinh doanh dịch vụ công nghệ. Và báo cáo không còn bày tỏ tín hiệu lạc quan về ngành công nghệ nữa khi mà Nokia đã rơi từ hạng 19 xuống 57 và Blackberry thì gần như đã bị lãng quên hoàn toàn.
Nokia đã rơi từ hạng 19 xuống 57 và Blackberry thì gần như đã bị lãng quên hoàn toàn.
Chưa dừng lại ở đó, phát hiện lớn nhất trong danh sách báo cáo là sự tăng trưởng kinh ngạc về giá trị và độ nhận biết thương hiệu của Apple và Google trong những năm gần đây. Coca-cola chỉ tăng 2% phát triển so với danh sách công bố năm 2012, con số đó là 34% của Google và 28% của Apple. Những ông lớn công nghệ khác trong top 10 thì có những biểu hiện khác nhau, thậm chí trái ngược: Microsoft trở nên nhợt nhạt trong thập kỉ qua, nhưng Samsung cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng với con số 20% để vươn lên vị trí thứ 8.
Interbrand ghi danh cho Samsung vào hạng mục công ty của những phát minh mới và lượng kinh phí khổng lồ 4 tỷ đôla dành cho marketing – gấp 4 lần so với ngân sách quảng cáo của Apple.
10 8 2013 9 00 49 PM Sau 13 năm, thương hiệu Apple đã có giá hơn Coca Cola

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.