Articles by "Contents-Marketing"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Contents-Marketing. Hiển thị tất cả bài đăng

Content Marketing là thuật ngữ đang rất “hot”, nhưng thuật ngữ đang ngày càng bị “lạm dụng” hoặc “định nghĩa thiếu”

Nhà văn Benjamin Franklin là nhà marketing theo định hướng nội dung đầu tiên. Năm 1732, khi ông xuất bản cuốn “Almanac của Richard nghèo” ("Poor Richard's Almanack), mục tiêu của ông là hướng sự quan tâm của cộng đồng vào hoạt động xuất bản. Khoảng 283 năm sau, content dường như vượt qua cả khái niệm marketing, đến nỗi rất khó có thể phân biệt hay định nghĩa hoạt động này khỏi các hoạt động khác. Content vẫn bị tranh cãi là không chỉ bao gồm các nội dung giải trí mang mục tiêu đẩy mạnh hình ảnh thương hiệu, những nội dung vốn là quảng cáo mà còn là nhiều hoạt động trên mạng xã hội khác, quảng cáo trên kênh tìm kiếm, sự kiện, giới thiệu sản phẩm, nội dung video phát tán và nhiều hình thức khác. Trên thực tế, bạn có thể nói rằng tất cả các hoạt động nội dung đó là quảng cáo và ngược lại, quảng cáo là content.
Ấn bản “Almanac của Richard nghèo” năm 1739
Giám đốc Nhãn hàng toàn cầu của Proter and Gamble Marc Pritchard, phát biểu tại hội nghị Cannes tháng 6 vừa rồi với nhận định rằng khái niệm “content marketing” “đang bị lạm dụng” hay “định nghĩa thiếu”, và ông thích đơn giản gọi đó là hoạt động quảng cáo, dựa trên nghĩa gốc Latin của từ “quảng cáo” (advert) đó là “hướng mọi người về phía” (turn toward) sản phẩm của bạn.
Đó là công việc của chúng ta” ông Pritchard mô tả “chẳng qua bây giờ chúng ta có rất nhiều cách để thể hiện vẻ đẹp đó.”
Chi tiêu cho Content Marketing đạt tới 26.5 tỷ đô la Mỹ tính trên toàn cầu nếu chỉ tính các công việc thực hiện cho các nhãn hiệu dựa theo các agency bên ngoài, theo số liệu của PQ Media. Và nếu tính toàn bộ thị trường của các nhà marketing, mức chi tiêu cũng lên tới 144 tỷ đô la với các hoạt động nội dung được sản xuất bởi chính nội bộ nhãn hàng, giống như Red Bull và Media House của Red Bull. Và mức độ tăng trưởng trên toàn cầu sẽ duy trì ở mức 2 con số, đẩy toàn bộ chi phí content marketing sẽ lên tới 313 tỷ đô la Mỹ vào cuối thập kỷ này, cũng từ PQ nhận định. Chi tiêu cho toàn bộ hoạt động content marketing tại thị trường Mỹ là hơn 67 tỷ đô la trong năm 2014, theo PQ Media, trong khi đó chi phí quảng cáo truyền hình ở thị trường này là 70 tỷ đô.
Chi tiêu cho Content Marketing đạt tới 26.5 tỷ đô la Mỹ tính trên toàn cầu nếu chỉ tính các công việc thực hiện cho các nhãn hiệu dựa theo các agency bên ngoài, theo số liệu của PQ Media.
Một phần, điều khiến cho content marketing rất khó có thể định nghĩa/ xác định giới hạn hay đo lường là bởi rất nhiều công ty đang đẩy mạnh content marketing.
Một trong những động lực thúc đẩy content marketing chính đó là thử thách thúc đẩy nhận diện thương hiệu thông qua các kênh truyền thông chính thống”. Chuyên viên phân tích Ryan Skinner từ Forrester nhận định. “Giá cho pay-per-click (số lượng nhấp chuột vào link) ngày càng đẩy cao lên. Đội ngũ đẩy link dựa trên công cụ tìm kiếm, tự động hoặc trả tiền luôn kêu gào về nội dung để tăng cường mức độ xuất hiện trên kênh tìm kiếm. Đội làm Social Media cũng la làng lên về nội dung. Theo đó, kết hợp với những nhân lực của PR và đội Media đều muốn bổ sung vai trò truyền thống của họ cùng với những nội dung truyền thông giá trị.”
Bởi vì ai ai cũng có hoặc muốn một phần của content, do vậy thuật ngữ này đang trở nên bao trùm lên tất cả mà Skinner hay Forrester đều không muốn tự lấy dao đâm vào ngực mình nếu nỗ lực định lượng hóa thị trường. Nhưng bởi vì nó rất quan trọng, rất giá trị nên Forrester định nghĩa content marketing là “sản xuất, quản trị và chia sẻ nội dung dựa trên yêu cầu của người dùng và mang tới kết quả có thể nhìn thấy được”. Một cách thực tế hơn, chuyên viên Skinner nói rằng “nó trở thành điều mà nhà marketing hãy tự định nghĩa lấy cho mình.”
Nếu bạn đang tìm kiếm ai đó để quy trách nhiệm hay đổ lỗi cho giới hạn của từ “content marketing” thì Joe Pulizzi có thể người bạn nên nghĩ tới. Là Phó tổng Giám đốc tập đoàn truyền thông Penton Custom từ đầu những năm 2000, Joe cho biết “tôi bắt đầu nghĩ đến định nghĩa cho thuật ngữ content marketing. Cứ nói đến xuất bản, truyền thông, truyền thông thương hiệu hay nội dung cải biến riêng cho khách hàng chẳng bao giờ lọt được vào lỗ tai của các giám đốc marketing”.
Nhưng nếu tôi nói content marketing, ngay lập tức họ sẽ ngồi xuống ghế.”
Ông rời công ty Penton năm 2007 và bắt đầu Học viện Content Marketing, đẻ ra tạp chí Chief Content Officer Marketing (Giám đốc Marketing Content), trình diễn thương mại Content Marketing World, xuất bản sách từ công ty Content Inc. và thậm chí đưa ra lịch sử của content marketing. Hay nói cách khác, rất nhiều thứ nói đến Content Marketing.
Đây là định nghĩa của Pulizzi về content marketing: “Là cách tiếp cận thị trường, thay vì gây cho khách hàng mất tập trung với những quảng cáo không liên quan đến họ, chúng ta sẽ tạo ra những nội dung có giá trị, hấp dẫn và có liên quan dựa trên nền tảng nhất quán từ đó theo thời gian, tạo nên nhóm khách hàng và sự thay đổi về hành vi của khách hàng mang tính lợi nhuận.”
Hành vi có tính lợi nhuận từ khách hàng không nhất thiết phải là con số bán hàng. Đó có thể là sự trung thành, sự giới thiệu và những yếu tố khác, dựa theo chiến lược.
Tất nhiên hành vi có tính lợi nhuận từ khách hàng không nhất thiết phải là con số bán hàng. Đó có thể là sự trung thành, sự giới thiệu và những yếu tố khác, dựa theo chiến lược. Hãy xem xét Dynamic Signal, công ty bán một nền tảng “Giới thiệu/quảng bá dựa theo nhân viên” đơn giản hóa hoạt động chia sẻ nội dung được tạo ra từ các nhân viên trên các kênh xã hội và đo lường độ Reach (tiếp cận) và hiệu quả. Một số công ty đã dùng nền tảng này như Mindshare, Deloitte, SAP và Humana.
Humana bắt đầu sử dụng hệ thống Dynamic Signal để phát tán nội dung đến từ các nhân viên dựa trên nguyên tắc xung phong tự nguyện và cho thấy mức độ quảng bá từ nhân viên tăng lên 8% về mức độ đề cập đến thương hiệu trên mạng xã hội, Jason Spencer, quản lý cấp cao của đội ngũ social media doanh nghiệp cho biết: Rất nhiều nội dung tập trung về sức khỏe và cách sống lành mạnh, mang đến những lợi ích thiết thực cho công ty trả chi phí y tế cho nhân viên, bên cạnh những tác động tích cực cho thương hiệu.
“Tôi hiểu một số người trong ngành thậm chí ghét khái niệm này” Pulizzi kể “Tôi nói với họ, nhìn này, công việc kinh doanh vẫn tiến triển tốt, đúng không? Vậy tại sao anh phải nhăn nhó? Nếu mà có thuật ngữ nào hay hơn xuất hiện, chúng ta sẽ là người đầu tiên xem xét mà.”
Tuy nhiên xu hướng, hoàn toàn có thể quay ngược lại. Pulizzi chỉ ra phương thức Gartner Hype Cycle, xác định content marketing “đã qua đỉnh” (Peak of inflated expectations) và ở mốc để đi xuống, tuy nhiên Gartner vẫn dự đoán là content marketing vẫn trên tiếp tục tăng trưởng và phải hai đến 2-5 năm nữa mới bước vào giai đoạn bình phẳng (Plateau of Productivity)
Có khoảng 9 trên mỗi 10 công ty đang thực hiện content marketing theo một cách nào đấy, tuy nhiên tỉ lệ thành công của họ chỉ vào khoảng 30%, theo nghiên cứu của Học viện Content Marketing, Pulizzi nói rằng đó là kết quả khá bi kịch.
Lý do là do thiếu chiến lược.
Lý do nữa là các nhãn hàng hầu hết lại đang sử dụng content đúng theo cách họ vẫn làm quảng cáo, tức là truyền tải và mục tiêu là hé mở sản phẩm của họ.
Các nhãn hàng hầu hết lại đang sử dụng content đúng theo cách họ vẫn làm quảng cáo, tức là truyền tải và mục tiêu là hé mở sản phẩm của họ.
Dù thế, một khảo sát gần đây của Forrester Wave cho thấy một đợt sóng lớn đang trở lại. Chỉ có 10% đáp viên cho biết sẽ cắt giảm ngân sách content năm nay, giảm 23% so với số dự định cắt giảm năm 2013. Trong số 90% những đáp viên cho biết sẽ tăng chi phí cho content marketing, hơn một nửa cho biết họ sẽ tăng thêm 20% hoặc hơn.
Shareablee, công ty theo dõi content được chia sẻ bởi hơn 100,000 nhãn hàng Bắc Mỹ trên Facebook, Twitter and Instagram, cho thấy hơn 10 triệu posts chỉ riêng trong quý 3, tăng lên 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Và trong khi người ta chưa phát chán lên với nó, họ vẫn liên tục tương tác thông qua likes, shares, favorites và số comments gần 21 tỷ lượt, tăng 30% so với năm trước.
Content Marketing, mặc dù ngày càng trở nên quan trọng, không được liệt kê như một danh mục trong ngân sách marketing. Tuy nhiên, Laston Charriez, chuyên viên marketing cao cấp tại Weston Union nói “nhưng nó gắn liền với mọi thứ chúng ta làm” nên có thể nói “nó là tất cả”.
Ngô Thị Khang
Phòng Chuyên Sâu Truyền Thông, Tập đoàn Isentia

