Latest Post

Tim Cook có thể là lãnh đạo Apple, nhưng Ive là linh hồn. 10 điều ít ai biết về nhà thiết kế tài hoa này: Một trong những dự án đầu tiên sau đại học là thiết kế toilet; Ive suýt chút nữa đã rời bỏ Apple ngay trước khi Jobs trở lại công ty; Ive đã là một người thuyết phục Apple chọn các sản phẩm màu trắng;...


Sau một loạt các thành công sớm với cương vị trưởng nhóm thiết kế của Apple, Ive đã mua một chiếc Aston Martin DB9, và bị tai nạn ngay sau đó 1 tháng cùng với một thành viên của nhóm thiết kế. Cả hai đã suýt thiệt mạng. Phản ứng của Apple trước việc này là tăng lương lớn cho Ive. Rõ ràng vụ đụng xe này đã giấy lên một cảnh báo Ive có giá trị lớn với Apple như thế nào.


Chân dung nhà thiết kế Jonathan Ive

Đây là một trong nhiều chi tiết mới về nhà thiết kế Apple khá bí ẩn được tìm thấy trong cuốn Jony Ive: The Genius Behind Apple's Greatest Products (tạm dịch: “Jony Ive: Thiên tài đằng sau những sản phẩm lớn nhất của Apple"), một cuốn sách sắp ra mắt của Leander Kahney, được dựa trên nghiên cứu và các phỏng vấn với các cựu nhân viên thiết kế và lãnh đạo của Apple.

Quyển sách này sẽ hé lộ về thời đi học, các cảm hứng thiết kế và những xung đột thỉnh thoảng xảy ra với các lãnh đạo tại Apple.

Ive đã làm việc thân cận với đồng sáng lập Steve Jobs trong nhiều năm, giúp sáng tạo các sản phẩm phần cứng đã xoay chuyển Apple từ một công ty trên bờ phá sản thành một doanh nghiệp giá trị nhất trên thế giới

Ive đã làm việc thân cận với đồng sáng lập Steve Jobs trong nhiều năm, giúp sáng tạo các sản phẩm phần cứng đã xoay chuyển Apple từ một công ty trên bờ phá sản thành một doanh nghiệp giá trị nhất trên thế giới. Trong thời kỉ hậu Steve Jobs, sức mạnh của Ive tại Apple đã tăng lên khi Ive lãnh đạo thiết kế phần cứng và phần mềm. Tuy vậy, Ive thường đứng ngoài sự chú ý trừ một số các video được quay trước hiếm hoi tại các sự kiện công bố sản phẩm của Apple.

Tim Cook có thể là lãnh đạo Apple, nhưng Ive là linh hồn. Sau đây là 10 điều ít ai biết về nhà thiết kế tài hoa Jony Ive được tiết lộ từ quyển sách trên:

1. Ive là" phiên bản" của cha mình, ông Mike Ive

Bố của Ive là một thợ bạc và là người đã thiết kế ra một chương trình học thiết kế bắt buộc tại các trường học ở Vương quốc Anh, được đánh giá là người thầy đã tạo ra nhiều nhà thiết kế nổi tiếng của nước Anh, trong đó có Jony Ive.

2. Ive đã thiết kế điện thoại di động và thậm chí đồng hồ hồi còn là học sinh

Như là một trong những giáo sư đã cho biết Ive đã thiết kế một số điện thoại di động khá mỏng và chi tiết giống như các điện thoại thời nay, thậm chí trong khi Ive vẫn là một học sinh.

3. Một trong những dự án đầu tiên sau đại học là thiết kế toilet

Ive đã từng thất bại. Ông gia nhập công ty thiết kế mới khởi nghiệp Tangerine vào năm 1989 và được một khách hàng đề nghị thiết kế một toilet, chậu rửa trong phòng vệ sinh và bồn tắm. Khách hàng này đã từ chối các thiết kế của Ive bởi vì chúng “quá đắt để sản xuất”.

4. Ive suýt chút nữa đã rời bỏ Apple ngay trước khi Jobs trở lại công ty

Sếp mới của Ive là Jon Rubinstein, đã cổ vũ và thuyết phục Ive. “Chúng tôi đã nói với Ive là chúng tôi sẽ nỗ lực để phát triển công ty và chúng tôi từng mong muốn xoay chuyển công ty, chúng tôi sẽ làm nên lịch sử. Đó là những điều chúng tôi đã nói để giữ Ive ở lại Apple”, Rubinstein cho biết trong cuốn sách.

5. Ive đã là một người thuyết phục Apple chọn các sản phẩm màu trắng

Jobs ban đầu phản đối việc sử dụng màu trắng theo Doug Satzger, nhà thiết kế trước đây của Apple và chỉ bị thuyết phục khi xem một mẫu thiết kế có màu xám đục. “Phần lớn những thứ Ive đã làm trước đây ở trường thiết kế tại Anh là màu trắng, và Ive bắt đầu đưa màu trắng vào Apple”, Satzge cho biết trong cuốn sách.

6. Thích nhạc techno.

Loại nhạc này thường được chơi tại xưởng thiết kế bí mật hàng đầu của Apple, được mô tả trong cuốn sách là một nơi ồn ào và “hỗn độn” của âm nhạc và các nhà thiết kế chơi trượt ván và đá bóng.

7. Ive có một văn phòng riêng trong xưởng thiết kế được mô tả là “khối kính lập phương”

Văn phòng bao gồm một chiếc bàn, ghế và đèn và không có bức ảnh nào về gia đình. Xưởng thiết kế bản thân là nơi rất hạn chế thậm chí những lãnh đạo cấp cao của Apple như cựu giám đốc iOS Scott Forstall cũng không thể vào được bên trong.

8. Ive không được phép nói chuyện với vợ về những gì mình đang làm

Không giống như các thành viên khác của nhóm, Ive không bao giờ cho phép con mình vào xưởng thiết kế.

9. Ive là một trong hai người Steve Jobs gọi đến gặp sau khi trải qua phẫu thuật u tuyến tụy năm 2004

Và người thứ hai mà Steve Jobs gọi đến là bà Laurene, vợ của ông.

10. Ive không muốn trở thành CEO của Apple

Một cựu thành viên thiết kế của nhóm thiết kế Kahney cho biết Jony không quan tâm đến việc điều hành công ty.


Theo CafeBiz

Lần trước mình có đăng 1 bài về cách sắp xếp Facebook Post, trong đó có nói đến thuật toán EdgeRank, do khá lâu rồi mình không cập nhật những thông tin mới của Facebook nên không biết việc Facebook thay đổi thuật toán nên mình tìm hiểu, sưu tầm và đăng bài này để những bạn chưa biết có thể cập nhật thông tin.

