Latest Post

Hầu hết các đặc điểm cơ bản của  thương hiệu là cảm tính và tạo dựng quan hệ nên thương hiệu cũng khá tương đồng với người chủ nhân của nó. Nhưng một khi thành công, thương hiệu có thể vượt xa những gì mà chúng ta có thể làm được. Thương hiệu có thể sống mãi, phát triển không ngừng và thích nghi với điều kiện thị trường mới. Mặc dù, thương hiệu đăng ký bản quyền lâu đời nhất ở Anh từ năm 1904, khi Tate & Lyle đăng ký hình anrh và slogan cho sản phẩm đường Golden Syrup của họ, ngày nay vẫn có rất nhiều thương hiệu tồn tại từ trước khi quy trình đăng ký sở hữu xuất hiện.

>>> Chiến dịch 'Những cách chết ngu' và bài học về truyền tải thông điệp
>>> Brand Marketing - Mô hình 5 áp lực cạnh tranh
>>> Cơ hội nào cho thương hiệu “vai phụ”?
>>> Truyền thông Thương hiệu cho Tư duy Tiềm thức


Từ những nghiên cứu định lượng từ xa xưa, con người chúng ta đã tích lũy một lượng dữ liệu thông tin lớn hữu ích cho việc tăng cường sức khoẻ và gia tăng tuổi thọ. Tuổi thọ trung bình 89 của những công dân Monaco và 80 với nhiều quốc gia châu Âu và châu Á dường như là kết quả của sự kết hợp chăm sóc sức khoẻ hoàn hảo từ lúc sinh ra đời, lối sống năng động, môi trường sống thoải mái và một thực đơn tốt cho sức khoẻ.

Trong khi đó, những gì chúng ta biết về các nghiên cứu thương hiệu hiện tại còn khá rải rác. Doanh nghiệp tiến hành rất nhiều nghiên cứu về người tiêu dùng nhưng thường không công bố rộng rãi và chỉ phục vụ cho những tác động ngắn hạn ở phạm vi hẹp như một thay đổi về đặc tính có thể ảnh hướng khả năng mua hàng như thế nào. Và chúng ta cũng tiến hành nhiều “nghiên cứu” công bố rộng rãi về tính sáng tạo dưới hình thức các cuộc thi thường niên về chỉ đạo nghệ thuật và thiết kế. Tôi đã có cô hội làm giám khảo của rất nhiều cuộc thi như thế và theo quan điểm của tôi chúng khá mang tính chủ quan.

Tuy nhiên, có một cuộc thi có thể cho chúng ta biết nhiều về lý do tại sao một thương hiệu có thể thành công: Giải thưởng Hiệu quả IPA tổ chức hai năm một lần tại Anh. Đây được coi là cuộc thi khắc nghiệt nhất về truyền thông tiếp thị trên thế giới bởi ngay từ vòng đầu các ứng viên đã phải chứng tỏ được ý tưởng truyền thông của họ đã được chuyển hoá thành lợi tức đầu tư. Hơn thế, sau mỗi phần câu hỏi chi tiết dành cho người dự thi được xem xét kỹ lưỡng bởi các chuyên gia trong ngành, cuộc thi đem lại 216 nguồn dữ liệu thuộc hơn 30 chủ đề. Vào thời điểm Hamish Pringle và Peter Field nghiên cứu nguồn dữ liệu phong phú này cho cuốn sách viết năm 2008 của họ Brand Immortality (tạm dịch: Sự bất tử của thương hiệu), họ có tới  880 trường hợp thực tế mà trên cơ sở đó tập trung vào các chiến dịch truyền thông tiếp thị hiệu qủa nhất.

Những thương hiệu tạo ra các chiến dịch này thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau; nằm ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau từ mới xuất hiện, tăng trưởng, trưởng thành và thoái trào; và với nhiều kiến trúc thương hiệu khác nhau từ chùm thương hiệu tới họ thương hiệu.

Khi nói tới thành công thương hiệu, một trong những cách thức quan trọng nhất để “chẩn đoán” tình hình sức khoẻ thương hiệu tốt mà tôi tìm thấy trong nghiên cứu của Pringle và Field là xem xét các chỉ số hiệu quả hoạt động chính của thương hiệu (KPI).

Các chỉ số KPI hàng đầu được coi như chỉ số để đà phát triển và tuổi thọ của thương hiệu chuyển thành mục tiêu kinh doanh (như thị phần, độ nhạy cảm về giá và lợi nhuận), mục tiêu hành vi (như thu hút khách hàng mới và tăng mức độ trung thành của khách hàng hiện tại) vàmục tiêu trung gian (như nhận biết thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, sức hấp dẫn trực tiếp, khác biệt hoá, danh tiếng, chất lượng, cam kết và niềm tin).