Một người làm content bình thường khác với một người làm content thấu hiểu về content marketing ở điểm nào? Đó chính là cách bạn định vị mục tiêu của từng mẩu content được tạo ra. Mà trong đó không thể thiếu quá trình cân đong đo đếm các nguyên liệu, gia vị và tìm hiểu thực khách.
Hãy thử trả lời 5 câu hỏi sau đây trước khi sáng tạo bất kỳ một mẩu content nào đó.

1. Ai đọc content của bạn?

Theo các mô hình bài viết truyền thống, thường sẽ có 2 dạng người đọc. Một là người đọc nhìn chung, hai là người trả tiền để bạn viết (paid content). Điều này không khó hiểu đối với tư duy của người đầu tư là cần thấy sản phẩm hoặc thông tin về sản phẩm được nhắc nhở tối đa trên mặt bài viết. Tuy nhiên, ở góc nhìn của người đọc nhìn chung, họ không quan tâm đến việc bạn đã bỏ bao nhiêu tiền để có bài viết này. Họ chỉ quan tâm đến họ, là người bỏ thời gian để đọc content của bạn, sẽ được lợi ích gì mà thôi. Vì vậy, hãy chọn đối tượng độc giả của bạn. Chỉ một và một.
Thực tế, trong nhiều năm làm việc với khách hàng từ quốc tế đến Việt Nam. Số khách hàng chấp nhận lý tưởng này là 0%. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy xu hướng này ngày càng tăng lên. Tại sao bạn có thể làm một blind test để tìm hiểu suy nghĩ thực sự của người tiêu dùng về sản phẩm, thì sao lại không thể làm zero-branded content để phục vụ cho mối quan tâm của người đọc?

2. Người đọc được lợi ích gì từ nội dung của bạn?

Tiếp nối câu hỏi 1 ở trên, khi đã xác định được đối tượng người đọc, bạn hãy xem họ là bạn (friend) và nghĩ xem thông tin nào mà người ấy sẽ cần. Hãy theo đuổi những nguyên tắc rất đơn giản sau đây:
  • Đói cần ăn
  • Buồn ngủ cần ngủ
  • Bệnh cần thuốc
  • Xấu cần đẹp
  • hiếu tự tin cần tự tin
  • Yếu cần khoẻ
Khi đã thành thạo trong bước này, bạn sẽ thấy việc tìm ra điểm níu chân người đọc (the hook) dễ dàng thế nào!

3. Bạn có bao nhiêu phần trăm thông tin sản phẩm?

Câu hỏi này đặt ra ở đây là để nhắc nhở bạn rằng. Chúng ta không tạo ra content để bán hàng, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là, làm thế nào để người đọc muốn mua hàng hoặc nhớ đến thương hiệu (có liên quan đến nội dung) sau một quá trình gắn bó với content của bạn.
Đây không hẳn là thử thách khó cho người viết nhưng bạn cần thời gian để chuyển đổi. Nếu có thể, hãy học cách viết PR cho các nhãn hàng bị cấm quảng cáo ở Việt Nam. Nên nhớ, Việt Nam là một trong những thị trường khó khăn và nghiêm ngặt nhất trên thế giới, thế nhưng các nhãn hàng vẫn có thể lồng ghép thông tin sản phẩm vào được thì chắc chắn bạn có thể làm được!

4. Tính độc đáo?

Ngày nay, việc sao chép các nội dung có sẵn trên internet là việc làm quá hiển nhiên. Tuy nhiên, người làm content cần lưu ý. Tính độc đáo là tiêu chuẩn quan trọng nhất của bất kỳ mẩu content nào. Nếu thông tin của bạn là độc nhất, mới nhất, bạn có thể bỏ qua câu hỏi này. Nhưng nếu không, hãy chấp nhận sự giống nhau về mặt thông tin, nhưng câu chữ và cách thể hiện nên là của bạn. (tốt nhất là theo cách chỉ có bạn có). Điều đó đòi hỏi bạn phải sáng tạo trong cách kể chuyện và truyền tải thông tin! Đối với người đọc Việt Nam nhìn chung, phong cách dễ lôi cuốn nhất chính là: (1) chuyên gia chia sẻ, (2) sự thật bất ngờ, (3) hài hước hoặc gây tò mò!
Gợi ý: Hãy tìm đọc câu chuyện về Bác Ba Phi, một trong những người kể chuyện hay nhất trong lịch sử Content Marketing Việt Nam ( theo chủ quan của tôi)

5. Bước tiếp theo là gì?

Người làm content giỏi là người có chiến lược tốt trong cả việc sử dụng lẫn tái sử dụng tài nguyên content (content resoure). Khi viết bài hiện tại, bạn đã phải có sẵn trong đầu outline của những bài viết kế tiếp. Content Marketing không dừng lại ở một mẩu content, mà là một quá trình xây dựng mối quan hệ với khách hàng/người đọc qua content. Vậy nên nếu bạn không biết bước tiếp theo phải làm gì, thì hãy khoan phát triển chi tiết hơn bất kỳ content nào!
Theo Trí Thức Trẻ

