Có tất cả 17 điều luật trong Luật bóng đá chính thức. Luật này được thiết kế để áp dụng cho tất cả đẳng cấp bóng đá, mặc dù nó cho phép các liên đoàn bóng đá quốc gia được phép thay đổi để phù hợp với các giải trẻ, không chuyên nghiệp, nữ... Thông thường, luật chỉ là một khung cho phép thay đổi linh hoạt tùy vào đặc điểm trận đấu. Ngoài 17 điều luật, nhiều quyết định của IFAB và các chỉ dẫn cũng được đóng góp vào luật bóng đá.
Tìm hiểu thêm: Bóng đá là gì
Luật bóng đá hiện nay
Luật bóng đá hiện tại bao gồm 17 điều luật sau:
Luật I: Sân thi đấu
Luật II: Bóng
Luật III: Số lượng cầu thủ
Luật IV: Trang phục của cầu thủ
Luật V: Trọng tài
Luật VI: Trợ lý trọng tài
Luật VII: Thời gian trận đấu
Luật VIII: Bắt đầu và bắt đầu lại trận đấu
Luật IX: Bóng trong cuộc và bóng ngoài cuộc
Luật X: Bàn thắng hợp lệ
Luật XI: Việt vị
Luật XII: Lỗi và hành vi khiếm nhã
Luật XIII: Những quả phạt (trực tiếp và gián tiếp)
Luật XIV: Quả phạt đền
Luật XV: Ném biên
Luật XVI: Quả phát bóng
Luật XVII: Quả phạt góc.
4 thay đổi lớn và mới nhất trong luật bóng đá năm 2019
Huỷ bàn thắng nếu bóng vô tình chạm tay cầu thủ ghi bàn hoặc kiến tạo.
Một bàn thắng được ghi trực tiếp bằng tay, hay được ghi xuất phát từ tình huống bóng chạm tay trước đó của người ghi bàn hoặc kiến tạo, đều sẽ không được công nhận, bất kể pha dùng tay chơi bóng là vô tình hay hữu ý. Đội phòng ngự sẽ được hưởng quả phát bóng lên.
Với các cầu thủ phòng ngự, luật mới cũng giúp họ không còn phải để tay ra sau lưng trong vòng cấm để tránh phạt đền. IFAB sẽ chú trọng đến mục đích hơn là kết quả. Không phải lúc nào bóng chạm tay cầu thủ phòng ngự cũng dẫn đến một quả phạt. Các trọng tài sẽ xem xét khu vực xảy ra tình huống bóng chạm tay, và mức độ tự nhiên của cánh tay cầu thủ phòng ngự. Với tất cả tình huống cánh tay hậu vệ để “không tự nhiên” (với mục đích gia tăng kích thước cơ thể để cản bóng), bên phòng ngự chắc chắn bị thổi phạt.
Cầu thủ được phép chạm bóng trong vòng cấm địa sau quả phát bóng lên.
Theo luật mới, cầu thủ được phép chạm bóng trong vòng cấm địa sau quả phát bóng lên của thủ môn. Thay đổi này dựa trên xu thế phổ biến hiện nay là các thủ môn chơi chân tốt lên và hay chuyền ngắn, còn đối thủ thường xuyên pressing tầm cao.
Cầu thủ không nhất thiết phải về giữa sân để thay người.
Nhằm tránh tình trạng “câu giờ” khi thay người, cầu thủ vào sân và cầu thủ bị thay ra sẽ không phải tiến đến vạch giữa sân như luật cũ. Cầu thủ bị thay ra có nghĩa vụ rời sân thông qua đường biên ở gần anh ta nhất, để tránh lãng phí thời gian.
Những tình huống thay người sẽ diễn ra nhanh hơn khi có luật mới.
Một thay đổi nhỏ khác là không chỉ cầu thủ, ngay cả HLV cũng có thể phải nhận thẻ vàng hoặc thẻ đỏ từ trọng tài.
Cầu thủ đội tấn công không được đứng trong hàng rào khi đá phạt.
Khi hàng rào được lập để chống đá phạt, cầu thủ của đội tấn công không được phép đứng chen vào để tạo lợi thế không gian cho đồng đội sút phạt. Theo luật mới, bên tấn công cần đứng cách rào ít nhất 1 mét. Khoảng cách này không áp dụng khi cầu thủ đội tấn công đứng giữa hàng rào và người sút phạt.
Cập nhật tin tức bóng đá các giải đấu bóng đá hàng đầu thế giới tại: Bóng đá trực tuyến