Ban đầu, dường như những mục tiêu lợi nhuận càng trực diện chính là thứ để theo đuổi: độ nhạy cảm về giá (có nghĩa khả năng định mức giá cao hơn), thị phần gia trị (trái ngược với thị phần, có thể đạt được mà không cần lợi nhuận bằng cách giảm giá) và thu hút khách hàng mới (thay vì mức độ trung thành, vì sự xuất hiện của khách hàng mới có khả năng tạo ra doanh số cao hơn so với việc khuyến khích những khách hàng hiện tại trung thành khi mua hàng hơn).

Vấn đề trong việc tập trung vào các khía cạnh mong muốn này nằm ở chỗ chúng đều là những chỉ số chậm trễ chính sách lẽ chậm trễ ra phải được áp dụng đúng lúc, đúng chỗ trước khi thương hiệu biết được chúng hiệu quả đến mức nào. Và những chỉ số dẫn đầu trong nhóm mục tiêu trung gian rất khó để đo lường kết quả chính xác.

Có một số điều quan trọng khác cần lưu ý về các chỉ số của nhóm mục tiêu trung gian. Những chỉ số này được sử dụng để chi phối hầu hết các tài liệu truyền thông tiếp thị, nhưng chúng ít hiệu quả nhất khi sử dụng độc lập với nhau và độc lập với các chỉ số ở nhóm khác. Dữ liệu IPA chỉ ra rõ ràng rằng khi bất cứ mục tiêu nào tỏng số các mục tiêu trung gian này được chú trọng bởi một mục tiêu hành vi, và khi mục tiêu hành vi lại được chú trọng bởi một mục tiêu kinh doanh, việc truyền thông sẽ đạt hiệu quả cao nhất.

Chẳng hạn, chúng ta thấy một mục tiêu kinh doanh thị phần có thể dẫn đến mục tiêu  hành vi thu hút khách hàng mới, mà mục tiêu thành vi này lại dẫn tới mục tiêu trung gian là danh tiếng (có nghĩa khách hàng sẵn sàng thuyết phục những người khác thử dùng thương hiệu). Nếu bạn có thể mường tượng các cấp độ mục tiêu kinh doanh, hành vi và trung gian và các chỉ số KPI trong đó dưới dạng “cây quyết định” (một đồ thị của các quyết định và các hậu quả có thể của nó bao gồm rủi ro và hao phí tài nguyên) với nhiều lựa chọn khác nhau, thì bạn sẽ có thể chọn lựa con đường phù hợp nhất với mục tiêu của bạn.

Đến đây, một lần nữa chúng ta lại có thể xem xét tính tương đồng giữa thương hiệu và con người. Khi được khảo sát riêng rẽ, ngay cả những chỉ số KPI mạnh nhất vẫn không được thể hiện được tính dự báo tin cậy cho thành công tương lai trong nghiên cứu dữ liệu IPA. Nhưng cũng như khi kết hợp các thành tố làm nên tuổi thọ cao ở một số quốc gia, sự kết hợp của các chỉ số KPI sẽ tạo nên thương hiệu thành công. Thay vì tập trung vào một chỉ số KPI cụ thể nào đó, thương hiệu mà kết hợp cân bằng các chỉ số này là thương hiệu đạt được thành công đáng kể.

Tất nhiên, đừng quên phát triển thương hiệu trên nền tảng chiến lược và trọng tâm rõ ràng trong môi trường không ngừng biến động. Bằng cách chú trọng tới sự cân bằng của các chỉ số hiệu quả hoạt động quan trọng nhất, thương hiệu của bạn chắc chắc sẽ còn sống lâu hơn chính chúng ta.

Nguồn: BrandDance

Đầu tiên, Facebook News Feed được sắp xếp bởi một thuật toán mà mọi người hay gọi là Edge Rank. Nó không chỉ cân đo đong đếm thời hạn xuất hiện của bài viết, mà còn lựa chọn thông tin gì sẽ hiển thị để phù hợp với người dùng. Facebook muốn chắc chắn rằng những bài viết mà người dùng nhìn thấy trên trang chủ là những gì họ muốn tương tác. Do vậy, nếu bạn có LIKE hàng trăm fan page hay có hàng nghìn bạn, đừng ngạc nghiên vì sao có những fan page hay người bạn thường xuyên cập nhật thông tin mà không bao giờ hiện thông tin đó trên News Feed của bạn. Theo quan sát của mình, chỉ có 10-20% số bạn bè và fan  page được chọn để hiện trên news feed, còn số còn lại hầu như không bao giờ thấy.