Tôi rất thích một câu nói: “Content is Queen, Conversation is King”. Trong thời đại của social media, “đối thoại” “trò chuyện” là vua, và nội dung là nữ hoàng. Các social platform giúp bạn “trò chuyện” thoả sức, tất nhiên là bạn phải đóng vai người nói chuyện, chứ không phải trong vai nhà quảng cáo, còn nội dung là cái quyết định liệu bạn có lôi kéo được bạn bè/khách hàng hay không.
Việc thương hiệu của bạn được yêu quý đến đâu, độ phủ như thế nào, lòng trung thành của khách hàng của bạn nông sâu ra sao, phần lớn phụ thuộc vào chất lượng nội dung của bạn. Bạn không chỉ đơn giản cung cấp thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm của mình đến khách hàng, mà bạn cần có một chiến lược đầu tư sâu vào nội dung để xây dựng hình ảnh thương hiệu, thiện cảm của công chúng, khiến bạn được coi như là người dẫn đầu, là chuyên gia trong lĩnh vực. Để làm được điều đó, cần phải có những nội dung hướng tới/dành cho khách hàng, những nội dung thực sự có ích cho họ.
10533446_1159541674062990_7383616958226382693_n
Thời của những Facebook Page với các nội dung nhàn nhạt, vô thưởng vô phạt, những nội dung “ăn, uống, ngủ, nghỉ” chỉ thuần tuý giải trí đã qua, thật ra đã qua từ rất lâu, nhưng dường như ít doanh nghiệp thực sự để ý hoặc thực sự nhận ra. Trong quá trình tư vấn, chúng tôi gặp rất nhiều doanh nghiệp lo sợ nếu chúng ta không vào “chào buổi sáng”, chúng ta không share những châm ngôn hay, không đăng những bài viết mùi mẫn lấy nước mắt… thì user sẽ chạy sang like hết các page khác!!! Chừng nào bạn còn nghĩ rằng Facebook user thích bạn chỉ vì những thông tin đó, thì còn rất xa mới tới chỗ thương hiệu của bạn được nhận biết, và thương hiệu của bạn thật sự “có ích” cho người dùng.
Hãy xoay ghế vào tường, tắt máy tính và tự hỏi: lý do thương hiệu/sản phẩm của bạn có mặt trên đời là để làm gì? Nếu bạn không truyền đạt được điều đó đến người dùng, một cách khéo léo, tinh tế, gây được thiện cảm, mà chỉ lo đi trích dẫn câu cú và share các tin tức giật gân, thì bạn chưa hề đặt chân lên con thuyền Content Marketing. Có một câu khác: “Làm nội dung tốt không phải là biết cách bịa chuyện hay, mà là kể được một câu chuyện có thật một cách hấp dẫn”. Đó chính là việc của bạn. Bạn cần phải kể câu chuyện của mình một cách hấp dẫn. Đó chính là đầu tư vào content có chất lượng. Có thể là Facebook Page, Youtube Channel, Blog, Microsite, Website hay một campaign chạy đa kênh…, dù là gì thì cũng là lúc bạn phải “làm” một cách nghiêm túc, chứ không chỉ “nghĩ” một cách nghiêm túc.
Hãy tổng kết xu hướng này bằng 1 số con số thống kế ấn tượng tôi mới tìm thấy từ một chuyên gia trên Linkedin:
  • 80% việc ra quyết định trong kinh doanh đến từ việc tìm hiểu hàng loạt bài viết chứ không phải qua quảng cáo.
  • 71% người tiêu dùng cho biết họ có ấn tượng tốt với những công ty đầu tư vào video content.
  • 58% người tiêu dùng cho rằng những công ty đầu tư vào video content đáng tin cậy hơ
  • Content Marketing ít tốn chi phí hơn so với Outbound Marketing truyền thống tới 62% (tính trên đầu khách hàng tiềm năng).
Cùng với xu hướng video content và insight về người dùng ở trên, song song với sự thay đổi chiến thuật của Google, Facebook gần đây, chắc chắn doanh nghiệp phải nghĩ tới việc đầu tư vào content có chất lượng để giữ chân khách hàng.
Theo Blog Timeuniversal

Video nổi lên như một vũ khí mới quan trọng bậc nhất của một chiến binh PR chuyên nghiệp. Đặc thù chuyển biến của kênh truyền thông và khả năng kết nối với khán giả trên bình diện ngôn ngữ và hình ảnh đã mở ra một chân trời mới với những khả năng mà các chiến dịch PR dựa hoàn toàn trên text (ngôn từ) không thể cạnh tranh được.

Nhận diện được tầm quan trọng của Nội dung Video

Trước đây, sản xuất nội dung video đòi hỏi một chi phí đắt đỏ, ngoài ra chi phí phát sóng còn khủng khiếp hơn. Tuy nhiên, ngày nay với những sự phát triển vượt bậc của công nghệ, các chuyên gia truyền thông có thể tạo ra những sản phẩm với hỗ trợ của video hiệu quả với chi phí thấp. Thêm vào đó, không gian digital nới rộng mang tới vô vàn những nền tảng để các doanh nghiệp, nhỏ hay lớn, chuyển tải các video hoàn toàn miễn phí.
Youtube, đương nhiên, chính là ông tổ của nền tảng website chuyên về nội dung video. Cứ mỗi phút có khoảng 300 giờ tổng lượng video được chuyển lên website này, như vậy cứ mỗi một ngày trôi qua, số lượng video tương ứng 50 năm được công bố trên nền tảng này.
Lượng nội dung trên YouTube tăng lên, thì số lượng khán giả kết nối với kênh này cũng nhân lên vượt bậc. Website này hiện đang sở hữu hơn 1 tỷ người dùng (users) và số giờ những người dùng xem nội dung trên kênh này cũng tăng hơn 50% trong vòng 1 năm trở lại đây.

Tại sao người dùng lại thích nội dung video?

Theo tổng hợp từ dữ liệu thu thập truyền thông, rất nhiều người dùng thích xem video hơn là lãng phí thời gian lục lọi trên những bài viết dài ken đặc chữ. Trên thực tế, theo nghiên cứu từ ứng dụng tạo nội dung Animoto cho thấy rằng tỉ lệ người xem video so với người đọc bài viết là 4 so với 1.
Tại sao vậy? cốt lõi là do sự thuận tiện trong tiếp nhận truyền thông. Video cho phép người làm truyền thông chuyển tải những thông điệp cốt lõi về sản phẩm và dịch vụ của họ một cách súc tích, đầy đủ thông tin và mang tính giải trí cao. Nếu chúng ta vẫn nói rằng, một hình ảnh ngang với một ngàn chữ, vậy thì một video – ghi lại 24 khung hình trên mỗi giây – nên mỗi giây tương xứng với 24,000 ngàn chữ. Cách ví von này có thể hơi cường điệu một chút, tuy nhiên lợi ích tuyệt vời của công cụ truyền thông có tính chuyển động này hoàn toàn không thể xem nhẹ.
Cùng với những lợi thế về tính năng như vậy, video đồng thời là công cụ có khả năng hơn trong việc đánh thức cảm xúc của con người như hạnh phúc, thấu cảm hay thương nhớ. Internet Explorer đã hoàn toàn thu phục được cảm xúc này trong video “child of the 90s” phát hành năm 2014.
Brad Jefferson, CEO của Aniomot đã chỉ ra tầm quan trọng của nội dung video trên phương diện của hoạt động truyền thông và marketing:
“Ngày nay, có hơn 6 tỷ đoạn video được xem mỗi ngày trên kênh Facebook và Youtube. Trong lịch sử, việc tạo ra và phát tán những video có chất lượng cao tới khách hàng không dành cho tất cả, do sự ngăn trở của chi phí nên chỉ dành riêng cho những thương hiệu lớn nhất.”
“Tuy nhiên, với công cụ và những nền tảng kỹ thuật ngày nay cho phép những doanh nghiệp nhỏ và trung bình có thể tiếp cận với khách hàng của họ, có kết nối với internet. Điều này tạo nên những cơ hội marketing lớn nhất cho các doanh nghiệp nhỏ trong thời gian dài tới đây.”

Những ai nên sử dụng nội dung video?