Idea: 

Với số lượng người dùng khoảng hơn 19 triệu active account tại Việt Nam và khoảng 1.11 tỉ fb user trên toàn thế giới ( update đến tháng 3/2012) . Với số lượng user lớn như vậy thì cách xử lí thông tin là việc rất quan trọng đối với fb để thông tin hiện ra ở new feed PHẢI phù hợp với facebook user để nhận được tương tác nhiều nhất. Để thực hiện việc phân loại thông tin như vậy, Facebook sử dụng 1 thuật toán gọi là EdgeRank. Thuật toán được thay đổi thường xuyên để có thể tối ưu nhất sự tiện lợi cho người dùng và make admin fan page spent nhiều tiền hơn cho quảng cáo ( Facebook ads).

Nếu Google có những thuật toán riêng để hiển thị kết quả tìm kiếm hay thường được gọi là SEO ( Search Engine Optimization) thì Facebook có NFO ( New Feed Optimization) . 2 công việc này cơ bản giống nhau về mục đích: cố gắng tiếp cận user ở trang đầu tiên ( page 1 on Google & new Feed); giống nhau về cách thức thực hiện: Đó làm hài lòng thuật toán hay yêu cầu của 2 bạn Google & Facebook.

EdgeRank là gì?

EdgeRank là thuật toán từ Facebook, quyết định đến việc Post nào sẽ đc hiển thị với user nào trên new feed, mục tiêu của edgerank là mang lại những thông tiên liên quan đến đúng user và nhận được nhiều engagement nhất cho mỗi post.

Các yếu tố ảnh hưởng đến EdgeRank và những update mới

  • AFFINITY( mối quan hệ) bị thay đổi bởi update mới là Last actor : nếu như trước đây bạn càng tương tác nhiều với 1 fan page hay 1 profile facebook thì khả năng bạn sẽ nhìn thấy những post mới trong tương lai của fan page đó sẽ ngày càng cao. Facebook dựa vào mối liên hệ giữa account của bạn với fan page: số bạn đã từng like page, số lượng tương tác của bạn trên page …. để đánh giá điểm chất lượng của Affinity, điểm chất lượng tỉ lệ thuận với khả năng hiện thị ở new feed. Affinity chỉ có mối quan hệ một chiều, có nghĩa là: có thể bạn có affinity cao với 1 fan page và bạn sẽ nhận đc những cập nhật mới từ fan page nhưng ko có nghĩa là có chiều ngược lại. Fb đánh giá điểm trên từng account cụ thể. TUY NHIÊN QUÊN NHỮNG GÌ MÌNH VỪA NÓI Ở TRÊN ĐI. Facebook đã thay đổi AFFINITY bằng LAST ACTOR.Last actor dựa vào 50 tương tác gần đây nhất của 1 account với Friend và Fan Page để quyết định post nào sẽ được ưu tiên hiển thị ở New Feed. Những tương tác bao gồm: Like , Share, Comment,click, photo view… Tất cả những tương tác đó sẽ được qui đổi thành những điểm số cụ thể để đánh giá điểm chất lượng 1 account và ảnh hưởng đến sự hiển thị tin mới ở new feed. Giải pháp này sẽ giải quyết tình trạng spam new feed do affinity mang lại ( Ex: bạn có nhớ những cái post sex gần đây không, thưởng hiển thị dưới dạng bạn abc like this …) với update mới bạn sẽ hoàn toàn ko nhận được những thông tin như vậy nếu bạn không có tương tác với Fan Page. Tin răng với cập nhật mới bạn sẽ nhận được những thông tin "GẦN ĐÂY” bạn đã quan tâm.


  • ‘TIME DECAY’ được thay bằng ‘Story Bumping’: Time decay nói một cách đơn giản đó là một thuật toán của facebook để đánh giá về thời gian post. Khi user login vào facebook thì những status được update đúng thời điểm đó sẽ có khả năng hiển thị ra new feed của user đó nhiều hơn. Tuy nhiên thuật toán này sẽ dẫn đến việc ngừoi dùng dễ bỏ qua những thông tin có giá trị mà họ thực sự quan tâm chỉ vì người post ko post đúng thời điểm. Để giải quyết vấn đề này, Facebook đưa ra thuật toán "Story Bumping”, ứng dụng của thuật toán này dựa vào tính toán mức độ liên quan của bạn đến câu chuyện, Facebook sẽ hiển thị những bài viết mà bạn chưa xem dù nó đã được post cách đây rất lâu. Ưu điểm của thuật toán giúp việc chọn lọc thông tin đưa đến new feed người dùng và make sure những thông tin đó có vẻ liên quan và cần thiết. Hiển nhiên những bài viết mới đúng thời điểm sẽ vẫn được hiển thị ra ở new feed những có thể không phải là vị trí đầu tiên


  • EDGE WEIGHTĐây là một đại lượng khác của EdgeRank. Cái này liên quan khá nhiều đến NFO. Facebook sẽ đánh giá thể loain post nào sẽ có tỉ lệ ra new Feed cao hơn ( text, text + photo, link, video…) . Đánh giá chất lượng bạn thường xuyên tương tác với nội dung nào để quyết định post loại nào được hiển thị??? Đánh giá bạn là fan từ nguồn ads hay organic … Tất cả những yếu tố đó cấu thành điểm của bạn đối với 1 page, profile và góp phần quan trọng đến tỉ lệ hiện ra new feed.

  • Chronological by Actor: may be sẽ được cập nhật trong tương lai. idea về việc sắp xếp nội dung theo thời gian . Khi nào bắt đầu thực hiện mình sẽ cập nhật lại tại bài viết 

Ứng dụng EdgeRank như thế nào? 

  • Tập trung vào chất lượng nội dung: Với cập nhật mới từ facebook, post status với text sẽ nhận đc organic reach nhiều hơn, nhưng post với photo sẽ tạo ra nhiều engagement hơn ( tạo nên viral reach). Do đó, tập trung vào việc xây dựng content cho fan page tập trung vào việc design photo. Một bức ảnh đủ đẹp để tạo nên sự hấp dẫn cho user và làm cho họ tương tác với nó: like/share/comment/ view…. sẽ tạo nên cơ hội để bài viết được hiển thị nhiều hơn ở new feed.