>>> Trào lưu chụp ảnh hoạt hình "náo loạn" cộng đồng mạng
>>> 7 thống kê cách làm Facebook Marketing hiệu quả
>>> Họ đã mượn “gió Facebook” để đi buôn như thế nào?
>>> Cách thức thực hiện Social marketing hiệu quả

Tất nhiên, sẽ có những người bạn, fan page thường xuyên hiện, một số khác thì thỉnh thoảng, một số khác nữa thì hiếm khi và phần lớn thì mất hút.
Chỉ có 10-20% số bạn bè và fan page được chọn để hiện trên news feed, còn số còn lại hầu như không bao giờ thấy

facebookpost zps1df32ea8 Hiểu Về Thuật Toán Sắp Xếp Facebook Post
Mỗi fan page khi mọi người vào Insights, các bạn có thể thấy một cách kiểu post bài nào đó (Photo, Status, Link, Video) có lượng Reach hay tương tác cao hơn những cách post khác. Nhiều người nghĩ post Photo là cách mang lại hiểu quả nhất, trong khi đó một số khác lại thấy việc sử dụng status mới là cách hiệu quả.

Cũng giống như các công cụ khác trong Social Media, không có một quy tắc vàng hay chuẩn mực nào cả.Kiểu bài post hiệu quả là là kiểu Friend/Fan muốn tương tác với nó nhất – có thể là Photo, là Status, là Link hay Video.

Khoảng hơn 1 năm trước, chúng ta đều cho rằng post hình ảnh sẽ mang lại tương tác hiệu quả nhất, và mọi người đều post hình ảnh. Thời gian tiếp theo, chúng ta lại cho rằng post text hiệu quả, và mọi người chuyển sang post status. Hiện tại thì là cái gì mình cũng không rõ nữa, vì thỉnh thoảng mình mới tìm hiểu, chứ không nghiên cứu như trước nữa.
Tuy nhiên, các bạn không nên bắt buộc phải có post bài theo một kiểu post nào đó, hãy tập trung vào chất lượng bài viết, kiểu post không cần quá quan trọng. Vì vậy, tùy vào mỗi người, mỗi fan page, sẽ có cách thức khác nhau.

Hãy tập trung vào chất lượng bài viết
Không nên thấy mọi người nói post status hiệu quả, rồi về fan page post status, post rồi hỏi “Vì sao mình cũng post status, sao lượng Reach của mình lại thấp vậy”. Hãy loại bỏ tư duy này trong đầu, bạn nên theo dõi Friend/Fan của mình, rồi tự rút ra kết luận về cách thức post bài hiệu quả.

Hiểu Về Thuật Toán Sắp Xếp Facebook Post

EdgeRank zps5783527d Hiểu Về Thuật Toán Sắp Xếp Facebook Post

Edgerank là gì ?

Edgerank là thuật toán được sử dụng bởi facebook nhằm xác định ”Nơi nào ?” và ”Những bài viết nào ?” sẽ xuất hiện trên trang news feed của người dùng cá nhân. Có 3 biến chính được được sử dụng trong thuật toán: Affinity, Weight, Time-Decay.
Mình xin được giải thích rõ hơn về 3 khái niệm bên trên :

+ Affinity: Điểm số lôi cuốn (sự thân thuộc)
Thể hiện ở mỗi quan hệ, tức là Facebook sẽ xác định ưu tiên hiển thị trên News Feed của bạn những người có mỗi quan hệ chặt chẽ, ở đây là anh em, bố mẹ, ông bà, vợ chồng, những người mà bạn thường xuyên tương tác comment, like, share. Mối quan hệ càng chặt chẽ, thì khi người đó post bài, tỷ lệ hiển thị trên News Feed càng cao.

 + Weight: Trọng số tương tác
Như mình đã nói bên trên, với mỗi fan page hay tài khoản cá nhân, sẽ có sắp xếp ưu tiên về thể loại bài đăng, tùy vào tương tác của người dùng, Facebook sẽ đánh giá thể loại bài post mà fan page này hiệu quả, qua đó sẽ ảnh hưởng đến tổng thể thuật toán. Do vậy, bất kỳ một thể loại nào cũng có thể có lượng Reach cao, chứ không riêng gì Photos hay Text.

+ Time-Decay
Cái này đơn giản là Facebook sẽ ưu tiên hiển thị những thông tin mới, những thông tin mới thì điểm số Time-Decay sẽ cao, và ngược lại, thông tin càng cũ thì chỉ số Time-Decay càng thấp.

Ngoài ra, theo tìm hiểu của mình, thuật toán hiển thị trên news feed được chia làm bốn yếu tố chính, để rõ ràng hơn, mình xin chia những yếu tố trên vào 2 nhóm khác nhau : (các yếu tố được đánh theo số thứ tự 1,2,3,4)

+ Tương tác cá nhân :
 Tương tác của một người với những post Facebook khác nhau. (photo, status, link, video)

t1B001A10ngtaacuteccaacutenhacircn zps748a2023 Hiểu Về Thuật Toán Sắp Xếp Facebook Post

1. Tương tác của bạn với tác giả bài viết.
Nếu bạn thường xuyên tương tác với một người bạn hoặc một fan page nào đó, thì có khả năng bạn sẽ thường xuyên nhìn thấy bài viết của họ.


t1B001A10ngtaacutecv1EDBitaacutecgi1EA3bagraveivi1EBFt zps68364212 Hiểu Về Thuật Toán Sắp Xếp Facebook Post
2. Tương tác của bạn với một dạng bài viết.
Nếu bạn thường xuyên tương tác với một loại bài viết, thì có khả năng bạn sẽ thường xuyên nhìn thấy loại bài viết đó.
T1B001A10ngtaacutecc1EE7ab1EA1nv1EDBim1ED9td1EA1ngbagraveivi1EBFt zps8a83ce9d Hiểu Về Thuật Toán Sắp Xếp Facebook Post
+  Tương tác hệ thống:
 Tương tác của một nhóm người với một bài viết cụ thể nào đó.