Tạp chí Entrepreneur chỉ ra rằng bất cứ ngành kinh doanh nào cũng có thể nhận được lợi ích từ nội dung video trong hoạt động marketing của họ. Nếu doanh nghiệp của bạn bán một sản phẩm hữu hình, sự mô tả đơn giản về cách hoạt động của sản phẩm, kết hợp với giọng thuyết trình đi kèm chính là hai “nguyên liệu” cơ bản để chế biến được một món súp “video” hiệu quả.
Nếu doanh nghiệp kinh doanh về dịch vụ, thì có thể cần thêm một ít ý tưởng sáng tạo. Các chuyên viên phân tích truyền thông có thể giúp bạn xác định chính xác phong cách phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn, tuy nhiên video đưa ra “cách làm” và “kể chuyện” thường là cách bắt đầu thành công. Airbnb đã thực hiện phương thức này một cách tuyệt vời qua clip giới thiệu dịch vụ đưa ra năm 2011.

Tại sao doanh nghiệp của bạn nên sử dụng nội dung video?

Nền tảng đơn giản và hiệu quả như YouTube, cùng với sự tăng lên tỉ lệ kết nối với người tiêu dùng cho thấy rằng các doanh nghiệp ở mọi ngành nghề nên cân nhắc và tăng cường nỗ lực đưa nội dung video vào hoạt động truyền thông.
Video mang đến một khả năng mà rất khó có thể đạt được khi chuyển tải qua ngôn từ hay hình ảnh: đó là cơ hội kể câu chuyện thương hiệu.
Nếu như hình ảnh thương hiệu chính là mục tiêu tối thượng của một chuyên viên PR, cũng cần lưu ý rằng đó không phải là mục tiêu duy nhất. Tạp chí Forbes giải thích rằng, video mang đến một khả năng mà rất khó có thể đạt được khi chuyển tải qua ngôn từ hay hình ảnh: đó là cơ hội kể câu chuyện thương hiệu.
Video giúp bạn kết nối với khán giả của mình theo một cách chân thực, mà không phải o ép sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Kết hợp với dịch vụ đo lường truyền thông, điều này giúp tạo nên những mối quan hệ thực sự, thu hẹp đáng kể khoảng cách giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp. Nếu bạn muốn lấy ví dụ, thương hiệu Dove đã thực hiện concept (ý tưởng) này trong một marketing với nội dung video rất đáng khen ngợi.
Video của Dove đã kéo về hơn 66 triệu lượt xem từ khi bắt đầu phát hành năm 2013 và giúp tăng hình ảnh của Dove một cách đáng kinh ngạc. Một điều đáng lưu ý là video này không chứa đựng thông điệp quảng cáo trực tiếp nào hay bất cứ kêu gọi hành động nào, chỉ có thương hiệu xuất hiện ở những giây cuối cùng của clip. Điều rút ra được ở đây là gì? Khi sử dụng nội dung video, kết nối với độc giả trên phương diện con người, cá nhân thì hiệu quả hơn là sản xuất một nội dung đầy tính thương mại.
Thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng luôn luôn vận động và tiến triển cùng với công nghệ. Các nhà marketing và chuyên viên truyền thông xuất sắc, có thể đi trước và đón đầu những xu hướng này sẽ kết nối với thị trường và khách hàng mục tiêu hiệu quả hơn và hơn hết, tăng hiệu quả nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.

John Chalmers
Giám Đốc Truyền Thông Marketing, tập đoàn Isentia
*Nguồn: Isentia

Cụm từ "Content Marketing" ngày càng phổ biến trên các trang web. Content trở thành chất kết dính của webinars, blog posts, videos, social network và còn nhiều hơn nữa.

Thật là một ý tưởng tuyệt vời. Nếu bạn làm đúng, một chiến dịch kỹ thuật số tuyệt vời sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn.

Tuy nhiên, thực hiện một chiến dịch như vậy không dễ như việc chỉ nhấn một nút bấm. Tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh của bạn mà thời gian cần được sắp xếp phù hợp giữa cá tính thương hiệu trực tuyến của bạn với nhu cầu khách hàng. Sau khi được đăng, nội dung được chia sẻ đòi hỏi sự tương tác từ phía bạn. Tương tác trực tiếp với cộng đồng của bạn bằng một nội dung có ý nghĩa để kích thích tiếp tục trò chuyện. Dưới đây là 5 lời khuyên để tạo một chiến dịch Content Marketing hiệu quả.


1. Hiểu biết về khách hàng của bạn và giữ nội dung có liên quan

Mỗi mạng xã hội đều có bản sắc độc đáo và người dùng riêng. Vì vậy sẽ mất thời gian để nghiên cứu các đặc điểm nhân khẩu học của các nền tảng tiếp thị xã hội bạn sử dụng để chia sẻ. Tất cả các trang web đều không giống nhau. Một số trang web nghiêng hơn về nam giới, một số khác lại phổ biến hơn cho phụ nữ. Hãy kiểm tra các thông tin hiện tại trên website để xác định đúng đối tượng chia sẻ nội dung để đạt hiệu quả cao nhất.

Liệu trong tập khách hàng và thị trường của bạn, bạn có nghi ngờ gì về việc đã nắm bắt được mối quan tâm của họ hay chưa? Blogs vẫn là một cách tuyệt vời để xây dựng cộng đồng xung quanh thương hiệu của bạn. Một ví dụ về sự thành công của một blogs sử dụng Content Marketing là SavvySeller.co. Đây là một trang web cộng đồng cung cấp lời khuyên hữu ích cho những người bán hàng Online.

Hãy kiểm tra xem khách hàng của bạn chia sẻ những gì trên social media. Bằng cách viết những bài viết có liên quan đến độc giả, họ sẽ quan tâm và trở thành người ủng hộ bạn, trao giải cho bạn miễn phí và cung cấp những giá trị tốt nhất đến với bạn.


Hướng nội dung đến những vấn đề khách hàng quan tâm

2. Hãy coi chừng việc liên tục nhắc đến mình

Lặp đi lặp lại việc nhắc đến mình sẽ không kích thích sự tham gia. Gửi thông điệp của bạn đến người đọc và hãy chắc chắn nó được cá nhân hóa bằng cách sử dụng từ "bạn". Như vậy, bài viết của bạn trực tiếp gửi đến đúng địa chỉ và cộng đồng ( khêu gợi sự quan tâm). Giữ cho nội dung quảng cáo của bạn không vượt quá tỉ lệ 1- 7. Nhà khoa học xã hội Dan Zarrella nói: "Đừng nói về bản thân bạn, thay vào đó, bắt đầu nói chuyện như chính mình vậy".

3. Chia sẻ những gì bạn làm

Khi viết nội dung cho doanh nghiệp, hãy quan tâm đến thời gian biểu và năng lực của bạn. Ngồi lại và viết ra năng lực của bạn sẽ khiến nhiều người khó chịu và một số doanh nghiệp nhỏ sẽ không có đủ thời gian và nguồn lực để làm như vậy. Nếu bạn cảm thấy thoải mái hơn trong giao tiếp theo những cách thức khác, tại sao không thử chia sẻ theo những định dạng sau:

Một bài viết ngắn
Infographic
Những hình ảnh về sản phẩm
Video ( với độ dài dưới 2 phút)
Một số định dạng khác

Cũng như chia sẻ nội dung về những điều bạn đam mê, bằng cách đăng tải những ý tưởng và các đối tượng có liên quan, bạn phải trù liệu được những ảnh hưởng của nó. Chia sẻ luôn là một cách tiếp cận gần gũi và thân mật, nhất là khi bạn muốn kéo gần khách hàng về phía bạn. Đó thực sự là một chiến lược Content Marketing hiệu quả.


Đa dạng hóa các hình thức trình bày

4. Cân nhắc việc quản lý

Một xu hướng mới đang phát triển là tập hợp nội dung. Tập hợp này không được quản lý. Ngược lại, quản lý nội dung đòi hỏi một người phải tìm kiếm, đọc và hiểu biết chất lượng của digital content có liên quan đến độc giả của bạn. Quản lý nghe có vẻ như rất nhiều công việc nhưng nó mất ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nếu bạn ( hoặc một đồng nghiệp khác) thường xuyên đọc những nội dung số có liên quan đến doanh nghiệp của bạn, tìm kiếm những bài viết chia sẻ thì đó là một công việc đơn giản.