  • Hãy là một người kể chuyện: Với update từ Last actor thì việc bài viết (post) của bạn được tương tác và nằm trong 50 interaction gần đây nhất của fan càng nhiều càng tốt, thì tỉ lệ số lượng người nhìn thấy bài viết ở new feed càng tăng. Điều này có nghĩa là những post phải có sự liên quan với nhau. Hãy kể một câu chuyện trong weekly content , để user tìm thấy những thông tin liên quan và họ phải thường xuyên quay lại Fan Page để cập nhật thông tin. Idea về weekly contest là idea tốt để hỗ trợ chuyện này. Hãy nghĩ thêm những câu chuyện được tổ chức định kì ( ex: tư vấn tình yêu thứ 7 hàng tuần…) để tạo cho fan thói quen get back và tương tác một cách định kì.

  • Đặt câu hỏi: Câu hỏi hay call to action trong post luôn quan trọng để call fan thưc hiện hành động nào đó. Tương tác hỏi fan, call fan interaction với post nhiều hơn cũng là biện pháp để tăng khả năng hiện thị ở new Feed.

  • Reach & engagement: trở lại câu chuyện của content tốt. Một nội dung tốt có cơ hội được reach đến nhiều user sẽ tạo nên nhiều engagement , nhiều engagement sẽ tạo nên viral reach và làm cho content đc travel nhiều hơn và reach được nhiều người hơn. Build content chất lượng và làm user tương tác nhiều sẽ góp phần tăng tỉ lệ hiển thị new feed.

  • Time of Post: thời gian post không thật sự quá quan trọng, tập trung nhiều hơn vào chất lượng content. 

Focus more on the quality of what you share and not when you share it.

NFO ( New Feed Optimization) là gì?
NFO là cách thỏa mãn EdgeRank để tăng tỉ lệ hiện thị ở New Feed. 5 cách để quản lí fan page dựa vào edgerank được trình bày ở trên nói nhiều về 2 đại lượng Last Actor & Story Bumping, thì ở phần này mình sẽ nói nhiều hơn về Edge Weight.Với sự xuất hiện của Open Graph Search mở ra khá nhiều cơ hội cho việc tối ưu fan. Đây là một số nội dung mình nghĩ quan trọng khi tạo 1 fan page:

Page optimize:
  • Research và chọn keyword cho fan page. Bing keyword & Google keyword planer là gợi ý.
  • Chắc chắn là bạn đã cho phép fan page đươc index bởi search machine.
  • Chọn Custom url cho Fan Page một cách cẩn thận. Trong Fb đây là username của fan page, bạn chỉ có quyền thay đổi 1 lần nên hãy suy nghĩ kĩ trước khi quyết định. Bạn có thể chọn username tại đây:https://www.facebook.com/username
  • Hãy nghĩ fan page như một website và hãy đặt keyword với mật độ phù hợp trên toàn Fan page ở các mục: about, Mission và Company Description.SEO Title = Tên của fan page
  • Meta Description = Tên Fan Page +mục About
  • H1 = tên Fan page
  • Số điện thoại và địa chỉ liên lạc: để thông tin đầy đủ vì nó sẽ ảnh hưởng đến local search, bing map và may be google place.
  • Xây dựng backlink từ một số channel đã có: G+, Linked, Website …

Theo Digitalk

Như bất kì ai từng phải vật lộn để đạt được và duy trì thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm đều có thể kiểm chứng, việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) là một cuộc chạy đua không ngừng nghỉ với mục tiêu giữ được ngôi vị dẫn trước so với đối thủ cạnh tranh của mình. Để giành chiến thắng trong cuộc đua này, bạn cần phải liên tục cải thiện trang web của mình và không ngừng kiểm soát hoạt động SEO của đối thủ.

>>> 15 chia sẻ giúp webmaster cải thiện tốc độ tải trang
>>> Cách đảm bảo trang web vẫn phát triển bình thường qua các thuật toán google
>>> Cách đặt Link từ trang có Trust Ranks Cao



Nếu như bạn đang chứng kiến việc đối thủ cạnh tranh đang chíếm đoạt ngôi vị xếp hạng dẫn đầu của mình hẳn bạn sẽ muốn cân nhắc năm lời khuyên sau đây

1.    Hãy tập trung vào việc sáng tạo nội dung.

Khi nói đến marketing kỹ thuật số, “ABC” không chỉ là chữ viết tắt của “Always Be Closing” (hãy đi đến cùng). Các nhà quản trị web còn liên hệ tới cụm từ “Always Be Creating” (hãy luôn sáng tạo). Cho dù bạn đang theo đuổi SEO, Pay-per-click hay bất kì chiến lược marketing kỹ thuật số nào khác để thu hút khách truy cập mới vào trang web của mình thì chất lượng cũng như dung lượng luôn là vấn đề cốt yếu. Thêm nội dung mới vào website của bạn sẽ làm nó trở nên hấp dẫn hơn đối với các công cụ tìm kiếm và các chương trình lập chỉ số tự động của chúng, cũng như đối với những ai vào đọc website của bạn. Nội dung có giá trị cao cũng có thể đem đến số lượt chia sẻ chóng mặt, làm tăng số lượng backlink từ các website ngoàiđến website của bạn và giúp cải thiện các thủ thuật SEO mà bạn có.

 Vì vậy, việc sáng tạo nội dung chính là một vị thế tam lợi. Nếu như bạn quan tâm đến việc đối thủ cạnh tranh đang chiếm đoạt các xếp hạng tìm kiếm cao của mình, bạn sẽ không hề sai lầm khi đầu tư thời gian vào việc tạo ra các bài đăng blog, các bài viết, sản phẩm tải về và các nội dung khác cho website của mình.

2.    Hãy lập kế hoạch kỹ lưỡng về chiến lược từ khoá mục tiêu của bạn.

Khi bạn tạo ra nội dung này, bạn sẽ muốn dành sự quan tâm đúng mực tới những từ khoá mà bạn đang nhắm đến. Đạt vị trí đầu trong danh mục kết quả của Google với một từ khoá nhất định không có nghĩa rằng việc duy trì thứ hạng này là một cách sử dụng đúng đắn thời gian của bạn.

Những gì bạn cần tập trung vào lại chính là những truy vấn tìm kiếm đang đem lại tổng lưu lượng truy cập cao nhất. Để xác định được từ khoá nào hiệu quả nhất và từ khoá nào có thể nhượng lại được cho đối thủ, hãy nhìn vào dữ liệu lưu lượng truy cập của các truy vấn tìm kiếm khác nhau bằng chức năng phân tích trang Google Analytics hoặc công cụ quản trị Webmaster Tools của Google. Nếu được hãy sử dụng công cụ nâng cao như công cụ Raven (miễn phí, hoặc trả phí từ 99 Đô mỗi tháng) để quyết định xem những từ khoá nào đang tạo ra nhiều cải biến nhất.