T1B001A10ngtaacutech1EC7th1ED1ng zps13403415 Hiểu Về Thuật Toán Sắp Xếp Facebook Post
 3. Phản ứng của người dùng khi nhìn thấy bài post.
Nếu càng có nhiều người tương tác với một bài viết, thì có khả năng bạn sẽ thấy bài viết đó.
ph1EA3n1EE9ngkhaacutechhagraveng zpsacc5cb6f Hiểu Về Thuật Toán Sắp Xếp Facebook Post
4. Số lượng khiếu nại, báo cáo tiêu cực
Nếu bài viết  của bạn bị Facebook nhận được phản hồi hay khiếu nại, thì khả năng bạn sẽ ít khả năng nhìn thấy bài viết đó.
s1ED1l1B001EE3ngkhi1EBFun1EA1ibaacuteocaacuteotiecircuc1EF1c zpsc490df4f Hiểu Về Thuật Toán Sắp Xếp Facebook Post

Bên trên là giải thích, còn sau đây mình xin đưa ra ví dụ để mọi người dễ hiểu hơn :
Mình xin đưa ra một câu chuyện, về một Facebooker hết sức nổi tiếng, là Goku :
Goku zps798d472f Hiểu Về Thuật Toán Sắp Xếp Facebook Post
Hãy xem 4 yếu tố bên trên ảnh hưởng đến lượng Fan của Goku nhìn thấy thông tin mà anh ấy post.

Trường hợp 1 :
Giả sử khi Goku post 1 bức ảnh đăng lên :

Gokuposthigravenh zps6310b31c Hiểu Về Thuật Toán Sắp Xếp Facebook Post
Fan 1 : Gohan
Là fan thường xuyên tương tác với Photos mà Goku đăng
Có xu hướng thường xuyên tham gia tương tác với Photos, thỉnh thoảng tương tác với Links
Bài đăng của bên trên của Goku có lượng tương tác cao hơn bình thường
Không có bất kì khiếu nại hay phàn nàn đối với bài đăng trên
–> Khả năng bài viết trên xuất hiện trên tường Gohan : RẤT CAO

Trường hợp 2 :
Giả sử khi Goku đăng 1 status lên :
Gokuposthigravenh zps6310b31c Hiểu Về Thuật Toán Sắp Xếp Facebook Post
Fan 2 :  Vegeta
Đôi khi tương tác với bài đăng của Goku
Thường xuyên tương tác với Status và Links
Bài đăng bên trên của Goku có lượng tương tác thấp hơn bình thường
Bài đăng trên có một số khiếu nại nhưng không nhiều.
–>  Khả năng bài viết trên xuất hiện trên tường Gohan : TRUNG BÌNH

Trường hợp 3 :
Khi Goku đăng một link lên (mình ví dụ vậy, không tìm được hình)
Fan 3 : Mabu
Hiếm khi tương tác với bài đăng của Goku
Thỉnh thoảng tương tác với status, hiếm khi tương tác với link
Bài đăng của Goku có tương tác trung bình
Có rất nhiều báo cáo tiêu cực từ bài viết.
–>  Khả năng bài viết trên xuất hiện trên tường Mabu : THẤP

Ngoài lề :
Trước năm 2009, mọi người phần lớn dành thời gian lên Facebook để chơi Game nên số thời gian mọi người trên News feed chỉ dưới 10%.

Đến năm 2011, theo thống kê thời gian mọi người trên news feed là 27%
Đến năm 2012, con số này trên 40%

Và càng ngày càng cao, mọi người chuyển dần qua tương tác trên News Feed của mình
Facebook update tính năng liên tục, chỉ cần một thay đổi nhỏ có thể làm thuật toán thay đổi, do vậy nghiên cứu Facebook là công việc liên tục nếu bạn không muốn “lỗi thời”.


Nguồn: Digitalk

Những hình ảnh hoạt hình hài hước ngập tràn trên mạng xã hội những ngày gần đây.

Những ngày gần đây, trên các trang mạng xã hội và diễn đàn liên tục xuất hiện những hình ảnh được chụp với hiệu ứng hoạt hình. Điểm đặc biệt của những bức hình này là có thể tùy biến khuôn mặt người chụp, thêm các hiệu ứng và phần nền (background) khác nhau.