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các bài viết có thể cộng hưởng với khán giả của bạn. Nếu bạn quản lý và chia sẻ nội dung từ các đối tượng khác, người xem sẽ nhìn bạn như một nguồn đáng tin cậy cho thông tin của các chủ đề cụ thể. Tuy nhiên, điều này không tạo ra tính độc đáo, riêng biệt cho doanh nghiệp của bạn. Lợi ích thứ hai có được từ việc chia sẻ nội dung từ bên thứ ba là bạn có thể mở rộng quan hệ với các đối tác trong cùng một ngành.

5. Đo lường không chỉ một lần

Theo dõi các comment và trả lời của bạn trên các bài viết. Khi bạn chia sẻ các liên kết trên nền tảng truyền thông xã hội, hãy sử dụng nhiều công cụ miễn phí để đưa bài viết của bạn đi đúng hướng. Bằng việc đo lường, bạn sẽ biết được họ đã đọc chưa, đã chia sẻ chưa. Nếu một nội dung nào đó sai mục đích của bạn. Bạn có thể đưa nó về đúng hướng.

 Nguồn: Chiến lược Marketing

Content marketing (hay tiếp thị nội dung) là phương pháp tạo ra và lan truyền những nội dung thích hợp và hữu ích với đối tượng công chúng mục tiêu, từ đó gây ra sự chú ý, thu hút và kết nối với đối tượng này.

slide

Mỗi ngày, hơn 27 triệu nội dung khác nhau được chia sẻ trên các trang mạng. Có bao giờ bạn tự hỏi nội dung sẽ là bá chủ thiên hạ. Ngành công nghiệp tiếp thị nội dung chỉ mới bắt đầu nở rộ khi có nhiều người sử dụng nó để quảng bá thương hiệu của mình.

Tiếp thị nội dung ngày càng bùng nổ, góp phần đáng kể trong việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp của bạn với thế giới. Với các kênh xã hội như LinkedIn và Twitter, công cuộc quảng bá sản phẩm, dịch vụ của bạn ngày càng nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ngày nay, tiếp thị nội dung đã phát triển thành một nghệ thuật - tất cả các đội ngũ tiếp thị đang cố gắng đem đến sự độc đáo, mới lạ để đưa công ty của họ lên hàng đầu.

Những nhà tiếp thị ngày càng có nhiều cách thức mới mẻ để tiếp cận khán giả mục tiêu của họ và theo như đà phát triển hiện này, tương lai của tiếp thị nội dung sẽ ngày càng tươi sáng hơn. Dưới đây là 10 sự thật bất ngờ về chiến lược tiếp thị nội dung, cùng định hình lại về cách thức khách hàng chúng ta mua hàng, đánh giá các dịch vụ, và sử dụng Internet mỗi ngày.

1. Các công ty có blog hoạt động, trung bình có hơn 67% lượt truy cập mỗi tháng

Thống kê này nhấn mạnh một yếu tố quan trọng mà bất cứ ai sử dụng web không thể bỏ qua - người yêu blog. Họ yêu blog đến nỗi khi truy cập đến bất kỳ trang web yêu thích nào họ đều tìm blog của trang web đó.

Tại sao ư? Bởi vì blog cung cấp cho người tiêu dùng một cái nhìn khách quan hơn về doanh nghiệp. Hơn nữa, blog công ty có thể nhanh chóng trở thành nguồn tài nguyên tư liệu cho doanh nghiệp khác cùng ngành. Các nhà tiếp thị có thể sử dụng blog của công ty để lôi kéo độc giả truy cập đến trang web của họ. Vậy tại sao không quăng một mẻ lưới lớn hơn khi có rất nhiều cá ở biển?

2. Tính trung bình, các nhà tiếp thị nội dung sử dụng 12 chiến thuật khác nhau

Đa nhiệm là một cách nói của dân marketing, như số liệu thống kê từ Viện Tiếp thị nội dung cung cấp. Hàng năm, nhiều kênh thông tin liên lạc mở ra cho đội ngũ tiếp thị như các ứng dụng và các trang mạng xã hội đã bùng nổ trong năm 2014.

Các nhà tiếp thị nội dung đang tận dụng tối đa những kênh truyền thông đó - trung bình, họ sử dụng 12 chiến thuật khác nhau cho chiến lược tiếp thi nội dung của mình. Hội nghị ảo, video, và các bài nghiên cứu báo cáo là một trong những chiến thuật mà những người nổi tiếng nhất trong ngành đã sử dụng và thành công, và bạn – những nhà tiếp thị nội dung khôn ngoan hãy kết hợp các chiến thuật này một cách khéo léo để tạo nên một chiến lược riêng cho riêng mình.

3. Khoảng 86% của các công ty B2C sử dụng content marketing

Không chỉ riêng những công ty B2B tham gia vào sử dụng content marketing. Theo số liệu thống kê, với một lượng lớn người tiêu dùng chuyển sang ưa chuộng mua hàng qua mạng xã hội như ngày nay, các công ty B2C xem content marketing như chìa khóa để mở rộng khách hàng của họ. Và giá trị của content marketing tiếp tục mở rộng trên nhiều ngành công nghiệp.

4. Đội ngũ tiếp thị B2B dành 33% ngân sách để đầu tư cho content marketing

Thống kê này cho thấy: Content marketing có giá trị - vì vậy đội ngũ tiếp thị B2B dành 33% ngân sách để đầu tư cho content marketing.

Bạn có thể bỏ ra một khoản chi phí ban đầu để đầu tư cho hệ thống quản lý nội dung và phần mềm tiếp thị email. Tự động hoá nhiệm vụ tiếp thị nào đó có thể để tiết kiệm thời gian quý báu của bạn.

Giá trị của tiếp thị nội dung tiếp tục chứng minh khả năng chinh phục khách hàng của nó, trong đó có khả năng chuyển thành giao dịch mua hàng.

5. Có 8 trong số 10 người sử dụng Internet ở Mỹ thì sử dụng mạng xã hội và blog

Đây là một con số kỷ lục, đó là bạn chưa tính đến số lượng người có thể sử dụng các trang web này để mua hàng. Nếu khách hàng thường xuyên nhất của bạn là trên các trang LinkedIn hay Facebook, là một người làm content marketing, bạn phải luôn để sản phẩm hay dich vụ của bạn hiện diện trên các phương tiện truyền thông xã hội và phát triển một chiến lược blog cho mục đích tiếp cận cộng đồng.

6. Email là hình thức phổ biến nhất của truyền thông

Mặc dù mạng xã hội là một kênh truyền thông độc đáo và hiệu quả nhưng email vẫn là kênh truyền thông phổ biến và hiệu quả nhất. Vì vậy, các nhà tiếp thị cần phải tiếp tục đầu tư cho chiến dịch tiếp thị email, nhằm phân phối nội dung đến các đối tượng mục tiêu của họ. Ngày này, tự động hóa email và phần mềm theo dõi tiến độ thực hiên đã làm cho công việc của các nhà tiếp thị trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn.

7. Khoảng 47% các nhà tiếp thị B2B thường xuyên sử dụng LinkedIn

Ngay cả khi đối tượng mục tiêu của bạn chủ yếu sử dụng Facebook hay Twitter, thì việc sử dụng LinkedIn như một nhà tiếp thị vẫn là một ý tưởng tuyệt vời. Các chuyên gia kinh doanh cũng chuyển sang trang web này để kết nối với những người khác trong ngành công nghiệp và xây dựng mạng lưới của họ.

Nếu bạn vẫn không tin, hãy xem xét số liệu thống kê này - nhân viên bán hàng hàng đầu dành khoảng sáu giờ mỗi tuần trên LinkedIn. Các trang mạng xã hội đã phát triển mạnh mẽ về công cụ bán hàng và tiếp thị vẫn tiếp tục phát triển phổ biến.

8. Gần 87% các công ty B2B sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để phân phối nội dung

Trong khi các công ty B2B hoàn toàn có thể sử dụng trang web của mình để phân phối nội dung về sản phẩm, dich vụ đến khách hàng, nhưng họ nhận ra có một cơ hội tốt hơn để đạt được kết quả cao hơn đó là thông qua các phương tiện truyền thông xã hội. Nhưng hiện diện nội dung của bạn trên các trang web như Facebook và Twitter không phải là luôn luôn đủ.