3.    Nắm bắt thông tin về SEO kịp thời.

SEO là một lĩnh vực không ngừng thay đổi. Nếu bạn có khả năng nắm bắt một kỹ thuật mới hoặc một xu hướng đang phát triển trước đối thủ cạnh tranh của mình thì bạn có thể sẽ luôn gắn chặt với vị trí đầu bảng trong các kết quả tìm kiếm thông thường.

Hãy dành thời gian hàng tuần để theo dõi các trang web tin tức về SEO như Search Engine Land hoặc Search Engine Watch chẳng hạn. Nếu bạn thấy bằng chứng của một sự thay đổi lớn về các cách thực hành SEO tốt nhất thì hãy hành động ngay lập tức để ngăn chặn trang web của bạn khỏi tụt lại phía sau trong các kết quả tìm kiếm.

4.    Hãy theo dõi lý lịch backlink của đối thủ cạnh tranh.

Trong khi kiểm soát lý lịch các backlink của mình để tránh các cuộc tấn công SEO tiêu cực là một việc quan trọng, bạn cũng nên theo dõi chặt chẽ bất kì thay đổi nào trong các đường dẫn mà đối thủ của mình đang tạo ra.

Thông thường, các kĩ thuật SEO tốt nhất thì không được công bố rộng rãi . Thay vào đó, người ta chỉ tình cờ tìm ra được một sự kết hợp thành công đem đến những kết quả website tích cực. Bằng việc theo dõi hồ sơ backlink của các đối thủ sử dụng công cụ như Majestic SEO (miễn phí, với kế hoạch trả phí từ 44.99 Đô mỗi tháng) hoặc Open Site Explorer (miễn phí, với kế hoạch trả phí từ 99 Đô mỗi tháng), bạn đều có thể xác định được đối tác liên kết tiềm năng cho website của mình và phát hiện ra bất kì chiến lược liên kết mới nào mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang sử dụng nhằm cố gắng đánh bại bạn.

5.    Theo dõi hoạt động SEO tại chỗ của đối thủ.

Cũng như hãy kiểm soát những nỗ lực tối ưu hoá tại chỗ của đối thủ. Nếu như bất kì đối thủ cạnh tranh nào bất ngờ thay đổi hoạt động SEO của mình, bạn có thể xem xét một trong hai trường hợp sau: Họ có thể đã phát hiện ra một cách mới để tối ưu hoá website của mình trong các kết quả tìm kiếm, hoặc họ có thể đang cập nhật trang web của mình nhằm phản ứng lại một tình thế bất lợi từ các công cụ tìm kiếm.

Dù bằng cách nào thì việc để mắt tới cấu trúc thẻ tiêu đề, cách sử dụng tiêu đề với từ khoá đã được tối ưu và các thủ thuật SEO khác của đối thủ cạnh tranh vẫn là một ý tưởng hay. Tất cả những thông tin này – và nhiều thông tin khác – đều có sẵn ở các công cụ miễn phí tải về như Traffic Travis.

AJ Kumar là nhà đồng sáng lập của Single Grain, một đại lý marketing kỹ thuật số có trụ sở tại San Francisco. Single Grain chuyên về giúp đỡ các doanh nghiệp mới thành lập và các công ty lớn trong việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, pay-per-click, phương tiện truyền thông xã hội và nhiều chiến thuật marketing khác.

[Sưu tầm]

Email marketing, không thể phủ nhận nó là một công cụ marketing với chi phí thấp, có khả năng tập trung cao vào khách hàng mục tiêu nhất định. Phạm vi quảng cáo của email marketing rộng rãi, những người làm marketing không phải lo ngại về khoảng cách và khu vực vì sự phát triển vượt bật của Internet. Nhưng liệu bạn đã thực hiện Email marketing đúng cách? Chúng ta sẽ thảo luận về sự cố khủng khiếp nhất đối với những người đã từng làm Email marketing: Báo cáo thư rác.




Trong hoạt động email marketing, nhiều người nhanh chóng nhảy từ chiến dịch này sang chiến dịch E/M khác mà chỉ nhìn lại các chỉ số E/M như: số lượng mở, nhấp chuột và tỷ lệ chuyển đổi. Những số liệu này là chìa khóa để đánh giá sự thành công của chiến dịch, tuy nhiên cũng cần nhìn vào bất kỳ tác động tiêu cực của chiến dịch và rút kết kinh nghiệm.

Khiếu nại thư rác (spam) xuất hiện khi một người dung (tại Hotmail, Comcast hay các ISP khác) nhận được một email không mong muốn và nhấp chuột vào nút “thư rác” trong giao diện người dùng. Động tác này sẽ thông báo cho các ISP rằng email này không được mong muốn và ISP sẽ trảlại cho người gửi. Nhìn chung, các marketer đều muốn giảm số lượng khiếu nại thư rác, vì vậy, hãy đọc bài này để biết cách giảm số lượng khiếu nại.

Hệ thống thông tin giữa người gửi và ISP không nhằm giúp cho người gửi biết để loại bỏ những người khiếu nại. Hệ thống được tạo ra để người gửi có thể theo dõi thông tin phản hồi từ khách hàng & đánh giá với các chiến dịch trước đó. Ví dụ, nếu một người hàng ngày gửi E/M đến danh sách khách hàng và nhận được 100 thư khiếu nại, sau đó số lượng này tăng lên 300 trong cùng nhóm khách hàng, việc tăng đột biến này là một dấu hiệu cho thấy có vấn đề ở người gửi . Đây là số liệu chính xác mà các nhà marketing thường  xuyên bỏ lỡ và dữ liệu này nêu lên những mấu chốt quan trọng mà chúng ta cần biết. Và nếu bạn gặp phải trường hợp tương tự, đây là một số gợi ý:

Từ những dữ liệu mới

Bạn có thêm bất kỳ nhóm khách hàng nào gần đây không? Nếu có thì họ đến từ đâu? Họ có kì vọng về việc nhận thông tin từ bạn không? Bạn vội vã cập nhật cơ sở dữ liệu (database) của bạn? Đó là danh sách cũ những người mà bạn đã không gửi qua email trong một thời gian hay là một danh sách những người đăng ký nhiều tháng trước nhưng bạn không bao giờ gửi email cho họ.