Trào lưu chụp ảnh hoạt hình "náo loạn" cộng đồng mạng

Trào lưu chụp ảnh hoạt hình "náo loạn" cộng đồng mạng

Được biết ứng dụng chụp hình trên do một công ty Trung Quốc có tên "Hightalk Software" phát triển. Tuy mới chỉ xuất hiện trên kho ứng dụng AppStore dành cho người dùng iOS (iPhone/iPad) từ ngày 25/10 nhưng tới nay đã nhanh chóng lên top đầu ứng dụng tải về miễn phí.


Trào lưu chụp ảnh hoạt hình "náo loạn" cộng đồng mạng

Với ứng dụng trên, người dùng có thể sử dụng hình chụp sẵn hoặc chụp hình mới. Sau đó ứng dụng sẽ tự động ghép khuôn mặt đã được "biến hóa" vào những phần nền khác nhau. Điều khiến ứng dụng này "ghi điểm" là do phần nền hài hước, gây bất ngờ cho người xem.


Trào lưu chụp ảnh hoạt hình "náo loạn" cộng đồng mạng

Không nhất thiết phải là một người vẽ đẹp, bạn cũng có thể tự tạo cho mình một bức hình theo phong cách hoạt hình hài hước đơn giản trên smartphone.


Trào lưu chụp ảnh hoạt hình "náo loạn" cộng đồng mạng

Trào lưu chụp ảnh hoạt hình "náo loạn" cộng đồng mạng

Trào lưu chụp ảnh hoạt hình "náo loạn" cộng đồng mạng

Trào lưu chụp ảnh hoạt hình "náo loạn" cộng đồng mạng

Trào lưu chụp ảnh hoạt hình "náo loạn" cộng đồng mạng


Bạn đọc có thể tải về ứng dụng tại đây.


Theo GenK

Google AdWords vừa đón nhận đợt nâng cấp thêm 5 tính năng mới. Các tính năng này hứa hẹn sẽ giúp các nhà quản lý PPC (pay-per-click) và nhà quảng cáo thêm phần hào hứng với kế hoạch và chiến lược của mình trong năm 2013 này.

>>> Tổng quan Onpage SEO
>>> HummingBird – Thay đổi tất yếu của thuật toán tìm kiếm Google
>>> Tối ưu hóa Internal Link
>>> 5 câu hỏi định hướng Chiến lược phân tích từ khóa

1. Sitelinks được nâng cấp
Cùng với sự ra mắt của enhanced campaigns trong Adwords chúng ta còn có sitelink cũng được nâng cấp. Trước đây, các sitelink chỉ được tạo ở mức chiến dịch. Giờ đây từng sitelink riêng biệt có thể được tạo và gán vào cho các nhóm quảng cáo, việc “override” ở mức nhóm quảng cáo mang đến khả năng phối hợp và có được sự chính xác mới với tính năng mở rộng quảng cáo này.


Sitelinks được nâng cấp
Sitelinks được nâng cấp
Các sitelinks cụ thể nhắm vào mobile cũng mở ra cơ hội cho các thông tin phụ trợ nhấn mạnh vào local như hướng dẫn đường hay đặc sản địa phương. Sitelinks cũng có thể được lập lịch, rất thích hợp cho quảng cáo và các sự kiện diễn ra theo mùa.
2. Tính năng mới Keyword Planner


Tính năng mới Keyword Planner
Tính năng mới Keyword Planner
Tính năng xuất hiện trong thông báo hồi tháng Tư của Adwords đến nay đã chính thức đi vào hoạt động. Thực chất đây là công cụ từ khóa (keyword tool) cũ kết hợp với công cụ traffic estimator (dự đoán lưu lượng) để cho ra Keyword Planner nhằm sử dụng hiệu quả lợi ích của từng công cụ trong một công cụ duy nhất.
Tính năng tương tự nhưng đã được cải tiến đôi chút. Bạn có thể thay đổi tuần tự match type trước khi thêm chúng vào plan, và công cụ hỗ trợ bạn những dự đoán traffic ngay cạnh từ khóa giúp bạn dễ dàng chọn được những từ khóa thích hợp cho chiến dịch.
Ngoài ra công cụ có thể gom nhóm danh sách từ khóa để cho ra dự đoán. Bạn chỉ việc chọn 2 hoặc nhiều hơn các danh sách từ khóa cần gộp để tạo thành những từ khóa mới và lấy dự đoán cho chúng . Cách này tiết kiệm cho bạn khá nhiều thời gian so với khi làm thủ công.
3.Tính năng Google Display Planner mới