Đội ngũ content marketing của bạn cần phải xây dựng trên các trang mạng xã hội đó những nội dung có giá trị và sâu sắc. Hãy coi việc này là quan trọng và cần nổ lực thực hiện. Vì họ có thể trở thành khách hàng của công ty bạn từ các nội dung bạn cung cấp trên trang mạng xã hội này.

9. Các công ty viết blog 15 lần mỗi tháng nhận được lưu lượng truy cập gấp năm lần so với những công ty không thực hiện điều này.

Con số này cho thấy một thực tế đơn giản - xây dựng blog, và khách hàng sẽ đến với bạn. Blog đang hoạt động có thể giúp tăng lưu lượng truy cập; Blog được cho là công cụ bán hàng hiệu quả. Nhưng các nhà làm content marketing phải luôn đảm bảo rằng blog luôn luôn có đầy đủ các nội dung mới, sâu sắc, mặc dù điều này có thể tốn thời gian, nhưng lợi ích tiềm năng của nó thì rất khó để bỏ qua.

10. Chỉ 44% các công ty thuê ngoài nổ lực tiếp thị nội dung của họ.

Trong khi đó có thể dễ dàng thuê dịch vụ ngoài để viết blog và mạng xã hội, nhưng các công ty vẫn ưu tiên sử dụng đội ngũ content marketing của mình. Có những ưu và khuyết điểm để họ lựa chọn như vậy, nhưng lợi ích lớn nhất là “người trong nhà” thường có thể tiếp cận được với dữ liệu chính, họ có tinh thần trách nhiệm hơn, nội dung mang nhiều âm hưởng công ty hơn, mà các nhà văn thuê ngoài không có được. Tuy nhiên, “đội ngũ trong nhà” là thường có chi phí đắt đỏ hơn dich vụ thuê ngoài.

Kết luận

Content marketing không phải chỉ là nhất thời; mà nó chính là một khía cạnh cốt lõi của ngành công nghiệp tiếp thị. Content marketing tăng trưởng đột ngột như hiện nay là do lợi ích quan trọng mà nó mang lại cho các ngành tiếp thị trực tuyến khác, chẳng hạn như SEO và tiếp thị truyền thông xã hội. Rõ ràng, các nhà tiếp thị đã chấp nhận tiếp thị nội dung và số liệu thống kê cũng chứng minh giá trị của nó.

Theo Thế Giới Seo

Đầu tháng này tôi sẽ buộc giầy để lên đường để chạy Ragnar Relay (cuộc đua tiếp sức) với 11 đồng đội từ Madison, Wisconsin đến Chicago, Illinois với hơn 196 dặm chỉ trong vòng hơn 34 giờ.

Tôi nghĩ rằng có thể tìm thấy một bài học trong bất kỳ một kịch bản nào đó và Ragnar cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Dưới đây là 7 mô hình có liên quan đến tiếp thị nội dung thoáng qua tâm trí của tôi trước khi tôi tới vạch đích.

*** Content Marketing: Tạm hiểu là tiếp thị nội dung

slide

1. Bắt đầu với một kế hoạch đào tạo

Người ta không chỉ đơn giản là bước vào Mordor (trò chơi game), tương tự như vậy, một người bình thường không thể chạy bất kỳ loại cuộc đua nào mà không có sự huấn luyện nào đó. Tương tự như vậy, việc chuẩn bị là cần thiết để thực hiện tiếp thị nội dung một cách hiệu quả.

Sự thành công của nội dung được sinh ra từ một chiến lược có kế hoạch. Vạch ra những nội dung trong tương lai thông qua một lịch biên tập và lưu ý những cột mốc quan trọng cho các dự án của bạn. Có mục tiêu trước mắt sẽ làm cho bạn và nhóm của bạn tập trung vào nhiệm vụ sắp tới. Nhưng bạn cũng nên nhớ rằng, nếu bạn không nhận được kết quả như mong muốn với nội dung của bạn, hãy lùi lại một bước và xem xét kế hoạch và tiến trình của bạn. Rất có thể bạn sẽ nhận thấy rằng một thành phần nào đó sẽ không làm việc như trong kế hoạch của bạn.

2. Sự điều phối là chính

Trước cuộc đua một ngày, chúng tôi có tổ chức một cuộc họp để đồng bộ và tính toán thời gian của chúng tôi và chuyển giao kinh nghiệm suôn sẻ nhất có thể.

Trong bối cảnh đó, tiếp thị nội dung cũng có nhiều phần cần phải được đồng bộ để được thực hiện đúng cách. Để đảm bảo việc thực thi của bạn không bị cản trở, bạn cần phải phân công vai trò cho mỗi dự án.

Xác định một người làm lãnh đạo và người đó sẽ phát triển kế hoạch để kết nối và thông báo cho các bên liên quan khác: những người đóng góp, nhận xét và người phê duyệt. Bảng tính là một cách dễ dàng để tổ chức những công việc này, nhưng khi nội dung tiếp thị của bạn được phát triển, có thể bạn sẽ cần phải xem xét đầu tư vào công cụ để cải thiện tổ chức và giúp bạn quản lý các bước đi trong chương trình của bạn.

3. Cuộc đua xung quanh nhóm và cộng đồng

Mỗi cuộc đua tiếp sức yêu cầu sự tin tưởng và làm việc theo nhóm - mỗi vận động viên phải có niềm tin rằng đội của họ sẽ đợi tại trạm tiếp theo, sẵn sàng đón nhận sự chỉ huy. Hoạt động cộng đồng là rất mạnh mẽ, vì vậy chúng tôi có cảm giác được hỗ trợ để thúc đẩy một phần nào đó. Cuộc đua được tổ chức trong một cộng đồng xã hội để kết nối các nhóm và nuôi dưỡng niềm tin và tình bạn thân thiết.

Trong tiếp thị nội dung, luôn tin rằng các thành viên trong nhóm của bạn có thể cung cấp thời gian và đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng. Thiết lập những kỳ vọng ở phía trước và phát triển tiêu chuẩn cho những người có đóng góp mới.

Khi bạn cảm thấy bạn đã phát triển cách nhìn phiến diện hoặc không thể thấy được kết thúc ở phía trước, bạn hãy hướng về cộng đồng, khi đó họ sẽ truyền cảm hứng cho bạn. Quét qua phương tiện truyền thông xã hội để xem các chủ đề có ảnh hưởng đang được đề cập đến. Nói chuyện với người bán hàng, nhóm hỗ trợ hoặc nhóm phát triển sản phẩm để có được cái nhìn mới mẻ và thông tin phản hồi mới.

4. Bạn không thể chuẩn bị tất cả cho mọi thứ

Trước khi vào cuộc đua chính thức, chúng tôi đã được trang bị rất nhiều nhưng chúng tôi không thể kiểm soát được tất cả mọi thứ. Trong những ngày trước khi cuộc đua diễn ra, chúng tôi nghĩ đến việc chúng tôi có bị thương hay không, chúng tôi cũng phải nhìn vào đôi chân của chúng tôi và làm cho nó hoạt động, có một vài vận động viên phải dùng đôi chân phụ trợ.

Đôi khi cũng có những sự việc không như mong đợi xảy ra. Những rào cản ở phút cuối cùng có thể tác động đến bạn.

Đôi khi sự trục trặc có thể là nhỏ và bạn có kế hoạch để những tác động là tối thiểu nhất có thể. Mặt khác, có thể bạn cần phải xem lại thông điệp hoặc deadlines để điều chỉnh đối với những thay đổi bất ngờ xảy đến.

5. Mỗi vai trò trong tiến trình là có giá trị

Có rất nhiều người tham gia vào sự kiện này không chỉ là vận động viên. Các trình điều khiển của chúng tôi chắc chắn chúng tôi đã đến tất cả các trạm điều khiển của chúng tôi.

Các trạm được thiết lập để chăm sóc các vết thương. Các tổ chức địa phương cung cấp thực phẩm và trong một số trường hợp, họ sắp xếp chỗ ngủ và tắm nóng. Các vận động viên có thể có được sự tập trung nhưng sự kiện này không thể xảy ra mà không có tất cả những người tham gia.