Phương pháp thu thập

Bạn đã thay đổi phương pháp thu thập email của bạn chưa? Quá trình đăng ký có rõ ràng với những nội dung mà khách hàng cần được liệt kê chưa? (nhận mai hàng ngày, hàng tuần,nhận phiếu giảm giá hay những bí quyết khác ..vv…? Bạn mặc định sẽ gửi email khi họ thực hiện mua hàng mà không thông báo cho họ về việc đăng ký nhận thư quảng cáo? Bạn tự trả lời “đồng ý nhận email” thay vì khách hàng? Quá trình phát triển danh sách khách hàng của bạn là rất quan trọng, hãy cẩn thận nếu điều đó đem lại những khiếu nại.

Từ địa chỉ

Bạn đã thay đổi địa chỉ gửi (Friendly From hoặc From tùy ứng dụng)? Khách hàng một khi đã trở nên quen thuộc với thương hiệu của bạn thì thay đổi này có thể tạo sự ngờ vực từ phía khách hàng.

Tần suất gửi email

Nếu bạn tăng tần suất hàng tuần để hàng ngày gửi email đến khách hàng điều này có thể giúp gia tăng lợi tức đầu tư (ROI, Return On Investment), nhưng sau cùng bạn có thể mất khách hàng do sự gia tăng quá lớn lượng email đến khách hàng. Hãy cung cấp các tùy chọn và cho phép các khách hàng chọn lựa tần suất nhận email của bạn.

Lời nhắn quen thuộc

Bạn đã thay đổi thông điệp gửi đi  của mình? Khách hàng đã đăng ký nhận bản tin về môn thể thao đạp xe cùng thông tin quan trọng liên quan đến chế độ ăn uống, kỹ thuật và một vài mẩu quảng cáo xe đạp mới. Theo thời gian, hầu hết các bản tin đã trở thành quảng cáo và cung cấp thông tin về các chuyến đạp xe đến châu Âu mà hầu như từ đầu họ đã không đăng ký nhận nó. Và bạn đã mất khách hàng là họ. Hãy giữ lời hứa và cung cấp những thông tin mà khách hàng đã đăng ký.

Phân khúc thị trường

Bạn đang tập trung vào phân khúc thị trường nào? Ví dụ, bạn có gửi những đơn chào hàng các loại nước hoa dùng sau khi cạo râu cho toàn bộ khách hàng của bạn bao gồm cả phụ nữ không? Hãy làm cho mỗi email trở nên có liên quan và quan trọng đối với từng cá nhân khách hàng và mỗi email không là một lời nhắn chung chung.

Những vấn đề với chiến dịch email marketing

Chiến dịch E/M đang nhận được phản hồi không tốt? Đối với email chào mời (Welcome emails)? Có thể chỉ là việc khách hàng đăng ký nhận mail nhưng không xác định rõ mục đích. Về giao dịch (Transactional)? Thông báo giao dịch với mục đích chính là thông báo trạng thái giao dịch khi mua hàng nhưng khi kết hợp gượng ép với tiếp thị có thể làm thông điệp bị hiểu sai. Ngoài ra, số lượng tin nhắn khổng lồ cho một giao dịch có thể gây phiền tóai cho người nhận. Còn về bản tin (Newsletter)? Có thể các bản tin đang thiếu cập nhật thông tin hoặc không còn thích hợp.

Ai là người phàn nàn?

Là những khách hàng mới? Có thể bắt nguồn từ cách thu thập database (co-reg, auto opt-in, pre-check box) hoặc họ không có kỳ vọng rõ ràng về việc sẽ nhận mail để làm gì.

Người ta phàn nàn địa chỉ không mang tính cập nhật? Mối quan hệ của bạn có thể đi theo chiều hướng bất lợi. Có lẽ đây là lúc để chia tay với những khách hàng đó chăng?

Có phải họ là những địa chỉ không truy cập được? Xác định những điểm không thích hợp hay nội dung cũ. Hãy gửi cho họ một tùy chọn tiếp tục nhận email và loại bỏ những email không phản hồi.
Họ là những khách hàng mà bạn không liên lạc trong một thời gian dài vì lý do kĩ thuật hay chỉ đơn giản là bạn bỏ quên họ? Hãy giới thiệu lại cho họ.

Là những khiếu nại đến từ một danh sách bạn thu thập thông qua một cuộc thi hoặc trò chơi rút thăm trúng thưởng? Hãy cho khách hàng các tùy chọn nhận email (opt-in & opt-out).

Là những người quyết định đăng ký nhận email một cách vội vàng chỉ để được giảm 10% đơn hàng? Hãy tạo động lực để họ tiếp tục là khách hàng lâu dài của bạn chứ không chỉ dừng lại ở một lần mua hàng.

Tất cả điều này có thể trông khá phiền phức & phức tạp nhưng đó là phần quan trọng để đánh giá chiến dịch email marketing của bạn. Khiếu nại spam là nỗi ám ảnh đến uy tín người gửi và việc giảm thiểu những khiếu nại càng nhiều càng tốt mang ý nghĩa rất quan trọng để email của bạn luôn đến tay những người mong muốn nó.

[Sưu tầm]

social network mang xa hoi  Hướng đi mới phát triển thương hiệu bằng social marketing photo

Gần 1 tỷ người sử dụng Facebook, 340.000.000 tweet được gửi trên Twitter mỗi ngày, 2 tỷ video được  xem mỗi ngày trên Youtube… những con số đó cho thấy sức mạnh lan truyền mạnh mẽ trên các phương tiện mạng xã hội (social media).

>>> Làm thế nào tăng lượng Share trên Facebook
>>> Những trò lố hay là tăng like và chơi app
>>> Làm gì để tạo nên những post thu hút trên Facebook
>>> Chưa tới một nửa số người dùng Facebook đọc tin tức từ mạng xã hội

Với lợi thế tương tác cao, và có cộng đồng người dùng lớn. Các doanh nghiệp đã tận dụng các kênh social media trong chiến lược marketing và gia tăng nhận diện độ thương hiệu của mình như thế nào (gọi chung là social media marketing)? Một câu hỏi đã được rất nhiều doanh nghiệp trả lời. Mỗi doanh nghiệp có những cách ứng dụng và triển khai khác nhau nhằm mục đích nâng cao hiệu quả marketing và kinh doanh của mình.

social network mang xa hoi  Hướng đi mới phát triển thương hiệu bằng social marketing photo

Xu hướng mới, xu hướng người dùng tiếp cận những thông tin, nội dung có giá trị, họ quan tâm tới những thông tin liên quan, nội dung phù hợp với đúng nhu cầu. Vậy, chiến lược phát triển thương hiệu qua mạng xã hội (Social Marketing) bạn sẽ cần có những thay đổi gì, để phù hợp và đem lại những giá trị cho người dùng, khách hàng và tạo được niềm tin với họ.