AdWords Display Planner
AdWords Display Planner
Tính năng Display Planner mới của Google có giao diện tương tự của Adwords cộng với dữ liệu và thông tin dự đoán của Google Ad Planner. Các nhà quảng cáo có thể ở đây những chủ đề (Topics), sở thích (Interest), hay vị trí (Placement) để target dựa trên thông tin dự đoán đối tượng.
AdWords cho bạn biết có bao nhiêu “cookies” có sẵn để target, với mỗi cookie là đại diện cho một thiết bị nào đó thay vì một người cụ thể. Dự đoán Impression mỗi tuần (Impr./wk) cũng là một thông tin khá hữu ích.
4. Điều chỉnh bid trên Mobile theo nhóm quảng cáo
Điều chỉnh bid trên moble cho enhanced campaign trong Adwords được thực hiện ở mức campaign. Trước đây bạn lo lắng về việc không điều chỉnh được cùng giá bid cho mọi nhóm quảng cáo thì giờ đây Google cho ra tính năng điều chỉnh bid trên mobile theo nhóm quảng cáo mang đến khả năng tùy biến ở một mức sâu hơn.
Nếu một nhóm quảng cáo có CPCs chênh lệch khá nhiều so với các nhóm còn lại của chiến dịch, bạn có thể dùng tính năng này để cân bằng bid và giảm thiểu tiêu tốn cho chúng dựa vào dữ liệu hoạt động trước đó.
5. AdWords Upgrade Center
Với sự ra mắt của upgrade center cho enhanced campaign mang đế sự thuận tiện hơn cho các nhà quảng cáo khi cần nâng cấp các chiến dịch của mình. Chỉ bằng một vài cú click bạn đã có thể cập nhật cho nhiều chiến dịch cùng lúc.


Adwords Upgrade Center cho enhanced campaign
Adwords Upgrade Center cho enhanced campaign
Tuy nhiên nếu muốn công việc được dễ dàng hơn, bạn nên thực hiện một vài nghiên cứu trước đó. Trong công cụ này, mặc định AdWords chọn thiết lập “Use the Google-suggested default, calculated for each campaign” nghĩa là chọn theo gợi ý, tính toán của Google cho mỗi chiến dịch, và nó có thể không phù hợp cho chiến dịch bạn cần tinh chỉnh. Nghiên cứu sẽ cho bạn biết những thông tin như CPC trên mobile chiếm bao nhiêu phần trăm trong chi phí và dùng đó đề đề ra chiến lược, tránh dùng mặc định càng nhiều càng tốt.
Các tính năng trên đây đã sẵn sàng cho bạn thử nghiệm. Đây thực sự là đợt nâng cấp đáng giá trong AdWords, các nhà quản lí PPC cùng các nhà quảng cáo sẽ có thêm những cơ hội và trải nghiệm mới để vươn xa đến với khách hàng tiềm năng và nâng cao hiệu quả cho chiến dịch, góp phần vào thành công chung cho chiến lược marketing tổng thể của doanh nghiệp.
Theo Search Engine Watch
blog.eqvn.net

Điều gì đã làm nên thành công vang dội của chiến dịch truyền thông tích hợp Dumb Ways to Die (những cách chết ngu) do hãng tàu điện ngầm Metro (Úc) thực hiện.


Chiến dịch 'Những cách chết ngu' và bài học về truyền tải thông điệp

Tại Liên hoan Quảng cáo Cannes Lion 2013 vừa diễn ra, chiến dịch truyền thông “Dumb Ways to Die” (Những cách chết ngu) của hãng tàu điện ngầm Metro đã giành đến 5 giải thưởng ở các hạng mục Grand Prix PR, Direct, Radio, Integrated và Film. Điều quan trọng nhất là sau khi chiến dịch kết thúc, tỉ lệ tai nạn và tử vong tại các khu vực tàu điện ngầm đã giảm đến 21% so với cùng thời điểm vào năm trước. Điều kỳ diệu nào đã làm nên thành công của chiến dịch truyền thông tích hợp này?
Lý do lớn nhất chính là ý tưởng và cách thực hiện vô cùng sáng tạo. Thay vì sử dụng những mô-típ rùng rợn truyền thống để nói về các mối nguy hiểm khi không đảm bảo an toàn đường sắt, hãng PR của Metro đã chọn cách tiếp cận thanh niên Úc bằng những thông điệp vui nhộn, có tính giải trí cao để thuyết phục và kích thích giới trẻ tự nguyện chú ý về sự an toàn khi đứng ở trạm tàu điện ngầm. Đồng thời, việc tích hợp nhiều hoạt động online và offline song song tạo ra tác động tổng thể đến giới trẻ.
Các hoạt động chính trong chiến dịch
- Xây dựng video hoạt hình “Dumb ways to die”, tạo hiệu ứng viral trên cộng động người dùng mạng xã hội Tumblr với các lượt reblog và ưa thích cao.