Chỉ vì một ai đó không có "tiếp thị nội dung" trong tiêu đề của họ không có nghĩa là họ sẽ không cung cấp các quan điểm có giá trị. Khai thác các thành viên khác trong nhóm - họ là những chuyên gia của các vấn đề và lúc nào họ cũng trong tư thế sẵn sàng tham gia.

Không phải ai cũng là một nhà văn, vì vậy hãy tìm ra một người nào đó phù hợp với công việc trên các diễn đàn hoặc các hội thảo web. Đừng quên thừa nhận những đóng góp của bạn - từ những người cung cấp các nghiên cứu hay tập hợp các ý kiến đánh giá hoặc các nhà thiết kế có liên quan. Hãy thể hiện lòng biết ơn của bạn và nó sẽ rất hữu ích với các dự án trong tương lai.

6. Thưởng thức chuyến đi

Vào cuối ngày, Ragnar là một cuộc hành trình chứ không phải là một điểm đến. Và tiếp thị nội dung cũng như vậy.

Không nên quá tập trung vào loại nội dung cuối cùng. Nghĩa là không nên tập trung quá nhiều vào một bài viết, infographic, báo cáo hoặc video, điều quan trọng là câu chuyện được kể có sức hấp dẫn như thế nào. Hãy đặt niềm tin vào những câu chuyện và nó sẽ mang lại cho bạn những ý tưởng mới trong các dự án tiếp theo.

7. Kết thúc mạnh

Mỗi người chạy có ba chân để chạy, vì vậy nó là chìa khóa cho tất cả mọi người đạt được tốc độ và chắc chắn rằng họ đã có đủ nhiên liệu còn lại để kết thúc. Đối với nội dung, nó thường rơi vào một cái bẫy của việc giành rất nhiều thời gian và công sức vào việc tạo ra nội dung nhưng đừng quên tiết kiệm một vài năng lượng để đi đến vạch đích.

Thúc đẩy và phân phối là rất quan trọng. Và tất nhiên, cuộc đua sẽ không phải là sự kết thúc khi bạn đã qua vạch đích. Bạn cần đảm bảo rằng liên tục đánh giá nội dung để hiểu cách nó đang thực hiện nếu nó là thước đo chuẩn của bạn và nếu bạn cập nhật.

Theo VOC

Tiêu đề luôn được nhiều người coi là yếu tố quan trọng nhất trong mọi dạng bài viết –  công cụ không thể thiếu của content marketing. Chỉ với một vài từ ngắn gọn, bạn phải tóm tắt được chủ đề, thu hút đối tượng mục tiêu và làm bài viết của bạn nổi bật giữa “một rừng” các bài viết khác.

Bài viết sau đây sẽ phân tích tâm lý đằng sau 8 kỹ thuật viết tiêu đề thường được sử dụng nhất và giúp bạn tìm kiếm “công thức” tiêu đề phù hợp và hiệu quả với từng bài viết của mình.

Kỹ thuật #1: Gây bất ngờ

Não của chúng ta trở nên đặc biệt hưng phấn khi bị kích thích bởi những cảm giác tốt đẹp không lường trước. Bằng cách sử dụng các ý và từ ngữ độc đáo, khác thường, hoặc thay đổi một thứ gì đó thân thuộc với đối tượng mục tiêu, bạn có thể ngay lập tức thu hút được sự chú ý của họ – và sau đó có thể giữ sự chú ý đó bằng một bài viết thú vị.

Các cách cụ thể để gây bất ngờ có thể bao gồm: sử dụng từ lóng/từ tục (với mức độ và hoàn cảnh phù hợp), “biến thể” của một câu tục ngữ/ca dao…

Một ví dụ tuyệt vời cho kỹ thuật này là các tiêu đề email trong chiến dịch tranh cử tổng thống của tổng thống Mỹ đương thời Barack Obama. Nếu đăng ký ủng hộ chiến dịch, bạn sẽ được nhận một email cảm ơn với các tiêu đề rất thoải mái, gần gũi như: “Xin chào”, “Ồ” hay “Đi ăn với tôi nhé?”. Các tiêu đề này gây bất ngờ do nó khác biệt hoàn toàn với hình ảnh đạo mạo, nghiêm trang thường thấy của các cử tri cho chức tổng thống.

Viết tiêu đề - Ngạc nhiên

Kỹ thuật #2: Sử dụng câu hỏi

Các câu hỏi có tác động mạnh tới não bộ do chúng thể hiện một sự thách thức. Chỉ cần nhìn thấy dấu hỏi chấm là não chúng ta đã bắt đầu bị kích thích. Các tiêu đề câu hỏi hiệu quả nhất thường hỏi về những điều mà khách hàng hoàn toàn có thể đồng cảm với, hoặc muốn biết câu trả lời. Dưới đây là một ví dụ:

Viết tiêu đề - Câu hỏi

Hãy để ý việc não của bạn ngay lập tức hoạt động để tìm ra câu trả lời và mong rằng người khác cũng có câu trả lời giống bạn.

Kỹ thuật #3: Tận dụng trí tò mò

Trang web siêu sao về triển khai các chiến dịch viral mang tên Upworthy đã mang về hàng triệu lượt click bằng việc tận dụng trí tò mò.

“Lỗ hổng tò mò” được định nghĩa là khoảng cách giữa những gì chúng ta biết và những gì chúng ta muốn biết. Một khi chúng ta cảm nhận được “lỗ hổng” đó, chúng ta sẽ có một cảm giác “thèm muốn” được lấp đầy lỗ hổng. Điều này thôi thúc chúng ta đọc tiếp để tìm câu trả lời.

Tất nhiên, để khơi dậy trí tò mò, bạn cần để đối tượng biết một chút thông tin trước. Họ không thể tò mò về một thứ gì đó khi mà họ không biết chút gì về thứ đó.

Để dùng kỹ thuật này trong khi viết tiêu đề, hãy “nhử mồi” trước bằng việc đưa ra một mẩu thông tin thú vị nhưng không đầy đủ. Hãy để đối tượng mục tiêu biết đủ nhiều để thấy tò mò, và đủ ít để không bị nhàm chán bởi chủ đề của bạn. Hãy xem ví dụ dưới đây về một tiêu đề rất nổi tiếng của John Caples (“Họ cười khi thấy tôi ngồi vào chiếc đàn piano, nhưng một khi tôi bắt đầu chơi!~”)

 Viết tiêu đề - Gây tò mò


Kỹ thuật #4: Dùng các hình ảnh tiêu cực

Các từ so sánh nhất như “tuyệt nhất”, “tốt nhất”, “uy tín nhất”…từng rất hiệu quả trong các tiêu đề. Nhưng thật ra, các từ so sánh nhất với tính tiêu cực như “tồi tệ nhất”, “kinh khủng nhất”…lại hiệu quả hơn rất nhiều.

Công cụ marketing Outbrain đã tổ chức một cuộc nghiên cứu trên 65,000 mẫu tiêu đề để so sánh giữa các tiêu đề không chứa so sánh nhất, chứa so sánh nhất tiêu cực và chứa so sánh nhất tích cực. Kết quả là các tiêu đề có so sánh nhất tiêu cực có CTR cao hơn tới 63% so với các tiêu đề có so sánh nhất tích cực.

Viết tiêu đề - So sánh tiêu cực


Một số lý do cho hiện tượng này bao gồm: các từ so sánh nhất tích cực đã trở nên quá quen thuộc và nhàm chán (đến nỗi khách hàng không còn tin tưởng chúng), so sánh nhất tiêu cực gây bất ngờ và độc đáo hơn, và các so sánh nhất tiêu cực mang ý nghĩa cảnh báo cho các đối tượng mục tiêu – vì vậy mang lại lợi ích cho họ.