Việc sử dụng các app ứng dụng tăng like trên Facebook đã được rất nhiều doanh nghiệp triển khai. Những app ứng dụng như vậy cho bạn những kết quả gì? Nó chỉ mang lại những hiệu quả về về số lượng người like. Tuy nhiên tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng từ mạng xã hội (Facebook) vào website, tiến hành các hành động mua hàng gần như là rất thấp, tỷ lệ tương tác với người dùng và các chỉ số hiện thị giảm dần.

Với thực tế đó, các doanh nghiệp cần có những thay đổi như thế nào để có thể khai thác và tăng cường hiệu quả chiến lược phát triển thương hiệu qua mạng xã hội (Social marketing) của mình.

Nội dung cho social marketing

Cập nhật nội dung liên tục cho các kênh mạng xã hội của bạn là điều cần thiết. Xác định rõ những nội dung cập nhật, có 1 kế hoạch nội dung rõ dàng.Cần định hình rõ đối tượng khách hàng của mình là ai, họ cần gì để đưa ra những nội dung phù hợp và có ích cho người dùng. Đây là điều rất quan trọng trong social marketing.

Bạn hoạt động trong lĩnh vực máy tính, bạn không thể cung cấp các câu chuyện hài về thời trang, hình ảnh giải trí. Thay vào đó, bạn hãy cung cấp những nội dung liên quan đến máy tính, với những câu chuyện hài về máy tính, hình ảnh sửa máy tính vui nhộn, đan xen vào đó là những tương tác với khách hàng về những nội dung sự kiện, chương trình cuộc thi bạn tổ chức, hay như câu nói của khách hàng về dịch vụ của bạn (nếu họ vui lòng để lại số điện thoại, email thì đó là điều tuyệt vời nhất), các nội dung về sửa chữa máy tính, khắc phục các nỗi máy tính, nếu có tương tác trực tiếp trên Facebook là điều tốt nhất. Tương tác trự c tiếp qua Facebook hay qua công cụ tuyệt vời của Google + (Hangout) sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan, người dùng muốn gì, họ cần gì và qua đó có những nội dung tương tác tốt với người dùng, tạo được long tin vào thương hiệu của bạn.

Hãy xác định đúng đối tượng và cung cấp những nội dung phù hợp có giá trị với khách hàng.

social network mang xa hoi  Hướng đi mới phát triển thương hiệu bằng social marketing photo

Thiết kế virus marketing qua mạng xã hội

Virus qua mạng xã hội là gì, đó là các dạng nội dung được truyền cho khách hàng, nó có thể là hình ảnh, video, một câu chuyện cảm động về sản phẩm, một bản nhạc hay… Nội dung virus marketing chứa thông điệp marketing bạn muốn chuyển tới cho khách hàng, nó mang lại những giá trị, lợi ích, những yếu tố tò mò, khiêu gợi và được lan truyền rộng rãi, tạo thành một hiệu ứng thương hiệu trên mạng xã hội.

Con virus marketing của bạn sử dụng các công cụ mạng xã hội như: Facebook, Youtube, Google+, Zingme… để lan truyền nội dung, thông điệp bạn muốn người dùng biết đến.

Việc thiết kế virus marketing là không hề đơn giản, bạn sẽ cần phải có thời gian, đôi lúc nó cũng chỉ là ngẫu hứng của một ai đó, hay một ý tưởng lóe sáng. Tuy nhiên, nó khó mà bạn bỏ qua trong chiến lươc social marketing của bạn. Hãy đưa nó vào kế hoạch hành động trong 1 quý, nửa năm, 1 năm, và có những mục tiêu có được con virus như vậy (1 con virus markting, 2 con virus marketing…). Đưa vào kế hoạch hành động sẽ giúp bạn luôn nghĩ về nó và kích thích sự sáng tạo trong bạn và mọi người.

Tổ chức sự kiện trực tuyến trên Website

Hiện tại, các doanh nghiệp thường tổ chức các sự kiện trên các Fanapge và trang mạng xã hội của mình, qua đó điều hướng người dùng từ mạng xã hội vào webste của mình.

Đặt ngược lại vấn đề, nếu ta tổ chức trên chính website thì sẽ triển khai như thế nào, nó có phát huy được sức mạnh qua Social Media, và sức mạnh thương hiệu qua mạng xã hội từ đâu?

Điều này là hoàn toàn có thể tận dụng các phương tiện mạng xã hội (social media)

Bạn tổ chức một cuộc thi, sự kiện ngay trên website của công ty dưới dạng Landing Page và kết hợp với nó sử dụng các công cụ mạng xã hội làm phương tiện chuyển tin và lan truyền qua cộng đồng. Tại mỗi sự kiện, chương trình, có thể sử dụng các plugin từ Facebook (commen, like,…)  forllow, +1..) làm tiêu thức tính điểm, căn cứ vào những yếu tố đó làm yếu tố xác định phần thưởng, quà tặng…., quá trình đó, sẽ tạo được tính khách quan và tạo được niềm tin với khách hàng, tạo được cơ sở vững chắc cho người tham gia.

Sưu tầm

Steve Jobs không có bằng MBA, thậm chí chưa từng tốt nghiệp đại học và không hề là một nhà quản lý giỏi theo đúng nghĩa thông thường. Vậy tại sao ông lại được tán dương đến vậy? Đại tài của ông chính là tiếp thị. Dưới đây là 10 điều marketer có thể học hỏi từ ông.
Dù từng đưa Apple bên bờ vực phá sản trở thành một trong những công ty hàng đầu thế giới, nhưng Steve Jobs lại có lý lịch trích ngang mờ nhạt. Ông không phải là một kỹ sư và không biết viết cả một dòng code. Ông không có bằng MBA, thậm chí chưa từng tốt nghiệp đại học. Và ông không hề là một nhà quản lý giỏi theo đúng nghĩa thông thường. Vậy tại sao Steve Jobs lại được tán dương đến vậy? Năng khiếu của ông chính là tài tiếp thị. Theo lời Guy Kawasaki, cựu nhân viên của Jobs ở Apple, thì "Steve là nhà tiếp thị đại tài”. Và sau đây là 10 điều chúng ta có thể học hỏi từ ông.