- Phát hành bài hát “Dumb ways to die” trên Itunes
- Các đài phát thanh tại Úc đã phát sóng miễn phí bài hát “Dumb Ways to die” trong thời gian chiến dịch được thực hiện.
- Các hình thức quảng bá online của chiến dịch đều được dẫn link về website và tại đây công chúng sẽ được khuyến khích thực hiện các lời hứa chú ý an toàn và giữ gìn tính mạng của mình tại các khu vực tàu điện ngầm.
- Tại các khu vực tàu điện ngầm, TV liên tục phát video clip karaoke của bài “Dumb ways to die” và dựng các poster và banners liên quan đến chiến dịch.
Chiến dịch 'Những cách chết ngu' và bài học về truyền tải thông điệp


- Xuất bản một cuốn sách hình ảnh cho trẻ em và lồng ghép thông điệp giữ gìn an toàn tính mạng trong đó.
Chiến dịch 'Những cách chết ngu' và bài học về truyền tải thông điệp
Chiến dịch 'Những cách chết ngu' và bài học về truyền tải thông điệp


- Xuất bản ứng dụng game trên Appstore và Google Play
- Dựng các bảng quảng cáo lớn ngoài trời, cho phép công chúng chụp ảnh với các nhân vật được tạo nên trong video clip và khuyến khích họ chia sẻ hình ảnh đó lên Instagram.

Chiến dịch 'Những cách chết ngu' và bài học về truyền tải thông điệp

Kết quả
Chỉ sau 4 tháng phát động, chiến dịch đã nhận được phản ứng tích cực và hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ đến kinh ngạc:
- Đạt được 1 triệu cam kết chú ý an toàn trên website
- Các sản phẩm được chia sẻ nhiều nhất cho tới hiện tại
+ Hơn 3.000.000 share trên FB
+ Hơn 100. 000 share trên Twitter
+ Hơn 2.000 blog post
- Xếp thứ 3 trong những clip quảng cáo được lan truyền nhiều nhất mọi thời đại
- Phát hành trên Itunes tại 28 quốc gia
- Được nhắc đến bởi hơn 750 kênh báo và website toàn cầu
- Được phát song miễn phí trên tất cả các trạm tàu điện ngầm trên thế giới
- Được sử dụng để giảng dạy tại trường học
- Có hơn 200 phiên bản cover của bài hát này trên Youtube
- Tính thời điểm này, “Dumb Ways to Die” là một trong 5 video clip quảng bá được chia sẻ nhiều nhất từ trước đến nay với earn media lên đến hơn 60.000.000 USD và là chiến dịch quảng bá cho dịch vụ công thành công nhất từ trước đến nay.
Tuy nhiên, niềm vui lớn nhất là sau khi chiến dịch được thực hiện, tỉ lệ tai nạn và tử vong tại các khu vực tàu điện ngầm đã giảm đi đến 21% so với cùng thời điểm vào năm trước.
Qua chiến dịch này, có thể thấy không có thông điệp nào khô khan, điều quan trọng là cần có cách truyền tải thú vị, nhất quán và toàn diện. Đây là chiến dịch mà các tổ chức công cộng hoặc phi lợi nhuận tại Việt Nam có thể tham khảo để truyền đạt thông điệp của các chương trình giáo dục giới tính, an toàn giao thông hoặc chống bạo lực gia đình.
Theo GenK

Chúng đặc biệt quan trọng đối với những nhà quản lý – những người có trách nhiệm tạo ra, xây dựng và duy trì thương hiệu. Cân nhắc lại chiến lược marketing – một số lý do chính

>>> 23 giờ cho một kế hoạch marketing
>>> 10 ý tưởng PR sáng tạo
>>> Tiếp thị trực tuyến cho khách hàng nữ giới
>>> 12 slogan 'chân thực' hài hước nhất về các thương hiệu lớn

xay-duong-thuong-hieu

1. Để xác nhận lại toàn bộ các vấn đề về thương hiệu và chiến lược trong quản lý.

Các thị trường được đáp ứng bởi hầu hết tất cả các tổ chức đang thay đổi với tốc độ bất thường. Trong khi đó tuyên ngôn sứ mạng, tầm nhìn và toàn bộ định vị thương hiệu của bạn có thể là được thiết kế cho những điều kiện dài hạn. Điều này là mấu chốt khiến bạn cần xem lại và xác nhận lại thương hiệu, chiến lược của mình. Những thay đổi về công nghệ, hoạt động cạnh tranh, kinh tế thế giới và một vài vấn đề khác có thể đòi hỏi bạn phải thay đổi định vị thương hiệu. Tối thiểu thì chiến lược hoạt động trong ngắn hạn cần phải được xem lại và phải được điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi thực tế. Và, vẫn có nhiều công ty lớn không có tuyên ngôn định vị chính thức được xác định cho tương lại – xem xét lại là một ý tưởng không tệ.

2. Để thống nhất trong quản lý

ngay cả những đội ngũ quản lý tốt nhất cũng có thể đánh sự tập chung vào mục tiêu chính bởi mỗi cá nhân trong đội làm việc ở những mảng khác nhau. Việc đánh giá lại có thể là một cách tốt để thống nhất trong toàn đội và đảm bảo rằng tất cả mọi người trong đội đều hướng đến mục tiêu và chiến lược chung. Đánh giá lại cũng là một cách tốt để giúp những nhân tố mới hòa nhập với đội. Trong cả buổi họp chính thức lẫn thời gian giải lao, ăn trưa, nghỉ ngơi có thể giúp mọi người hiểu về nhau tốt hơn và điều đó là rất cần thiết khi công việc đang ngày càng trở lên phức tạp.