Kỹ thuật #5: Tiêu đề dạng “Làm thế nào”

Các tiêu đề dạng “Làm thế nào…?”, “Các cách…”, “Mẹo…”, “Bí kíp…” nhấn mạnh vào lợi ích về mặt thông tin và vẫn luôn được sử dụng phổ biến. Chúng hứa hẹn sẽ mang đến cho đối tượng mục tiêu quyền lực, khả năng kiểm soát và khả năng xử lý tốt hơn các tình huống trong cuộc sống của họ.

 url

Tuy nhiên, do các từ “cẩm nang”, “cách”…đã được sử dụng rất nhiều, bạn cũng nên thay đổi một chút để giúp tiêu đề nổi bật hơn. Ví dụ như thay vì viết rằng “Làm thế nào để sắp xếp một ngày của bạn?”, hãy viết rằng: “Hướng dẫn cách sắp xếp một ngày trong vòng 5 phút”.

Kỹ thuật #6: Dùng số

Các con số rất hiệu quả trong tiêu đề do con người thích sự rõ ràng và ghét sự mơ hồ.

Một thí nghiệm tâm lý đã cho thấy rằng: chúng ta cảm nhận về thời gian chờ đợi khác hẳn khi biết và không biết sẽ phải chờ đợi trong bao lâu. Một bệnh nhân có thể bắt đầu hơi khó chịu khi biết rằng bác sĩ sẽ đến muộn 30 phút, nhưng sau đó anh ta sẽ dần thoải mái với khoảng thời gian đó. Ngược lại, nếu chỉ được cho biết là “bác sĩ sẽ đến sớm thôi”, anh ta sẽ dành cả khoảng thời gian đó để lo ngại, tính toán, hồi hộp…

Quy luật tương tự được áp dụng cho việc dùng các con số. Việc có các con số cho bạn biết rõ ràng bạn sẽ phải đọc cái gì, bao nhiêu ý, mất bao nhiêu thời gian…

Kỹ thuật #7: Chỉ tên đối tượng mục tiêu
Cụ thể, bạn có thể sử dụng từ “bạn” hoặc gọi tên đối tượng ngay trong tiêu đề của mình (“Dành cho những ai…”, “Nếu bạn là…”,…)

Viết tiêu đề - Chỉ tên

Kỹ thuật này khiến cho đối tượng của bạn cảm thấy họ được biết đến và thấu hiểu. Khi đọc một tiêu đề như vậy, não bộ bạn sẽ thốt lên: “Là mình đó!”

Kỹ thuật #8: Thật rõ ràng

Những tiêu đề cho thấy rõ ràng đối tượng nên đọc, thông tin được bao gồm, hoặc chi tiết cụ thể luôn mang lại lượng click lớn hơn. Mọi tiêu đề chứa chi tiết cụ thể đều có hiệu quả tốt: số liệu, tên, ví dụ…

Dưới đây là một số liệu theo nghiên cứu của hãng Conductor, cho thấy rằng các kiểu tiêu đề càng rõ ràng, càng có nhiều người yêu thích chúng.

 Viết tiêu đề - Rõ ràng

Lời kết

Việc tìm ra được một tiêu đề đặc biệt sáng tạo hoặc độc đáo hiện nay là vô cùng khó. Tuy nhiên, chúng ta luôn có thể dựa trên các quy luật về tâm lý để tạo ra các tiêu đề hiệu quả, thu hút.

Hãy liên tục thử nghiệm với các kỹ thuật viết tiêu đề thông dụng trên để tìm ra “công thức” tiêu đề phù hợp nhất với thương hiệu của bạn nhé!

Theo MixDigital

“Nếu bạn chào bán một món hàng, bạn sẽ có khách hàng của ngày hôm nay. Nhưng nếu chân thành giúp đỡ họ, bạn sẽ có khách hàng đó cả đời”


Content marketing, được đa số các chuyên gia dự đoán, sẽ tiếp tục là chủ đề “nóng” trong năm tới.  Nhưng, trước khi nói về các thay đổi lớn trong content marketing năm 2014, hãy cùng nhìn lại định nghĩa của content marketing và cách để làm content marketing một cách thật sự hiệu quả.

Định nghĩa 

Content marketing “là hình thức marketing khởi tạo và phát tán nội dung hữu ích, liên quan trực tiếp đến khách hàng mục tiêu nhằm mục đích gây chú ý, tạo tương tác và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng – đem lại lợi nhuận cho công ty”.

Cách làm Content Marketing hiệu quả

Vậy mọi người thường thích đọc và chia sẻ những nội dung nào? Trong cuốn “On Brands and Word-of-Mouth,10”, Spike Jones đưa ra 3 tiêu chí “cái tôi, thông tin và cảm xúc”. “Cái tôi” chỉ những nội dung trực tiếp nói về người chia sẻ, ví dụ trên Instagram với hình ảnh “tôi đang ăn gì” hay “tôi đang mặc gì”. Thông tin là những thông tin hữu ích liên quan đến người chia sẻ hoặc đến sản phẩm mới, công dụng và cách sử dụng. Thứ 3 là “cảm xúc”, những nội dung khơi gợi cảm xúc mạnh mẽ, từ tích cực đến tiêu cực.

Khi làm content marketing, hãy khởi tạo nội dung của bạn xoay quanh 3 điều này.




Định hướng content marketing năm 2014:

#1. Chất lượng:

Mới đây, Google đã chính thức cập nhật “thuật toán chim ruồi” (Hummingbird Algorithm). Sự thay đổi này nhằm đem lại lợi ích cho người dùng Google, nghĩa là khi người dùng đánh một cụm từ hay một câu hỏi, Google sẽ cho ra những kết quả tìm kiếm dựa theo í nghĩa của cả câu hỏi thay vì theo từ khoá như trước đây.


Điều này không có ảnh hưởng quá lớn tới digital marketing và SEO. Nhưng, một điều được Google nhấn mạnh, các thương hiệu phải tập trung phát triển những nội dung có chất lượng, đa dạng đáp ứng được chính xác câu hỏi của khách hàng.

Chất lượng của website sẽ thực sự được đưa lên hàng đầu trong năm tới. Các nội dung sẽ không đi theo lối “thức ăn nhanh” mà được đầu tư kĩ lưỡng, thông tin chất lượng, sâu sắc và mang đến giá trị thực cho công chúng mục tiêu (epic content). Có như vậy thì mới phát huy triệt để được các công dụng của content marketing.


#2. Sự đa dạng trong thể loại:

Christopher S Penn, phó giám đốc Shift Communications, cho rằng các content marketers hiện tại chú tâm nhiều đến độ hữu ích, liên quan của nội dung. Điều đó tất nhiên là tốt! Tuy nhiên, còn một vấn đề quan trọng, đó là sự đa dạng trong thể loại. Video, audio, text, apps,… tất cả những điều này sẽ trở nên cần thiết trong những năm tới. Chúng giúp bạn trở nên thật sự khác biệt, nổi bật giữa một biển thông tin. Ngoài ra, đa dạng thể loại giúp thông tin của bạn xuất hiện xuyên suốt các mục của công cụ tìm kiếm, từ nội dung, hình ảnh cho đến video.


Video content được dự đoán sẽ thực sự phát triển trong năm tới, nhờ vào khả năng tương tác, tính thân thiện cũng như giải trí của loại hình này. Độ hot của các Youtuber và các video ca nhạc/hài năm vừa qua cũng đã chứng minh được chỗ đứng của loại hình này trên thị trường Việt Nam. Content marketer phải lưu í về tính tích hợp của video với cả máy tính lẫn điện thoại.

#3. Hình ảnh:


Có câu “ Content is King, Distribution is Queen”. Còn một bà Queen nữa mà mọi người quên nhắc tới, đó là Images. Hình ảnh chất lượng cao tạo sự tin tưởng nơi công chúng mục tiêu khi họ lần đầu vào xem website của bạn. Nếu website đẹp và chuyên nghiệp, họ sẽ tin rằng công ty của bạn làm việc nghiêm túc và hợp pháp. Hình ảnh được thiết kế đẹp dễ điều khiển câu chuyện và điều khiển hành động của khách hàng. Đầu tư vào hình ảnh sẽ là hướng đi vô cùng khôn ngoan trong năm tới. Đã được nhắc trong bài viết trước, có rất nhiều trang để lấy hình ảnh đẹp với giá rẻ, như Fotolia, Shutterstock, iStock, Veer, Bigstockphoto.

Theo Mix Digital

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.