1. Tìm thầy giỏi

Jobs có thể là một thiên tài, nhưng ông đủ sáng suốt để luôn biết học từ người tài khác. Một trong những người thầy đầu tiên của ông là Regis McKenna, một huyền thoại về marketing ở thung lũng Silicon. Jobs đã tìm đến ông khi Apple chỉ mới có hai nhân viên làm việc tại garage sau nhà. McKenna giúp Jobs chiêu mộ Mike Markkula vào vị trí nhà sáng chế và chuyên viên marketing cho Apple. Tuy học về ngành kỹ sư nhưng Markkula từng giữ vị trí marketing tại Intel. Trong thời gian làm việc tại Apple (và có thời gian ngồi ghế CEO), Markkula đã thiết lập nên các nguyên lý marketing được Apple vận dụng trong suốt 35 năm cho đến ngày hôm nay.

Về sau, Jobs còn kết bạn với chuyên gia quảng cáo Lee Clow của TBWAChiatDay, người sáng tạo nên đoạn phim quảng cáo nổi tiếng 1984 và chiến dịch Think Different cho Apple. Clow trở thành người cố vấn tín cẩn và là bạn thân thiết của Jobs.
Bài học: Cho dù bạn có giỏi đến đâu, hãy học cách nhìn nhận những người giỏi hơn và lắng nghe họ.

01 Mike Markkula 10 bài học marketing từ Steve Jobs
Steve Jobs và Mike Markkula

2. Tạo nên một sản phẩm hoàn hảo


Kawasaki, người từng làm việc tại Apple, nhận xét: "Ít nhà tiếp thị nào có thể nhận ra điều này nhưng những gì Steve từng làm là tạo ra một sản phẩm thật tốt. Rất khó để tiếp thị một sản phẩm không ra gì. Phần lớn những người làm tiếp thị luôn chấp nhận bất kỳ sản phẩm tệ hại nào mà họ được giao và cố hết sức để làm cho chúng dễ chấp nhận hơn. ‘Bí quyết’ của Steve là kiểm soát cả chất lượng sản phẩm lẫn việc tiếp thị, chứ không chỉ là tiếp thị một cách mù quáng”.

‘Bí quyết’ của Steve là kiểm soát cả chất lượng sản phẩm lẫn việc tiếp thị, chứ không chỉ là tiếp thị một cách mù quáng”.

3. Trở thành biểu tượng 

Khi Apple Computer Company được thành lập năm 1977, Jobs và Markkula đã đặt ra ba nguyên lý cốt lõi cho công ty. Thứ nhất, Apple sẽ luôn đồng cảm với khách hàng. Thứ hai, luôn tập trung phát triển một số sản phẩm thật hoàn hảo. Thứ ba, luôn chuyển tải giá trị của công ty (như tính đơn giản, chất lượng cao) vào mọi điều mình làm – không chỉ trong sản phẩm mà còn ở cả những yếu tố khác như bao bì, thiết kế cửa hàng, và cả cách viết thông cáo báo chí.

Một trong những kỳ tích của Jobs ở Apple là giữ được sự nhất quán giữa thiết kế và cảm nhận trong mọi điều Apple tạo nên. Đừng vội nghĩ đây chỉ là chuyện bình thường. Có bao giờ bạn bắt gặp một trang web mà dường như phần thiết kế của mỗi chuyên mục được chắp vá vội vàng và bạn khó có thể dùng từ "đồng bộ” để mô tả về nó? Hay bạn có giữ được sự thống nhất cách thiết kế bao bì sản phẩm, cửa hàng và quảng cáo? Sự nhất quán chính là điều Jobs đạt được.
02 Apple Computer 10 bài học marketing từ Steve Jobs

4. Biết cách dùng tiền


Jobs là người có năng khiếu trình diễn tự nhiên và luôn biết cách gây chú ý. Một ví dụ điển hình chính là việc giới thiệu đoạn phim quảng cáo 1984 cho chiếc máy Macintosh mới. Dĩ nhiên, Jobs quyết định phải làm sao cho thật hoành tráng. Ông mời Ridley Scott (người từng làm các bộ phim Hollywood đình đám như Alien và Blade Runner) đạo diễn, chi 900,000USD để làm đoạn phim dài 60 giây và 800,000USD chỉ để phát một lần trong giải Super Bowl. (1,7 triệu USD khi ấy tương đương với 3,4 triệu USD ngày nay). Đây là một canh bạc lớn cho công ty, nhất là khi không ai biết chắc xác suất thành công là bao nhiêu. Quả thật, ban quản trị của Apple không hề thích đoạn phim này và họ thậm chí còn không muốn phát sóng. Thế như cuối cùng sự mạo hiểm ấy đã thành công vang dội. Cả đoạn phim quảng cáo 1984 lẫn chiếc máy Macintosh đều được báo chí săn đón.

5. Tạo nên những trải nghiệm khó quên

Phim quảng cáo 1984 được Apple miêu tả là một hình thức "event marketing” – một chiến dịch mà trong đó bản thân ý tưởng của nó thật sự sáng tạo và độc đáo đến mức có thểđược xem là một sự kiện. Không lâu sau khi 1984 xuất hiện, Jobs lặp lại điều tương tự khi dành ra 2.5 triệu USD để mua toàn bộ 40 trang quảng cáo trên một ấn phẩm củaNewsweek. Một ví dụ khác về "event marketing” của Apple là các chiến dịch Think Differentvà I’m a Mac. Và còn nữa, mỗi sự kiện Jobs phát biểu chính đều có hàng ngàn người hâm mộ đổ xô xếp hàng cả đêm như thể ban nhạc huyền thoại The Beatles tái hợp.

Jean-Louis Gassee, cựu nhân viên cấp cao về marketing toàn cầu của Apple cho rằng Jobs hiểu rất rõ tầm quan trọng của việc dẫn dắt một câu chuyện và khéo léo vận dụng vào những chiến dịch như I’m a Mac, You’re a PC. 

Gassee chia sẻ: "Ai cũng thích nghe kể chuyện, bởi thế người ta hay phàn nàn rằng Apple dưới thời Tim Cook bây giờ chẳng chịu kể chuyện gì hấp dẫn cả”.

03 quang cao apple 1984 444x500 10 bài học marketing từ Steve Jobs

6. Giữ bí mật và thêu dệt nên những điều ly kỳ 


Lý do những sự kiện của Apple luôn được săn đón không chỉ nằm ở uy tín và sức hút của Steve Jobs mà còn nhờ vào những tình tiết hồi hộp, hấp dẫn và bất ngờ mà ông hứa hẹn sẽ mang lại. Nhiều tháng trước khi tung ra một sản phẩm quan trọng, Apple sẽ bắt đầu "rò rỉ” thông tin. Trước hết là một gợi ý, rồi đến tin đồn, và sau đó là thêm nhiều luồng ý kiến trái chiều khác. Phần lớn thông tin đều đánh lạc hướng dư luận nhưng cũng đủ để khiến người hâm mộ phấn khích chờ đón.