3. Để giải quyết những bất đồng và làm dịu những căng thẳng

Những bất đồng về quan điểm, căng thẳng giữa những thành viên xuất hiện trong mọi tổ chức. Chúng dần trở thành những u nhọt phá hoại tổ chức, những cuộc thảo luận mở có thể là một cách tốt để mọi người cùng chia sẻ quan điểm của mình và cùng giải quyết vấn đề.

4. Để xác định những vấn đề phát sinh.
Những vấn đề phát sinh thường không được giải quyết ngay. Bởi vì không có được sự thống nhất trong cách giải quyết giữa các bộ phận. Trong điều kiện hoạt động đánh giá lại được thực hiện tốt, những vấn đề phát sinh có thể được nhận diện, việc phân tích bắt đầu được tiến hành hoặc kế hoạch hành động sẽ được vạch ra.

5. Để động não và sáng tạo

Khác hẳn những xung đột của công việc hàng ngày, không phải trả lời điện thoại và email. Nó có thể thúc đẩy sự sáng tạo ở mức độ cao hơn. Nhóm sáng tạo cần được hỗ trợ rất nhiều như một người có thể làm rõ được ý tưởng của người còn lại.

6. Để phát triển sản phẩm và chương trình mới

Thêm vào việc động não cho sản phẩm và chương trình mới, cuộc thảo luận lành mạnh có thể vạch ra những định hướng và kế hoạch mới. Bởi vì sản phẩm và chương trình mới liên quan đến hành động của tất cả các phòng ban, xem xét lại toàn bộ vấn đề có thể là cách tốt để vạch ra kế hoạch, phân công công việc, lên thời gian biểu, lập ngân sách và nhiều hành động khác từ viễn cảnh của một bức tranh lớn.

7. Để đối mặt và giải quyết khủng hoảng

Cho dù là những thương hiệu tốt nhất cũng có lúc gặp khủng hoảng, dạng này hoặc dạng khác. Khi khủng hoảng xảy ra thường xuất hiện những cuộc họp khẩn cấp để xem xét và đánh giá vấn đề và đưa ra hướng giải quyết. Việc đánh giá lại toàn bộ vấn đề không chỉ giúp tổ chức đối đầu với khủng hoảng trước mắt mà còn giúp cho tổ chức phát triển bền vững trong tương lai.

8. Để cung cấp việc đào tạo quản lý

Một lợi ích chính của việc đánh giá lại một vấn đề đó là sự cung cấp các kiến thức quản lý một cách liên tục từ những nguồn thuộc nội bộ hay bên ngoài về những chủ đề khác nhau. Trong khi thảo luận những người diễn thuyết có thể cung cấp các thông tin về môi trường hiện tại của ngành mà tổ chức tham gia, những xu hướng mới hoặc những thông tin khác giúp nhà quản lý và đội ngũ của họ làm việc hiệu quả hơn. Đánh giá lại cũng là một cách hoàn hảo giúp những lãnh đạo mới nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của họ trong tổ chức.

9. Để thưởng và nhận biết những cá nhân có thực lực

Một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá lại đó là nhận diện những cá nhân suất sắc trong đội ngũ của tổ chức, những người luôn có đóng góp nổi bật đối với tổ chức. Thảo luận về những thành công và thành quả của họ. Nếu điều này được làm tốt có thể thúc đẩy tinh thần của cả tổ chức. Rõ ràng những thành quả đều được tán dương nhưng cũng cần nhận biết ai đã giúp đỡ cả đội, động viên mọi người đạt được kết quả tốt như thế.

10. Để xây dựng sự đồng tâm nhất trí

Nếu thực hiện tốt chín điều trên sẽ rất có ích trong việc xây dựng sự đồng tâm, nhất trí cùng hướng đến mục tiêu của thương hiệu. Điểm cuối cùng này được thể hiện như một bản tóm tắt bởi người lãnh đạo có thể vấp phải những rào cản trong việc phát triển công ty. Việc đánh giá lại một vấn đề có thể cho phép bạn nhận dạng những rủi ro của vấn đề đó và giúp cho đội ngũ của bạn đạt được kết quả tốt nhất trong công việc. Khi một nhóm cùng tham gia thực hiện một công việc sẽ thành công hơn nhiều so với việc thực hiện theo chỉ thị và mệnh lệnh.

Thương hiệu luôn luôn phát triển và thay đổi liên tục. Việc giám sát và đánh giá lại là rất cần thiết để có thể xác định đúng lợi ích lâu dài của thương hiệu.


Theo Marketing Box

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.