Còn nhớ khi Jobs bước lên sân khấu và công bố sản phẩm iPhone thì cả thế giới đã "phát sốt” được gần tròn năm, người ta đã chuyền tay nhau những bức ảnh được cho là thiết kế nguyên mẫu và các nhà thiết kế đua nhau vẽ nên những phiên bản điện thoại Apple trong tưởng tượng. Và khi cuộc họp báo tưởng như đã kết thúc, Jobs sẽ thốt lên câu nói nổi tiếng "Ồ, còn nữa” và đưa ra một sản phẩm hoàn hảo trong tiếng trầm trồ thán phục của khán giả. 
Trong khi đa số những nhà tiếp thị luôn vội tung ra mọi thông tin về sản phẩm, Jobs làm điều hoàn toàn ngược lại – ông giữ kín thông tin đến tận phút chót để khiến mọi người hào hứng.


7. Tìm một nhân vật "phản diện”

Để có một câu chuyện hấp dẫn trước hết bạn cần phải có mâu thuẫn. Và muốn tạo nên một làn sóng mới, bạn cần phải tìm một nhân tố cũ để đổi thay. Nhân vật phản diện đầu tiên Apple chọn là IBM. Kế đến là Microsoft. Và gần đây nhất, Jobs đã "chấm” Google và hệ điều hành Android là "kẻ xấu” tiếp theo. Trong mỗi lần như vậy, thông điệp của Jobs đều rất rõ ràng: "Kẻ xấu muốn chiếm lĩnh và hủy hoại thế giới, và những người chịu thiệt như chúng ta sẽ không bao giờ để chuyện ấy xảy ra”.

Đây là đoạn video clip trong đó Jobs nói về IBM như một đế quốc độc tài, muốn "tạo nên một tương lai chỉ có IBM cai trị” và chỉ có Apple là "nguồn hy vọng duy nhất”, "thế lực duy nhất có thể mang lại tự do”


Nhiều nhà tiếp thị thường e dè khi chọn cách này vì có thể rơi vào cảnh "gậy ông đập lưng ông”. Do đó, họ muốn tất cả mọi người đều yêu quý sản phẩm của mình. Quả thật, việc chọn một kẻ phản diện để công kích không phải là chuyện dễ dàng, đặc biệt khi bạn lỡ chọn nhầm đối thủ quá lớn mạnh. Nhưng Jobs tin rằng để bán được sản phẩm tuyệt vời của mình, bạn cần phải tạo nên một phong trào. Hoặc muốn phản kháng, bạn cần có đối tượng để chống đối.

8. Biến khách hàng thành tín đồ 

Một trong những thành công lớn nhất của Jobs là biến khách hàng thành những tín đồ Apple thật sự. Họ là những người sẵn sàng xếp hàng cả đêm trước cửa hàng Apple chờ iPhone mới ra đời, thậm chí cả khi đây chỉ là phiên bản cải tiến mới của dòng iPhone cũ. Họ xếp hàng không phải vì chiếc điện thoại mới mà để thể hiện sự ủng hộ hết mình với thương hiệu, giống như người hâm mộ đến sân vận động từ sớm háo hức được cổ vũ cho đội bóng của mình. Người hâm mộ Apple không nghĩ mình là khách hàng của sản phẩm, họ cảm thấy mình được dự phần vào một phong trào, hay sứ mệnh cao quý nào đó.
04 apple store 500x408 10 bài học marketing từ Steve Jobs
Các tín đồ Apple đang chờ mua sản phẩm iPhone

9. Không nói về sản phẩm


05 quang cao apple 10 bài học marketing từ Steve Jobs


Chiếc máy tính Macintosh không hề xuất hiện trong phim quảng cáo 1984, ngoại trừ một câu giới thiệu ngắn trong 10 giây cuối. Tương tự, trong Think Different, nhân vật chính không phải là sản phẩm mà lại chính là người sử dụng. Đến chiến dịch I’m a Mac, Jobs đã biến những chiếc máy tính thành hai nhân vật tương phản nhau. Hoặc khi nhìn vào quảng cáo dưới đây, bạn sẽ không thấy sự hiện diện của máy tính nhưng thông điệp vẫn được chuyển tải rõ ràng.

10. Hình ảnh có sức mạnh hơn lời nói 


Mẩu quảng cáo bên trên chỉ có vỏn vẹn 10 từ. Cho đến tận ngày nay, trên website và trong các quảng cáo của mình, Apple luôn tiết kiệm ngôn từ đến mức tối đa, một phần thể hiện nguyên lý cốt lõi "tính giản đơn” của Apple và cũng bởi vì Jobs nhận thấy rằng hình ảnh là công cụ chuyển tải thông điệp hiệu quả nhất.

Ví dụ điển hình nhất là khi Jobs giới thiệu MacBook Air đầu tiên trong đoạn video bên dưới. Ông chỉ đơn giản rút chiếc máy tính từ trong phong bì ra và mọi người lập tức ồ lên thánh phục. Cử chỉ đơn giản ấy đủ mê hoặc khán giả và mô tả sản phẩm hiệu quả hơn muôn vàn từ ngữ nào khác. Hoặc trong quảng cáo camera của iPhone tiếp theo. Trước hết, đoạn phim dài 60 giây này chỉ tập trung vào một tính năng duy nhất là chụp ảnh và thông điệp tiếp thị chỉ kéo dài 5 giây ở cuối phim với 13 từ ngắn gọn: "Mỗi ngày có nhiều ảnh được chụp bằng iPhone hơn các camera khác”.

Một quảng cáo khác chỉ nói về tính năng chơi nhạc của iPhone và cũng chỉ có 14 từ được đọc vào những giây cuối cùng: "Mỗi ngày, có nhiều người nghe nhạc trên iPhone hơn nhữngđiện thoại khá”.


Chúng ta đều biết nguyên tắc "ngắn gọn nhưng súc tích” nhưng để tuân thủ lại là chuyện rất khó. Chính văn hào Mark Twain cũng thừa nhận: "Nếu có thêm thời gian, tôi sẽ cố viết ngắn gọn hơn.” Đấy có lẽ cũng là bài học quan trọng nhất từ Steve Jobs – rằng phần lớn thành công của ông xuất phát từ việc ông luôn sẵn sàng đầu tư nhiều thời gian và công sức trong mọi việc hơn những người bình thường khác.


Theo Digitalk

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.